Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HOÀNG SỸ CHUNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HOÀNG SỸ CHUNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH MAI VÂN

XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Phát triển hoạt động bảo
lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam” là công trình nghiên
cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ
công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Tài
chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đến TS. Trịnh Mai Vân đã hƣớng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo các phòng ban, các
anh chị cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 5
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu và tính mới của luận văn ......................................... 7
1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thƣơng mại ...............................................8
1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh ........................................................................... 8
1.2.2. Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh và quy trình bảo lãnh................ 9
1.2.3. Các loại nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại................................12
1.2.4. Vai trò của Bảo lãnh ngân hàng......................................................................20
1.2.5. Những rủi ro thường gặp khi thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh. ........................22
1.3. Phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng .......................................................24
1.3.1. Khái niệm ..........................................................................................................24
1.3.2. Một số chỉ tiêu định tính đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ...........26
Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh ...........................................................................26
1.3.3. Một số chỉ tiêu định lượng đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh........26
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ..............28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................33
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...........34
2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu ............................................................34

2.1.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................34


2.1.2. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................35
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................35
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

(VIETCOMBANK)...................................................................................................39
3.1 Khái quát quá trình hình thành và hoạt động của ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank) .....................................................39
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển ..................................................39
3.1.2. Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (vietcombank). ....................................................................42
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam (Vietcombank) năm 2011-2014. ..................................................................43
3.2.1 Tình hình huy động vốn. ....................................................................................43
3.2.2 Tình hình cho vay .............................................................................................44
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ..........................................................................45
3.3 Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng
Việt Nam (vietcombank). .....................................................................................46
3.3.1 Cơ sở pháp lý trong nước khi thực hiện bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (vietcombank) ................................................................................46
3.3.2 Các sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(vietcombank). .............................................................................................................47
3.3.3 Phương pháp quản lý hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam (vietcombank) ................................................................................48
3.3.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ năm 2011-2014 ....................................56
3.4 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng .........................................71
3.4.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ......................................................71


3.4.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank).............................................................................................74
3.5 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) ..............................................................75
3.5.1 Nguyên nhân bên trong .....................................................................................75
3.5.2 Nguyên nhân từ bên ngoài ................................................................................80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................82
CHƢƠNG 4 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) .....................83
4.1 Định hƣớng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng ....................................83
4.1.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020 .........................83
4.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(vietcombank) đến năm 2020 .....................................................................................86
4.1.3 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (vietcombank) đến năm 2020 .......................................................87
4.2 Cơ sở xây dựng giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank) ...............................................................87
4.3 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng
Việt Nam (vietcombank) ......................................................................................88
4.3.1 Giải pháp về con người .....................................................................................88
4.3.2 Giải pháp về nghiệp vụ......................................................................................91
4.3.3 Giải pháp về quản trị rủi ro ..............................................................................92
4.3.4 Giải pháp về công nghệ.....................................................................................94

4.3.5 Giải pháp về marketing và củng cố thương hiệu.............................................95
4.3.6 Một số giải pháp khác .......................................................................................96
4.4 Một số kiến nghị. ............................................................................................98
4.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ....................................98
4.4.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank). .........................................................................................................102


KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................104
KẾT LUẬN .............................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................106
PHỤ LỤC ................................................................................................................108


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

2


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

3

CBVC

Cán bộ viên chức

4

TCTD

Tổ chức tín dụng

5

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

6

BL

Bảo lãnh

7


BL PH

Bảo lãnh phát hành

8

PH

Phát hành

9

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

Trang

Tình huy động vốn của ngân hàng TMCP

1

Bảng 3.1

Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) năm

43

2011-2014
2

Bảng 3.2

Tình cho vay của ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam (Vietcombank) năm 2011-2014

