Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của DNTN Vạn Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.79 MB, 115 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

.Lời Cám Ơn
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế, để có được thành quả cuối
cùng là bài luận án tốt nghiệp này, không chỉ là sự nổ lực của riêng cá nhân tôi mà
bên cạnh đó còn là sự giúp đỡ, chia sẻ tận tình từ nhiều thầy cô và bạn bè.
Trước tiên, tôi muốn bày tỏ lời cám ơn đến tất cả giảng viên của trường Đại học
Kinh tế Huế, những người đã giảng dạy và trang bị cho tôi một hệ thống các kiến thức
chuyên môn cũng như các kinh nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng không thể quên sự hỗ trợ rất lớn của ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt, người
đã tận tình truyền dạy cho tôi rất nhiều kiến thức quý giá trong quá trình hướng dẫn
cũng như tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin
chân thành cám ơn vì sự giúp đỡ và thông cảm từ cô để hoàn thành bài khóa luận này
một cách khoa học và hoàn chỉnh nhất.
Và một lời cám ơn tôi xin gởi đến ban lãnh đạo cũng như toàn bộ đội ngũ nhân
viên của Doanh nghiệp tư nhân Vạn Thành bởi sự gần gũi và những kiến thức thực tế
mà tôi được học hỏi trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Đây là một trong
các kinh nghiệm quý giá mà tôi có được cho công việc trong tương lai.
Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã nhiệt tình động
viên và giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn để có được thành quả là bài khóa luận
này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã rất cố gắng và nổ lực tuy nhiên với kinh
nghiệm hạn chế và những thiếu sót mà bản thân tôi chưa phát hiện, không tránh khỏi
những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để bài khóa luận được
hoàn thiện, có ý nghĩa hơn cũng như bổ sung kiến thức cho bản thân, phục vụ cho
công tác sau này.
Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2015


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Như Khuê

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
4.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................3
4.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................4
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp ..................................................................................................4
4.2.2. Dữ liệu sơ cấp ....................................................................................................4
4.3. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................................4

4.3.1. Nghiên cứu định tính..........................................................................................4
4.3.2. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................4
4.4. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................4
4.4.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu.......................................................4
4.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5
4.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................5
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.......................................................................................... 6
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................ 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP ................................................................ 7
1.2. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ............................................................................. 8
1.2.1.Văn hóa ..............................................................................................................8

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

1.2.2. Vận dụng văn hóa vào doanh nghiệp................................................................ 11
1.3. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP......................................................................... 11
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................11
1.3.2. Vai trò của VHDN ........................................................................................... 13
1.3.3. Tác dụng của VHDN........................................................................................ 15
1.3.4. Dấu hiệu đặc trưng của VHDN ........................................................................16
1.3.4.1. Các biểu trưng trực quan ............................................................................... 16
1.3.4.2. Các biểu trưng phi trực quan .........................................................................23

1.3.5. Ba cấp độ của văn hóa doanh nghiệp................................................................ 24
1.3.5.1. Mức độ thứ 1: Những quá trình hay cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
(Artifacts) .................................................................................................................. 24
1.3.5.2. Mức độ thứ 2: Những giá trị được chia sẻ (Espoused Values) ....................... 24
1.3.5.3. Mức độ thứ 3: Những quan niệm ẩn (Basic underlying Assumptions ) ..........24
1.3.6. Một số triết lý trong một số mô hình VHDN .................................................... 25
1.3.6.1. Các dạng văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow ........................................... 25
1.3.6.2. Các dạng văn hoá tổ chức của Daft ............................................................... 26
1.3.6.3. Văn hoá quyền lực (power culture) - Harrison/Handy ...................................26
1.3.6.4. Văn hoá vai trò (role culture) - Harrison/Handy ............................................ 27
1.3.6.5. Văn hoá nam nhi (tough-guy, macho culture) - Deal và Kennedy.................. 28
1.3.6.6. Văn hoá việc làm ra làm/chơi ra chơi (work-hard/play-hard culture) - Deal và
Kennedy .................................................................................................................... 28
1.3.6.7. Văn hoá kinh tế hay văn hoá thị trường (rational hay market culture) - Quinn
và McGrath................................................................................................................ 29
1.3.6.8. Văn hoá triết lý hay văn hoá đặc thù (ideological hay adhocracy culture) Quinn và McGrath .....................................................................................................29
1.4.1. MÔ HÌNH VHDN ......................................................................................... 30
1.4.1. Mô hình VH gia đình (Clan) ............................................................................ 30
1.4.2. Mô hình VH sáng tạo (Adhocracy) ..................................................................31
1.4.3. Mô hình VH thị trường (Market)......................................................................31
1.4.4. Mô hình VH cấp bậc (Hierarchy) .....................................................................32

