Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.65 KB, 1 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Sinh học
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Sinh)
Đề thi gồm có: 01 trang. Thời gian làm bài 150 phút(không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2010
Câu 1(1,5 điểm).
Ở một cơ thể, nếu chỉ xét ba cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd nằm trên NST thường, thì kiểu gen của
nó có thể viết như thế nào? Khi phát sinh giao tử có thể cho tối đa bao nhiêu loại?
Câu 2(1,0 điểm).
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa bộ NST của hai tế bào được hình thành sau giảm
phân I(giảm phân diễn ra bình thường). Vì sao cần phải có giảm phân II?
Câu 3(1,0 điểm).
Quan sát tiêu bản tế bào của một loài(NST giới tính kí hiệu là X và Y), thấy trong một tế bào đang
phân chia bình thường có 23 NST kép.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài đó.
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào?
Câu 4(1,0 điểm).
Một gen có chiều dài 4080 A
0
và có tỉ lệ (A + T) / (G + X) = 2/3. Gen bị đột biến thay thế một cặp
A-T bằng một cặp G-X. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của gen đột biến.
Câu 5(1,5 điểm).
a) Ở cà độc dược, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong tự nhiên, có thể phát hiện được tối đa bao
nhiêu thể ba nhiễm khác nhau?
b) Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến số lượng NST, tác động vào quá trình giảm phân ở
cây cà chua. Kết quả cho thấy có một cặp NST(mang cặp gen Aa) phân li không bình thường. Cây cà
chua trong thí nghiệm trên có thể phát sinh cho tối đa mấy loại giao tử về cặp gen Aa? Viết kí hiệu của
những loại giao tử đó. Biết hiệu quả của việc xử lí tạo ra các giao tử đột biến không đạt 100%.


Câu 6(1,0 điểm).
Vì sao khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng và giao phối cận huyết ở vật nuôi lại có
thể phát hiện được các gen xấu để loại ra khỏi quần thể giống?
Câu 7(1,5 điểm).
Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa Chuột Rắn
a. Hãy phân tích tác động của quần thể lúa và quần thể rắn lên số lượng cá thể của quần thể chuột.
b. Con người đã áp dụng những biện pháp gì để ứng dụng mối quan hệ như mối quan hệ giữa Lúa -
Chuột - Rắn nói trên vào việc bảo vệ mùa màng?
c. Những biện pháp mà em vừa nêu có ý nghĩa như thế nào trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Em
có thể góp sức mình vào việc gì để đẩy mạnh các biện pháp nói trên?
Câu 8(1,5 điểm).
Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng có hoa đơn, trắng giao phấn với cây thuần chủng có hoa
kép, đỏ. Ở F
1
thu được đồng loạt các cây có hoa đơn, đỏ. Cho cây F
1
giao phấn với cây có hoa kép,
trắng thì ở đời sau thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau.
a) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai.
b) Nếu cho cây F
1
tự thụ phấn, không cần lập bảng, hãy xác định tỉ lệ cây thuần chủng có hoa kép, đỏ ở
F
2
.
--------- Hết--------
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:...........
Đề chính thức

×