Báo cáo thực hành canh tác học
I. MỞ ĐẦU
Luân canh cây trồng là sự luân chuyển các loại cây trồng khác nhau
theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, tạo nên sự
phong phong phú và đa dạng loài trên đồng ruộng.
Hiện nay người ta chia ra 2 hình thức luân canh chính là luân canh
theo thời gian và luân canh theo không gian:
+ Luân canh theo thời gian: Là gieo trồng liên tiếp các loại cây trồng
khác nhau theo thời gian trong năm trên cùng một không gian.
VD: CTLC 1: Ngô xuân - đậu tương hè thu - khoai tây.
VD: CTLC 2: Lạc xuân - ngô hè thu - rau đông.
+ Luân canh theo không gian: Là thay đổi cây trồng theo phạm vi
không gian gieo trồng qua các năm.
VD: Ở thửa ruộng A năm thứ nhất có công thức luân canh 1, nhưng
sang năm thứ 2 lại được thay bằng công thức luân canh 2.
Qua một số năm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất
mang tính hàng hóa đến nay tại nhiều địa phương các hợp tác xã và bà con
nông dân đã áp dụng nhiều công thức luân canh phù hợp với điều kiện khí
hậu, đất đai, nông hóa thổ nhưỡng, tập quán canh tác và đạt được mức thu
nhập cao- đem lại hiệu quả kinh tế. Huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc là một
trong những huyện đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
tỉnh. Việc tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để xây dựng công
thức luân canh cho một vùng nào đó là rất quan trọng. Một công thức luân
canh tốt, bền vững sẽ quyết định rất nhiều đến việc phát triển nông nghiệp,
kinh tế của vùng. Vì vậy em tiến hành tìm hiểu “Các điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, xây dựng công thức luân canh cho
vùng”.
1
Báo cáo thực hành canh tác học
II. NỘI DUNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý.
Trên bản đồ miền bắc Việt Nam, Mê Linh ở tọa độ 21
0
10’ độ Bắc,
106
0
5’ kinh độ Đông Mê Linh tiếp giáp với các huyện Bình Xuyên và Yên
Lạc ở phía Tây, tiếp giáp với huyện Đông Anh, Sóc Sơn ở phía Đông, huyện
Phổ Yên (Thái Nguyên) ở phía Bắc và tỉnh Hà Tây ở phía nam với danh giới
tự nhiên là dòng sông Hồng.
( ME LINH DISTRICT - VINH PHUC PROVINCE )
1.2 Diện tích đất đai – khí hậu
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 23.648,87 ha.Trong đó diện tích đất
nông nghiệp là 11.703,80 ha, đất lâm nghiệp 3.169,18 ha, đất chuyên dùng
2.843,70 ha và 5.567,09 ha đất chưa sử dụng. Địa hình dốc, bậc thang, thoải
dần về phía nam hình thành ba vùng đất tự nhiên.
2
Báo cáo thực hành canh tác học
+ Vùng đất lúa do phù sa sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp gồm các
xã : Tiền Châu, Tiến Thắng, Liên Mạc, Vạn Yên, Chu Phan, Thạch Đà,
Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt, Tam Đồng, Tiến Thịnh, Tự Lập, và thị
trấn Phúc Yên.
+ Vùng màu có nguồn gốc đất bạc màu, trên nền phù sa cổ gồm các
xã : Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Quang Minh, Kim Hoa,
Nam Viêm, Phúc Thắng.
+ Vùng bán sơn địa thế dốc gồm thị trấn Xuân Hòa và hai xã Ngọc
Thanh và Cao Minh, ở đây khả năng khai hoang đất còn rất lớn, nhưng có
không ít khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là độ xói mòn lớn gây trở ngại cho
sản xuất nông nghiệp.
Về đất nông nghiệp phân theo cấp địa hình con số tương đối chia ra,
đất cao có 1217 ha, vàn cao 3012 ha, vàn 3141 ha, vàn thấp 3829 ha và đất
thụt 1628ha.
Nói chung đất đai toàn huyện Mê Linh có độ phì ở mức trung bình tốt;
hầu hết các loại đất có hàm lượng lân và kali ở mức trung bình, đất chua.
Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu ở Mê Linh cũng có
những đặc điểm chung của miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa rõ rệt.