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt


1.5. CÔNG CỤ NHẬN DẠNG VHDN (OCAI)....................................................... 32
1.6. QUA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VHDN............................... 33
1.6.1. Giai đoạn hình thành ........................................................................................ 33
1.6.2. Giai đoạn phát triển.......................................................................................... 34
1.6.3. Giai đoạn trưởng thành và suy thoái.................................................................34
1.7. CÁC HÌNH THỨC QUẢN TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN VHDN ........................... 35
1.7.1. Mô hình VH gia đình(C) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào................ 35
1.7.2. Mô hình VH cấp bậc (H) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào ............... 35
1.7.3. Mô hình VH thị trường (M) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào ........... 36
1.7.4. Mô hình VH sáng tạo (A) có các giải pháp quản lý VH tập trung vào .............. 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 36
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA DNTN VẠN
THÀNH .................................................................................................................... 38
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DNTN VẠn Thành............................................... 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................38
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.................................................................................... 39
2.1.2.1. Chức năng.....................................................................................................39
2.1.2.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................39
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................................... 40
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 40
2.1.3.2. Nhân sự.........................................................................................................42
2.1.4. Đặc điểm hàng hóa kinh doanh của DNTN Vạn Thành ....................................43
2.1.5.Tình hình kinh doanh của DNTN Vạn Thành 2012 – 2014 ............................... 45
2.2. HIỆN TRẠNG VHDN CỦA DNTN VẠn Thành ............................................ 46
2.2.1. Các yếu tố cấu thành VHDN của DNTN Vạn Thành........................................46
2.2.1.1. Đối với nhóm yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược .......................... 46
2.2.1.2. Đối với nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử doanh nghiệp..................... 47
2.2.1.3. Đối với nhóm không khí và phong cách quản lý doanh nghiệp...................... 48
2.2.1.4.Đối với nhóm yếu tố hữu hình........................................................................49

2.2.2. Đánh giá thực trạng và mô hình văn hóa tại DNTN Vạn Thành ....................... 50

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

2.2.2.1. Mô tả tổng thể nghiên cứu............................................................................. 50
2.2.2.2. Đánh giá thực trạng văn hóa của DN............................................................. 54
2.2.2.3. Đánh giá về các nhóm yếu tố trong VHDN ................................................... 56
2.2.2.4. Nhận dạng mô hình VHDN của DNTN Vạn Thành.......................................66
2.2.3. Đánh giá chung VHDN tại DNTN Vạn Thành ................................................. 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 73
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VẠN THÀNH ............................................... 74
3.1. GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG:................................................... 74
3.2. GIẢI PHÁP CHO CÁC YẾU TỐ CẦU THÀNH VHDN: .............................. 76
3.2.1. Tô đậm và nâng cao yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược.................... 76
3.2.2. Làm mới và bồi đắp chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử doanh nghiệp ........................ 76
3.2.3. Hoàn thiện và phát huy bền vững không khí và phong cách quản lý của doanh
nghiệp........................................................................................................................ 77
3.3. GIẢI PHÁP CHO CÁC GIÁ TRỊ HỮU HÌNH VÀ CƠ BẢN ........................ 77
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 79
1. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 79
1.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................................ 79

1.2. Kiến nghị đối với tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................... 79
2. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Qui trình nghiên cứu ............................................................................ 3
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý tại DNTN Vạn Thành ............................................ 40
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu quản lý ................................................................................ 51
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu trình độ học vấn................................................................... 51
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu độ tuổi ................................................................................. 52
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu năm kinh nghiệm................................................................. 53

Sơ đồ 2.7: Đánh giá của CBCNV đối với nhóm yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ
mệnh, chiến lược.............................................................................................. 57
Sơ đồ 2.8: Đánh giá của CBCNV đối với nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch
sử doanh nghiệp ............................................................................................... 60
Sơ đồ 2.9: Đánh giá của CBCNV đối với nhóm yếu tố không khí và phong cách
quản lý ............................................................................................................. 63

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc văn hóa theo quan niệm Phương Tây.................................... 9
Hình 1.2: Cấu trúc văn hóa theo quan niệm Phương Đông ............................... 10
Hình 1.3: Một số điểm tóm tắt về văn hóa doanh nghiệp.................................. 13
Hình 1.4: VHDN trong triển khai chiến lược kinh doanh ................................. 14
Hình 1.5: Hình thức tổ chức ngược của Norstorm ............................................ 19
Hình 1.6: Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp (Edgar. H. Shein) ............................ 25
Hình 1.7: Văn hóa tổ chức của Sethia & Klinow .............................................. 26
Hình 1.8: Mô hình văn hóa được đo lường bằng công cụ OCAI....................... 33
Hình 1.9: Giải pháp quản trị VHDN theo hướng 4 mô hình VH....................... 36
Hình 2.1: Kết quả khảo sát theo ý kiến toàn bộ CBCNV .................................. 67
Hình 2.2: Kết quả khảo sát theo ý kiến cán bộ quản lý ..................................... 69
Hình 2.3: Kết quả khảo sát theo ý kiến nhân viên............................................. 70


SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của DN trong 3 năm 2012 – 2014 ...................... 42
Bảng 2.2: Một số ngành hàng chủ yếu của DNTN Vạn Thành ......................... 44
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong 3 năm 2012-2014 ....... 45
Bảng 2.4 Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 53
Bảng 2.5: Đánh giá của CBCNV đối với văn hóa DN xây dựng....................... 54
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định ANOVA sự khác biệt về đánh giá giữa các nhóm
CBCNV đối với các yếu tố thuộc nhóm giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược 59
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định ANOVA về sự khác biệt về đánh giá giữa các
nhóm CBCNV đối với các yếu tố thuộc nhóm chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử doanh
nghiệp .............................................................................................................. 62
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định ANOVA về sự khác biệt về đánh giá giữa các
nhóm CBCNV đối với các yếu tố thuộc nhóm không khí và phong cách quản lý
của doanh nghiệp ............................................................................................. 65
Bảng 2.9: Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN của toàn bộ nhân viên trong
doanh nghiệp.................................................................................................... 67
Bảng 2.10: Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN của cán bộ quản lý ............... 69
Bảng 2.11: Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN của cán bộ quản lý ............... 71

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing


ix


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Marketing là một trong các yếu tố quan trọng để xây dựng và đảm bảo vị thế
của một doanh nghiệp hay một thương hiệu. Điều cốt yếu của marketing là đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên theo quan điểm mới nhất của marketing thì khách
hàng không chỉ là người sử dụng dịch vụ và hàng hóa của doanh nghiệp mà một đối
tượng khách hàng mới cũng quan trọng không kém trong quyết định thành bại của một
doanh nghiệp đó là nhân viên trong doanh nghiệp.
Nhân viên là yếu tố quan trọng vì đây là những con người được xem như là cầu
nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với thị trường khách hàng của mình. Nhân viên quyết
định đến cả bộ mặt và chất lượng thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác. Vì
vậy, các doanh nghiệp ngày nay ngày càng quan tâm và chú ý việc đáp ứng các nhu
cầu tinh thần lẫn vất chất để đảm bảo nguồn nhân sự tốt và đó được xem như là một
đối tượng khách hàng của chính doanh nghiệp.
Để có một đội ngũ nhân sự tốt không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên việc giữ
chân được các tài năng và hơn hết là tạo được môi trường làm việc tốt nhằm giúp cho
bộ máy nhân sự hoạt động hiệu quả là một điều hết sức quan trọng. Và để đạt được
điều đó, phần lớn các doanh nghiệp ngày nay luôn không ngừng cố gắng tạo dựng và
hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp, để tạo nên cái riêng của doanh nghiệp và hơn hết là
tạo nên sự liên kết giữa nhân viên và tổ chức.
Theo Phan Đình Quyền, (2012), “Hệ thống quản lý doanh nghiệp là cỗ máy thì
văn hoá doanh nghiệp là dầu nhớt bôi trơn cho cỗ máy đó vận hành, là những yếu tố
kết dính những con người riêng lẻ, thiếu hồn thiếu cá tính và động lực thành đội ngũ
biết chiến đấu hết mình cho lý tưởng của doanh nghiệp”. Từ đó để thấy được rằng văn
hóa trong doanh nghiệp là một trong các yếu tố tạo dựng nên tổ chức đó. Thuật ngữ
văn hóa doanh nghiệp không còn xa lạ với các nhà kinh doanh, quản trị. Tuy nhiên làm
thế nào để biết được thực trạng văn hóa của doanh nghiệp mình để có hướng phát triển

nó vẫn là vấn đề đau đầu đối với nhiều doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

1


Với thị trường ngày nay, DNTN Vạn Thành là một doanh nghiệp thương mại
hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thuộc ngành hàng lương thực, thực
phẩm chế biến và hàng tiêu dùng. Mặc dù đã có nền móng, doanh nghiệp tồn tại trên
thị trường hơn 10 năm, nhưng với đặc điểm thị trường đang không ngừng thay đổi và
các đối thủ ngày một nhiều, có tính đe dọa hơn trong lĩnh vực phân phối, Vạn Thành
vẫn không ngừng thay đổi đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh và cố gắng
ngày càng phát triển vươn xa hơn. Việc đầu tư vào một đội ngũ nhân sự tốt là điều mà
Vạn Thành luôn quan tâm. Đồng thời với điều đó là việc hoàn thiện văn hóa doanh
nghiệp để tạo nên môi trường làm việc tốt, trước hết là đáp ứng nhân viên hiện thời và
sau đó là thu hút các nhân tài tiềm năng mới. Chính vì điều đó mà việc nghiên cứu,
đánh giá thực tế văn hóa doanh nghiệp của DNTN Vạn Thành là điều quan trọng và
cấp thiết đề làm cơ sở phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Đây là lí do đề tài
“Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của DNTN Vạn Thành” thật sự thực tế và có
tính cấp thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài “Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của DNTN Vạn Thành” nhằm tìm
hiểu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, so sánh văn hóa hiện có trong tổ chức
với mong muốn của đội ngũ nhân viên, để từ đó đánh giá thực trạng văn hóa doanh
nghiệp của DNTN Vạn Thành. Làm cơ sở để phát triển và hoàn thiện môi trường làm
việc của nhân viên trong doanh nghiệp cho tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ việc hệ thống hóa lý luận và làm rõ các khái niệm liên quan đến VHDN để

liên hệ, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tài DNTN Vạn Thành.
Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xây dựng VHDN của
DNTN Vạn Thành.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là VHDN và các yếu tố ảnh hưởng
đến văn hóa doanh nghiệp nói chung và VHDN tại DNTN Vạn Thành nói riêng.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