44

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3

Bảng 3.3

TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

45

(Vietcombank)
4


Bảng 3.4

Số dƣ bảo lãnh phân theo kỳ hạn

56

5

Bảng 3.5

Số dƣ bảo lãnh từ năm 2011-2014

58

6

Bảng 3.6

Doanh số bảo lãnh từ năm 2011-2014

60

7

Bảng 3.7

Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2011-2014

61


8

Bảng 3.8

Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2011-2014

63

9

Bảng 3.9

Nhận xét của khách hàng về mức phí của ngân
hàng

66

Ý kiến của khách hàng về sự mở rộng các loại
10

Bảng 3.10 hình bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam (vietcombank)

ii

67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1 Số dƣ bảo lãnh phân theo kỳ hạn

57

2

Biểu đồ 3.2 Số dƣ và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2011-2014

59

3

Biểu đồ 3.3 Doanh số bảo lãnh từ năm 2011-2014

60

4

Biểu đồ 3.4 Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2011-2014


62

Đánh giá của khách hàng về sự quan trọng
5

Biểu đồ 3.5 của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển
hoạt động bảo lãnh ngân hàng

iii

65


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 1.2

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh trực tiếp

16


3

Sơ đồ 1.3

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh gián tiếp

17

4

Sơ đồ 1.4

Quy trình đồng bảo lãnh

18

5

Sơ đồ 3.1

6

Sơ đồ 3.2

Nội dung
Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại
NHTM

Mô hình tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại

thƣơng Việt Nam (vietcombank)
Phát hành cam kết bảo lãnh

iv

Trang
10

42
49


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Những năm gần đây, sự chuyển biến tích cực của môi trƣờng kinh tế xã hội nƣớc ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng ngày
càng phát triển. Cùng với đó, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), bên cạnh các cơ hội trong việc mở
rộng hoạt động và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, các ngân hàng trong nƣớc cũng
đứng trƣớc những thách thức rất lớn đòi hỏi phải vƣợt qua để có thể đứng
vững và phát triển.
Trong các hoạt động ngân hàng, bảo lãnh đƣợc biết đến từ lâu và đƣợc
sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây, dịch vụ này
đƣợc các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) rất quan tâm và đẩy mạnh, nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế
và xu hƣớng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Là một trong những NHTM có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu tại Việt
Nam và đƣợc biết đến trên thƣơng trƣờng quốc tế, Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam có nhiều thế mạnh trong hoạt động bảo lãnh. Tuy
nhiên, để có thể phát triển hoạt động này tƣơng xứng với tiềm năng nhƣ hình
thức bảo lãnh chƣa phong phú, khách hàng còn chƣa đa dạng, doanh số bảo

lãnh chƣa đúng kỳ vọng, quy trình nghiệp vụ còn phức tạp...
Với lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển hoạt động bảo lãnh
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam” có ý nghĩa về mặt lý luận
và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo lãnh
tại ngân hàng thƣơng mại, thực trạng hoạt động bảo lãnh và đề xuất các giải

1


pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam (Vietcombank).
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh tại ngân hàng thƣơng mại.
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank).
- Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank) trong thời gian tới.
 Câu hỏi nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này sẽ đƣợc giải quyết bằng việc trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau:
- Câu 1: Những cơ sở khoa học liên quan đến phát triển hoạt động bảo lãnh
của ngân hàng?
- Câu 2: Những vấn đề thực tế đặt ra cho ngân hàng trong việc phát triển hoạt
động bảo lãnh?
- Câu 3: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thƣơng mại

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam (vietcombank) từ năm 2011 đến năm 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích định tính, định lƣợng,
tổng hợp diễn dịch và qui nạp, so sánh, bảng số liệu, biểu đồ, phân tích dữ
liệu thứ cấp từ Tài liệu lý thuyết và báo cáo của ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam (vietcombank).

2


5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,…, nội dung
chính của luận văn gồm 4 chƣơng và có kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát
triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thiết kế và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank).
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank).

