Câu 1 : Nguồn gốc TTHCM
Bối cảnh ctrị và XH cuối TK XIX- đầu TK XX.
- Bối cảnh VN cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
+ Đến giữa thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược VN, XH VN vẫn
là một XH phong kiến với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
+ Năm 1858, Pháp chính thức xâm lược VN, triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt,
dần dần nhượng bộ, đầu hàng.
+ Đầu thế kỷ XX, các ptrào yêu nước chống Pháp của ndân ta đãnổ ra theo nhiều
khuynh hướng khác nhau. Do sai lầm về đường lối và phương pháp, bất cập trước lsử
nên các p trào này cũng không tránh khỏi thất bại.
+ CM VN đứng trước sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Yêu cầu đặt
ra có tính cấp bách là: ptrào GPDT ở VN muốn giành thắng lợi cần phải đi theo con
đường mới.
CMVN đòi hỏi phải có 1 đường lối đúng đắn và phải có 1 LL tiên tiến để lãnh đạo
CMVN. Các sĩ phu yêu nước đều trăn trở về con đường GPDT , nhưng chỉ có Nguyễn Tất
Thành đã hành động hết sức sáng tạo mang tính CM. Được Phan Bội Châu định đưa sang
Nhật để du học và để làm CM, nhưng Nguyễn Tất Thành đã từ chối vì nghĩ rằng, nhờ Nhật
chống Pháp thì chẳng khác nào "đưa cọp cửa trước, rước beo cửa sau". Nguyễn Tất Thành
cho rằng, cần phải tìm hiểu về thế giới, về nước Pháp trước khi lựa chọn con đường CM
cho dtộc mình. Tháng 6- 1911, Nguyễn Tất Thành đã tâm sự: "Tôi muốn đi ra ngoài, xem
nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng
bào chúng ta". Ngày 5- 6- 1911 NAQ ra đi tìm đường cứu nước.
- Điều này thể hiện trí tuệ và sự mẫn cảm ctrị đặc biệt của anh. Trong tình thế CM lúc
đó, những con đường CM, những phương pháp cũ như khởi nghĩa nông dân của Hoàng
Hoa Thám, Đông du của Phan Bội Châu hay Đông kinh nghĩa thục của Lương Văn
Can đều đi đến bế tắc, thì việc lựa chọn một con đường mới, độc đáo là một sáng tạo
CM. Trải qua gần l0 năm lăn lộn với cuộc sống khó khăn, với ptrào CM các nước
phương Tây, chịu ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga, người thanh niên yêu nước
Nguyễn ái Quốc (bí danh của Nguyễn Tất Thành) mới tìm đến được với chủ nghĩa Mác
- Lênin và nhận ra con đường tất yếu mà CM VN phải đi để GPDT mình. Tháng 7-
1920, khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa" của V.I.Lênin, Nguyễn ái Quốc đã khẳng định con đường CM VN là tiến
hành CM vô sản GPDT và xây dựng CN XH ở VN. Đây là kết quả quan trọng của tư
duy sáng tạo CM của HCM trong việc lựa chọn con đường CM. Nó vượt ra khỏi tư duy
ctrị của người VN đương thời và đến với ánh sáng của thời đại mới là chủ nghĩa Mác -
Lênin.
- Năm 1941 NAQ trở về nước lãnh đạo CM, trong suốt cuộc đời HCM gắn bó với
CMVN – truyền bá CN Mac- Lênin về VN.
- Bối cảnh thời đại (quốc tế): Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đại ctrị vào lúc TG xảy ra rất
nhiều sự kiện quan trọng.
+ Từ cuối thế kỷ XX, CNTB từ gđoạn tự do cạnh tranh chuyển sang gđoạn ĐQ chủ
nghĩa. Các nước TBĐQ, bên trong thì tăng cường bóc lột nd LĐ, bên ngoài thì bành
trường xâm lược và áp bức các dtộc thuộc địa.
+ Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh này gây ra
những hậu quả đau thương cho nd các nước, đồng thời cũng đã làm cho CNTB suy
yếu và mâu thuẫn giữa các nước TBĐQ tăngthêm.
