Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.38 KB, 74 trang )

Lời Mở Đầu
Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới, cùng với
sự hội nhập và hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng của các nền kinh tế làm
cho kinh tế các nước ngày càng phát triển. Bước vào năm 2007 năm thứ hai
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 Việt
Nam đã có bước chuyển biến đáng kể.Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO đồng thời ký hiệp định quan hệ
bình thường vĩnh viễn PNTR với Mỹ - một thị trường lớn nhất thế giới, tổ
chức thành công hội nghị APEC đã nâng tầm vóc của nước nhà lên tầm cao
mới vươn ra thế giới.Việt Nam là một nước có tăng trưởng kinh tế cao so với
khu vực và thế giới, nhờ đường lối phát triển đúng đắn về kinh tế cũng như sự
ổn định chính trị vững vàng dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong thời kỳ mới là một điều
được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm để giúp đất nước thoát khỏi tình
trạng lạc hậu, nền kinh tế tăng trưởng cao với cơ cấu kinh tế hợp lý. Do nhận
thức được tầm quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với sự giúp
đỡ của thầy giáo Ts. Nguyễn Ngọc Sơn và các cô, chú tại đơn vị thực tập là
Phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên em đã chọn đề
tài thực tập tốt nghiệp là :
“ Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 ’’
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích việc thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Cừ.Từ đó đưa ra một số giải pháp cho
việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại Huyện Phù Cừ tỉnh Hưng
Yên
1
1
Chuyên đề gồm 3 phần chính :
Chương I : Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh
tế quốc dân
Chương II : Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001 -2005 và


nhiệm vụ kế hoạch 2006 – 2010
Chương III : Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập không nhiều nên
chuyên đề thực tập của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận
được sự góp ý của các thày, cô và các cô, chú trong phòng Tài Chính Kế
Hoạch huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
------------------- o0o -------------------
2
2
Chương I : Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội trong nền kinh tế quốc dân
I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong hệ thống kế hoạch hoá
1. Một số vấn đề về kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội.
- Kế hoạch hoá là một công cụ quản lý đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử
phát triển xã hội. Kế hoạch được hiểu là hoạt động của con người dựa trên
nhận thức về các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để
tổ chức các đơn vị, các ngành , lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo
một mục tiêu chung có định hướng trước và các biện pháp để thực hiện các
mục tiêu đó nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững.Trong
nền kinh tế của Việt Nam kế hoạch hoá là hoạt động có hướng đích của Chính
phủ , các doanh nghiệp và hộ gia đình nhằm đạt được mục tiêu đã định dựa
trên các tiền đề đã được dự báo một cách khoa học về tiềm năng hiện có. Kế
hoạch đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất để giải quyết mối quan hệ giữa việc sử
dụng nguồn lực có hạn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam gồm 2 thời kỳ với các cơ
chế kế hoạch hoá khác nhau.Từ năm 1986 trở về trước áp dụng cơ chế kế
hoạch hoá tập trung - thực chất là kế hoạch hoá nền kinh tế theo hình thức
hiện vật, không thừa nhận kinh tế hàng hoá và chủ yếu là hoạt động của khu

vực kinh tế nhà nước, coi nhẹ các thành phần kinh tế khác.Thời kỳ từ năm
1986 trở lại đây chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá có định hướng của
Nhà nước nhằm tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác cùng tham gia,
đồng thời hướng tới một sự phát triển bền vững khi đặt các mục tiêu phát
triển kinh tế đi đôi với công tác xã hội hoá.
- Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
Theo định nghĩa : “ Kế hoạch kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu,
phương hướng, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế quốc dân, được biểu
3
3
hiện trong một hệ thống các bản cân đối, trên cơ sở nhận thức và thoả mãn
các yêu cầu của quy luật kinh tế của nền kinh tế quốc dân, và trên cơ sở khai
thác có hiệu quả kinh tế - xã hội cao mọi tài nguyên nhân - tài - vật - lực của
đất nước ’’
1
- Kế hoạch phát triển là một văn bản mang tính định hướng, có tính phân
đoạn cụ thể.Tính phân đoạn của kế hoạch thể hiện ở việc chia kế hoạch theo
các môc thời gian rõ ràng như kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế
hoạch ngắn hạn. Kế hoạch có cả tính định tính và định lượng trong đó tính
định lượng là đặc trưng cơ bản, tính định lượng của kế hoạch được thể hiện
thông qua các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp dựa trên những dự báo
cụ thể mang tính cân đối của nền kinh tế quốc dân.Hệ thống chỉ tiêu và mục
tiêu trong kế hoạch thường đầy đủ, chi tiết và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
và khả năng thực thi.

2. Các nguyên tắc của kế hoạch hoá.
- Để đảm bảo cho hoạt động kế hoạch hoá đạt hiệu quả cao và phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch hoá cần phải tuân thủ
theo các nguyên tắc của kế hoạch hoá.
Dựa trên những nội dung và tính chất của kế hoạch như trên, khi xây dựng