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong các hoạt động ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng đƣợc biết đến từ
lâu và đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng
đƣợc áp dụng rộng rãi, đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa, đa dạng hóa hoạt
động ngân hàng và xu thế hội nhập của nền kinh tế.
Các nghiên cứu ngoài nƣớc đề cập đến hoạt động bảo lãnh dƣới nhiều
khía cạnh khác nhau: từ khái niệm hoạt động bảo lãnh, các loại hình hoạt
động bảo lãnh, các quy tắc bảo lãnh, những nhân tố tác động đến việc phát
triển hoạt động bảo lãnh tại một ngân hàng cụ thể, vai trò của hoạt động bảo
lãnh cũng nhƣ nghiên cứu thị phần chiếm lĩnh của hoạt động bảo lãnh tại một
số ngân hàng ở các quốc gia khác nhau.
Cuốn sách “Bank Guarantees in international trade” của tác giả
Roeland Bertrams đã đƣợc in ấn bản thứ tƣ năm 2012 đã đƣa ra hệ thống hóa
các vấn đề cơ bản về bảo lãnh và thực tiễn về bảo lãnh ngân hàng. Tác giả đã
sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định của trọng tài từ năm
khu vực pháp lý châu Âu là: Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ và Anh để xây dựng và
phân tích về cách ứng dụng thực tế của bảo lãnh ngân hàng. Viết từ một quan
điểm xuyên quốc gia, cuốn sách Bảo lãnh ngân hàng thƣơng mại quốc tế có
thể sử dụng rộng rãi và nó đã đƣợc trích dẫn là một nguồn thẩm quyền của
trƣờng hợp pháp luật ở một số khu vực pháp lý của từng hệ thống.
Cuốn sách “Letters of Credit and Bank Guarantees under
International Trade Law” của tác giả Matti S. Kurkela – trƣờng đại học Luật
4


Helsinki phân tích các quy tắc vật chất và nguyên tắc áp dụng, các xung đột
của các bên liên quan đối với thƣ tín dụng và bảo lãnh ngân hàng theo luật
thƣơng mại quốc tế. “Letters of Credit and Bank Guarantees under
International Trade Law” là hƣớng dẫn đúng đắn mà trọng tâm về luật pháp
quốc tế và lựa chọn luật áp dụng, với những so sánh của UCP, UCC và pháp
luật quốc gia đƣợc chọn.

Một số nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh của Akvan Ebrahim (2007),
Amiri-Arslan (2000) lại đi vào nghiên cứu khái niệm hoạt động bảo lãnh và
đƣa ra những nghiên cứu định lƣợng về đóng góp của hoạt động này trong sự
tăng trƣởng của các ngân hàng thƣơng mại. Theo đó, bảo lãnh Ngân hàng là
một thay thế cho việc đặt cọc hoặc cung cấp tiền trực tiếp cho nhà cung cấp.
Đó là một cam kết vô điều kiện đƣợc đƣa ra bởi các ngân hàng, thay mặt cho
khách hàng để trả cho ngƣời nhận bảo lãnh số tiền bảo lãnh theo yêu cầu bằng
văn bản. Bảo lãnh ngân hàng yêu cầu bảo mật trong các hình thức tiền mặt
đƣợc chuyển vào tiền gửi tại ngân hàng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hoạt động bảo lãnh đƣợc đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu trong
nƣớc (các tạp chí, bài báo khoa học, hội thảo, các sách tham khảo, luận văn ,
luận án…). Các nghiên cứu này tập trung mổ xẻ phân tích từ khái niệm, các
loại hình hoạt động bảo lãnh, đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh trong
tƣơng lai. Một số nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về lý luận, phân tích thực
trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại một số ngân hàng cụ thể hay các giải
pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam… cụ thể:
Luận án tiến sĩ “Giải pháp hoàn thiện cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh
ngân hàng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Dũng – Vụ Tín dụng Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2003) [tr.1 – 104]. Luận án đã đƣa ra những vấn đề
cơ bản về cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, phân tích và đánh giá thực

5


trạng kết quả hoạt động bảo lãnh của hệ thống ngân hàng, từ đó đƣa ra các
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng ở Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam” của Th.s Lê Thị