2


Đối tượng điều tra là cán bộ công nhân viên gián tiếp và trực tiếp phân phối.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Tại DNTN Vạn Thành
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 2015 và
số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 2/2015 đến 4/2015.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu

Lựa chọn mô hình và thang đo nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Xác định mô hình và thang đo chính thức


Thu thập dữ liệu cần thiết

Phân tích dữ liệu

Kết luận và kiến nghị
Sơ đồ 2: Qui trình nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

3


4.2. Phương pháp thu thập thông tin
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
- Thông tin cần thu thập: Thu thập thông tin từ đội ngũ nhân viên của các bộ
phận và cán bộ để nhận diện thực trạng văn hóa của DN gồm: tài liệu về văn hóa và
văn hóa doanh nghiệp; các mô hình về văn hóa doanh nghiệp; các thông tin khác.
- Nguồn thông tin: gồm các khóa luận có liên quan; các website, tạp chí,
internet; các thông tin trong nội bộ DN.
4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
- Thông tin cần thu thập: gồm thông tin về nhận định của cán bộ công nhân
viên với VHDN hiện có; thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến VHDN; mong muốn
của CBCNV đối với nền VHDN trong tương lai; đánh giá VHDN của DNTN Vạn
Thành.
- Nguồn thu thập và cách thức thu thập: Trong đề tài này, thông tin sơ cấp được
thu thập thông qua phỏng vấn điều tra trực tiếp CBCNV của DNTN Vạn Thành.
4.3. Thiết kế nghiên cứu
4.3.1. Nghiên cứu định tính
Từ mô hình CHMA kết hợp phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - trao đổi ý

kiến với ban lãnh đạo như giám đốc và trưởng các bộ phận.
4.3.2. Nghiên cứu định lượng
-Điều tra thử: Phát phiếu điều tra cho tầm 30 mẫu, kiểm tra lại bảng điều tra
nếu có khúc mắc thì điều chỉnh lại bảng hỏi cho thật tốt rồi tiến hành điều tra thật sự.
-Điều tra định lượng: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để tránh
trường hợp mẫu điều tra không hiểu rõ nội dung mà vẫn điền thông tin vào bảng hỏi.
Bảng hỏi đã được thiết kế sẵn và thống nhất khi điều tra tất cả mẫu. Điều tra phỏng vấn
được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 - tháng 4 năm 2015.
4.4. Phương pháp chọn mẫu
4.4.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu
Với số lượng CBCNV của DNTN Vạn Thành là 97 người, nên việc điều tra sẽ
tiến hành điều tra tổng thể.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

4


4.4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: từ việc điều tra, khảo sát tìm hiểu cán bộ
công nhân viên doanh nghiệp để đánh giá thực trạng và thu thập thông tin về VHDN
tại DNTN Vạn Thành.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi ý kiến với ban lãnh đạo như giám
đốc và trưởng các bộ phận.
- Phương pháp tổng hợp: nhận định môi trường bên trong và bên ngoài của
DNTN Vạn Thành từ đó xác định điểm mạnh và điểm yếu để định hướng hoàn thiện
và phát triển VHDN tại DNTN Vạn Thành.
- Phương pháp suy luận logic: kết quả phân tích và các thông tin tổng hợp, đánh
giá để đề ra các giải pháp thích hợp.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện đề tài này, phân tích kết quả

bằng sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thực trạng và làm căn cứ để sử dụng các
phương pháp nghiên cứu trên.
4.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
4.4.3.1. Thống kê mô tả
Thống kê tần số, tần suất, tính toán giá trị trung bình dùng để trình bày, so sánh
các đặc điểm mẫu và các đánh giá của nhân viên về các tiêu chí đưa ra.
4.4.3.2. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của nhân viên theo các đặc điểm cá nhân
Ta dùng kiểm định ANOVA để kiểm định xem có sự khác nhau không trong
đánh giá của các thành viên đang làm việc tai Công ty có đặc điểm về vị trí làm việc,
thời gian công tác, trình độ học vấn.
Cặp giả thuyết:
 H0 : Không có sự khác biệt về cách đánh giá các yếu tố VHDN của các nhóm
đối tượng khác nhau.
 H1 :Có sự khác biệt về cách đánh giá các yếu tố VHDN của các nhóm đối
tượng khác nhau.
Mức ý nghĩa kiểm định là 95%
 Nếu Sig <0.05: Bác bỏ giả thiết H0
 Nếu Sig >0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

