Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

Thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.71 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---

 ---

NGÔ THU XUÂN PHA

THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THEO QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---

 ---

NGÔ THU XUÂN PHA


THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.; TS. ĐINH PHI HỔ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: NGÔ THU XUÂN PHA
Sinh ngày 01 tháng 04 năm 1986 – tại: Tây Ninh
Quê quán: Thanh Phước- Thanh Điền - Châu Thành- Tây Ninh
Là học viên cao học khóa: XI của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Mã số học viên : 21111090184
Cam đoan đề tài: “Thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020”.
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng. Mã số chuyên ngành: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.; TS. Đinh Phi Hổ
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc
lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung
này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2013

Ngô Thu Xuân Pha


MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN
ƯU TIÊN........................................................................................................................................ 1
1.1. Những vấn đề chung về thu hút đầu tư................................................................... 1
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................................. 1
1.1.2. Các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế............................................................ 2
1.2. Đặc trưng của các dự án ưu tiên................................................................................ 4
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư.............................................................. 6
1.3.1. Lý thuyết về môi trường đầu tư............................................................................. 6
1.3.2. Phân tích hành vi đầu tư của doanh nghiệp......................................................... 7
1.3.3. Các lý thuyết về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng..........8
1.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu và Hà Tĩnh............................................................................................................ 9
1.4.1. Bà Rịa – Vũng Tàu - Những luồng gió mới........................................................ 9
1.4.2. Hà Tĩnh – bí quyết thu hút đầu tư........................................................................ 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC VÀ THU HÚT
ĐẦU TƯ VÀO TỈNH TÂY NINH........................................................................................ 14
2.1. Thực trạng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 14
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.......................................................................................... 16
2.1.3. Nguồn nhân lực....................................................................................................... 18

2.1.4. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................... 20
2.1.5. Văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo............................................................................ 24
2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh........................................................... 25


2.3. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Tây Ninh............................................................... 27
2.4. Thực trạng hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Tây
Ninh........................................................................................................................................... 30
2.4.1. Thực trạng hoạt động đầu tư................................................................................ 30
2.4.2. Tình hình thu hút đầu tư nước ngòai vào tỉnh Tây Ninh............................... 32
2.5. Thực trạng đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh..........................33
2.5.1. Tổng quan các khu công nghiệp.......................................................................... 33
2.5.2. Thực trạng đầu tư cơ cở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh.......38
2.5.3. Thực trạng thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh..............40
2.6. Hiện trạng đầu tư vào các khu kinh tế tỉnh Tây Ninh..................................... 45
2.6.1. Tổng quan các khu kinh tế.................................................................................... 45
2.6.2. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng các khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.................. 48
3.6.3. Thực trạng thu hút đầu tư tại các khu kinh tế tỉnh Tây Ninh........................ 49
2.7. Các yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp tỉnh Tây Ninh................................................................................................ 52
2.7.1. Nghiên cứu định tính các yếu tố môi trường đầu tư tại các khu công
nghiệp tỉnh Tây Ninh......................................................................................................... 52
2.7.2. Phân tích mô hình định lượng các yếu tố môi trường đầu tư và sự quyết
định đầu tư của nhà đầu tư............................................................................................... 55
2.7.2.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................................. 55
2.7.2.2. Phân tích mô tả các doanh nghiệp điều tra..................................................56
2.7.2.3. Đo lường các yếu tố nghiên cứu....................................................................58
2.7.2.4. Phân tích nhân tố khám phá............................................................................61
2.7.2.5. Phân tích dự báo tác động của các yếu tố môi trường đầu tư đến sự
quyết định của nhà đầu tư.............................................................................................. 67

2.7.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................ 73


CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỀ THU HÚT ĐẦU
TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THEO QUY
HOẠCH........................................................................................................................................ 75
3.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020..........75
3.2. Gợi ý chính sách về thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch
77
3.2.1. Xây dựng hệ thống chính sách đầu tư mang tính hỗ trợ tối đa cho nhà đầu
tư................................................................................................................................................. 77
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ công.......................................................................... 78
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua xây dựng mối quan hệ hợp
tác và tin cậy giữa chính quyền, DN và người lao động............................................... 79
3.2.4. Gia tăng lợi thế và chi phí cạnh tranh cho doanh nghiệp................................... 80
3.2.5. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cơ bản............................................................ 80
3.2.6. Xây dựng hiệu quả thương hiệu địa phương........................................................ 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................................ 82
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PCI
KCN
KKT
GDP
USD
DN

USAID
VCCI
VNCI
FDI
KH&ĐT
ĐVT
ODA
BOT
BT
BTO
BĐVHX
ASEAN
PL
TNHH
CCN
ADB
DA
CSHT
ĐTNN
SPSS
EFA


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1:

Tổng hợp dâ

Bảng 2.2:


Tổng hợp lao

động giai đoạn 2008-2010 .........................................................................................
Bảng 2.3:

Tổng sản phẩ

Bảng 2.4:

Các yếu tố P

Bảng 2.5:

Xếp hạng PC

Bảng 2.6:

Tổng hợp do

Bảng 2.7:

Số DN đang

Bảng 2.8:

Số dự án đầu

đầu tư


....................