Năm 1917, CM tháng 10 Nga thành công. CM Tháng MườiNga mở đầu một thời đại mới
“thời đại CM chống ĐQ, thời đại GPDT”.
+ Năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập. Sự kiện CM Tháng
Mười Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản thành lập đã tạo tiền đề thúc đẩy sự ptriển của
ptrào đtranh ở các nước thuộc địa.
Tư tưởng HCM được hình thành từ 4 nguồn gốc:
Chủ nghĩa yêu nước, văn hoá truyền thống VN
Tinh hoa văn hóa nhân loại
Chủ nghĩa Mác – Lênin
Nhân cách HCM
a. Chủ nghĩa yêu nước, văn hoá truyền thống VN:
Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trở thành một tính
chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Tất Thành đi
vào con đường CM (Lòng yêu nước là cái vốn có của người dân Việt. Vấn đề đặt ra là
Đảng phải khơi gợi).
Cho đến nay, mọi thắng lợi của CM VN kể cả thắng lợi công cuộc đổi mới đều có cội
nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du nhập vào VN đều phải thông qua lòng yêu
nước và chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt.
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh.
Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc Việt và cũng là
cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt. Có 4 hình thức đoàn kết cơ bản:
+ Đoàn kết gia đình
+ Đoàn kết trong cộng đồng và dòng họ
+ Đoàn kết trong cộng đồng làng xã.
+ Đoàn kết quốc gia dân tộc thể hiện ở chỗ: Có tính nội dung, có văn hóa chung và có ngày
giỗ tổ chung (10/3. âm lịch)
- Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng con người, hướng con người vào làm điều
thiện, đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, anh em, họ hàng và đề
cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong XH. Do đó người Việt sống tình cảm hơn, nhân nghĩa
hơn, thông minh hơn.
- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt không cực
đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp của dân tộc khác.
- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố sau đây. Tri
thức, đạo đức, cái đẹp.
- Dân tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn vinh những người
học cao, đỗ đạt.
b. Tinh hoa nhân loại:
- Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo
+ HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã tiếp thu những quan điểm tốt đẹp
của Nho giáo. Người đánh giá rất cao Khổng Tử. Ngày 19/5/1966, Người đến thăm Khổng
Tử, khắc chữ lên bia đá: “Khổng Tử là người thầy vĩ đại nhất của nhân loại”.
+ Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm trù nho giáo như: “Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân)
+ Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật đã thành còn chúng
sinh là Phật sẽ thành”
-Trong tinh hoa văn hóa phương Tây.
+ HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và CM của CM Pháp, CM Mỹ, trong
đó có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn độc lập năm 1776
của Mỹ.
+ Người đánh giá rất cao về chúa Jêsu. Người tiếp thu những tư tưởng của những nhà khai
sáng Pháp.
c. Chủ nghĩa Mác-Lênin :
-Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng HCM.
HCM khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người CM và nhân dân VN,
không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt
trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa XH và chủ nghĩa
cộng sản”
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, HCM đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là
phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm, phương pháp biện chứng
của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của CM VN.
Các tác phẩm, bài viêt của HCM phản ánh bản chất tư tưởng CM của Người theo thế giới
quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng HCM.
d. Những phẩm chất cá nhân riêng của HCM:
- HCM có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc phê phán tinh tường
sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá CM trong nước và trên thế giới.
- Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú của thời đại và
với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào GPDT và phong trào công nhân quốc tế để tiếp
cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học.
- Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành và một
trái tim yêu nước thương nòi, yêu thương những người cùng khổ, sãn sàng chịu đựng hi
sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.
Kết luận: Tóm lại, TTHCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng TT văn
hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương Đông và phương Tây với
chủ nghĩa M-L làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và
phát triển của HCM - một con người có tư duy sáng tạo, có PP biện chứng, có nhân cách,
phẩm chất CM cao đẹp tạo nên. TTHCM là TT VN hiện đại
Ý nghĩa đối với việc học tập tư tưởng HCM đối với thanh niên:
+ Việc học tập tư tưởng HCM là một nhiệm vụ quan trong của đàng và nhà nước ta về
thanh niên trong thời kì đổi mới. GIúp cho thanh niên phát huy được tinh thần yêu nước,
luôn đặt lợi ích của đát nước lên hang đầu, tư thưởng HCM giáo dục mỗi thanh niên phải
tháy được nhiệm vụ học tập là nhiệm vự quan trọng, luôn xây dựng một lực lường thanh
niên trong thời đại đổi mới để xây dựng và phát triển đất nước. Luôn chống lại bênh quan
lieu than nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân, phải sửa đổi lề lối làm việc đưa những thanh
niên có tài vào lãnh đạo đất nước.
