Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.13 KB, 48 trang )

.

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

uế

----------

in

h

tế

H

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

cK

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Đ
ại

họ


HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ”

ĐINH NHẬT THẢO CHÂU

Khóa học: 2007 - 2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

H

uế

----------

cK

in

h

tế

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƯC HIỆN

họ


CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Đ
ại

HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ”

Họ tên: Đinh Nhật Thảo Châu
Lớp: K41A – KTNN

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Quang Phục

Niên khóa: 2007 -2011

Huế - 4/2011

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................2
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................6

uế


2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................................7
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................................7

H

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................7
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................8

tế

CHƯƠNG I................................................................................................................................8
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................................8

h

1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................8

in

1.1.1. An sinh xã hội và hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ...................................................8
1.1.1.1. Khái niệm về thuật ngữ an sinh xã hội .........................................................................8

cK

1.1.1.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ............................................................................9
1.1.2. Chính sách tạo việc làm cho người lao động trong hệ thống an sinh xã hội .................10
1.1.2.1. Khái niệm việc làm.....................................................................................................11

họ


1.1.2.2. Khái niệm tạo việc làm cho người lao động...............................................................11
1.1.2.3. Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nông thôn......................................................12

Đ
ại

1.1.2.4. Vai trò của chính sách tạo việc làm trong hệ thống an sinh xã hội ............................14
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................15
1.2.1. Thực trạng an sinh xã hội đối với người nông dân nước ta...........................................15
1.2.2. Kết quả của chính sách tạo việc làm ở Việt Nam những năm qua ................................17
CHƯƠNG II ............................................................................................................................20
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ VANG – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................20
2.1. Tổng quan về huyện Phú Vang.........................................................................................20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................................20
2.1.2. Khí hậu, thời tiết ............................................................................................................20
2.1.3. Địa hình, đất đai ............................................................................................................21

2


2.1.4. Dân số và lao động ........................................................................................................21
2.1.5. Kinh tế - xã hội ..............................................................................................................21
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn, đảm bảo an
sinh xã hội ở huyện Phú Vang giai đoạn 2006 - 2010............................................................23
2.2.1. Chương trình lao động việc làm ....................................................................................23
2.2.1.1. Kết quả thực hiện.........................................................................................................24
2.2.1.2. Tồn tại: ........................................................................................................................31
2.2.2. Chương trình xuất khẩu lao động ..................................................................................32


uế

2.2.2.1. Kết quả thực hiện........................................................................................................32
2.2.2.2. Tồn tại:........................................................................................................................34

H

CHƯƠNG III...........................................................................................................................35
MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC

tế

LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ35
3.1. Phương hướng phát triển chương trình tạo việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện

h

Phú Vang trong giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................................................35

in

3.1.1. Mục tiêu của tỉnh ...........................................................................................................35

cK

3.1.2. Mục tiêu của huyện........................................................................................................36
3.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong giai đoạn vừa qua ............................................37
3.3. Giải pháp để thúc đẩy phát triển nhanh chính sách tạo việc làm trong giai đoạn 2011-2015

họ


ở huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................................38
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................411
1. Kết luận: ..............................................................................................................................41

Đ
ại

2. Kiến nghị: ............................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................455
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….....46

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
: An sinh xã hội

- BHXH

: Bảo hiểm xã hội

- TTH

: Thừa Thiên Huế

- CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


- UBND

: Ủy ban nhân dân

- ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

- BHYT

: Bảo hiểm y tế

- LĐ-TB&XH

: Lao động – Thương binh & Xã hội

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H


uế

- ASXH

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2006……………………...….trang 24
Bảng 2: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2007………………...…….…trang 25
Bảng 3: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2008……………………..…..trang 26
Bảng 4: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2009…………………....……trang 27
Bảng 5: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2010……………………....…trang 28

uế

Bảng 6: Tổng hợp kết quả tạo việc làm cho lao động giai đoạn 2006 – 2010 tại huyện

H

Phú Vang – tỉnh TTH………...…………………………………………………trang 30
Bảng 7: Tổng hợp tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 2006 – 2010 tại huyện Phú