Bảng 2.9:

Số dự án đầu

ngành kinh tế .............................................................................................................
Bảng 2.10: Đóng góp của các KCN vào phát triển kinh tế địa phương...................
Bảng 2.11: Thực trạng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp ..................
Bảng 2.12: Tỉ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp ....................................................
Bảng 2.13: Tổng hợp doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất tại các KCN đến tháng
6/2012

...............................................................................................................42

Bảng 2.14: Thực trạng diện tích đầu tư vào các KCN tỉnh Tây Ninh đến tháng
6/2012

...............................................................................................................44

Bảng 2.15: Thực trạng vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Tây Ninh đến tháng 6/2012 . 44
Bảng 2.16: Tỉ lệ lấp đầy tại các Khu kinh tế............................................................
Bảng 2.17: Tổng hợp dự án đầu tư vào sản xuất tại các KKT đến tháng 6/2012 ...
Bảng 2.18: Thực trạng vốn đầu tư tại các KKT tỉnh Tây Ninh đến tháng 6/2012 ..
Bảng 2.19: Thực trạng thu hút đầu tư các KKT tỉnh Tây Ninh đến tháng 6/2012 ..
Bảng 2.20: Tổng hợp các đánh giá của các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN tỉnh
Tây Ninh ...............................................................................................................
Bảng 2.21: Tổng hợp DN điều tra theo loại hình DN và ngành nghề kinh doanh ..



Bảng 2.22: Tổng hợp DN điều tra theo loại hình DN và thời gian đầu tư..................... 57
Bảng 2.23: Tổng hợp DN điều tra theo loại hình DN và số lượng lao động................. 57
Bảng 2.24: Tổng hợp DN điều tra theo loại hình DN quy mô vốn đầu tư.....................58
Bảng 2.25: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt................................................ 61
Bảng 2.26: Các biến quan sát không nằm trong các nhân tố được trích.........................62
Bảng 2.27: Kết quả phân tích nhân tố thang đo các yếu tố môi trường đầu tư.............64
Bảng 2.28: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá................................................................................................................................... 67
Bảng 2.29: Hệ số hồi quy........................................................................................................... 69
Bảng 2.30: Vị trí quan trọng của các yếu tố.......................................................................... 71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Tỉnh Tây Ninh còn là đầu mối và cửa ngõ giao thông về đường
bộ quan trọng phía Tây Nam của tổ quốc; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng
của quốc gia; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại
du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Di chuyển dễ dàng đến các khu vực
như: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, các tỉnh Miền Tây…thông qua
tuyến đường bộ và đường thủy nội địa. Kết nối với các nước trong khối Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar… theo trục đường
xuyên Á; Kết nối bằng đường thủy đến các cảng trong khu vực qua tuyến đường thủy
sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Tây Ninh có địa thế cao, bằng phẳng, nền đất
vững rất thuận lợi để xây dựng các công trình. Cùng với khí hậu ôn hòa, đất đai bằng
phẳng, màu mỡ, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với các loại cây
công nghiệp như: mía, mì, cao su, đậu phộng…nguồn nguyên liệu dồi dào tạo điều
kiện phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Tuy có vị trí chiến lược thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhưng Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Tây Ninh năm 2012 tụt hạng rất nhiều so

với các năm trước, xếp hạng 57/63 tỉnh cả nước, và thứ hạng thấp nhất trong các tỉnh
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hơn nữa, tính đến nay tỉnh chỉ có 05 khu
công nghiệp (KCN) được cấp phép thành lập và 02 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu hoạt
động, có thể nói đó là con số rất khiêm tốn so với các tỉnh lân cận.
Mặt khác, theo chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây
Ninh với mục tiêu là xây dựng Tây Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm
2020. Tây Ninh cần phải đạt được những chỉ tiêu cơ bản về tốc độ tăng trưởng Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội và con người bền vững…Và định hướng được đặt ra là phải tăng
cường thu hút đầu tư. Thêm nữa, theo kế hoạch về thu hút đầu tư vào Tây


Ninh giai đoạn 2011 đến 2015 với tổng vốn đầu tư thu hút là 2.500 triệu Đô la Mỹ
(USD). Do đó, nhiệm vụ của các KCN cần thu hút 1.625 triệu USD chiếm tỷ trọng
65%, với suất đầu tư bình quân vào khoảng 3 triệu USD/ha, thì tổng nhu cầu đất để
cho thuê là 542 ha. Vì thế sau giai đoạn 2015 diện tích đất còn lại tại các KCN còn có
thể cho thuê là 1.267 ha.
Do vậy, Tây Ninh vừa có lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực, song vẫn tồn tại các
vấn đề cản trở hoạt động đầu tư, thêm với áp lực về thời gian quy hoạch và làm sao
để thu hút các doanh nghiệp (DN) đầu tư của tỉnh nói chung và của các KCN nói
riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo địa phương. Để có thể thu hút
các DN đầu tư, cần thiết phải tìm hiểu môi trường đầu tư, yếu tố môi trường đầu tư
nào tác động đến khả năng thu hút đầu tư, từ đó tìm ra các giải pháp thu hút đầu tư
hiệu quả. Thực hiện đề tài: “Thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020” sẽ phần nào giải đáp cho vấn
đề trên. Đề tài sẽ chọn dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Tây Ninh để tìm hiểu về môi
trường đầu tư KCN và yếu tố nào ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn KCN của
DN để đầu tư. Và các giải pháp thu hút đầu tư vào KCN sẽ đại diện và được áp dụng
cho thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên khác theo quy hoạch của tỉnh.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:

Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về thu hút đầu tư vào các dự án ưu
tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020. Tuy
nhiên, trên phạm vi quốc gia, vùng kinh tế, tỉnh Tây Ninh và một số tỉnh khác cũng đã
có rất nhiều những nghiên cứu về môi trường đầu tư và thu hút đầu tư vào các KCN,
khu chế xuất hay trên địa bàn tỉnh, thành phố với những góc nhìn và khía cạnh tiếp
cận khác nhau và cũng đã thu được những kết quả nhất định. Dưới đây là một số
nghiên cứu gần với đề tài.
Nguyễn Đình Sang, “ Nghiên cứu môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng thu
hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước”, tháng 4 năm 2011. Đề tài dựa
trên cơ sở các lý thuyết về môi trường đầu tư, tiếp thị địa phương, cạnh tranh và


lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn của khách hàng. Đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu khám phá thông qua dữ
liệu thứ cấp, nghiên cứu khám phá bằng phương pháp định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tư. Đề tài có sử
dụng các mô hình phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến để giải
quyết các vấn đề nghiên cứu là xác định các yếu tố môi trường đầu tư, tác động của
các yếu tố này đến sự hài lòng của nhà đầu tư, từ đó tìm ra giải pháp thu hút đầu tư
vào các KCN tỉnh Bình Phước. Kết quả của nghiên cứu là đã xác định được 9 yếu tố
môi trường đầu tư được các nhà đầu tư quan tâm là: mặt bằng và chính sách, chi phí
đầu vào cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, lãnh đạo địa phương năng động và chất lượng dịch
vụ công, nguồn nhân lực, chất lượng môi trường sống, thương hiệu địa phương, lợi
thế ngành đầu tư, hoà nhập sản xuất và giao thương quốc tế. Và 6 yếu tố tác động đến
sự thoả mãn của các các nhà đầu tư khi đầu tư vào Bình Phước theo thứ tự giảm dần
là: tính năng động của lãnh đạo và chất lượng dịch vụ công, mặt bằng và chính sách
đầu tư, cơ sở hạ tầng, chất lượng môi trường sống, lợi thế ngành đầu tư và chi phí đầu
vào cạnh tranh. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là các nhà đầu tư với nhiều mối
quan hệ lợi ích phức tạp nên có thể có động cơ trả lời phỏng vấn sai lệch. Số lượng
nhà đầu tư vào các KCN ở Bình Phước không nhiều và rất khó tiếp xúc nên đề tài

phải thay thế một phần bằng đo lường cảm nhận của đại diện chủ đầu tư - nhà quản lý
DN - và rất có thể một phần nào đó quan điểm của nhà quản lý DN không trùng quan
điểm với nhà đầu tư nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế. Mặt khác, giới
hạn không gian nghiên cứu hẹp - chỉ xem xét đến các DN đầu tư ở các KCN, chưa
xem xét đến các DN đầu tư bên ngoài KCN và các tỉnh lân cận để có thể thu thập
thông tin đánh giá một cách khách quan hơn.
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2005-2009, nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
thông qua nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư mềm nhằm đánh giá năng lực
điều hành kinh tế của địa phương. PCI của Việt Nam năm 2009 gồm 9 yếu tố: (1) chi
phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3)


tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (4) chi phí về thời gian để thực hiện các quy
định của nhà nước; (5) chi phí không chính thức; (6) tính năng động và tiên phong
của lãnh đạo tỉnh; (7) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) đào tạo lao động; (9) thiết chế
pháp lý, USAID - VCCI (2009). Trong 9 yếu tố trên thì các yếu tố: 3, 4 và 8 được
đánh giá là những yếu tố có tác động lớn; các yếu tố: 1, 5 và 6 được đánh giá có tác
động trung bình; và các yếu tố còn lại: 2, 7 và 9 được đánh giá có tác động yếu hơn
đến sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân. Và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được
tổng hợp từ các chỉ số thành phần có trọng số theo hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
tư nhân. Các yếu tố thành phần của PCI có thể được thay đổi theo thời gian cho phù
hợp với quá trình vận động của nền kinh tế của đất nước. Kết quả nghiên cứu của Dự
án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) năm 2009 cho thấy có mối liên hệ
giữa chất lượng điều hành kinh tế - thông qua PCI và kết quả kinh tế. Nghĩa là các
tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển DN và thịnh
vượng hơn về kinh tế. Đối với tác động thu hút đầu tư kết quả nghiên cứu cho thấy
nếu một tỉnh cải thiện 1 điểm trong PCI chưa có trọng số sẽ có thêm 3 nhà đầu tư có
khả năng chọn tỉnh đó làm địa điểm đầu tư kinh doanh. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ
tập trung vào cơ sở hạ tầng mềm thông qua đánh giá năng lực của lãnh đạo địa