5


4.4.3.3. Đánh giá loại hình văn hoá trong doanh nghiệp
Thông qua đánh giá của các thành viên đang làm việc tại Công ty chúng ta tính
ra được giá trị trung bình từng mô tả. Sau đó sử dụng công cụ nhận dạng loại hình
VHDN (OCAI) để đánh giá VHDN của DNTN Vạn Thành.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị, nội dung của bài khóa luận gồm

có 3 chương chính, cụ thể:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Vạn
Thành
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp
tư nhân Vạn Thành
Bài khóa luận có 80 trang nội dung chính và tài liệu tham khảo, phụ lục.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

6


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh
tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo
bản chất kinh tế của chủ sở hữu, hiện nay Việt Nam có 6 loại hình doanh nghiệp được
pháp luật thừa nhận đó là: doanh nghiệp Nhà nước, công ty liên doanh, công ty Cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), hợp tác xã và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, “Doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Như vậy, DNTN là doanh nghiệp có vốn đầu tư
do một người bỏ ra và toàn bộ tài sản của DN thuộc quyền sở hữu của các tư nhân.
Người quản lý doanh nghiệp do chủ sở hữu đảm nhận hoặc có thể thuê mướn, nhưng
người chủ doanh nghiệp là người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm toàn bộ các khoản

nợ cũng như các vi phạm trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trước pháp luật. DNTT có đặc điểm là: DNTN là một đơn vị kinh doanh do
một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Cá nhân vừa là chủ sở hữu, vừa là người
sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động doanh nghiệp. Thông
thường, chủ doanh nghiệp là giám đốc trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nhưng cũng có trường hợp vì lý do cần thiết, chủ doanh nghiệp không
trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người khác làm giám đốc. Nhưng dù
trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ
doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đó. Do tính chất một chủ
doanh nghiệp tư nhân quản lý và chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

7


Đặc điểm này cho phép phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty cổ phần và
công ty trách nhiệm hữu hạn là những loại hình doanh nghiệp do nhiều người cùng
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty tương ứng với phần góp vốn của mình.
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu tránh nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh
doanh của doanh nghiệp. Đây là điểm khác nhau giữa DNTN với công ty TNHH và
công ty cổ phần là những cơ sở kinh doanh mà những người chủ chỉ phải chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA
1.2.1. Văn hóa
Văn hóa là một phạm trù rộng lớn và đa dạng. Văn hóa là nền tảng cơ bản của
một tập thể được tạo nên từ sự sáng tạo của loài người cùng với giá trị tạo nên cuộc
sống của con người và sự tiến bộ của nhân loại. Đặc điểm nhận biết của văn hóa là
thông qua những dấu hiệu hiệu điển hình, đặc điểm bản sắc đặc trưng về lịch sử, địa
lý, tôn giáo, truyền thống phong tục nghi lễ, biểu tượng, linh vật, truyền thuyết, huyền

thoại, sự tích, nhân vật anh hùng, ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá phẩm, ấn phẩm lưu
truyền.
Bản chất văn hóa rất đa dạng và phong phú cho nên cũng có rất nhiều cách nhìn
nhận về văn hóa. Có thể so sánh giữa cách nhìn nhận giữa phương Tây và phương
Đông để thấy được văn hóa mỗi ở mỗi góc nhìn cũng có những đặc trưng giống nhau
nhưng có rất nhiều điểm khác biệt. Điểm chung giữa hai quan điểm thể hiện ở chỗ văn
hoá bao gồm nhiều tầng, lớp thể hiện những giá trị khác nhau được biểu hiện bằng
những dấu hiệu khác nhau về khả năng nhận biết.
Theo cách nhìn của người phương Tây, văn hoá hình thành gồm ba lớp. Thế
giới quan, nhân sinh quan và niềm tin là hạt nhân để phát triển. Những giá trị này được
thể hiện ra bên ngoài thành những ước mơ, hoài bão, triết lý, nguyên tắc hành động ở
lớp trung gian. Ở lớp ngoài cùng là những biểu hiện đặc trưng (biểu trưng trực quan),
như mục tiêu, hành động/hành vi, thái độ, kết quả. Và người phương Tây đã vận dụng
trí thức này vào kinh doanh rất khéo léo và thuần thục.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

8


•Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
•Cơ cấu tổ chức, các phòng ban
•Lễ nghi, lễ hội, sự kiện...
•Biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng
Cấu trúc hữu hình cáo, truyền thông
•Ngôn ngữ, cách ăn mặc, phương tiện đi lại
•Những câu chuyện và huyền thoại về tổ chức
•Phong cách trình bày, nội dung văn bản

Giá trị tuyên bố


•Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh chủ
đạo
•Chiến lược, mục tiêu và các nhiệm vụ
•Những quy định, nội quy, nguyên tắc
•Các giá trị được công bố (hệ giá trị và bộ
chuẩn mực hành vi)
•Các quan niệm chung (niềm tin, suy nghĩ