Đ
ại

họ

cK


in

h

tế

Vang– tỉnh TTH………………………………………………………………...trang 33

5


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội (ASXH) thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để
xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh. ASXH có nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sự
đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy có
tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và công bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ

uế

thống ASXH thông qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khỏe, an

H

toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi
cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung. Do vậy, hệ

tế


thống ASXH mà đặc biệt là cơ chế Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã hình thành rất sớm ở
Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều

h

này đã khẳng định tầm nhìn của những người lãnh đạo và chính sách xã hội của nhà

in

nước ta – nhà nước của giai cấp công – nông, của những người lao động.
Ngày nay, nước ta đang theo đuổi cơ chế nền kinh tế thị trường, có định hướng

cK

Xã Hội Chủ Nghĩa. Trước mắt, nước ta đã đạt được những thành công nhất đinh và
nền kinh tế đang trên đà phát triển. Tuy nhiên hệ thống ASXH vẫn chưa hoàn thiện

họ

đầy đủ. Có thể nói, cho đến nay hệ thống ASXH của chúng ta còn ở mức sơ khai, độ
bao phủ mỏng; các lợi ích của ASXH chưa được phân phối công bằng, thiệt thòi vẫn
thuộc về người nghèo, về nông dân. Thực trạng đó, đã hạn chế không nhỏ đến hiệu quả

Đ
ại

của các chương trình xã hội khác, nhất là chương trình tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo ở khu vực nông thôn. Do đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những
giải pháp tích cực trong việc thực hiện các chính sách ASXH để giúp người nông dân

đối phó với những rủi ro do thiên tai, lao động và sức khỏe, từ đó góp phần nâng cao
năng suất lao động, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) nông
nghiệp, nông thôn.
Một trong những chính sách nổi bật trong hệ thống ASXH là chính sách tạo
việc làm cho người dân lao động. Chương trình này nhằm tạo việc làm mới và bảo
đảm việc làm cho người lao động có yêu cầu; thực hiện các biện pháp để trợ giúp

6


người lao động nhanh chóng có được việc làm, người thiếu việc làm có đủ việc làm,
đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động;
thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết
việc làm cho người lao động, nhằm từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Tại huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH), với quy mô dân số là hơn
186.000 dân, tốc độ phát triển dân số còn khá cao: 2%, nguồn lao động bổ sung vào
lực lượng lao đông hàng năm khoảng 2.000 lao động, hiện nay có hơn 86.000 lao

uế

động. Nhưng tạo việc làm cho người lao động thấp so với nhu cầu, vì thế đây là một
trong những gánh nặng về kinh tế - xã hội ở huyện Phú vang.

H

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông

tế


thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế”, để xem xét một cách đúng đắn
việc thực hiện chính sách tạo việc làm tại huyện Phú Vang, đảm bảo ASXH và tác

h

động đến lao động nông thôn như thế nào, đồng thời để rút ra được những kinh

cK

2. Mục tiêu của đề tài

in

nghiệm và giải pháp mới trong việc thực hiện.

- Tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn về ASXH và chính sách tạo việc làm
trong hệ thống ASXH.

TTH.

họ

- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm tại huyện Phú Vang – tỉnh

Đ
ại

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo
việc làm cho người lao động nông thôn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn.
- Phạm vi nghiên cứu: huyện Phú Vang – Tỉnh TTH.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp số liệu.

7


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Khái niệm về thuật ngữ an sinh xã hội

uế

1.1.1. An sinh xã hội và hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

H

Ở Việt Nam, thuật ngữ “an sinh xã hội” được xuất hiện vào những năm 70
trong một số sách nghiên cứu về pháp luật của các học giả Sài Gòn. Sau năm 1975,

tế


thuật ngữ này được dùng nhiều hơn và đặc biệt là từ những năm 1995 trở lại đây nó

h

được dùng rộng rãi hơn. ASXH là một thuật ngữ được dịch ra từ cụm từ social security

in

(tiếng Anh) hoặc từ sécurites sociale (tiếng Pháp).

Điều đầu tiên cần phải làm rõ: “an sinh xã hội” nghĩa là gì ? Theo ILO (tổ chức

cK

lao động quốc tế), đó là: Sự bảo vệ mà xã hội thực hiện đối với các thành viên của
mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại sự cùng quẫn về kinh tế
và xã hội dẫn đến sự chấm dứt hay giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản,

họ

tai nạn lao động, mất việc làm, mất sức lao động, tuổi già hoặc cái chết; những dịch vụ
về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với những gia đình có con nhỏ gặp

Đ
ại

phải khó khăn trong cuộc sống.
Theo khái niệm được rút ra từ những khái niệm, quan niệm khác nhau về

ASXH thì ASXH là một hệ thống các cơ chế chính sách, các giải pháp của nhà nước

và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú
sốc về kinh tế - xã hội làm cho ho giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai
sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên
nhân khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp những dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về BHXH,
BHYT, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.
Ở Việt Nam , thuật ngữ ASXH được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác nhau như:

8


bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội, trật tự an toàn xã hội…
ASXH lấy con người làm trung tâm, vừa tạo điều kiện cơ bản và thuận lợi giúp
cho các đối tượng đặc biệt có cơ hội để phát huy hết thế mạnh của cá nhân đồng thời
thể hiện thái độ, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo ra cơ hội giúp họ hòa nhập
vào cộng đồng. ASXH góp phần ổn định phát triển và tiến bộ xã hội.
Ngày nay: hệ thống ASXH không chỉ là phương tiện bảo trợ, tái phân bổ thu
nhập và trợ cấp để đảm bảo nhu cầu cơ bản cho người dân mà con hướng vào việc

uế

phòng tránh và bảo vệ từng cá nhân trước những rủi ro và sự yếu thế. Phương pháp
tiếp cận mang tính đổi mới này được gọi là hệ thống “ASXH năng động”, tập trung

H

đầu tư vào “vốn con người”. Mục tiêu chính của ASXH là phát triển dịch vụ xã hội
bền vững và dễ tiếp cận hơn, không chỉ chú trọng đến dịch vụ bảo trợ mà còn tăng

tế


cường các biện pháp phòng tránh và hỗ trợ việc làm, tạo việc làm mới, mang lại hiệu
quả cao hơn về kinh tế, xã hội và hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

h

1.1.1.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

in

Hệ thống ASXH của Việt Nam (tạm gọi như vậy) thực tại gồm khá nhiều

cK

“mảng” vấn đề. Theo tôi có thể chia thành 3 nhóm sau đây:
- Nhóm các chế độ về BHXH: gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện quan
niệm trên nguyên tắc có đóng thì có hưởng và cùng chia sẻ rủi ro. Đối tượng tham gia

họ

là những người lao động theo quy định, các mức đóng góp tạo nên một quỹ chung. Các
thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp phải các sự cố và đủ điều kiện để hưởng.

Đ
ại

Mọi chi phí cho các chế độ được chi trả bởi nguồn quỹ chung.
- Nhóm các chế độ về trợ cấp xã hội: gồm các chế độ cứu trợ xã hội cho những đối

tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Nguồn chi

trả cho các chế độ trợ cấp xã hội được lấy từ ngân sách Nhà nước.
- Nhóm các chương trình xã hội khác: gồm chương trình xoá đói giảm nghèo,
chương trình tạo việc làm, chương trình y tế (phòng, chữa bệnh, y tế cộng đồng…) và
gồm cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác.
Ba nhóm trên hình thành một hệ thống ASXH của nước ta. Tuy vậy, mỗi nhóm
các chế độ lại có những đặc điểm khác biệt và có phạm vi tác động riêng. Tuy một số
trường hợp trợ cấp mà hệ thống BHXH cung cấp có thể không đủ cho việc trang trải

9


các nhu cầu cơ bản của đối tượng được thụ hưởng, BHXH là một trong những “cột
trụ” chính của ASXH. Nhưng dùng BHXH để giải quyết các vấn đề không thuộc phạm
vi của BHXH sẽ làm cho BHXH ít tác dụng và xoá nhoà ranh giới của mỗi thành phần
trong cả hệ thống và như vậy vô hình chung đã làm mất đi các “tấm đệm” tầng tầng,
lớp lớp trong hệ thống ASXH.
Trong quá trình chuyển đổi kết cấu nền kinh tế, các chế độ thuộc nhóm trợ giúp
xã hội tồn tại một cách hết sức cần thiết, điều đó không chỉ đối với các nước Đông

uế

Nam Á mà còn là nhu cầu của hầu hết các nước đang phát triển. Tuy vậy, do hạn chế
về khả năng kinh tế nên các nước có nền kinh tế chuyển đổi thì nhu cầu về ASXH

H

trong thời kỳ đầu chính lại không phải chủ yếu là những khoản trợ giúp mà lại là các
chương trình phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết việc làm để mọi người có thể

tế


kiếm được thu nhập từ việc làm. Trừ một số tỉ lệ ít ỏi trong toàn bộ dân số mà chủ yếu
là những người tàn tật, người không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập

h

và không nơi nương tựa được hưởng các loại trợ cấp có tính chất trợ giúp xã hội.

in

Với sự xuất hiện và ngày càng phát triển của kinh tế thị trường khoảng cách về

cK

thu nhập, về mức sống ngày càng có sự phân hoá lớn. Sự đầu tư và các biện pháp thay
đổi cơ cấu công nghệ để cạnh tranh và tồn tại đã làm gia tăng số người mất việc làm,
sự nghèo khó xuất hiện cùng với giàu có ngày càng tăng thì nhu cầu trợ giúp xã hội

họ

không hề giảm mà càng lớn hơn trước rất nhiều. Do đó việc tập trung đầu tư cho “tấm
lưới” trợ giúp xã hội phải là một ưu tiên đối với các nước đang phát triển trong đó có

Đ
ại

Việt Nam.