phương và bỏ qua một số yếu tố môi trường đầu tư quan trọng khác.
Kiều Công Minh, “ Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của tỉnh Tây Ninh”, năm 2008. Đề tài đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính thông qua các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VNCI,
phương pháp so sánh mô tả và phương pháp chuyên gia để đánh giá tổng quan vai trò
dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế - xã hội ở
những nước đang phát triển và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về lý
luận và thực tiễn; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Tây
Ninh; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào
tỉnh Tây Ninh. Nghiên cứu đã phân tích, xác định được một số các yếu tố tác động
đến thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền thống (vị trí - khoảng cách đến thị


trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và chính sách ưu đãi) và các nhân tố
mềm (10 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần theo VNCI). Nghiên cứu
cũng đã đề xuất được một số giải pháp để thu hút FDI như: đề xuất phương hướng
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh; nâng cao PCI; cải thiện cơ sở hạ tầng; nâng
cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển các KCN; tăng
cường xúc tiến đầu tư. Hạn chế của nghiên cứu là do chỉ nghiên cứu định tính nên
chưa thấy được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư; đề
xuất giải pháp còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể do đó ít tính khả thi.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh nói
chung và các KCN trên địa bàn nói riêng, từ đó cải thiện môi trường đầu tư và kích
thích các nhà đầu tư hiện tại duy trì đầu tư, cũng như kêu gọi đầu tư mới vào các dự
án được quy hoạch đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Mục tiêu tổng quát: của nghiên cứu là nhận diện môi trường đầu tư của các KCN
tỉnh Tây Ninh, các yếu tố nào của môi trường đầu tư KCN mà nhà đầu tư lựa chọn và
quyết định đầu tư tại đây – đó là cơ sở để đưa ra các chính sách nhằm thu hút đầu tư
vào các dự án mới trong các KCN và trong các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời

kỳ 2010- 2020 theo quy hoạch .
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh, trong đó có các KCN,

KKT.
- Xác định những yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các

KCN tỉnh Tây Ninh.
- Gợi ý các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các KCN nói riêng và thu hút đầu tư

vào các dự án ưu tiên theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến
năm 2020 nói chung.
4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời kỳ 2010 –

2020 tỉnh Tây Ninh, cụ thể là các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.


- Phạm vi nghiên cứu: bao gồm nội dung, không gian và thời gian.
(1) Nội dung: đánh giá các nguồn lực cho phát triển- điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội, nhân vật lực; Hiện trạng hoạt động đầu tư vào tỉnh Tây Ninh và tình hình thu hút
đầu tư vào các KCN, KKT. Các yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến mức quyết
định của nhà đầu tư ở các KCN. Thảo luận các gợi ý chính sách nhằm thu hút đầu tư
vào các KCN nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung.
(2) Không gian: nghiên cứu tập trung trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong đó có các

KCN, KKT tỉnh Tây Ninh.
(3) Thời gian: dữ liệu thứ cấp là các số liệu của Cục thống kê tỉnh Tây Ninh và số


liệu trong báo cáo của Ban quản lý KKT tỉnh Tây Ninh được sử dụng trong 3 năm
gần đây; dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu khảo sát ý kiến của các nhà đầu tư được thực
hiện vào năm 2013.
5. Giả thuyết nghiên cứu:

Việc nghiên cứu đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến khả năng
thu hút đầu tư dựa trên giả thuyết là các yếu tố môi trường đầu tư gồm: cơ sở hạ tầng
đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, lợi thế và chi phí đầu tư, nguồn
nhân lực, môi trường sống và làm việc, thương hiệu địa phương, quyết định đầu tư
giữ vai trò quan trọng trong sự lựa chọn và quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào các
KCN tỉnh Tây Ninh. Và các yếu tố đó tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn
địa điểm đầu tư, thu hút đầu tư sẽ gia tăng khi nhà đầu tư cảm thấy hài lòng với địa
phương. Dựa vào giả thuyết trên đề tài sẽ kiểm chứng thông qua thăm dò ý kiến của
các nhà đầu tư tại các KCN.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp như nghiên cứu tài liệu; thống kê,
mô tả, đánh giá dữ liệu thứ cấp; nghiên cứu định tính, định lượng và phân tích tổng
hợp.
Nghiên cứu các tài liệu về các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây
Ninh như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục và y tế….