Mùa đông thời tiết lúc thấp nhất dưới 15
0
C, mùa hạ trên 25
0
C. Lượng mưa
bình quân trong năm 1.450 mm tập trung vào tháng 7, tháng 8, những tháng
còn lại lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm trung bình 82%. – 85%
2. Kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển các ngành kinh tế.
Nông nghiệp thuỷ sản:
Tốc độ tăng trưởng khá 5,7% theo GDP. Cơ cấu có sự chuyển dịch
theo hướng tăng sản phẩm ngành trồng trọt, vật nuôi. Bước đầu hình thành
3
Báo cáo thực hành canh tác học
các vùng sản xuất (vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng rau xanh, hoa
tươi). Hàng hoá nông sản đã và đang được khẳng định trên thị trường.
Công nghiệp và xây dựng:
Công nghiệp Mê Linh đang trong quá trình hình thành; tốc độ tăng
trưởng GDP công nghiệp cao (43,9% thời kỳ 2001 - 2004); tỷ trọng công
nghiệp trong GDP nền kinh tế là 35,3%. Các KCN đang hình thành sẽ có vai
trò quan trọng trong việc tạo hạt nhân phát triển vùng.
Phát triển dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng tương đối cao 16,9% (thời kỳ 2001 - 2004) song tỷ
trọng trong nền kinh tế còn thấp (l0,4% - GĐP). Ngành dịch vụ từng bước
đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống giao thông của Mê Linh khá hoàn chỉnh gồm: đường bộ
433km; đường sông: 27,6km; đường sắt: 8km. Mạng lưới giao thông thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Định hướng phát triển nông nghiệp, trồng trọt nói riêng đến năm 2020
Về trồng trọt
Cây lương thực: Giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực đến
năm 2020 duy trì vào khoảng 7.000 - 8000 ha và sản lượng lương thực có
hạt đạt khoảng 40 - 45 ngàn tấn/năm, và bình quân đầu người khoảng 120kg/
người.
Cây thực phẩm: Hình thành các vùng rau sạch, rau đậu chất lượng.
Mở rộng diện tích gieo trồng cây rau đậu, đến năm 2010 khoảng 3500 ha và
4
Báo cáo thực hành canh tác học
đến năm 2020 sẽ là 4.500 - 4.500 ha, và sản lượng đạt khoảng từ 80.000 -
90,000 tấn/năm.
Cây hoa: Dự kiến đưa diện tích trồng hoa cây cảnh từ 371 ha hiện nay
lên 450 ha vào năm 2010 và đạt khoảng 500 ha vào năm 2020. áp dụng công
nghệ cao trong trồng hoa cây cảnh như trồng hoa trong nhà kính, vấn đề tạo
giống... nhằm tạo ra loại hoa cây cảnh có giá trị cao và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.
Cây ăn quả và cây công nghiệp: Phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích
trồng cây ăn quả lên khoảng 500 ha và đạt khoảng 700 ha vào năm 2020.
5
Báo cáo thực hành canh tác học
Số liệu khí tượng ba năm gần đây ở khu vực huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ không
khí trung bình các
tháng trong năm
(
0
C)
2009
15.2 21.4 21.3 24.7 26.8 29.0 28.7 29.0 28.1 25.9 20.7 19.4
2008
14.7 13.7 21.3 23.7 27.0 28.3 28.7 28.6 27.9 25.9 20.4 17.2
2007
15.1 16.2 21.5 23.1 26.6 29.7 29.4 28.4 26.6 25.0 19.8 19.6
Số giờ nắng các
tháng trong năm
(giờ)
2009
89.1 77.1 57.5 102.7 156.9 190.4 157.3 226.2 188.0 134.8 129.3 68.7
2008
65 27 69 71 156 126 155 147 178 126 139 99
2007
60 84 31 82 165 203 172 169 151 122 184 49
Lượng mưa các
tháng trong năm
(mm)
2009
4.9 13.9 24.6 152.7 308.1 202.0 233.9 265.8 137.3 32.1 7.7 2.3
2008
20 44 78 101 164 132 210 362 263 283 258 13
2007
2 32 17 120 288 163 231 275 208 20 14 24
Độ ẩm không khí
trung bình các
tháng trong năm
(%)
2009
77 83 83 81 85 83 85 87 86 83 74 75
2008
81 78 82 84 85 82 87 84 84 85 83 81
2007
77 80 87 83 80 78 82 85 84 83 79 83
(Theo thống kê của trung tâm khí tượng thủy văn Vĩnh Phúc – Trạm Tam Đảo)
6