kế hoạch phát triển phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội :
Mục đích cuối cùng của kế hoạch là đáp ứng được nhu cầu của xã hội
nhằm đưa nền kinh tế phát triển toàn diện và bền vững. vì vậy kế hoạch
không xây dựng xuất phát từ nhu cầu của xã hội thì kế hoạch sẽ không có tính
thiết thực và nền kinh tế sẽ khó phát triển theo xã hội mong muốn.
- Kế hoạch phải dựa trên định hướng của Nhà nước và phù hợp với quy định
của pháp luật :
1 Giáo trình kinh tế phát triển trang 482
4
4
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta
mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong phát triển
trong việc phát triển kinh tế, các hoạt động văn hoá xã hội. Tuy nhiên khi lập
kế hoạch các đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, … vẫn phải dựa vào các
định hướng của nhà nước, vì các định hướng này đảm bảo lợi ích chung cho
toàn quốc gia và cộng đồng, nó dựa trên các dự báo có khoa học và mang tính
cân đối vĩ mô cho nền kinh tế quốc dân.
- Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện thưc tế.
Các điều kiện thực tế của địa phương như điều kiện cơ sở hạ tầng, tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các yếu tố về kinh tế - xã hội, chính trị.
Xây dựng kế hoạch không tính đến nhân tố này sẽ làm cho kế hoạch mất tính
hiện thực và thiếu khả năng thực thi.
- Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, đảm bảo tính tập trung, khả năng thực thi
cao, đáp ứng được các mục tiêu mà xã hội cần.
Các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là các mục
tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, các mục tiêu kết hợp tầm vĩ mô
với các chương trình của các bộ ngành TW, chính phủ để đảm bảo tính đồng
bộ với các mục tiêu, chương trình lớn của quốc gia.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và bảo đảm tính chính

xác cao nhất có thể có.
Nội dung các bản kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học đã được nghiên
cứu về tình hình thực trạng cụ thể của địa phương, đơn vị lập kế hoạch. Ở hầu
hết các địa phương đều có các điều tra, nghiên cứu lớn theo giai đoạn về tình
hình dân số, kinh tế, xã hội, các kế hoạch trung và dài hạn thường phải dựa
vào các nghiên cứu, điều tra này để dự báo tình hình phát triển lâu dài về kinh
tế, xã hội để lập kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể.
- Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình biến động
của đơn vị, địa phương lập kế hoạch.
5
5
Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quá trình phát triển
toàn diện của nước ta cũng chịu ảnh hưởng bởi biến động của khu vực và thế
giới về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó xây dựng kế hoạch phải linh hoạt ,
thích ứng với các biến động lớn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới
- Kế hoạch phải cố gắng đảm bảo tính liên tục và có kế hoạch dự phòng trong
trường hợp tình hình tại địa phương, đơn vị có biến động lớn.
Xây dựng kế hoạch phải tránh trường hợp dập khuôn, bị động khi có
biến động ảnh hưởng mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Dựa vào các mục tiêu ,
chương trình phát triển dài hạn 10, 20 năm để xây dựng các kế hoạch trung và
dài hạn, kế hoạch quý sao cho toàn bộ các kế hoạch đó tạo thành một kế
hoạch liên tục. Đồng thời phải có kế hoạch dự phòng trong trường hợp có
biến động ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch đã
định.
- Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên nội dung kế hoạch dài hạn và kết
hợp với kế hoạch ngắn hạn, trung hạn để đảm bảo cân đối vĩ mô, phát triển
bền vững.
- Kế hoạch phải bảo đảm độ tin cậy, tính tối ưu hoá và hiệu quả cụ thể theo
từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội cụ thể.
Đặc biệt phải đảm bảo độ an toàn về tài chính thể hiện ở tính đảm bảo

nguồn vốn cho các mục tiêu đang và sắp thực hiện. Nguồn tài chính của các
địa phương chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và các khoản tự thu nhưng chủ
yếu là ngân sách Nhà nước do đó cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển
trong khoảng dự trù ngân sách có thể vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển lớn
đồng thời phân bổ ngân sách cho các khoản dự trù trong các tình huống khẩn
cấp như thiên tai, dịch bệnh, …
6
6
3. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
3.1. Theo thời gian thực hiện kế hoạch.
Theo thời gian của kế hoạch chúng ta thường phân kế hoạch thành Kế
hoạch dài hạn ( Kế hoạch từ 10 năm trở nên ), Kế hoạch trung hạn ( kế hoạch
3 năm, kế hoạch 5 năm), Kế hoạch ngắn hạn ( thường là kế hoạch 1 năm, kế
hoạch quý, kế hoạch tháng). Trong đó kế hoạch dài hạn thường là kế hoạch có
tính chiến lược cao, kế hoạch trung hạn có tính khả thi cao và kế hoạch ngắn
hạn thường đáp ứng nhanh nhất cho các nhu cầu phát triển trước mắt của xã
hội.
3.2. Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội thường phân kế hoạch thành các kế
hoạch cho từng lĩnh vực phát triển cụ thể như kế hoạch phát triển kinh tế, kế
hoạch phát triển xã hội, kế hoạch về quốc phòng an ninh, hoặc các kế hoạch
phát triển của các ngành, lĩnh vực như kế hoạch phát triển công nghiệp, kế
hoạch phát triển giáo dục,…
3.3. Theo nguồn vốn cho từng chương trình phát triển cụ thể.
Kế hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn này thường là các kế hoạch về các
chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình theo nguồn vốn đầu tư của
nước ngoài như vốn vay của nước ngoài ( ODA ), vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài ( FDI ), và vốn đầu tư của các cơ sở hạ tầng theo kiểu chủ đầu tư
nước ngoài đứng ra xây dựng và kinh doanh, sau đó chuyển giao cho nước
chủ nhà ( BOT ). Việt Nam là một nước nghèo có điều kiện cơ sở hạ tầng