Phƣơng Thảo (2010). Luận văn đã phân tích và chỉ ra thực trạng của hoạt
động bảo lãnh tại ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ đó đƣa ra các
giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ
bảo lãnh tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh” của
Th.s Nguyễn Thị Thơm(2007). Luận văn đã đƣa ra đƣợc khái niệm bảo lãnh tại
ngân hàng thƣơng mại,các loại hình bảo lãnh, phân tích đƣợc thực trạng của
hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn” của Th.s Hoàng Tuấn
Minh (2012). Luận văn đã đƣa ra đƣợc khái niệm phát triển hoạt động bảo
lãnh ngân hàng, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh
ngân hàng, phân tích đƣợc thực trạng của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn, từ đó đƣa các giải
pháp phát triển hoạt động bảo lãnh.
Ngoài ra còn có luận văn “ phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam” của Th.s
Trƣơng Thị Nhƣ Ý (2012). Luận văn “Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
tại chi nhánh Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng” của
Th.s Đặng Thị Khánh Phƣợng (2010).
Tại một số ngân hàng cụ thể nhƣ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

6


Nông thôn Việt Nam, ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam… cũng đã có một số công trình khoa
học nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh. Nhƣng hầu hết còn tiếp cận ở giai
đoạn trƣớc khi gia nhập WTO, hay khi chƣa chuyển đổi các ngân hàng thƣơng

mại nhà nƣớc thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Vẫn chƣa có công trình
nghiên cứu tổng thể về việc phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Đặc biệt nghiên cứu vấn đề này khi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
ngày càng khốc liệt hơn khi Việt Nam tiến hành cam kết mở cửa WTO.
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu và tính mới của luận văn
 Khoảng trống nghiên cứu:
Qua tiếp cận và kế thừa các luận án của các tác giả đã nghiên cứu trong
nƣớc trƣớc đây tác giả nhận thấy các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trên
hai khía cạnh:
- Nghiên cứu hoạt động bảo lãnh NHTM trên cơ sở vi mô (trong phạm
vi NHTM) nhƣ: các nhân tố ảnh hƣởng đến nghiệp vụ bảo lãnh; quy mô hoạt
động bảo lãnh; sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng của ngân hàng, tất cả các vấn
đề trên đƣợc nghiên cứu gắn với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trên địa
bàn hoạt động của ngân hàng và các yêu cầu đòi hỏi phát triển của ngân hàng
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
- Nghiên cứu hoạt động bảo lãnh của NHTM trên phƣơng diện vĩ mô
nhƣ: Cơ cấu lại NHTM; hoàn thiện cơ chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ở
Việt Nam; vai trò của dịch vụ ngân hàng để tăng cƣờng khả năng phát triển
bền vững của các NHTM trong quá trình hội nhập.
Kết luận: Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các luận án của các tác giả đã
nghiên cứu trong nƣớc trƣớc đây, tác giả nhận thấy mặc dù đã có rất nhiều
nghiên cứu về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nói chung tại các ngân hàng

7


thƣơng mại, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một công trình khoa học nào đề
cập về phát triển hoạt động Bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam. Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” đƣợc lựa chọn thực sự có ý nghĩa trong
giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản,
cần thiết giúp ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh một cách hiệu quả trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt,
kiểm soát đƣợc rủi ro trong tác nghiệp, phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát
triển của bản thân ngân hàng.
 Tính mới của luận văn:
Luận văn đã đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu định tính và định lƣợng để đánh
giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam. Qua đó đƣa ra đƣợc các hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong
hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Từ đó để xuất các giải pháp phát triển hoạt
động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.
1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh
Trong thƣơng mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng đƣợc xem nhƣ một loại
hình tài trợ ngoại thƣơng, nhằm chống đỡ những tổn thất của ngƣời thụ hƣởng
bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.
Thông tƣ số 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng quy định:
“Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho bên đƣợc bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên đƣợc bảo lãnh
phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh”.
Luật các TCTD Việt Nam năm 2010 quy định “Bảo lãnh ngân hàng là

