Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sự sắp xếp vĩ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.25 KB, 22 trang )

BỐN


Sự Sắp xếp Vĩ đại





a sự hội tụ không chỉ sẽ tác động đến các cá nhân chuẩn bị
chính mình cho công việc ra sao, các công ti cạnh tranh thế
nào, các nước tổ chức hoạt động kinh tế và địa chính trị của họ ra
sao. Với thời gian, nó sẽ định hình lại các thực thể chính trị, phân
lại vai của các đảng chính trị, và xác định lại ai là một người làm
chính trị. Tóm lại, theo sau ba sự hội tụ này mà chúng ta vừa điểm
qua, chúng ta sẽ chứng kiến cái tôi gọi là “sự sắp xếp vĩ đại.” Bởi
vì khi thế giới bắt đầu chuyển từ một mô hình tạo giá trị chủ yếu
theo chiều dọc từ trên xuống (chỉ huy và kiểm soát) sang một mô
hình tạo giá trị ngày càng ngang (kết nối và cộng tác), nó không chỉ
tác động đến làm kinh doanh thế nào. Nó tác động đến mọi thứ- các
cộng đồng và các công ti xác định mình thế nào; các công ti và các
cộng đồng dừng và bắt đầu ở đâu; các cá nhân cân đối những bản
sắc khác nhau của họ thế nào với tư cách những người tiêu dùng,
các nhân viên, các cổ đông, và các công dân; và nhà nước phải
đóng vai trò gì. Tất cả những thứ này sẽ phải được sắp xếp lại. Căn
bệnh phổ biến nhất của thế giới phẳng là rối loạn đa bản sắc, đó là
vì sao, nếu không gì khác, các nhà khoa học chính trị sẽ có một
ngày khảo sát thực địa với thế giới phẳng. Khoa học chính trị có
thể hoá ra là ngành công nghiệp tăng trưởng lớn nhất trong tất cả
[các khoa học] ở kỉ nguyên mới này. Bởi vì khi đi qua sự sắp xếp
lớn này trong thập niên tới, chúng ta sẽ thấy một số bạn đồng sàng


rất lạ kì sẽ tiến hành một số hoạt động chính trị rất mới mẻ.
Đầu tiên tôi bắt đầu nghĩ về sự sắp xếp vĩ đại sau một cuộc trò
chuyện với nhà lí thuyết chính trị nổi tiếng của Đại học Hardvard
Michael J. Sandel. Sandel làm tôi hơi giật mình bằng nhận xét rằng
loại quá trình làm phẳng mà tôi đang mô tả thực sự đã được Karl
Marx và Friedrich Engels nhận diện đầu tiên trong Tuyên ngôn
Cộng sản, được xuất bản năm 1848. Trong khi sự co lại và làm
phẳng thế giới mà ta thấy ngày nay tạo thành một sự khác biệt về
B
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


202


mức độ với cái Marx đã thấy xảy ra ở thời ông, Sandel nói, tuy vậy
nó là phần của cùng xu hướng lịch sử mà Marx đã nêu bật trong
các tác phẩm của ông về chủ nghĩa tư bản- cuộc hành quân không
lay chuyển được của công nghệ và vốn [tư bản] để loại bỏ mọi rào
cản, biên giới, ma sát, và ràng buộc đối với thương mại toàn cầu.
“Marx đã là một trong những người đầu tiên thoáng thấy khả
năng của thế giới như một thị trường toàn cầu, không bị các biên
giới quốc gia làm cho rắc rối,” Sandel giải thích. “Marx là một nhà
phê bình mãnh liệt nhất của chủ nghĩa tư bản, thế nhưng ông kính
sợ sức mạnh của nó để phá sập các rào cản và tạo ra một hệ thống
sản xuất và tiêu thụ toàn cầu. Trong Tuyên ngôn Cộng sản, ông đã
mô tả chủ nghĩa tư bản như một lực lượng sẽ làm tan rã tất cả các
thực thể phong kiến, dân tộc, và tôn giáo, tạo ra một nền văn minh
phổ quát được chi phối bởi các mệnh lệnh thị trường. Marx đã coi
là không thể tránh khỏi rằng [vốn] tư bản có cách riêng của nó-