+ Tư tưởng HCM là tư tưởng lớn nhưng lại rất giản dị, chân thực, luôn luôn lo cho nước
cho dân. Tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực sinh thời Bác đều có những hướng dẫn cụ thể,
đơn giản, xúc tích nhưng lại rất sâu sắc, tất cả cũng chỉ vì nước vì dân. Học tập tư tưởng
của Bác là phải lĩnh hội được cái tinh thần đó, chứ không phải là làm dập khuôn theo
những công việc mà Bác đã làm vì mỗi hành động phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Hoàn cảnh ngày nay đã khác trước vì thế hành động cũng phải thay đổi, nhưng bản chất
vẫn phải là hành động vì nước vì dân. Đó cũng chính là tư tưởng "Dĩ bất biến ứng vạn
biến" của Bác.
Câu 2:: Trình bày cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận của
TTHCM.
( Hay câu này còn được hỏi như sau: Trình bày vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin).
(SGK TRANG 30)
Chủ nghĩa M-LN là cơ sở thế giới quan & pp luận của TT HCM. Việc tiếp thu CN M-LN ở
HCM diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hoá tinh tuý đc chắt lọc, hấp thụ & 1
vốn ctrị, vốn hiểu biết phong phú, đc tích luỹ qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu
cứu nước & GPDT.
Bản lĩnh trí tuệ đó đã nâng cao khả năng tư duy độc lập, tự chủ & sáng tạo ở Người khi
vận dụng những nguyên lí CM của thời đại vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của VN.
Quá trình tiếp thu, vận dụng tưởng chừng như đơn giản & tự nhiên đó, thực ra “là chặng
đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc, tránh đc những sai lầm
dẫn đến ngõ cụt”
Từ những nhận thức ban đầu về CN LN, HCM đã tiến dần đến tới những nhận thức “lí
tính”, trở lại nghiên cứu CN Mac sâu sắc hơn, để rồi tiếp thu học thuyết của các ông 1 cách
có chọn lọc, ko rập khuôn, máy móc, ko sao chép giáo điều. Người tiếp thu lí luận M-LN
theo pp mácxít, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điềm,
pp biện chứng của CN M-LN để giải quyết những vấn đề thực tiễn của CM VN, chứ ko đi
tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.
Thế giới quan & pp luận M-LN đã giúp HCM tổng kết kiến thức & kinh nghiệm thực tiễn
để tìm ra con đường cứu nước: “trg cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận M-LN, vừa làm
công tác thực tế, dần dần tôi hiểu đc tằng chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng đc các dân
tộc bị áp bức & những người lao động trên thế giới”, “bây h học thuyết nhiều, CN nhiều,
nhưng CN chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là CN lênin”, “ chính là do cố
gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng 1 cách sáng tạo, phù hợp với
thực tế Vn ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu & giành đc thắng lợi to lớn”
Câu 3 :Trình bày những quan điểm cơ bản của HCM về ĐĐK dân tộc.
- Vai trò của ĐĐK dân tộc với CMVN
- Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CMVN.
- Nội dung của ĐĐK dân tộc.
Câu 3 : Trình bày những quan điểm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc
1. Vai trò của ĐĐK dtộc tr sự nghiệp CM:
a. ĐĐK dtộc là vđề có ý nghĩa chiến lc, qđịnh thành công của CM:
- Tr thời đại mới, để đánh bại các ĐQ thực dân, giải phóng dtộc, g/c, con người , nếu
chỉ có tinh thần yêu nc thì chưa đủ; mà phải tập hợp đc all mọi lực lg, xd đc khối
ĐĐK dtộc bền vững. Vì vậy, ĐĐK dtộc có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán &
lâu dài, xuyên suốt tiến trình CM.