chưa phát triển so với khu vực và trên thế giới do đó hàng năm cũng như
trong dài hạn nhận được rất nhiều nguồn vốn viện trợ của nước ngoài. Dựa
vào các nguồn vốn này để xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng nguồn vốn
cụ thể.
7
7
3.4. Theo đối tượng kế hoạch.
Theo tiêu chuẩn này phân kế hoạch ra theo các loại kế hoạch khác nhau
phục vụ cho từng mục tiêu phát triển cụ thể, hướng đến từng kế hoạch thành
phần nhằm mục tiêu phát triển và giúp hoàn thành kế hoạch tổng thể trung và
ngắn hạn . Theo tiêu chí này các kế hoạch thường là kế hoạch phát triển cho
từng đối tượng như : Kế hoạch cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất,
kế hoạch xây dựng vùng chuyên canh và khu chế xuất, …
4. Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
4.1. Tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tổng hợp các mục tiêu, chỉ tiêu chủ
yếu .Trong đó có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm là kế hoạch trung tâm trong chiến lược dài hạn và ngắn
hạn.
- Những nội dung cần xác định trong kế hoạch 5 năm gồm có :
+ Xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu phát triển
kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn 5 năm như : Mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiết kiệm, các chỉ tiêu về phúc
lợi xã hội.
+ Xác định các chương trình và các lĩnh vực phát triển. Các vấn đề được đưa
vào chương trình và lĩnh vực phát triển có sự lựa chọn, nó phải thực sự là các
vấn đề nổi cộm, trọng yếu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Các
chương trình phát triển chính là cơ sở để hoàn thành các nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển của kỳ kế hoạch 5 năm.
+ Xác định được các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm gồm các nội dung

chính là : xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm cân đối vốn đầu tư,
cân đối xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, cân đối sức mua toàn xã
hội; xác định các khả năng thu hút vốn cả trong và ngoài nước, đồng thời xác
8
8
định các quan hệ lớn về phân bổ đầu tư giữa các vùng kinh tế, giữa công –
nông nghiệp và các lĩnh vực văn hoá, xã hội; xác định các quan hệ cung cầu
một số vật tư hàng hoá chủ yếu; xây dựng, hoàn thiện những vấn đề về cơ chế
quản lý, các chính sách kinh tế, về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ
chức thực hiện.
4.2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể theo từng giai đoạn.
- Kế hoạch phát triển hàng năm, kế hoạch quý và kế hoạch tháng.
Đây là kế hoạch được lập ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch,
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm trước và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và
các giải pháp cho kế hoạch năm sắp tới. Đây là kế hoạch chi tiết nhất cho các
mục tiêu trước mắt có khả năng thực hiện trong tương lai gần, bao gồm những
thành tựu đạt được trong năm kế hoạch trước, những thuận lợi và khó khăn
gặp phải cần khắc phục.Trên cơ sở đó đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cũng
như giải pháp cho kỳ kế hoạch hàng năm sắp tới.Trong kế hoạch năm phân ra
làm kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch quý.
- Kế hoạch phát triển trung hạn ( 3 hoặc 5 năm ) :
Đây là kế hoạch trung tâm của các chương trình phát triển bền vững.Trong
kế hoạch 5 năm gồm có: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm kỳ
trước đó như những thành tựu đã đạt được trong 5 năm vừa qua, những yếu
kém còn tồn tại, nguyên nhân của những thành tựu và yếu kém đó . Đề ra kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn tiếp theo gồm có những thuận lợi
cần được khai thác phát huy; những khó khăn thách thức cần được hạn chế,
khắc phục. Đồng thời đề ra các mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu,
định hướng phát triển cụ thể cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.
9

9
- Kế hoạch phát triển dài hạn ( 10 năm trở lên ) :
Đây là kế hoạch định hướng phát triển trong tương lai dài, kế hoạch này là
khung và là tiêu chí để lập kế hoạch trung và ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn bao
gồm các định hướng, chiến lược phát triển của xã hội trong tương lai,các mục
tiêu, chỉ tiêu cần đạt được đến năm cuối cùng của kỳ kế hoạch.
5. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế
quốc dân.
5.1. Các chỉ tiêu chính
Nhóm các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao
gồm:
- Các chỉ tiêu về Kinh tế là các chỉ tiêu về: Tốc độ tăng trưởng kinh tế( GDP)
; Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm cuối kỳ kế hoạch; Chỉ tiêu thu
ngân sách, chỉ tiêu giá trị sản xuất, ….
- Các chỉ tiêu về Văn hoá – Xã hội: Tốc độ phát triển dân số tự nhiên; Lao
động và việc làm, Xoá đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng, …..
- Các chỉ tiêu về An ninh - Quốc phòng như: Hoàn thành công tác tuyển quân
địa phương; giảm thiểu tỷ lệ tệ nạn cờ bạc, lô đề, ma tuý; giảm thiểu án hình
sự trên địa bàn,…
5.2. Các chỉ tiêu bổ sung.
Các chỉ tiêu bổ sung bao gồm các chỉ tiêu nhằm mục tiêu bổ sung cho các
chỉ tiêu chính và các chỉ tiêu chia nhỏ của mục tiêu chính ở từng kế hoạch cụ
thể nhằm hoàn thành các chỉ tiêu chính đề ra như: chỉ tiêu tăng năng suất lúa
khi đưa giống mới vào sản xuất, chỉ tiêu giảm thiểu thiệt hại trong thiên tai
khi có thiên tai đến bất ngờ,……
10
10
II. Sự cần thiết của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
1. Sự cần thiết của kế hoạch trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa

phương.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 8 ( 2006 – 2010 ) trong bối cảnh
quốc tế ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn đặc biệt là sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và ký hiệp định thương mại bình
thường vĩnh viễn PNTR với một thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ sẽ có tác
động rất mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Sẽ có những thuận
lợi cho sự phát triển của đất nước nhưng cũng có những khó khăn thách thức
nhất định do đó kế hoạch với chức năng là công cụ quản lý điều hành vĩ mô
nền kinh tế quốc dân là một nội dung không thể thiếu trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của một Quốc gia cũng như của từng địa phương. Đối với
nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
kế hoạch là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các đơn vị, tổ chức, các cơ
quan ban ngành, địa phương trong việc xây dựng chương trình phát triển cho
xã hội trong tương lai. Kế hoạch phát triển kinh tế đảm bảo sự thống nhất và
đồng bộ trong hoạt động của các cấp từ TW đến địa phương.
Trong nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước như ở nước
ta hiện nay thì kế hoạch phát triển đóng vai trò điều chỉnh và định hướng thị
trường sao cho thị trường vừa đạt được hiệu quả hoạt động tối đa vừa bảo
đảm được sự hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận. Khi kế hoạch hoàn
thành được nhiệm vụ của nó sẽ giúp thị trường tránh khỏi sự phát triển tự phát
dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, các vùng và không bảo
đảm được các mục tiêu công cộng mà xã hội cần.
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước
ta hiện nay, với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế thì kế hoạch
phải tạo ra một môi trường thuận lợi để tất cả các thành phần kinh tế cùng
11
11
tham gia bình đẳng sao cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng hợp lý
nhất cho sự phát triển chung của xã hội. Thông qua các chính sách, cơ chế
khuyến khích đầu tư phù hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển

để phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, hạn chế sự chênh lệch phát
triển giữa các vùng, chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư phục vụ cho
mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội.
Đối với địa phương kế hoạch dựa trên các nguồn lực đã được điều tra
và dự báo hiện tại để xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp cũng như
các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đó nhằm hướng tới mục tiêu
phát triển chung của địa phương. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương được xây dựng sao cho nguồn lực có hạn của địa phương được sử
dụng một cách tối ưu nhất mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội cao
nhất có thể. Với nguồn lực hạn chế thu trên địa bàn và ngân sách phân bổ của
nhà nước thì nếu không có kế hoạch điều tiết và định hướng sẽ dẫn đến đầu tư
dàn trải, không hiệu quả và không đảm bảo được các cân đối kinh tế vĩ mô và
quá trình phân phối, phân bổ ngân sách sẽ không đạt được hiệu quả về phúc
lợi xã hội; quyền lợi của người lao động, người dân nghèo, những người khó
khăn,… sẽ không được đảm bảo, xã hội sẽ phát triển không đồng đều, không
có tính bền vững.
2. Ý nghĩa của kế hoạch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là sự cụ thể hoá các chiến lược phát
triển trong lộ trình phát triển của đất nước trong dài hạn.Kế hoạch đưa ra các
mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xác định các cân
đối, các chính sách phân bổ nguồn lực cho các chương trình phát triển khu
vực kinh tế nhà nước
12
12
và khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân. Kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội giúp cho người dân hiểu hơn về những thuận lợi, khó khăn, thách
thức mà chúng ta đang phải đối phó, biết được tiềm năng, định hướng phát
triển của đất nước trong tương lai.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vừa giúp địa phương đảm bảo được

sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực vừa giúp địa
phương đạt được các mục tiêu về xã hội như giảm chênh lệch thu nhập giữa
các nhóm dân cư, xây dựng được các công trình phúc lợi xã hội,… từ đó
hướng tới một sự phát triển bền vững. Kế hoạch cũng giúp địa phương đồng
bộ được sự phát triển các mục tiêu của mình với sự phát triển các mục tiêu
chung của cả nước. Thông qua kế hoạch có thể giúp địa phương khai thác
được tiềm năng, thế mạnh của mình phục vụ cho các mục tiêu đã đề ra, đồng
thời có các định hướng, chính sách riêng của mình như chính sách tài chính
tiền tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách phát triển ngành nghề trọng điểm,
chính sách về đăng ký kinh doanh,… để thu hút đầu tư trên địa bàn từ đó phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cũng như nâng cao thu nhập của người dân. Có kế hoạch cụ thể và hợp lý
giúp cho địa phương phân bổ và điều tiết vốn, ngân sách và nguồn lực một
cách hợp lý vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo phát triển các mục
tiêu xã hội tiến tới một sự phát triển toàn diện.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội.
1. Các nhân tố khách quan :
Các nhân tố cơ bản ban đầu là ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội là các nhân tố thuộc về lĩnh vực tự nhiên xã hội như: tài nguyên thiên
nhiên , lực lượng lao động , xuất phát điểm nền kinh tế ,bối cảnh chính trị xã
hội trong nước, khu vực và quốc tế, cơ cấu kinh tế,….Trong quá trình thực
hiện kế hoạch có thể xảy ra các nhân tố làm thay đổi mục tiêu, chỉ tiêu của kế
13
13
hoạch như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm,….. Đây là
nhóm các nhân tố khách quan mà khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ,xã
hội cần tính đến nhưng không thể bỏ qua và không thể dự tính cụ thể được.
Nhóm các nhân tố này có ảnh hưởng lớn nhất tới việc thực hiện kế hoạch phát
triển ban đầu đã đề ra.