Các quan niệm
được mặc nhiên công nhận)
•Các
mối quan tâm chung
chung, ngầm định

•Cách đánh giá và nhìn nhận người khác

Hình 1.1: Cấu trúc văn hóa theo quan niệm Phương Tây
Riêng đối với quan điểm của người phương Đông, tư tưởng có ảnh hưởng lớn
nhất đó là thuyết Đức trị của Khổng Tử. Trên nền tảng Đạo Nhân với năm thành tố:
Nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. Thuyết đức trị nhấn mạnh đến vai trò của con người và
nhân cách: tu thân là chữ đầu tiên đối với mỗi người để làm nên nghiệp lớn. Nếu mô tả
tư tưởng của đạo nhân thành cấu trúc ba lớp, “nhân” sẽ nằm ở vị trí ở trung tâm với vai
trò triết lý chi phối nhận thức và hành vi con người. Các thành tố “lễ”, “nghĩa” và “trí”
ở lớp giữa thể hiện phương châm hành động. Và thành tố “tín” ở lớp ngoài cùng thể
hiện mục đích và hệ quả của hành vi. Về phương châm, trong ba chữ, “lễ” gắn với
phương pháp, thói quen, kinh nghiệm hành động, “nghĩa” là thể hiện phương châm
hành động của cá nhân và “trí” gắn với phương tiện, tri thức. Chữ “tín” thể hiện mục
đích bởi thể hiện điều mình theo đuổi, nhưng lại thể hiện hệ quả do được nhận thức và
đánh giá bởi những người khác. Vận dụng đối với một tổ chức/doanh nghiệp, “nhân”

được hiểu là triết lý kinh doanh, triết lý quản lý; “lễ” là quy định, nguyên tắc, phương
pháp điều hành và ra quyết định, môi trường lao động; “nghĩa” được hiểu là triết lý,
kinh nghiệm, chuẩn mực hành vi của từng cá nhân; “trí” là phương tiện công nghệ,

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

9


điều kiện tác nghiệp; và “tín” là mục tiêu kinh doanh và kết quả thực hiện mục tiêu.
Tuy chưa được khái quát trong lý thuyết quản trị doanh nghiệp hiện đại, tư tưởng này
đã được vận dụng trong các DN từ trước đến nay không chỉ ở phương Đông, mà còn ở
nhiều DN phương Tây hiện nay.

TÍN
(Mục đích – hệ quả)

Đạo nhân

NGHĨA: phương châm
LỄ: phương pháp

NHÂN
(Triết lý)

TRÍ: phương tiện

Thuyết đức trị
TU THÂN → TỀ GIA → TRỊ QUỐC → BÌNH THIÊN HẠ


Hình 1.2: Cấu trúc văn hóa theo quan niệm Phương Đông
Với người Việt Nam, Hồ Chủ Tịch có câu nói nổi tiếng về văn hoá:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Trong câu nói trên, “văn hóa” khái quát tất cả từ những gì căn bản nhất đối với
một tổ chức, nó gắn liền với từng nhóm người, xã hội, quốc gia, dân tộc - văn hoá dân
tộc. Và bản chất của văn hoá là lối sống đặc trưng mang phong cách riêng, được sinh
ra từ sự tiến bộ và phát triển của cuộc sống: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
với những yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Phong cách, lối sống - tức là văn hoá - được thể hiện qua những dấu hiệu đặc
trưng như ngôn ngữ, đạo đức (triết lý, chuẩn mực hành vi), luật pháp (quy tắc, hệ

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

10


thống xã hội), tôn giáo (niềm tin), văn học, nghệ thuật, phương tiện sinh hoạt và các
phương thức sử dụng (thói quen, truyền thống) trong cuộc sống hằng ngày của con
người. Đó là những cơ sở để có thể nhận diện “bản sắc văn hóa”
1.2.2. Vận dụng văn hóa vào doanh nghiệp
Với nhận định đó đặt trong bối cảnh kinh tế hiện nay VHDN được phát biểu:
“Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hợp của mọi phương thức hoạt động cùng với biểu
hiện của nó mà một tổ chức, doanh nghiệp đã sáng tạo ra nhằm thích ứng với những
yêu cầu môi trường hoạt động và đòi hỏi của sự cạnh tranh”.
Định nghĩa chỉ ra rằng: về bản chất, văn hoá doanh nghiệp được xem như là
phương pháp quản lý riêng mà tổ chức lựa chọn và sử dụng để tiến hành các hoạt