Nghiên cứu khám phá sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về hiện trạng
thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, PCI, thu hút đầu tư vào các KCN, KKT…
các dữ liệu này được dùng để khám phá sơ bộ hiện trạng đầu tư tại tỉnh Tây Ninh nói
chung và tại các KCN, KKT nói riêng.
Nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Mục đích của
nghiên cứu này là khám phá về thái độ và quan điểm của nhà đầu tư về chính sách
đầu tư, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng…bước nghiên cứu này nhằm thiết lập

bảng câu hỏi với các thang đo lường các yếu tố của môi trường đầu tư và được sử
dụng cho nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mục đích của
bước nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố môi trường đầu tư và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến sự quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Nghiên cứu sử dụng các công cụ là
phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến.
7. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu:
- Đánh giá nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh
- Đánh giá hiện trạng thu hút đầu tư của cả tỉnh và của riêng các KCN, KKT.
- Hệ thống các yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
- Gợi ý các chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư thông qua các yếu tố đã

được phân tích kiểm định.
8. Kết cấu của đề tài:

Đề tài bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên
Chương 2: Đánh giá thực trạng các nguồn lực và thu hút đầu tư vào tỉnh Tây
Ninh
Chương 3: Thảo luận các gợi ý chính sách về thu hút đầu tư vào các dự án ưu
tiên nghiên cứu đầu tư theo quy hoạch


1

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN
ƯU TIÊN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
Có rất nhiều lý thuyết với các quan điểm khác nhau về thu hút đầu tư. Để biết

được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, chúng ta cần xem xét trước hết là các
khái niệm về đầu tư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu; sau đó là
các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế.
1.1.1. Các khái niệm
-

Đầu tư:

Theo luật đầu tư (Quốc Hội, 2005)[13], đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng
các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động
đầu tư. Theo quan điểm của chủ đầu tư và xã hội thì đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực về vật chất và trí tuệ để sản xuất và kinh doanh trong
một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Các nhà
kinh tế học dùng thuật ngữ đầu tư để chỉ việc mua hàng hóa vốn mới, chẳng hạn như
máy móc, nhà xưởng, nhà ở. Khi đề cập đến các tài sản tài chính, các nhà kinh tế nói
là “đầu tư tài chính”, Olivier Blanchard (2000). Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt
Nam: khái niệm đầu tư là sự bỏ vốn vào một DN, một công trình hay một sự nghiệp
bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn
để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hóa, mở rộng xí
nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng. Có đầu tư sản xuất xây dựng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải và đem lại doanh
lợi - và đầu tư dịch vụ - xây dựng những cơ sở phục vụ lợi ích công cộng như bệnh
viện, trường học, thương mại, du lịch. Trong nghiên cứu này, thuật ngữ đầu tư để chỉ
việc mua hàng hóa, vốn mới như mặt bằng xây dựng, nhà xưởng và phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh, mua, lắp đặt máy móc thiết bị, vốn lưu động.


2

-


Khu công nghiệp:

Theo luật đầu tư (Quốc Hội, 2005)[13], Khu công nghiệp là khu chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục được quy định.
KCN thường được xây dựng trên các vùng có nhiều đất trống, các nhà máy xây dựng
trong khu được tập trung theo chiều dọc, do đó chi phí đầu vào và đầu ra của DN sẽ
hạ thấp vì các nhà máy thường xây dựng sát cạnh nhau, đầu ra của nhà máy này cũng
là đầu vào của nhà máy kia. Ngoài ra, các DN khi đầu tư vào KCN sẽ giảm được
nhiều chi phí như: chi phí mua đất, xây dựng đường dây tải điện, đường giao thông
vận tải vào nhà máy, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn. Lợi ích
của việc sản xuất tập trung tại các KCN so với phát triển công nghiệp tản mạn là tận
dụng được lợi thế theo quy mô, tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và
quản lý môi trường, đồng thời cung cấp các dịch vụ thuận lợi.
-

Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu:

Theo luật đầu tư (Quốc Hội, 2005)[13], Khu kinh tế là khu vực có không gian
kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà
đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục
quy định. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan,
khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu
dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng
khu kinh tế.
Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có
cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự
và thủ tục được quy định.
1.1.2. Các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế
Hymer (1960), lập luận rằng sự tồn tại của các công ty đa quốc gia là dựa trên sự