2. Các nhân tố chủ quan :
Đây là các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
bao gồm: trình độ lao động, trình độ quản lý, cơ chế chính sách của nhà nước,
cơ cấu tổ chức và quản lý, công tác thực hiện kế hoạch ….Đây là nhóm nhân
tố có thể thay đổi được khi có các giải pháp tối ưu. Ở nước ta hiện nay là một
nước đang phát triển nhưng xuất phát điểm thấp do đó nhiệm vụ hàng đầu là
phải tích cực điều chỉnh các nhân tố này theo hướng có lợi cho sự phát triển
của cả dân tộc như nâng cao trình độ lao động, trình độ quản lý, giảm biên
chế cán bộ không cần thiết, rút gọn bộ máy hoạt động các cơ quan nhà nước.
14
14
Chương II
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của huyện Phù Cừ giai đoạn 2001- 2005
và năm 2006
I. Tổng quan về huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên.
1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng
Yên.
1.1. Đặc điểm về lịch sử phát triển Huyện Phù Cừ.
Tháng 5 năm 1997 Huyện Phù Cừ được tái lập sau 20 năm hợp nhất
với huyện Tiên Lữ. Phù Cừ là một trong 10 huyện của tỉnh Hưng Yên, bao
gồm 14 xã : Minh Tân, Phan Sào Nam, Trần Cao, Quang Hưng, Minh Hoàng,
Đoàn Đào, Tống Phan, Đình Cao, Nhật Quang, Tiên Tiến,Tam Đa, Minh Tiến,
Nguyên Hoà và xã Tống Trân, là huyện cực Đông - Nam của tỉnh Hưng
Yên.Tổng diện tích đất tự nhiên 9382,33 ha (Đất nông nghiệp có gần 6985 ha,
chiếm 74,4% diện tích đất tự nhiên), chiếm tỷ lệ 10,52 về diện tích đất tự
nhiên.
1.2. Vị trí địa lý kinh tế và đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý :
Phù Cừ nằm ở cực phía Đông – Nam của tỉnh Hưng Yên, phía đông

giáp huyện Thanh Miện của Hải Dương.Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và
được ngăn cách bằng ranh giới tự nhiên là sông Luộc, Phía Tây giáp huyện
Tiên Lữ, phía Bắc giáp huyện Ân Thi.
Với vị trí trên huyện Phù Cừ có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát
triển Kinh tế - xã hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống
đường bộ, đường sông nội đồng và ven biển. Đồng thời là một huyện nằm
gọn trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi có nhiều tỉnh, thành phố
15
15
phát triển kinh tế - xã hội năng động như thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải
Phòng, khu khai thác than và du lịch Hạ Long - Quảng Ninh.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nổi trội của huyện, có điều
kiện hợp tác phát triển đa dạng, phong phú trên con đường phát triển kinh tế -
xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí …
- Đặc điểm địa hình và khí hậu :
Cũng như toàn tỉnh Hưng Yên, Phù Cừ nằm trong vùng văn hoá Lúa
nước có truyền thống lâu đời của cha ông ta ở vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, địa hình nhìn chung bằng phẳng, thấp dần từ tây sang đông, từ phía bắc
xuống phía nam, tuy không có đồi núi, song độ cao trung bình thấp dao động
từ +1,4 m đến + 3,1m , phân bố đan xen nhau, gây nên không ít khó khăn
trong công tác thuỷ lợi đối với phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực
như ngành nông nghiệp trên địa bàn Huyện.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài
từ tháng 5 – tháng 10 hàng năm, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1650 mm
đến 1700 mm.Mùa khô được bắt đầu từ tháng 11 trước đến tháng 4 năm
sau.Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và các
tháng; mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa và chiếm khoảng 70% tổng
lượng mua cả năm.
Do điều kiện tự nhiên như vậy nên đồng đất Phù Cừ có lợi thế phá triển
nông nghiệp lúa nước, phát triển một số cây rau màu, chăn nuôi các loại gia

súc, gia cầm đặc sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời có nhiều ưu thế phát
triển cây công nghiệp nhiư mía, đay, lạc, dâu tằm…
Với đặc điểm địa hình, khí hậu nêu ở trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ
tới việc mở rộng diện tích đất gieo trồng cây nông nghiệp nâng cao năng suất
và sản lượng cây trồng hàng năm và lâu năm các loại của huyện.
16
16
- Đặc điểm tự nhiên :
* Về địa hình và địa chất công trình :
Phù Cừ là một huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu
mỡ khá đồng nhất về tính chất lý, hoá học. Đất canh tác có độ phì cao do
trước đây được sông Hồng và sông Luộc bồi đắp phù sa. Do vậy đất có một
số vùng được pha cát non, một số vùng bị úng thuỷ lâu ngày sinh chua.Qua
nhiều năm canh tác một số diện tích đất đã trở nên thôi chua, bạc điền cần
phải có kế hoạch cải tạo đất theo đúng quy trình kĩ thuật.
* Về đặc điểm khí hậu :
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt lượng, lượng mưa,
độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và
thực phẩm cung cấp cho tỉnh Hưng Yên và các vùng phụ cận. Khí hậu, thời
tiết rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Qua quan sát nhiều năm thấy rằng
chế độ nhiệt trên địa bàn và nhiệt độ trung bình hàng năm thường đạt 23 độ C
rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng đặc biệt của Phù Cừ.
Độ ẩm trung bình trong năm thường rất cao so với các vùng khác, có
những thời điểm cao nhất đạt 90%. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy độ
ẩm thường dao động từ 75% - 90%.
Chế độ gió bão: Là huyện nằm sau trong đất liền như nhiều huyện khác
của tỉnh và của vùng đồng bằng Sông Hồng nên chế độ gió, bão cũng giống
như nhiều huyện trong tỉnh Hưng Yên. Mùa hè toàn vùng chịu ảnh hưởng của
gió Đông – Nam mát mẻ, còn mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc lạnh buốt làm ảnh hưởng nhiều đến trồng trọt và chăn nuôi.