động, trong đó có sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong quá trình xây dựng và
thực hiện. VHDN mang dấu ấn, bản sắc riêng về phong cách và được thể hiện bằng
những hành vi, dấu hiệu có thể nhận biết và phân biệt được với các tổ chức, doanh
nghiệp. Những biểu hiện này sẽ trở thành một trong những dấu hiệu nhận diện thương
hiệu của tổ chức, doanh nghiệp và được sử dụng trong hoạt động hằng ngày như một
phương tiện giúp các đối tượng hữu quan nhận biết, đánh giá, so sánh và lựa chọn
trong quá trình sử. Đây có thể xem là một trong các lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh
kinh tế ngày nay.
Tóm lại có thể phát biểu: văn hoá doanh nghiệp là một phương pháp quản lý
kinh doanh được xây dựng và thực thi bởi tất cả các thành viên, thể hiện bản sắc,
phong cách riêng và có thể nhận biết nhờ những dấu hiệu đặc trưng. VHDN thể hiện
những ý nghĩa, hình ảnh và giá trị nhất định đối với các đối tượng hữu quan, và được
tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để tạo lập lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu khi hoạt
động trên thị trường.
1.3. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Khái niệm
Từ những đặc điểm của văn hóa cũng như thực tế của môi trường kinh doanh
trong và ngoài doanh nghiệp hiện nay, chúng ta nhận thấy được VHDN là một yêu cầu
tất yếu của sự phát triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

11


quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Và VHDN chính là tài sản vô hình của mỗi
doanh nghiệp.
Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh
nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần
là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu

của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng
hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế
và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp.
Trên từng góc độ, tùy thuộc vào khía cạnh nhìn nhận có rất nhiều định nghĩa
xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau.
Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Hiện có
trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp. Có một vài cách định nghĩa
văn hoá doanh nghiệp như sau:
Theo Gold, K.A, “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt
nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”.
Theo Kotter, J.P. & Heskett, J.L, “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và
cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu
truyền, thường trong thời gian dài”.
Theo Williams, A., Dobson, P. & Walters, M, “Văn hóa doanh nghiệp là những
niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”.
Qua một số định nghĩa về VHDN như trên ta có thể khái quát lại VHDN qua
một số điểm như: nội dung của VHDN là một hệ thống các giá tri làm thước đo, triết
lý làm động lực nhằm đạt được sự thống nhất trong nhận thức với tác dụng chuyển hóa
nhận thức thành hành động. Ngoài ra VHDN còn gồm các cách vận dụng vào việc ra
quyết định hàng ngày để hình thành năng lực hành động nhằm chuyển hóa năng lực
thành hành động thực tế.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

12


Nội dung
Hệ thống giá trị làm thước đo, triết lý làm động lực
Cách vận dụng vào việc ra quyết định hàng ngày


Mục đích
Đạt được sự thống nhất trong nhận thức
Hình thành năng lực hành động

Tác dụng, giá trị, ý nghĩa
Chuyển hóa nhận thức thành động lực
Chuyển hóa năng lực thành hành động

Hình 1.3: Một số điểm tóm tắt về văn hóa doanh nghiệp
1.3.2. Vai trò của VHDN
VHDN trong quản lý thể hiện hai vai trò như sau:
Thứ nhất, VHDN là công cụ triển khai chiến lược: tất cả các DN luôn đặt ra
một kế hoạch phát triển chiến lược trong tương lai. Trong đó chỉ rõ định hướng kinh
doanh mà DN sẽ theo đuổi được cụ thể hoá bằng định hướng về thị trường mục tiêu
(khách hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất
(chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh).
Nhưng để chiến lược thành công thì phải triển khai chiến lược đó hiệu quả.
Điều này không phải là chuyện dễ dàng. Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả mọi
thành viên của tổ chức, doanh nghiệp. Đáng lưu ý là, mỗi người tham gia vào một tổ
chức và hoạt động của tổ chức đều có nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu
những kỹ năng/năng lực hành động không giống nhau. Họ là những bánh xe khác nhau
của cùng một cỗ xe. Và để cổ máy đó hoạt động tốt thì cần có một cơ chế thống nhất

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

13


và liên kết giữa các đơn vị. Bên cạnh đó đối với DN việc xây dựng thương hiệu còn có

ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc định hình phong cách. Có thể cho thấy rõ vai trò của
VHDN trong việc xây dựng các biện pháp, công cụ điều hành việc thực hiện chiến
lược thông qua các biện pháp quản lý con người (nhân lực) và xây dựng thương hiệu
bằng phong cách.
Thứ hai, VHDN là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh
đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết VHDN được phát triển dựa trên hai yếu
tố: giá trị và con người. Trong VHDN, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, được thể hiện
trong triết lý hành động gồm quan điểm (cách nhận thức), phương pháp tư duy và ra
quyết định mà những người hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa chọn
sử dụng. Giá trị và các triết lý được tổ chức, công ty lựa chọn là chuẩn mực chung cho
mọi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngoài
sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Bởi vì giá trị và triết lý của cá nhân không
làm nên sức mạnh, chúng chỉ gây mâu thuẫn mà chỉ có giá trị và triết lý thống nhất

Xây dựng chiến lược

Triển khai chiến lược

Định hướng kinh doanh

Định hướng quản lý

Hoạch định chiến
lược kinh doanh

Định hướng
thị trường

Định hướng
thị trường


QUẢN

NGUỒN
NHÂN
LỰC

Lập kế hoạch
tác nghiệp

Phát triển văn hóa
doanh nghiệp

Cam kết
thị trường

Giao ước
nội bộ

Xây dựng chuẩn
mực hành vi

Phong cách hình ảnh
BẢN SẮC VĂN HÓA

Hiệu quả chất lượng
CHUYÊN NGHIỆP

mới tạo nên sức mạnh tập thể.