không hoàn hảo của thị trường là cấu trúc không hoàn hảo và chi phí giao dịch


3

không hoàn hảo. Cấu trúc thị trường không hoàn hảo sẽ giúp các công ty độc quyền
tạo được sức mạnh trên thị trường. Chi phí giao dịch không hoàn hảo tạo cơ hội cho
các công ty độc quyền thu lợi nhuận thông qua việc sử dụng “thị trường nội bộ” thay
cho những giao dịch ở bên ngoài. Nghiên cứu về cấu trúc không hoàn hảo của thị
trường - lý thuyết công nghiệp lập luận rằng khi đầu tư ra nước ngoài các DN FDI
chịu nhiều chi phí và rủi ro hơn các DN nước sở tại. Để cạnh tranh với các DN này,
DN FDI phải có những lợi thế để bù đắp được những chi phí phụ trội đó. Lợi thế đó
là sức mạnh độc quyền ở một số mặt như: quy mô, kiến thức, sự khác biệt của sản
phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, công nghệ, mạng lưới phân phối và kỹ năng tiếp thị, khả
năng tiếp cận với những nguồn vốn rẻ; Với nghiên cứu về chi phí giao dịch không
hoàn hảo – lý thuyết nội vi hóa cho rằng việc nội vi hóa các giao dịch thông qua FDI
có lợi hơn các giao dịch thông qua thị trường. Các lợi ích từ FDI bao gồm việc tiết
kiệm thời gian đàm phán hợp đồng, cấp phép, tránh được những bất trắc trong đàm
phán và rủi ro do sự thiếu tin tưởng giữa các đối tác, giảm thiểu những tác động của
Chính phủ thông qua việc chuyển giá và khả năng phân biệt đối xử theo giá.
F.T.Knickerbocker (1973), đưa ra lý thuyết hành vi chiến lược trên cơ sở xem xét
giữa FDI và các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp độc quyền nhóm cho
rằng có sự đầu tư kéo theo khi một DN độc quyền nhóm đầu tư vào một thị trường
khu vực, một nước hay một ngành nào đó thì các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ
theo chân DN tiên phong đầu tư vào thị trường đó như một hành vi chiến lược nhằm
ngăn chặn không cho đối thủ nắm lợi thế trước mình.
Lý thuyết về xu hướng đầu tư quốc tế cho rằng: khi nền kinh tế phát triển, cấu trúc
kinh tế thay đổi và cùng với nó mức độ và bản chất của đầu tư nước ngoài vào trong
nước cũng như đầu tư trong nước ra nước ngoài cũng thay đổi. Như vậy, có một sự
tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và FDI. Khi FDI xuất hiện nó được định hình

bởi xu hướng phát triển, và đến lượt mình FDI lại tác động lên xu hướng phát triển.
Lợi thế cạnh tranh mà DN có phụ thuộc vào các tài sản họ có bao gồm cả tài sản tự
nhiên - tài nguyên thiên nhiên hay lao động phổ thông - và tài sản tạo dựng -


4

nguồn nhân lực có tay nghề, vốn, công nghệ, các kỹ năng quản lý, tiếp thị. Các hoạt
động FDI dịch chuyển nguồn lực qua lại giữa các nước và góp phần làm thay đổi
những đặc tính của sở hữu, địa điểm, nội vi hóa của các DN độc quyền.
Dunning (1980), đưa ra lý thuyết chiết trung bằng cách tổng hợp ba dòng lý thuyết
về FDI là lý thuyết tổ chức công nghiệp, lý thuyết nội vi hoá và lý thuyết địa điểm
công nghiệp. Theo ông, một DN chỉ thực hiện FDI khi hội tụ ba điều kiện: (1) sở
hữu / quy mô: DN phải sở hữu một số lợi thế so với DN khác như quy mô, công nghệ,
mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô
hình đặc thù của DN; (2) nội vi hoá: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ DN
có lợi hơn là bán hay cho các DN khác thuê; (3) địa điểm: Sản xuất tại nước tiếp nhận
đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có
thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương mại,
chính sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo
ra cho DN khi hoạt động tại đó.
Paul Krugman (1991), đề xuất ra lý thuyết địa lý kinh tế mới theo đó các hãng có
xu hướng xác định vị trí sản xuất của mình ở những nơi “trung tâm” đông đúc dân cư
và vốn, vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. Nhưng việc này sẽ dẫn tới dân cư - vừa
là người cung cấp lao động vừa là người tiêu dùng - sẽ càng di chuyển tới những
“trung tâm” này vì ở đó có tính lợi thế quy mô cao hơn, cũng có nghĩa là giá cả hàng
hóa rẻ hơn và sản phẩm đa dạng hơn. Sự hạn chế tập trung hóa chính là ở chi phí vận
chuyển. Chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng sẽ cao nếu như các hãng tập trung
hóa ở một khu vực nhất định trong quốc gia. Do đó, quyết định lựa chọn địa điểm sản
xuất của các hãng phụ thuộc vào tương quan giữa việc tận dụng lợi thế quy mô và

việc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Giảm chi phí vận chuyển sẽ dẫn tới quá trình tập
trung hóa và đô thị hóa.
1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
Tất cả tỉnh, thành trong nước đều được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định, trong đó kèm theo


5

quyết định là định hướng các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư ứng với
mỗi vùng, miền, tỉnh, thành. Do đó, chúng phải thể hiện các đặc trưng sau:
• Thứ nhất, phù hợp với quan điểm phát triển của từng tỉnh, thành.