* Về chế độ thuỷ văn và khả năng cung cấp nước :
Trên địa bàn huyện Phù Cừ hiện có một hệ thống sông ngòi dày đặc toả
rộng trên đồng đất các xã của địa phương. Đời này sang đời khác hệ thống
sông này cung cấp cho Phù Cừ nhiều thuận lợi trong giao lưu, cấp nước cho
canh tác nông nghiệp, trong chống úng, chống hạn.
17
17
Phía bắc có sông Kẻ Sặt (sông tây Kẻ Sặt) bắt đầu chảy vào thôn Tần
Tranh, xã Minh Tân đến thông Viên Quang xã Quang Hưng tạo thành ngã ba
sông sau khi hợp lưu với sông Cửu An từ địa phận xã Phan Sào Nam quan
Minh Tân sang Quang Hưng rồi chạy dọc theo sườn đông của huyện đến Tam
Đa, dài trên 10 km.Sông Kẻ Sặt là đường ranh giới tự nhiên giữa Phù Cừ và
huyện Thanh Miện Tỉnh Hải Dương.
Dọc theo sườn phía Nam của huyện là sông Luộc, bắt đầu chảy từ địa
phận thôn Võng Phan xã Tống Trân đến xã Nguyên Hoà dài trên 11 km tạo
thành đường ranh giới tự nhiên giữa huyện Phù Cừ với huyện Hưng Hà tỉnh
Thái Bình.
Ngoài hai sông chính là sông Kẻ Sặt và sông Luộc, trên địa bàn huyện
còn có nhiều sông khác tuy nhỏ, ngắn nhưng đóng góp rất nhiều vào việc giúp
đỡ nhân dân trong huyện sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và góp
phần giao lưu nội đồng thuận tiện.Các sông đó bao gồm:
- Sông Hiệp Hoà chảy từ xã Nhật Quang đến xã Tống Trân, dài 5,6 km
- Sông Thống Nhất, dài 5,6 km chảy từ cống Vàng đến xã Minh Tiến
- Sông Đoàn Kết dài 6,5 km chảy từ Tam Đa đến xã Tống Trân
- Sông Quyết Thắng chảy từ xã Tống Trân đến xã Nguyên Hoà
- Sông Nghĩa Trụ dài 9,1 km chảy từ Đình Cao đến sông Cửu An
Ngoài các sông nêu trên, cuối năm 1954 nhân dân địa phương đã khai
sông Hoà Bình chạy dọc theo đường 39B, theo hướng đông bắc xuống tây
nam dài 9,5 km chạy từ Quán đỏ đi Quang Hưng sau đó đổ vào sông Cửu An.
Dọc theo tuyến đường 202 có sông Sậy dài 12,75 km theo hướng Tây

Bắc xuống Đông Nam bắt đầu từ thôn Sậy đến thôn La Tiến, xã nguyên hoà
Với tổng chiều dài các sông hiện có thống kê trên đây bao gồm 45km sông
nội đồng và 20 km sông ngoại vi ranh giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao
lưu kinh tế, phục vụ công tác thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp và giao
thông vận tải nội đồng và ngoại vi rất thuận lợi.
18
18
Hầu hết dọc theo các triền sông Luộc, sông Tây Kẻ Sặt và sông Cửu An
đều có hệ thống đê điều bao bọc vững chắc, tôn tạo nhiều đời để bảo vệ mùa
màng và xóm thôn làng quê thanh bình yên vui.
1.3. Di tích lịch sử và di sản văn hoá :
Phù Cừ là một địa danh anh hùng gắn liền với chiến công Bãi Sậy của
quê hương, anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc và thực dân
Pháp xâm lược. Có truyền thống hào hùng, kiên cường chống ngoại xâm, cha
ông ta đã để lại cho con cháu chắt các đời nhiều di tích lịch sử văn hoá quý
giá.Các di tích lịch sử văn hoá đó là hiện thân minh chứng thành tích chống
ngoại xâm rất anh hùng để góp phần bảo toàn bờ cõi thiêng liêng của Tổ
Quốc được trường tồn.
Cùng với lịch sử chống ngoại xâm của các thế hệ đi trước, cha ông ta
đã để lại trên đất Phù Cừ 45 ngôi chùa thờ phật và các đậu thờ trong
vùng.Trong số 45 ngôi chù có 5 Đậu thờ lớn nhất là : Đậu thờ Từa ( xã Trần
Cao ), Đậu Trà Bồ ( xã Phan Sào Nam ), Đậu Tam Đa (xã Tam Đa ), Đậu
Quang Xá ( xã Quang Hưng ) và đậu Hà Linh ( xã Đình Cao ). Tất các các
Đậu thờ đều thờ Ngọc Hoàng, thờ Trời và là hiện thân của tư tưởng triết học
cổ đại về vũ trụ quan từ xã xưa có quan hệ chặt chẽ với cư dân vùng trồng lúa
nước.
Xét về mặt ý nghĩa du lịch và ý nghĩa nghiên cứu lịch sử, nổi trội nhất
trong các chùa nêu trên là một số chùa đã có công lao to lớn cùng nhân dân
địa phương Phù Cừ trong công cuộc kháng chiến thần thánh chống ngoại
xâm, giữ nước của dân tộc như:

- Giác Tam Quan ở chùa Đình Cao là nơi tuyên bố thành lập Uỷ ban nhân
dân cách mạng Lâm thời Huyện năm 1945.
- Chùa Nại Khê : Đã từng là nơi tổ chức học tập quân sự, chính trị và in ấn
tài liệu cho Việt Minh.
19
19
- Chùa Sậy xã Minh Tân đã che chở, nuôi dưỡng và đảm bảo hoạt động an
toàn của Công binh xưởng quân khu III trong những năm đầu của cuộc kháng
chiến
Do ý nghĩa lịch sử quan trọng như vậy mà đến năm 1999, trên địa bàn
huyện Phù Cừ đã có 6 di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Văn hoá Thông tin
xếp hạng.
Phần lớn các di tích lịch sử này đã được nhân dân trong vùng bảo quản tốt,
tôn tạo từng phần hay toàn phần và trở thành những điểm du lịch văn hoá hấp
dẫn du khách trong tương lao, đặc biệt khi các tuyến đường bộ từ Hà Nội đi
Phù Cừ ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện.
- Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên, thôn An cầu ( xã Tống Trân)
- Đền Lê Xá thuộc thôn An Cầu (xã Tống Trâb ) thờ bà Dương Thị Ngọc
Thư là Hoàng Hậu của vua Ngô Quyền đã cùng nhân dân các địa phương dẹp
loạn tam quân Nam Hán xâm lược.
- Chùa Trà Dương thờ Phật - giầu giá trị nhân văn , hiện có sập đá cổ với hoa
văn đài sen, sóng nước, vân mây thuộc niên đại thời nhà Đinh là một di sane
quý của nhân dân huyện Phù Cừ.
- Tiếp theo là các di tích lịch sử văn hoá: Tại Đậu Trà Bồ thuộc xã Phan Sào
nam; Đình Nghĩa Vũ xã Minh Tân và đền thờ Bà Cúc Hoa là vợ của Trạng
Nguyên Tống Trân.
Cùng với sự phát triển của các quần thể văn hoá, các kiến trúc lịch sử là
giá trị văn hoá tinh thần được phát triển sâu rộng và nhân lên gấp bội là các lễ
hội truyền thống của các làng xã trong huyện được giữ gìn, tôn trọng và ngày
càng phát triển với quy mô rộng hơn.

Theo lệ tiết hàng năm, các đình làng, đền thờ, đậu thờ,… đều có tổ
chức tiến hành tế lễ Xuân – Thu nhị kỳ. Thời gian trên rất trùng với thời điểm
thu hoạch hay sau các vụ cấy lúa chính trong năm. Đa phần các lễ hội đều
được tổ chức vào mùa xuân là chính. Cứ mỗi độ xuân về, tuỳ theo từng làng,
20
20
xã có quy định khác nhau về ngày “ Làng vào Đám” nhưng phần lớn đều tập
trung tổ chức vào sau mùng 4 tết Âm lịch hàng năm. Đầu năm mới các làng
mở Hội Khai Xuân, mang thêm nhiều sức sống mới, mang cuộc sống thanh
bình đến cho những làng quê trù phú, yên vui.Lễ hội làng thường có 2 phần là
phần Lễ và phần Hội. Trong đó phần hội vui tươi lành mạnh, ca ngợi cuộc
sống thanh bình, đôn hậu của cư dân các địa phương trong vùng. Các hoạt
động văn hoá mang đậm nét nhân văn Làng cổ văn minh lúa nước của Việt
Nam tiêu biểu chính ở đây là ca hát, đánh cờ, đối thơ… Nhiều làn điệu chèo
cổ, nhiều bài hát dân ca quen thuộc, nhiều bài hát cửa đình, bài hát trống quân
,… đã góp phần tô đậm thêm giá trị nhân văn truyền thống của quê hương,
được hoà quyện với truyền thống hào hùng của dân tộc con Lạc cháu Hồng
ngàn năm.
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Phù Cừ -
tỉnh Hưng Yên.
Cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn của UBND huyện Phù Cừ -
tỉnh Hưng Yên :
- Văn phòng HĐND và UBND huyện
- Phòng Nội vụ - Lao động – Thương binh và xã hội
- Phòng Tài chính và kế hoạch
- Phòng Tư pháp
- Thanh tra huyện
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Giáo dục
- Phòng Y tế

- Phòng Văn hóa – Thông tin - Thể thao
- Uỷ ban Dân số , Gia đình và Trẻ em
- Phòng Kinh tế
- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Phòng Hạ tầng kinh tế
21
21
UBND Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên
Văn phòng HĐND và UBND huyện
Phòng Nội Vụ - Lao Động – Thương Binh Xã Hội
Phòng Tài Chính - Kế hoạch
Phòng Tư Pháp
Thanh Tra Huyện
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
Phòng Giáo Dục
Phòng Y Tế
Phòng Văn Hoá – Thông Tin - Thể Thao
Uỷ Ban Dân số , Gia Đình và Trẻ Em
Phòng Kinh Tế
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phòng Hạ tầng kinh tế
Sơ đồ tổ chức của UBND huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên
2
II. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2001- 2005 và năm 2006.
2 Nguồn : UBND huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên
22
22
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của Huyện Phù Cừ trong giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006.