không thể tránh khỏi và cũng đáng mong mỏi. Bởi vì một khi chủ
nghĩa tư bản đã phá huỷ mọi lòng trung thành dân tộc và tôn giáo,
Marx nghĩ, nó sẽ bóc trần toàn bộ cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao
động. Buộc phải cạnh tranh trong một cuộc đua toàn cầu đến đáy,
những người lao động thế giới sẽ liên hiệp lại trong một cách mạng
toàn cầu để chấp dứt áp bức. Bị tước đoạt mất sự an ủi những sự rối
trí, như mất chủ nghĩa yêu nước và tôn giáo, họ sẽ thấy sự bóc lột
họ một cách rõ ràng và đứng lên để chấm dứt nó.”
Quả thực, đọc Tuyên ngôn Cộng sản ngày nay, tôi kính sợ Marx
đã nêu chi tiết sâu sắc đến thế nào các lực lượng làm phẳng thế giới
trong sự nổi lên của Cách mạng Công nghiệp, và ông đã báo hiệu
trước nhiều đến thế nào cách mà cũng các lực lượng này sẽ tiếp tục
làm phẳng thế giới cho đến đúng tận hiện nay. Trong đoạn có lẽ là
đoạn then chốt của Tuyên ngôn Cộng sản, Marx và Engels viết:

Tất cả các quan hệ cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng các định kiến và
ý kiến vốn được tôn sùng, đều đang tiêu tan; những quan hệ mới
hình thành chưa kịp cứng lại thì đã già cỗi ngay. Tất cả những gì
vững chắc đều tan thành mây khói; tất cả những gì thiêng liêng đều
bị ô uế, và rốt cuộc, mỗi người đều buộc phải nhìn những điều kiện
sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt
tỉnh táo. Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu liên tục mở rộng thị
trường cho sản phẩm của nó, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu.
Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những
SỰ SẮP XẾP VĨ ĐẠI


203
203
mối liên hệ ở khắp nơi. Do khai thác thị trường thế giới, giai cấp tư

sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong tất cả các nước mang tính
chất thế giới. Mặc cho bọn phản động đau buồn, nó đã làm cho công
nghiệp mất cơ sở dân tộc. Những ngành công nghiệp dân tộc đã bị
tiêu diệt và đang ngày càng bị tiêu diệt. Những ngành công nghiệp
dân tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, tức là những
ngành công nghiệp mà việc thâu nạp chúng trở thành một vấn đề
sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh, những ngành công
nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những
nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản
phẩm làm ra không những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được
tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ
được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra
những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm
đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập
trước kia của các địa phương và các dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta
thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa
các dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần
cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần
của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính
chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại
được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn
hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới.
Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương
tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn tất
cả, ngay cả các dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh. Giá rẻ
của các sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả các
vạn lí trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách
ngoan cường nhất phải hàng phục. Nó buộc tất cả các dân tộc phải
chấp nhận phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó
buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là

phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo
hình dạng của nó.
*



Khó có thể tin là Marx đã công bố nó năm 1848. Dẫn chiếu đến
Tuyên ngôn Cộng sản, Sandel bảo tôi, “Anh đang lập luận cái gì đó
tương tự. Cái anh lập luận là sự phát triển về công nghệ thông tin
cho phép các công ti ép tất cả sự phi hiệu quả và ma sát khỏi các thị
trường và hoạt động kinh doanh của họ. Đó là cái khái niệm ‘làm