Đó là tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước và từ nước
ngoài vào đầu tư trên địa bàn tỉnh; Phát huy hơn nữa về lợi thế về vị trí địa lý, nguồn
lực và các tiềm năng tại chỗ trong quan hệ hợp tác với bên ngoài; Cùng với cả nước
và Vùng kinh tế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tham gia vào quá trình
phân công lao động quốc tế và khu vực; chú trọng đầu tư chiều sâu, tăng cường đầu
tư nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực mà
tỉnh có tiềm năng và lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh theo phương châm hướng
tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát
triển kết cấu hạ tầng trên các vùng, kể cả nông thôn và vùng sâu, vùng xa; Phát triển
kinh tế bền vững trên cơ sở gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm thực hiện công bằng,
tiến bộ xã hội; Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào
tạo nguồn nhân lực; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc
phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
• Thứ hai, phù hợp với mục tiêu phát triển của từng tỉnh, thành.

Căn cứ vào mục tiêu với các mức độ khác nhau về cơ cấu kinh tế: nông, lâm
nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và

dạy nghề. Bảo đảm quốc phòng, an ninh….Từ đó, có các dự án với mức ưu tiên cao
hay thấp, sử dụng ngân sách hay kêu gọi thu hút đầu tư.
• Thứ ba, phù hợp với chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực và các sản phẩm

chủ lực của từng tỉnh, thành.
Về công nghiệp, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch tập trung phát triển các
ngành công nghiệp chủ yếu nào. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát
triển của các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ; Về
dịch vụ, phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, bảo đảm sự
phát triển toàn diện và bền vững; Về nông, lâm nghiệp và thủy sản. Phát triển nền
nông nghiệp toàn diện và bền vững. Sử dụng hợp lý, hiệu quả Quỹ đất


6

dành cho lâm nghiệp. Sự phát triển ngành thủy sản phải bảo đảm những yêu cầu về
bảo vệ môi trường nước, nguồn tài nguyên quý giá cho sự phát triển sản xuất và sinh
hoạt của dân cư trong tỉnh và của các tỉnh, thành phố khác liên quan; Về các lĩnh vực
xã hội và phát triển kết cấu hạ tầng.
• Thứ tư, đồng bộ với tổ chức không gian, lãnh thổ của từng tỉnh, thành.

Các dự án được ưu tiên nghiên cứu đầu tư phải nằm trong quy hoạch phát triển
các vùng kinh tế- xã hội, cũng như phát triển không gian đô thị.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ
Dựa trên các lý thuyết về môi trường đầu tư; phân tích hành vi đầu tư của DN;
và các lý thuyết về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng. Từ đó, các yếu
tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư được nhận diện.
1.3.1. Lý thuyết về môi trường đầu tư
Theo world bank (2004), trích trong Nguyễn Trọng Hoài (2007), thì môi trường
đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và

động lực để DN đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Tập hợp những
yếu tố đặc thù này bao gồm hai thành phần chính là chính sách của địa phương - cơ sở
hạ tầng mềm - và các nhân tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý cơ sở hạ tầng cứng. Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía cạnh liên quan đến
nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào
cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư. Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà
đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một địa phương nào đó.
Trong những năm gần đây, một số nhà tài trợ quốc tế và cơ quan nghiên cứu hoạt
động trong lĩnh vực phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên
cứu nhằm xác định và đánh giá những yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm tăng trưởng kinh
tế địa phương. Các nghiên cứu đã cho thấy có sự khác biệt lớn về môi trường kinh
doanh và chênh lệch về mức độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, giữa
các tỉnh và khu vực khác nhau trong nước. Sự chênh lệch này một phần là do các địa
phương khác nhau có những điều kiện khác nhau về cơ sở hạ tầng cứng như điều kiện
tự nhiên, khả năng tiếp cận thị trường, nguồn tài chính và


7

nguồn nhân lực. Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này đều cho thấy chính
quyền và môi trường pháp lý của từng địa phương mới là yếu tố quan trọng dẫn đến
sự khác biệt về khả năng cạnh tranh của các địa phương khác nhau trong quá trình thu
hút vốn đầu tư. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư quan tâm tới rất nhiều
các yếu tố khác nhau; tuy nhiên, có thể phân làm 2 loại: Cơ sở hạ tầng cứng là những
yếu tố có thể đo lường theo các giá trị và ít nhiều mang tính khách quan. Ví dụ, đối
với một địa phương tỉnh thành ở Việt Nam là khoảng cách đến các trung tâm kinh tế
lớn, cảng biển; kết cấu hạ tầng; trình độ dân trí, tay nghề người lao động. Đây là
những yếu tố cần phải có thời gian và nguồn tài chính để cải thiện. Cơ sở hạ tầng
mềm là những yếu tố đại diện cho những đặc tính chủ động của một địa phương trong
quá trình tạo ra một môi trường chính sách thông thoáng. Các nhà marketing địa
phương có thể dùng những yếu tố này làm kim chỉ nam để cải tiến sức hấp dẫn đối