8


hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc
TCTD sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách

hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cam kết, khách
hàng phải trả nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận”.
Nhƣ vậy có thể thấy bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản, khi
tham gia bảo lãnh, ngân hàng không cần bỏ vốn mà chỉ sử dụng uy tín và
năng lực tài chính của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
1.2.2. Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh và quy trình bảo lãnh
1.2.2.1. Các bên tham gia trong nghiệp vụ Bảo lãnh.
Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực
hiện bảo lãnh cho bên đƣợc bảo lãnh. Trong trƣờng hợp đồng bảo lãnh, bảo
lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín
dụng ở nƣớc ngoài.(theo thông tƣ số 07/2015/TT-NHNN)
Bên đƣợc bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nƣớc ngoài, tổ chức tín dụng ở nƣớc ngoài), cá nhân đƣợc bảo lãnh bởi
bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng. (theo thông tƣ số 07/2015/TT-NHNN)
Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nƣớc ngoài, tổ chức tín dụng ở nƣớc ngoài), cá nhân có quyền thụ
hƣởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
(theo thông tƣ số 07/2015/TT-NHNN)
1.1.2.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng.
Hiện nay chƣa có một quy chuẩn nào về quy trình nghiệp vụ bảo lãnh
ngân hàng. Tuy nhiên thông thƣờng quy trình bảo lãnh tại các NHTM thƣờng
trải qua năm bƣớc sau:

9


Bƣớc 1: Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh
Bƣớc 2: Thẩm định và quyết định bảo lãnh
Bƣớc 3: Phát hành bảo lãnh
Bƣớc 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh

Bƣớc 5: Kết thúc bảo lãnh
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM
(Nguồn: Giáo trình bảo lãnh Ngân hàng và tín dụng dự phòng – NXB

Thống kê 1997, Lê Nguyên)
Sau đây là nội dung chính trong từng bƣớc của quy trình thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM:
- Bƣớc 1: Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh
Ngân hàng hƣớng dẫn cho khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ bảo
lãnh. Các giấy tờ cần thiết gồm:
+ Giấy đề nghị bảo lãnh.
+ Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.
+ Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.
- Bƣớc 2: Thẩm định và quyết định bảo lãnh
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm
bảo tính an toàn cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Căn cứ vào hồ sơ của khách hàng đã lập từ bƣớc 1 ngân hàng tiến hành

10


thẩm định hồ sơ của khách hàng gồm:
+ Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh.
+ Năng lực của khách hàng xin bảo lãnh.
+ Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện xin bảo lãnh.
+ Tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng.
+ Đánh giá rủi ro tiềm ẩn, các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ đƣợc
bảo lãnh.
+ Trên cơ sở thẩm định khách hàng, ngân hàng đánh giá và tiến hành ra

quyết định chấp thuận hay từ chối phát hành bảo lãnh.
- Bƣớc 3: Phát hành bảo lãnh.
Trên cở sở thảo luận với khách hàng, ngân hàng tiến hành thực hiện các
biện pháp bảo đảm tín dụng nhƣ: thế chấp, cầm cố hoặc yêu cầu khách hàng
ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba. Và các yêu cầu khác trong ủy nhiệm của hội
sở chính (nếu có).
Sau đó ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng và phát hành
thƣ bảo lãnh.
- Bƣớc 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh
Sau khi phát hành bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng thì
ngân hàng phải xử lý các nghiệp vụ sau:
+ Theo dõi các phát sinh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Hạch toán số dƣ bảo lãnh.
+ Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh.
+ Thu phí bảo lãnh.
- Bƣớc 5: Kết thúc bảo lãnh
Sau khi hết thời hạn hiệu lực của bảo lãnh ngân hàng tiến hành tất toán
bảo lãnh, giải tỏa tài sản đảm bảo bảo lãnh. Sau đó đánh giá kết quả của hợp
đồng bảo lãnh và rút kinh nghiệm cho những hợp đồng bảo lãnh phát sinh sau
này và lƣu trữ hồ sơ.
11


1.2.3. Các loại nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Phân loại dựa trên bản chất của Bảo lãnh.


Bảo Lãnh đồng nghĩa vụ.