*
dựa theo [
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


204


phẳng’ của anh thực sự muốn nói. Nhưng một thế giới phẳng, phi
ma sát là một phúc lành ô hợp. Nó có thể, như anh gợi ý, là tốt cho
kinh doanh toàn cầu. Hay nó có thể, như Marx đã tin, là điềm báo
trước cho một cuộc cách mạng vô sản. Nhưng nó cũng có thể đưa
ra một đe doạ đối với các chỗ và các cộng đồng đặc biệt cho chúng
ta phương hướng, định vị chúng ta trên thế giới. Từ sự khuấy động
đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, người ta đã hình dung về khả năng
của thế giới như một thị trường hoàn hảo- không bị cản trở bởi các
áp lực bảo hộ, các hệ thống pháp lí khác nhau, các khác biệt văn
hoá và ngôn ngữ, hay sự bất đồng ý thức hệ. Nhưng sức tưởng

tượng này đã luôn va vào thế giới như nó thực sự là - đầy rẫy
những nguồn ma sát và phi hiệu quả. Một số cản trở cho một thị
trường toàn cầu phi ma sát là những nguồn thật của sự lãng phí và
mất cơ hội. Nhưng một số trong những phi hiệu quả này là các định
chế, tập quán, văn hoá, và truyền thống mà người dân yêu mến
chính xác vì chúng phản ánh các giá trị phi thị trường như sự cố kết
xã hội, niềm tin tôn giáo, và tự hào dân tộc. Nếu các thị trường toàn
cầu và các công nghệ truyền thông mới làm phẳng những sự khác
biệt này, thì chúng ta có thể mất cái gì đó quan trọng. Đó là vì sao
tranh luận về chủ nghĩa tư bản, từ ngay ban đầu, đã là về các ma
sát, cản trở, và ranh giới nào chỉ là những nguồn lãng phí và phi
hiệu quả, và những cái nào là nguồn của bản sắc và sự thuộc về mà
chúng ta phải cố bảo vệ. Từ điện tín đến Internet, mỗi công nghệ
truyền thông mới đã hứa hẹn làm co khoảng cách giữa người dân,
để tăng truy cập đến thông tin, và để đưa chúng ta hết sức gần hơn
đến ước mơ về một thị trường toàn cầu hữu hiệu hoàn hảo, phi ma
sát. Và mỗi lần, câu hỏi cho xã hội nổi lên với sự cấp bách được
làm mới: Ở mức độ nào chúng ta phải đứng sang một bên, ‘bắt đầu
với chương trình,’ và làm mọi thứ chúng ta có thể làm để ép bỏ
càng nhiều sự phi hiệu quả, và ở mức độ nào chúng ta phải dựa vào
xu hướng vì các giá trị mà các thị trường toàn cầu không thể cung
cấp? Một số nguồn ma sát là đáng bảo vệ, ngay cả đối mặt với một
nền kinh tế toàn cầu đe doạ làm phẳng chúng.”
Nguồn ma sát lớn nhất, tất nhiên, luôn là nhà nước quốc gia, với
các biên giới và luật pháp được xác định rõ ràng. Các biên giới
quốc gia như một nguồn ma sát chúng ta muốn duy trì, hay thậm
chí có thể duy trì, trong một thế giới phẳng? Các rào cản pháp lí đối
với dòng chảy thông tin, quyền sở hữu trí tuệ, và vốn- như quyền
SỰ SẮP XẾP VĨ ĐẠI