Cùng với BHXH, trợ giúp xã hội hệ thống các chương trình kinh tế – xã hội


ngắn hạn và dài hạn cần được triển khai một cách đa dạng. Sự phong phú đa dạng của
các chương trình sẽ là một sự bổ sung quan trọng cho hai nhóm BHXH và trợ giúp xã
hội phát huy tác dụng che chắn cho các đối tượng được thụ hưởng các chế độ. Trong
thời gian khoảng mười năm trở lại đây ở nước ta đã thấy rõ tác động của các chương
trình tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn… Có thể nói mô hình và các
giải pháp về ASXH mà Việt Nam đang thực hiện là phù hợp với tình hình kinh tế – xã
hội và rất thành công, thậm chí có những bước đột phá.
1.1.2. Chính sách tạo việc làm cho người lao động trong hệ thống an sinh xã hội

10


1.1.2.1. Khái niệm việc làm
Để có thể đề ra được một chính sách việc làm đúng đắn, trước hết phải làm rõ
khái niệm về việc làm.
Thật ra, khái niệm việc làm không phải là vấn đề mới, nhiều nhà kinh tế học đã
nêu lên quan điểm của họ về khái niệm việc làm. Tuy nhiên hiểu thế nào là việc làm,
điều này không giống nhau ở nhiều điểm thời gian và không gian khác nhau. Hiện
đang tồn tại nhiều cách tiếp cận hoặc diễn giải khác nhau về khái niệm việc làm.

uế

- Theo ILO thì: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền
và bằng hiện vật.

H

- Điều 13 Chương II Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quan niệm rằng: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp


tế

luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Theo quan điểm riêng của tôi, đây là
một khái niệm chuẩn xác vì:

h

Theo khái niệm này, việc làm là các hoạt động lao động được thể hiện ở các

in

dạng sau:

cK

+ Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vật cho công việc
đó.

+ Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông

họ

nghiệp trên đất do chính thành viên sở hữu, quản lý hoặc có quyền sử dụng; hoặc các
hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hay một

Đ
ại

phần.


+ Làm các công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình

thức tiền công, tiền lương cho công việc đó, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do
chủ hộ hoặc thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng; hoặc hoạt
động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong chủ hộ làm chủ
hoặc quản lý.
1.1.2.2. Khái niệm tạo việc làm cho người lao động
Lịch sử phát triển xã hội loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào, đều có
nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên thiên nhiên,
phát triển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan trọng, là một

11


trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Và đối với mỗi con nguời, lao động là rất
quan trọng, thông qua quá trình lao động sẽ đem lại của cải, vật chất và các giá trị tinh
thần khác cho bản thân cũng như cho toàn xã hội. Mọi chủ trương, đường lối, chính
sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao độ khả năng của
nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những sai phạm về chủ trương, chính sách, biện pháp
thì nguồn lao động rất có thể trở thành gánh nặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thất cho
nền kinh tế.

uế

Theo Giáo trình Lao động việc làm - ĐH Kinh Tế Quốc Dân (Năm 2000), chúng ta
có khái niệm: Tạo việc làm cho người lao động: là tạo ra môi trường và các điều kiện cụ

H

thể để người lao động tự do làm ăn, nâng cao thu nhập, tự tạo việc làm cho bản thân mình

và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người với

tế

khả năng sáng tạo vô hạn
Khái niệm này chỉ rõ:

h

- Xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, gia đình…) có trách nhiệm tạo môi trường,

in

tiền đề cần thiết để phát triển nơi làm việc.

cK

- Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, tự
do lao động, nhưng phải theo đúng luật pháp của nhà nước.
- Việc làm của người lao động là yếu tố phát huy cao nhất nhân tố của con người.

họ

1.1.2.3. Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nông thôn
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để đảm

Đ
ại

bảo cuộc sống của con người. Hiện nay mặc dù con người đã đạt được trình độ phát

triển rất cao về công nghệ và khoa học kỹ thuật cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác
nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn phải sống vào hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
Việc phát triển nông nghiệp cũng như nhiều vấn đề liên quan đến nông dân, nông thôn
là những đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là nước đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp, đất nước trong thời gian
dài phải gánh chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, đến nay nền kinh tế đang từng bước
phát triển, với dân số trên 86 triệu người. Chính vì vậy việc giải quyết việc làm cho
người lao động là vấn đề cấn thiết quan trọng đối với Việt Nam. Nông thôn là nơi dân
số chiếm tỷ lệ cao và tập trung nhiều lao động nên tình trạng dư thừa lao động, thiếu