Đây là bảo lãnh mang tính truyền thống xét theo nguồn gốc ra đời của nó.

Đặc trƣng của loại bảo lãnh này là nghĩa vụ của ngân hàng phát hành bị chi phối
bởi quy tắc đồng phạm vi, hay nói cách khác là ngân hàng và ngƣời đƣợc bảo
lãnh đƣợc xem là cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa
vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của ngân hàng là bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung đƣợc thể
hiện khi và chỉ khi có bằng cớ xác nhận là nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.
Loại bảo lãnh này ít đƣợc sử dụng trong các giao dịch quốc tế mà chủ
yếu là trong phạm vi nội địa. Ngân hàng phải can thiệp khá sâu vào quan hệ
hợp đồng giữa ngƣời đƣợc bảo lãnh và ngƣời thụ hƣởng để tìm hiểu về khả
năng hoàn thành nghĩa vụ và đốc thúc việc hoàn thành nghĩa vụ của ngƣời
đƣợc bảo lãnh.


Bảo lãnh độc lập.

Đây đƣợc coi là một dạng bảo lãnh ngân hàng hiện đại, đƣợc sáng tạo từ
yêu cầu đòi hỏi trong thực tiễn. Cơ chế hoạt động của nó dựa trên hai quy tắc cơ
bản là: Độc lập và hoàn toàn phù hợp. Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh
hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh (theo hợp đồng gốc) và
thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện và điều khoản quy định
trong văn bản bảo lãnh đƣợc thỏa mãn. Tuy nhiên tính độc lập của loại bảo lãnh
này không hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã
đƣợc quy định trong văn bản giữa ngân hàng và ngƣời thụ hƣởng.
Bảo lãnh độc lập đem lại sự thuận lợi lớn cho ngƣời nhận bảo lãnh và
cả ngân hàng phát hành. Do vậy nó đƣợc sử dụng khá phổ biến trong thƣơng
mại quốc tế. Hiện nay hầu hết các quy định về bảo lãnh trong lĩnh vực quốc tế
đều chỉ quan tâm đến loại bảo lãnh này.

12



1.2.3.2. Phân loại dựa trên mục đích của Bảo lãnh.


Bảo lãnh vay vốn.

Đây là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả nợ thay
cho khách hàng trong trƣờng hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy
đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh vay vốn thƣờng đƣợc sử dụng trong các giao dịch vay vốn mà quy
mô khoản vay lớn, thời hạn vay dài và vay của nƣớc ngoài. Nghĩa vụ bảo lãnh bao
gồm toàn bộ nợ gốc, lãi và các chi phí phát sinh liên quan đến khoản vay (nếu có).


Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Là cam kết của ngân hàng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực
hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký với
bên nhận bảo lãnh. Trong trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hợp
đồng, chẳng hạn nhƣ: Giao hàng chậm trễ, không đúng số lƣợng, chất
lƣợng… mà không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh
thì ngân hàng bảo lãnh trả thay trong phạm vi số tiền và thời hạn bảo lãnh.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đƣợc sử dụng để thay thế cho yêu cầu ký
quỹ mà ngƣời đặt hàng đề nghị đối với ngƣời cung ứng để bảo đảm bồi
thƣờng vi phạm hợp đồng. Do vậy, giá trị tối đa của bảo lãnh tƣơng đƣơng
với mức bồi thƣờng (tính tỷ lên % trên giá trị của hợp đồng, dao động ở mức
10%-15%). Trong trƣờng hợp đặc biệt, mức bảo lãnh có thể yêu cầu trên
15% nhƣng phải đƣợc ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ chấp nhận. Số
tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
Thời hạn bảo lãnh đƣợc kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng nhƣ:
hàng hóa đã giao xong, máy móc thiết bị đã đƣợc vận hành…



Bảo lãnh thanh toán.

Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc thanh toán theo
đúng hợp đồng thanh toán cho ngƣời nhận bảo lãnh nếu khách hàng của ngân

13


×