205
205
tác giả, bảo vệ người lao động, và lương tối thiểu- thì sao? Theo
sau ba sự hội tụ, các lực lượng làm phẳng càng làm giảm ma sát và
các rào cản, các thách thức càng gắt mà chúng sẽ đặt ra với nhà
nước-quốc gia và với các nền văn hoá, giá trị, bản sắc dân tộc,
truyền thống dân chủ, và mối ràng buộc cá biệt mà về mặt lịch sử
đã cho sự bảo vệ và sự làm nhẹ bớt nào đó đối với người lao động
và các cộng đồng. Cái nào chúng ta giữ lại và cái nào để cho biến
thành mây khói để tất cả chúng ta có thể cộng tác dễ dàng hơn?
Điều này sẽ dẫn đến sự sắp xếp, phân loại nào đó, đó là vì sao
điểm do Michael Sandel nêu ra là cơ bản và chắc chắn ở hàng đầu
của tranh luận chính trị cả ở bên trong và giữa các nhà nước-quốc
gia trong thế giới phẳng. Như Sandel lí lẽ, cái tôi gọi là cộng tác có
thể được những người khác coi chỉ như một cái tên bóng bẩy cho
khả năng thuê nhân công rẻ ở Ấn Độ. Bạn không thể phủ nhận điều
đó khi bạn nhìn nó từ viễn cảnh Mĩ. Nhưng nó là thế chỉ nếu bạn
nhìn từ một phía. Từ viễn cảnh của người lao động Ấn Độ, cùng
hình thức cộng tác ấy, outsourcing, có thể được coi như cái tên
khác của trao quyền cho các cá nhân trong thế giới đang phát triển
như chưa từng có bao giờ, cho phép họ nuôi dưỡng, khai thác, và
hưởng lợi từ tài năng trí tuệ Trời phú của họ- những tài năng mà
trước sự làm phẳng thế giới đã thường mục rữa ở các cầu cảng của
Bombay và Calcutta. Nhìn nó từ góc Mĩ của thế giới phẳng, bạn có
thể kết luận là ma sát, các rào cản, và các giá trị cản trở outsourcing
phải được duy trì, có lẽ thậm chí được tăng cường. Nhưng từ quan
điểm của những người Ấn Độ, sự không thiên vị, công lí, và những
khát vọng riêng của họ đòi hỏi rằng cùng các rào cản và nguồn ma
sát đó phải được dỡ bỏ. Trong thế giới phẳng, sự giải phóng kinh tế

của một người có thể là sự thất nghiệp của người khác.



INDIA (ẤN ĐỘ) ĐỐI LẠI INDIANA:
AI BÓC LỘT AI?

ãy xem xét trường hợp này về rối loạn đa bản sắc. Năm 2003,
bang Indiana mời đấu thầu một hợp đồng nâng cấp các hệ
thống máy tính xử lí các đòi hỏi thất nghiệp của bang. Thử đoán
xem ai trúng? Tata America International, công ti con có trụ sở ở
H
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


206


Mĩ của công ti Tata Consultancy Services của Ấn Độ. Giá bỏ thầu
của Tata là 15,2 triệu $ rẻ hơn giá bỏ thầu của đối thủ sát nhất của
nó, công ti Deloitte Consulting and Accenture có cơ sở ở New
York, là 8,1 triệu $. Không công ti Indiana nào tham gia đấu thầu,
vì nó quá lớn để họ có thể giải quyết.
Nói cách khác, một hãng tư vấn Ấn Độ thắng thầu để nâng cấp
cục quản lí thất nghiệp của bang Indiana! Bạn không thể dàn xếp
việc này. Indiana đã outsourcing chính cục phải làm cho người dân
Indiana nhẹ bớt khỏi các tác động của outsourcing. Tata đã dự kiến
gửi khoảng sáu mươi lăm nhân viên hợp đồng để làm việc tại
Trung tâm Chính phủ Indiana, cùng với mười tám nhân viên của
bang. Tata cũng nói nó muốn thuê các nhà thầu phụ địa phương và

