Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tài liệu ôn thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.34 KB, 10 trang )

Tài liệu ôn thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Câu 1. Theo Thông tư 21/ 2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn và khoanh tròn
vào 1 ý đúng về thời gian tổ chức Hội thi giáo viên giỏi các cấp theo câu
hỏi sau:
A. Hội thi cấp trường mỗi năm 1 lần, cấp huyện 2 năm một lần, cấp tỉnh
được tổ chức 3 năm một lần;
B. Hội thi cấp trường 2 năm 1 lần, cấp huyện 3 năm một lần, cấp tỉnh được
tổ chức 4 năm một lần;
C. Hội thi cấp trường mỗi năm 1 lần, cấp huyện 2 năm một lần, cấp tỉnh
được tổ chức 4 năm một lần;
D. Hội thi cấp trường 2 năm một lần, cấp huyện 3 năm 1 lần, cấp tỉnh được
tổ chức 5 năm một lần;
Câu 2. Theo Thông tư 21/2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn và khoanh tròn
vào 1 ý đúng về mục đích cuộc thi theo câu hỏi sau:
A. Tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy
giỏi các cấp học phổ thông, giáo viên dạy giỏi Chương trình giáo dục
thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
(CBQLGD) thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy;
tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ
dùng dạy học; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình
giáo dục thường xuyên;


B. Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học; khuyến
khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, CBQLGD tự học và
sáng tạo. Qua hội thi, các cơ sở giáo dục phát hiện, tuyên dương và nhân
rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp


giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành;
C. Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
D. Cả 3 ý trên
Câu 3. Theo Thông tư 21/ 2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn và khoanh tròn
vào 1 ý đúng về yêu cầu cuộc thi theo câu hỏi sau:
A. Hội thi được tổ chức theo các môn học được quy định trong Chương
trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên; việc tổ
chức Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác
dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền
đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giáo dục.
B. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ
chức Hội thi;
C. Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc
nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục
của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những hiểu biết về chủ trương,
đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành
(gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực);


D. Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm
diễn ra Hội thi, trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban tổ
chức xác định bằng hình thức bốc thăm.
Câu 4. Theo Thông tư 21/ 2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn và khoanh tròn

vào 1 ý đúng về nội dung cuộc thi theo câu hỏi sau:
A. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ
chức Hội thi;
B. Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc
nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục
của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những hiểu biết về chủ trương,
đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành
(gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực);
C. Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm
diễn ra Hội thi, trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban tổ
chức xác định bằng hình thức bốc thăm.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 5. Theo Thông tư 21/ 2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn va khoanh tròn
vào 1 ý đúng về điều kiện công nhận Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy
giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau:


A. Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng đạt 6 điểm trở lên; bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên;
các bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng
đạt loại giỏi;
B. Các bài thi giảng đạt loại khá trở lên; sáng kiến kinh nghiệm đạt loại tốt;
C. Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng đạt 8 điểm trở lên; bài thi giảng đạt loại tốt trở lên;
D. Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên; bài thi giảng và sáng kiến
kinh ghiệm đạt loại tốt trở lên.
Câu 6. Theo Thông tư 21/ 2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn và khoanh tròn
vào1 ý đúng về hình thức thi như sau:
A. Giáo viên nộp cho Ban Tổ chức Hội thi văn bản báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có kèm theo
nhận xét, đánh giá và xếp loại của nhà trường hoặc của phòng giáo dục và
đào tạo, sở giáo dục và đào tạo;
B. Bài thi kiểm tra năng lực là bài thi viết, hoặc thực hành (ví dụ sử dụng
máy vi tính, sử dụng đồ dùng dạy học…). Thời gian thi do Trưởng ban tổ
chức Hội thi quy định. Nếu là thi viết, có thể bằng hình thức tự luận, trắc
nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên;
C. Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi
giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Giáo
viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng trong thời gian
ít nhất là 1 tuần trước thời điểm thi giảng;
D. Cả 3 ý trên


Câu 7. Theo Thông tư 21/ 2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn và khoanh tròn
vào 1 ý đúng về sử dụng kết quả hội thi theo câu hỏi sau:
A. Kết quả Hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị và cá
nhân; danh hiệu giáo viên dạy giỏi là căn cứ để xem xét, thực hiện các chế
độ chính sách đối với giáo viên;
B. Kết quả hội thi là căn cứ để chuyển xếp hạng, xét thi đua và nâng lương
trước thời hạn cho giáo viên;
C. Kết quả Hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị và cá
nhân;
D. Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó

xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Câu 8. Theo Thông tư 21/ 2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông và giáo dục thường xuyên, anh (chị) hãy lựa chọn và khoanh tròn
vào 1 ý đúng về đối tượng dự thi theo câu hỏi sau:
A. Điều lệ này áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy trong các trường
tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ
thông có nhiều cấp học; giáo viên đang giảng dạy chương trình giáo dục
thường xuyên cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông và tổ chức, cá
nhân có liên quan;
B. Điều lệ này áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy trong các trường
tiểu học;


C. Điều lệ này áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy trong các trường
tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông;
D. Điều lệ này áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy trong các trường
tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ
thông có nhiều cấp học;

Tổng hợp câu hỏi thi giáo viên giỏi
PHẦN I: CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC (THAM KHẢO)
Câu 1: a) Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Theo Chương II của Thông tư số 30
có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí?
Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
b) Nêu các hành vi giáo viên không được làm được quy định tại Điều lệ

trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Câu 2: a) Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện
nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Anh
(chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ?
b) Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị)
bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ?