với thị trường mục tiêu như khách du lịch, nhà đầu tư, và các nguồn nhân lực trình độ
cao. Khác với cơ sở hạ tầng cứng, cơ sở hạ tầng mềm đòi hỏi rất lớn từ triết lý lãnh
đạo của các nhà quản lý địa phương, triết lý lãnh đạo sẽ chủ động chi phối quá trình
hoạch định các chính sách đầu tư theo hướng trì trệ hay thúc đẩy. Sự thay đổi một triết
lý lãnh đạo chủ yếu lại phụ thuộc vào ý thức hệ chứ không phụ thuộc vào các nguồn
tài chính.
1.3.2. Phân tích hành vi đầu tư của doanh nghiệp
Tổng hợp phân tích hành vi đầu tư của DN từ nhiều mô hình (Mô hình hành vi đầu
tư của DN tiếp cận theo nguyên lý gia tốc của Barro và Sala-i-Martin; mô hình đầu tư
theo lý thuyết tân cổ điển của Solow; mô hình ngoại tác của Romer và Lucas; và một
số mô hình khác), trích trong Lương Hữu Đức (2007:10), cho thấy các nhân tố có thể
tác động tới hành vi đầu tư: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ
phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6)
các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (7) tình
hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (8) mức độ ổn
định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (9) các quy
định về thủ tục; (10) mức độ đầy đủ về thông tin, kể cả thông


8

tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, về các tiến bộ công nghệ. Các yếu tố trên cho thấy
rằng, một dự đoán về tăng nhu cầu trong tương lai sẽ làm tăng đầu tư. Lãi suất có
chiều hướng tác động tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường tài chính và cấu trúc tài
chính đặc trưng của các DN trong từng ngành nhưng nhìn chung lãi suất thấp sẽ làm
tăng đầu tư. Hệ thống tài chính phát triển có tác động hỗ trợ cho đầu tư. Chiều hướng
tác động của đầu tư công còn tùy thuộc vào cấu trúc của đầu tư. Nhìn chung, đầu tư
công cho phát triển hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, nước), giáo dục sẽ có tác động
thu hút đầu tư. Nguồn nhân lực càng phát triển càng hỗ trợ cho đầu tư. Các dự án đầu
tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết có tác động thúc đẩy

đầu tư. Tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ tốt
sẽ hấp dẫn đầu tư nhiều hơn. Mức độ ổn định về môi trường đầu tư làm giảm thiểu rủi
ro trong đầu tư, nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn. Các quy định về thủ tục càng đơn
giản, rõ ràng càng làm giảm chi phí giao dịch và do đó càng hỗ trợ cho đầu tư. Mức
độ đầy đủ về thông tin làm tăng tính hiệu quả và an toàn cho đầu tư.
1.3.3. Các lý thuyết về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng
Nhìn chung, người ta định nghĩa chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng
cảm nhận được – trong nghiên cứu này khách hàng là nhà đầu tư và địa phương là
nhà cung cấp dịch vụ đầu tư. Mỗi khách hàng thường cảm nhận khác nhau về chất
lượng và do đó việc tham gia của khách hàng trong việc phát triển và đánh giá chất
lượng dịch vụ là rất quan trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng là một hàm của
nhận thức khách hàng. Nói một cách khác, chất lượng của dịch vụ được xác định dựa
vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu cá nhân của họ.
Đánh giá chất lượng dịch vụ được Parasuraman (1985), đưa ra trong mô hình
SERVQUAL với năm thành phần đánh giá (1) tin cậy: thể hiện qua khả năng thực
hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên, năng lực của nhân viên để
thi hành các lời hứa một cách chính xác; (2) đáp ứng: thể hiện qua sự mong muốn và
sẵn sàng của nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng; (3) năng lực


9

phục vụ: thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ với khách hàng;
(4) đồng cảm: thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng; (5)

phương tiện hữu hình: bao gồm những tài sản vật chất, trang thiết bị.
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thực hiện mô hình năm thành phần chất lượng
dịch vụ tại nhiều lĩnh vực dịch vụ cũng như nhiều thị trường khác nhau. Những kết
quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau ở từng ngành
dịch vụ khác nhau. Một vấn đề nữa được đặt ra đó là tầm quan trọng của từng thành

phần chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về mức độ thỏa mãn của khách hàng, theo Oliver
(1997), định nghĩa sự thỏa mãn của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc
của khách hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ với sản phẩm hay dịch vụ. Nhiều nhà
nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng là hai khái niệm
phân biệt. Sự thỏa mãn khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của
họ khi tiêu dùng một dịch vụ. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các
thành phần cụ thể của dịch vụ. Nhiều nhà nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ này và
cho thấy có mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng.
1.4. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN CỦA
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU VÀ HÀ TĨNH
Để kinh nghiệm thu hút đầu tư của các tỉnh, thành trở thành các gợi ý có khả thi
và không dàn trải thì dưới đây là các tỉnh có các dự án ưu tiên đầu tư vào các KCN,
KKT.
1.4.1. Bà Rịa – Vũng Tàu - Những luồng gió mới
* Về thu hút đầu tư nước ngoài:

Trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 06 dự án được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 29 triệu USD và 02 dự án được
điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng thêm 34 triệu USD; đã thu hồi Giấy chứng
nhận đầu tư 07 dự án với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD. Tính đến tháng


×