có tuyển dụng nào đó ở địa phương, nhưng phần lớn nhân viên sẽ
đến từ Ấn Độ để tiến hành đại tu máy tính, hệ thống, một khi hoàn
tất, được cho là “sẽ tăng tốc độ xử lí các đòi hỏi thất nghiệp, cũng
như tiết kiệm bưu phí và giảm sự phiền nhiễu đối với các doanh
nghiệp đóng thuế thất nghiệp,” tờ Indianapolis Star tường thuật
ngày 25-6-2004. Có lẽ bạn có thể phỏng đoán câu chuyện kết thúc
thế nào. “Các trợ lí chóp bu của Frank O’Bannon, thống đốc bang
khi đó, đã kí hợp đồng nhạy cảm chính trị, có thời hạn bốn năm
trước khi ông mất vào ngày 13-9-[2003],” tờ Star tường thuật.
Nhưng khi tin tức về hợp đồng được công bố, những người Cộng
hoà biến nó thành một vấn đề của cuộc vận động. Nó trở thành vấn
đề chính trị nóng bỏng đến mức Thống đốc Joe Kernan, một đảng
viên Đảng Dân chủ người thay thế O’Bannon, đã ra lệnh cho cơ
quan của bang, cục giúp những cư dân Indiana không có việc làm,
huỷ bỏ hợp đồng- và cũng đưa ra các rào cản pháp lí và ma sát nhất
định để ngăn những việc như vậy xảy ra lần nữa. Ông cũng đã ra
lệnh rằng hợp đồng phải được phân thành các miếng nhỏ mà các
hãng Indiana có thể đấu thầu- tốt cho các hãng Indiana nhưng rất
đắt tiền và phi hiệu quả đối với bang. Tờ Indianapolis Star tường
thuật rằng một tấm séc 993.587 $ đã được gửi thanh toán cho Tata
vì tám tuần công việc, trong thời gian đó nó đã đào tạo bốn mươi
lăm nhà lập trình của bang về phát triển và kĩ thuật phần mềm tiên
tiến: “‘Làm việc với công ti thật tuyệt vời,’ Alan Degner, uỷ viên
của Indiana về phát triển lực lượng lao động, nói.”
Như thế bây giờ tôi nêu chỉ một câu hỏi đơn giản: Ai là người
bóc lột và ai là người bị bóc lột trong câu chuyện India-Indiana
SỰ SẮP XẾP VĨ ĐẠI


207

207
này? Chi nhánh Mĩ của một hãng tư vấn Ấn Độ đề xuất để tiết
kiệm cho những người đóng thuế Indiana 8,1 triệu $ bằng tân trang
lại các máy tính của họ- sử dụng cả các nhân viên Ấn Độ và những
người làm thuê địa phương từ Indiana. Doanh vụ sẽ rất làm lợi cho
chi nhánh Mĩ của hãng tư vấn Ấn Độ; nó làm lợi cho một số người
làm kĩ thuật của Indiana; và nó tiết kiệm cho cư dân bang Indiana
những đồng tiền thuế quý báu có thể được dùng để thuê nhiều nhân
viên nhà nước hơn ở nơi khác, hay để xây dựng các trường học mới
làm giảm dài lâu vai của người thất nghiệp. Thế mà toàn bộ hợp
đồng, được các đảng viên Dân chủ ủng hộ người lao động kí, bị xé
dưới áp lực của những người Cộng hoà ủng hộ tự do-thương mại.
Hãy sắp xếp lại điều đó.
Trong thế giới cũ, nơi giá trị chủ yếu được tạo ra theo chiều dọc,
thường ở bên trong một công ti đơn nhất và từ trên xuống, đã rất dễ
để thấy ai ở trên đỉnh và ai ở dưới đáy, ai bóc lột và ai bị bóc lột.
Song khi thế giới bắt đầu phẳng ra và giá trị ngày càng được tạo ra
theo chiều ngang (qua vô số dạng cộng tác, trong đó các cá nhân và
những kẻ nhỏ có sức mạnh hơn nhiều), ai ở trên đỉnh ai ở dưới đáy,
ai bóc lột và ai bị bóc lột, trở nên rất phức tạp. Một số trong các
phản xạ chính trị cũ của chúng ta không còn áp dụng được nữa. Có
phải các kĩ sư Ấn Độ đã không “bị bóc lột” khi chính phủ của họ đã
đào tạo họ ở một số trong các học viện kĩ thuật tốt nhất thế giới ở
bên trong Ấn Độ, nhưng sau đó cũng chính phủ Ấn Độ đó đã theo
đuổi chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể tạo công ăn việc
làm cho các kĩ sư đó ở Ấn Độ, nên những người không thể thoát
khỏi Ấn Độ đã phải lái taxi để kiếm miếng ăn? Cũng các kĩ sư đó
bây giờ có bị bóc lột khi họ gia nhập công ti tư vấn lớn nhất Ấn Độ,
được trả lương rất thoải mái theo các điều kiện Ấn Độ, và, nhờ thế
giới phẳng, bây giờ có thể áp dụng kĩ năng của họ một cách toàn