1.1. Những thành tựu của quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001-
2005 và năm 2006 của Huyện Phù Cừ:
Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Về tăng trưởng kinh tế :
Qua thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 nền kinh tế của Huyện Phù
Cừ đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khá cao là 10,8%/năm đã đạt
được kế hoạch đề ra khi xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Đến năm
2006 tốc độ tăng trưởng của huyện đã đạt 13,35%, điều này cho thấy tốc độ
tăng GDP năm sau cao hơn năm trước của Huyện trong giai đoạn mới – giai
đoạn hội nhập và phát triển.
GDP bình quân đầu người cũng đạt được kế quả khả quan: GDP bình
quân đầu người một năm của huyện năm 2005 là 406 USD đã tăng lên 475
USD năm 2006 đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 400 USD năm 2005 và
460 USD năm 2006.
+ Ngành Nông nghiệp và Thuỷ sản :
Nếu như trong giai đoạn 2001 – 2005 cơ cấu sản xuất và chất lượng sản
phẩm ngành Nông nghiệp tăng làm cho tăng trưởng của ngành Nông nghiệp
ngày càng cao. Tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp trong giai
đoạn này là 8,7%/năm, trong đó trồng trọt tăng 7,1%; chăn nuôi tăng 12,7%;
thuỷ sản tăng 24,7% thì đến năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp so với
năm 2005 tăng 7,1%. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc xây dựng một nền
nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá của Huyện.Trong quá
trình thực hiện nhờ việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương
trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả của các loại cây trồng, vật nuôi; sản xuất
theo nhu cầu của thị trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn liền với việc
23
23
quy hoạch vùng sản xuất tập trung và việc thực hiện đẩy mạnh chương trình
xây dựng nhiều cánh đồng thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm mà kết quả đạt

được của ngành là khá cao.
* Ngành trồng trọt :
Trong 5 năm 2001 – 2005 và năm 2006 ngành trổng trọt của Huyện đã
đạt được nhiều kết quả khả quan, ngành đã từng bước chuyển sang sản xuất
hàng hoá, gắn với thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.Việc dồn điền đổi
thửa đã được Huyện thực hiện tốt, xoá đi những mảnh ruộng quá nhỏ, tạo
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn. Đây chính là
chương trình lớn trong nông nghiệp mà huyện Phù Cừ đã thực hiện tốt nhằm
tạo tiền đề cho việc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thông nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Cùng với sản xuất hàng hoá gắn với thị trường huyện Phù Cừ cũng đã
tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơ cấu
mùa vụ, cơ cấu giống, đưa giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản
xuất; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh,…; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vào sản xuất bước
đầu đã có chuyển biến tích cực. Giá trị thu nhập trên ha canh tác năm 2001
đạt 32,1 triệu đồng/ha/năm đến năm 2005 đạt 35,2 triệu đồng/ha/năm và năm
2006 đạt 38 triệu đồng/ha/năm.
Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mà năng xuất lúa qua các năm
của huyện Phù Cừ đều tăng: Năm 2001 là 115,82 tạ/ha/năm lên 123,9
tạ/ha/năm vào năm 2005. Cây rau màu, củ, quả có giá trị kinh tế cao được đưa
vào trồng với tỷ lệ tăng cao, diện tích trồng phát triển như cây vụ Đông từ
25% diện tích cấy lúa năm 2001 lên 41,16% diện tích cấy lúa năm 2005.
Kinh tế trang trại ở Phù Cừ phát triển mạnh mẽ ở các hộ gia đình cho
hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng mô hình VAC kết hợp theo phương pháp
công nghiệp và bán công nghiệp. Tính đến năm 2005 toàn huyện có trên 100
24
24
trang trại chuyên canh và tổng hợp đạt tiêu chí của tỉnh Hưng Yên và Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

* Ngành Chăn nuôi và Thuỷ sản :
Cùng với sự phát triển của trồng trọt, ngành chăn nuôi và thuỷ sản của
huyện Phù Cừ cũng được đẩy mạnh, phát triển theo hướng nâng cao chất
lượng và số lượng các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như cá rô phi
đơn tính, chép lai, trê lai, v.v…
Do được đẩy mạnh và phát triển mà giá trị sản xuất hàng năm của
huyện Phù Cừ tăng cao: năm 2001 đạt 83,452 tỷ đồng đến năm 2005 đạt
135,54 tỷ đồng và đạt 267,29 tỷ đồng vào năm 2006. Bình quân trong 5 năm
2001 – 2005 chiếm 41,25% tổng giá trị ngành nông nghiệp
Việc giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và thuỷ sản tăng nhanh là do
huyện Phù Cừ đã áp dụng phương pháp phát triển chăn nuôi theo hướng nâng
cao chất lượng đàn con giống, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Các chương trình được huyện Phù Cừ áp dụng trong chăn nuôi là chương
trình “ nạc hoá đàn lợn ’’ và “sind hoá đàn bò’’ cho hiệu quả cao.
Nuôi trồng thuỷ sản có thể coi là một trong các thế mạnh của huyện
Phù Cừ với tổng diện tích ao, hồ, đầm là 800 ha, các giống cá và con đặc sản
có giá trị kinh tế cao đã được Huyện đưa vào nuôi thả cho hiệu quả kinh tế
cao. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 ước đạt 4.500 tấn, tăng 4,6 lần so với năm
2001. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản của Huyện trong toàn ngành
nông nghiệp tăng từ 6,5% năm 2001 lên 11,3% năm 2005, đây là một tín hiệu
tích cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp để đem lại kết quả sản
xuất cao hơn, như chỉ tính riêng giá trị thu hoạch cá năm 2006 của huyện đã
đạt trên 45 tỷ đồng.
* Đối với công tác thuỷ lợi và phòng chống lụt bão :
25
25

×