SẢN PHẨM
THƯƠNG HIỆU

Hình 1.4: VHDN trong triển khai chiến lược kinh doanh

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

14


Mấu chốt của VHDN là về con người và vì con người. DN không làm cho
VHDN có hiệu lực mà chính là con người: người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng,
thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con người làm cho những giá trị
được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực. Ngược lại, giá trị làm cho hành động và
sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa. Con người thể hiện giá trị và giá trị nâng
con người lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi người đến với nhau. Giá trị
liên kết con người lại với nhau. Giá trị tạo nên động cơ hành động cho con người. Giá
trị làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung. Quản lý bằng
VHDN là quản lý bằng ý thức, “tự quản lý”.
1.3.3. Tác dụng của VHDN
Đối với một tổ chức hay ở đây là đang nói đến một DN thì VHDN chính là
phương tiện để liên kết và thống nhất tổ chức đó thành một tập hợp nhất quán. VHDN
quyết định sự trường tồn của DN. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời
của những người sáng lập. VHDN có thật sự có rất nhiều tác dụng đối với một tổ chức.
Thứ nhất, VHDN tạo động lực làm việc, giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định
hướng và bản chất công việc mình làm. Bên cạnh đó nó tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp
giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh khiến cho nhân
viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của
doanh nghiệp. Thứ hai, VHDN điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu
chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một

quyết định phức tạp, VHDN giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
Thứ ba, VHDN làm giảm xung đột là keo gắn kết các thành viên của DN. Nó
giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng
hành động. Khi xảy ra xung đột thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập
và thống nhất.
Và hơn thế VHDN tạo lợi thế cạnh tranh. Nó tổng hợp các yếu tố gắn kết,
điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác
biệt trên thị trường.
Nói tóm lại nếu DN tạo được cho mình một VHDN tốt sẽ giúp DN phát triển
bền vững hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

15


1.3.4. Dấu hiệu đặc trưng của VHDN
VHDN có những đặc trưng riêng và những đặc trưng đó được biểu hiện thông
qua các biểu trưng bên ngoài. “Biểu trưng là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng làm
phương tiện thể hiện nội dung của văn hoá công ty - triết lý, giá trị, niềm tin chủ đạo,
cách nhận thức và phương pháp tư duy - nhằm hỗ trợ các thành viên trong quá trình
nhận thức hoặc để phản ánh mức độ nhận thức của thành viên và của toàn tổ chức”.
Biểu trưng văn hoá doanh nghiệp nhằm hai mục đích: thứ nhất là thể hiện
những giá trị, triết lý, nguyên tắc mà tổ chức, doanh nghiệp muốn thể hiện và mong
muốn được các đối tượng hữu quan nhận biết một cách đúng đắn; và thứ hai hỗ trợ cho
những đối tượng hữu quan bên trong trong quá trình nhận thức và thực hiện khi ra
quyết định và hành động.
Có thể phân loại biểu trưng như sau:
1.3.4.1. Các biểu trưng trực quan
Các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của văn hoá công ty gọi là

các những biểu trưng trực quan; chúng thường là biểu trưng được thiết kế để dễ nhận
biết bằng các giác quan (nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy).
Cách phân loại và hình thức các biểu trưng trực quan là rất phong phú và sáng tạo:
a. Đặc trưng kiến trúc
Những dấu hiệu đặc trưng kiến trúc của một tổ chức gồm kiến trúc ngoại thất và
thiết kế nội thất công sở. Phần lớn những công ty thành đạt hoặc đang phát triển muốn
gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng
những công trình kiến trúc đặt biệt. Những công trình kiến trúc này được sử dụng như
biểu tượng và hình ảnh về tổ chức. Có thể thấy trong thực tế những ví dụ minh hoạ ở
các công trình kiến trúc lớn của các nhà thờ, trường đại học… ở Mỹ và Châu Âu. Các
công trình này rất được các tổ chức, công ty chú trọng như một phương tiện thể hiện
tính cách đặc trưng của tổ chức.
Ví dụ của ý nghĩa yếu tố kiến trúc đối với VHDN: Trụ sở Apple – một trong
các “ông lớn” của ngành công nghệ rất chú trọng đến kiến trúc của tập đoàn, minh
chứng là những thông tin đưa ra liên tục về việc xây dựng trụ sở Apple trong tương lai
với kiến trúc như một sân vận động hay thông tin về kiến trúc xanh nhất hành tinh…

SVTH: Nguyễn Thị Như Khuê – K45 Marketing

16


×