cầu? Hay các kĩ sư Ấn Độ đó bây giờ bóc lột người dân Indiana
bằng kiến nghị tân trang lại hệ thống quản lí thất nghiệp của bang
họ với ít tiền hơn nhiều so với một hãng tư vấn Mĩ? Hay nhân dân
Indiana bóc lột các kĩ sư Ấn Độ rẻ đó? Ai đó hãy nói cho tôi biết:
Ai bóc lột ai trong câu chuyện này? Cánh Tả truyền thống đứng về
phía ai trong câu chuyện này? Với các công nhân tri thức từ thế
giới đang phát triển, được trả lương tử tế, thử dùng tài năng khó
nhọc mới có được của họ trong thế giới đã phát triển? Hay với các
chính trị gia Indiana, những người muốn tước đoạt công việc của
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


208


các kĩ sư Ấn Độ này để các cử tri của họ có thể làm với giá đắt
hơn? Và cánh Hữu truyền thống đứng với ai trong câu chuyện này?
Với những người muốn giữ thuế thấp và giảm ngân sách Indiana
bằng outsourcing một số việc, hay với những người nói, “Hãy tăng
thuế để giữ công việc ở đây và dành chỉ cho người dân Indiana”?
Với những người muốn duy trì ma sát nào đó trong hệ thống, cho
dù điều đó đi ngược lại mọi bản năng Cộng hoà về tự do thương
mại, chỉ để giúp nhân dân Indiana? Nếu bạn chống toàn cầu hoá
bởi vì bạn nghĩ nó làm hại nhân dân ở các nước đang phát triển,
bạn đứng về phía nào trong chuyện này: India hay Indiana?
Tranh luận India đối lại Indiana nêu bật những khó khăn trong
vạch ra các ranh giới giữa những lợi ích của hai cộng đồng trước
kia chẳng bao giờ hình dung là họ được kết nối, nói chi đến cộng
tác. Nhưng đột nhiên họ thức tỉnh và phát hiện ra rằng trong một
thế giới phẳng, nơi công việc ngày càng trở thành sự cộng tác theo

chiều ngang, họ không chỉ được kết nối và cộng tác mà rất cần đến
một khế ước xã hội để quản lí các mối quan hệ của họ.
Điểm lớn hơn ở đây là thế này: Bất luận chúng ta nói về khoa học
quản lí hay khoa học chính trị, chế tác hay nghiên cứu và phát triển,
rất, rất nhiều người chơi và quy trình sẽ phải bắt đầu giải quyết “sự
làm ngang hoá.” Và nó sẽ cần phải sắp xếp lại rất nhiều.




CÁC CÔNG TI DỪNG VÀ BẮT ĐẦU Ở ĐÂU?

ệt như mối quan hệ giữa các nhóm người lao động khác nhau
sẽ phải được sắp xếp lại trong một thế giới phẳng, quan hệ
giữa các công ti và các cộng đồng trong đó chúng hoạt động cũng
sẽ thế. Giá trị của ai sẽ chi phối một công ti cá biệt và lợi ích của ai
công ti đó sẽ tôn trọng và thúc đẩy? Người ta thường nói rằng do
General Motors đi tới, nên Mĩ đi tới. Nhưng ngày nay người ta nói,
“Do Dell đi tới, nên Maylaysia, Đài loan, Trung Quốc, Ireland, Ấn
Độ … đi tới” Ngày nay HP có 142.000 nhân viên ở 178 nước. Nó
không chỉ là công ti công nghệ tiêu dùng lớn nhất trên thế giới; nó
là công ti công nghệ thông tin lớn nhất Châu Âu, nó là công ti IT
lớn nhất ở Nga, là công ti IT lớn nhất ở Trung Đông, và công ti
H

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×