- Do đó, để tập hợp đc khối ĐĐK dtộc phải có csách & pp phù hợp vs từng đối tượng
& phải luôn luôn nhận thức ĐĐK dtộc là vđề sống còn, qđịnh thành bại của CM.
Nhờ tư tưởng nhất quán & csách Mặt trận đúng đắn, Đảng ta & HCM đã xd đc khối
ĐĐK dtộc, đưa CM VN giành đc nhiều thắng lợi to lớn, mà tiêu biểu là CMT8 thành
công thành lập nên nc VN dchủ cộng hòa. Đoàn kết là sức mạnh
b. ĐĐK dtộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. của dtộc:
- ĐĐK dtộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng vì CM muốn thành công nếu chỉ có đường
lối đúng đắn thì chưa đủ mà phải lôi kéo, tập hợp quần chúng để tạo thực lực cho CM
cán bộ, Đảng viên phải gần gũi, lắng nghe quần chúng, vận động, tổ chức & giáo
dục quần chúng, coi sức mạnh của CM là ở nơi quần chúng.
- ĐĐK dtộc ko chỉ là mục tiêu của đảng mà là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Vì
CM là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. ĐCS phải có
sứ mệnh tập hợp hướng dẫn quần chúng, tổ chức khối ĐĐK, tạo thành sức mạnh
tổng hợp trong cuộc đtranh vì ĐLdtộc hạnh phúc cho con người
2. Nội dung của ĐĐK dtộc
a. ĐĐK dtộc là ĐĐK toàn dân
- Nhân và nhân dân được hiểu với tư cách là mỗi người, vừa là 1 tập hợp đông đảo
quần chúng nhân dân, họ là chủ thể của khối ĐĐK dtộc và ĐĐK toàn dân.ĐĐK dtộc
là phải tập hợp được tát cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đtranh chung
- Người chỉ rõ, trong quá trình xd ĐĐK toàn dân phải đứng vững trên lập trường g/c
công nhân, giải quyết mối QH GC – dtộc, không bỏ sót 1 lực lượng nào
b. Thực hiện ĐĐK toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa-
đkết của dtộc. Đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân
dân, tin vào con người
- Truyền thống đó là cội nguồn smạnh để cả dtộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai
địch họa. Phải có lòng khoan dung độ lượng với con người vì mỗi cá nhân đều có
những ưu điểm, khuyết điểm. Cho nên vì lợi ích CM cần phải có lòng khoan dung độ
lượng, trân trọng phần thiện ở mỗi con người
- Lòng khoan dung độ lượng ở HCM là sự tiếp nối và phtriển truyền thống nhân ái,
bao dung của dtộc. Đó là tư tưởng nhất quán thể hiện trong đường lối chính sách của
đảng.
- Đồng thời phải có niềm tin vào nd. Theo HCM, yêu, tin, dựa vào dân, sống, đấu tranh
vì hphúc của dân là nguyên tắc tối cao, là sự tiếp nối truyền thống dtộc. Dân là chỗ
dựa vững chắc của đảng, là nguồn sức mạnh vô địch của khối ĐĐK, quyết định
thắng lợi của CM là nền, gốc và chủ thể của mặt trận
3. Hình thức tổ chức khối ĐĐK dtộc
a. Hình thức tổ chức ĐĐK dtộc là mặt trận dtộc thống nhất
- Mặt trận dtộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Đó là tổ
chức ctrị - XH rộng lớn của nd VN, của các g/c, tầng lớp, dtộc tôn giáo v.v
- Toàn dtộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có smạnh vô địch khi được tập hợp, tổ chức
lại thành 1 khối vững chắc, và hđộng theo 1 đường lối đúng đắn. Nếu không được
như vậy thì quần chúng ND dù có đông cách mấy cũng không có smạnh
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xd và hoạt động của mặt trận dtộc thống nhất
- Mặt trận dtộc thống nhất phải được xd trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí
thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược ĐĐK
của HCM
- Mặt trận dtộc thống nhất phải hđộng tren csở đảm bảo lợi ích tối cao của dtộc quyền
lợi cbản của các tầng lớp ND