Câu 3: a) Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ
các bước nào ?
b) Anh chị hãy cho biết số lần kiểm tra đối với bộ môn Anh (chị) trực tiếp
giảng dạy (Đúng chuyên môn đào tạo bao gồm cả chủ đề tự chọn). Anh chị
sẽ xử lí thế nào nếu có 1 học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy
định trên?
c) Học sinh Nguyền Thị Thảo có điểm trung bình các môn cả năm như sau:
Toán

Văn



Hóa

Sinh

Địa

Sử

Anh


CN

GDCD

MT

ÂN

8,9
8,5 8,7 8,4
8,6 9,0 8,5 4,9 8,3
8,9
Đ
Đ
Anh chị hãy xếp loại học lực cho học sinh Nguyền Thị Thảo. Vì sao anh chị
xếp loại như vậy?
Câu 4: a. Qua quá trình tham gia giảng dạy trong trường THCS Thầy, Cô
giáo hãy cho biết: Cần có giải pháp gì để phát huy và tăng cường tính tích
cực của học sinh?
b. Đồng chí hãy kể tên một số phương pháp dạy học mà đồng chí đã được
hoc tập, tập huấn và thực hiện giảng dạy trên lớp? Theo đồng chí thì
PPDH nào là tốt nhất, có hiệu quả nhất?
Câu 5: Anh chị hãy nêu Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm? Ưu nhược
điểm của phương pháp dạy học theo nhóm. Anh chị cần làm gì để phát huy
hiệu quả phương này với đối tượng học sinh trường THCS Đồng Rùm.
Câu 6: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học giáo viên trường trung học có nhiệm
vụ gì?


TD
Đ


Câu 7: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học giáo viên có những quyền nào?
Câu 8: Căn cứ vào Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Quy
định về đánh giá xếp loại Học lực học kỳ và cả năm cho học sinh được
chia thành mấy loại? Hãy nêu tiêu chuẩn của mỗi loại?
Câu 9: Thầy cô nêu biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ
môn mình tại đơn vị đang công tác ?
Câu 10: Anh/chị trình bày mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đã được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (Hội nghị
Trung ương 8 khoá XI). Nhà trường đã làm gì để góp phần thực hiện mục
tiêu này?
Câu 11: Anh/chị hãy nêu những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 –
2018 bậc THCS
PHẦN II: CÂU HỎI TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 1. Khi thầy (cô) đang giảng bài trên bục giảng với bộ môn mình đang
phụ trách, chợt phát hiện trong lớp một học sinh đang mở vở học bài một
phân môn khác. Thái độ của mình đối với học sinh đó như thế nào ?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên
có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).
Giáo viên bình tỉnh và đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức thuần túy vừa
giảng cho cả lớp và yêu cầu học sinh đó trả lời:


- Nếu trả lời đúng thì việc đầu tiên GV khen HS đó nhưng trong lời khen có
ý nhắc nhỡ về việc tập trung học tập của em đó.
- Nếu trả lời sai thì nhắc nhỡ HS đó cần tập trung hơn trong giờ học

Câu 2. Dịp 20/11, học sinh thường tặng hoa mừng thầy (cô) nhân ngày :
"nhà giáo Việt Nam". Sau khi nhận hoa và lời chúc của các em. Thầy (cô)
lấy sổ điểm ra để kiểm tra miệng trước khi dạy bài mới. Một học sinh cuối
lớp phát biểu trổng: "Mới tặng hoa 20/11, cho chúng em miễn đọc bài hôm
nay đi". Thái độ của thầy (cô) sẽ như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI:
(Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử
lí tình huống hay hơn).
Không nóng giận, nhẹ nhàng phân tích cho các em thấy, tặng hoa là nghĩa
cử thể hiện tình cảm của các em đối với thầy (cô) giáo, vấn đề quan trọng
và ý nghĩa hơn trong những ngày nầy là những bông hoa "điểm 10" của
các em mới chính là món quà thiết thực đối với thầy (cô) giáo. Và giáo viên
tiến hành kiểm tra bài cũ.
Câu 3. Dịp 8/3 thầy (cô) vào lớp, lấy sổ điểm ra chuẩn bị gọi học sinh
kiểm tra bài cũ. Một học sinh phát biểu : " thưa thầy (cô). Hôm nay nhân
8/3 thay vì đọc bài cũ em xung phong hát tặng cô và các bạn nữ một bài
hát để lấy điểm kiểm tra miệng được không ạ!". Thầy (cô) giải quyết tình
huống này như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên
có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).
Phân tích cho các em thấy văn nghệ và kiến thức không thể thay thế cho
nhau mà văn nghệ chỉ giúp ta những lúc giải lao sau khi đã hoàn thành


công việc của mình, vì vậy không thể thay bài kiểm tra bằng bài hát. Thầy
(cô) cám ơn nhã ý của em, nhưng để dành vào dịp tổ chức sinh hoạt 8/3
của lớp em sẽ thể hiện còn hôm nay vẫn phải kiểm tra bài cũ thôi.




×