12


việc làm thường xuyên xảy ra, đây là khó khăn, trở ngại lớn cho quá trình CNH-HĐH
đất nước, là lực cản chính trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng
cuộc sống, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, là nguyên nhân sâu xa phát sinh các
tiêu cực, tệ nạn xã hội. Thực tế của nhiều nước trên thế giới cho rằng khi đã giải quyết
được việc làm cho người lao động thì không những tạo ra sự phát triển ổn định cho
nền kinh tế, mà đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao về mọi mặt,
đảm bảo ASXH, từ đó làm giảm áp lực tiêu cực cho xã hội.

uế

Ở Việt Nam tạo việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm. Tại nhiều kỳ Đại hội của Đảng vấn đề tạo việc làm cho lao động ở nông thôn đã

H

được đề cập đến, cụ thể tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng công sản
Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy yếu tố


tế

con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng
chính đáng cuả nhân dân”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ

h

trường, chính sách tạo việc làm cho người lao động, với định hướng phát triển nền kinh tế

in

theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Mặc dù

cK

vậy vấn đề tạo việc làm cho người lao động vẫn đang cần sự quan tâm, giải quyết của toàn
xã hội. Ở Việt Nam, thực tế số dân tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương đối
cao ( 80% tổng dân số), với gần 70% lao động sống và làm việc ở nông thôn, và số lao

họ

động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 12% so với trên 25% ở khu vực thành thị. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy, ở nông thôn dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần, và

Đ
ại

nhân lực, trong đó có đào tạo nghề, thấp hơn 10 lần so với thành thị. Đó còn chưa kể tới
một thực tế, hiện nay, tình trạng lao động ở nông thôn mới sử dụng khoảng 80% thời gian

lao động; tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 6%; trong khi đó thực trạng đất nông nghiệp có
xu hướng giảm xuống do quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, quy hoạch
các khu công nghiệp và gia tăng dân số... Đi đôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số ở
khu vực nông thôn, hàng năm số lao động bổ sung không ngừng tăng lên, vì sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, tính mùa vụ trong sản xuất tạo ra nhiều thời gian nông nhàn với
ngươi lao động nên xảy ra nhiều tiêu cực, tệ nạn trong xã hội. Chính vì vậy việc tạo việc
làm không chỉ là yêu cầu cấp bách của riêng khu vực nông thôn mà đang là bức xúc của
toàn xã hội nên cần được giải quyết.

13


1.1.2.4. Vai trò của chính sách tạo việc làm trong hệ thống an sinh xã hội
Qua những bất cập của hệ thống ASXH ở nước ta đã phân tích ở trên và sự cần
thiết tạo việc làm cho lao động nông thôn, để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước,
góp phần đảm bảo ASXH, Chính Phủ đã tiến hành thực hiện các chính sách đào tạo
chuyển nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân để còn
tiếp tục làm nông nghiệp.
Hàng năm, chúng ta phải tập trung đào tạo chuyển nghề cho lao động nông thôn

uế

từ 700 đến 800 nghìn người và 300 nghìn nông dân tiếp tục làm nông nghiệp. Cơ sở,
trường lớp đào tạo hiện còn chưa đáp ứng, cái khó nhất là đào tạo lao động phi nông

H

nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định cao hơn làm ruộng ở quê.

Lao động sau đào tạo chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp, có thể ở thành


tế

phố, thị xã, đô thị nhỏ làm việc trong doanh nghiệp ở nông thôn và đầu tư vào nông
nghiệp đang là thách thức lớn. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, ở nước ta hiện nay

h

có gần 40 nghìn doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn trong đó chỉ có gần 1500

in

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 3,7% số doanh

cK

nghiệp hoạt động ở nông thôn. Vốn đầu tư số doanh nghiệp trên có khoảng 32
nghìn tỉ đồng chiếm 6% vốn của doanh nghiệp đầu tư ở nông thôn và chỉ có 0,9%
vốn của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy mấy năm gần đây, nhất là năm 2010,

họ

Chính phủ đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông
nghiệp, nông thôn. Cần phải coi đây là công việc thường xuyên, lâu dài về việc đào

Đ
ại

tạo chuyển nghề cho lao động nông thôn gắn đào tạo chuyển nghề với doanh
nghiệp.


Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân và nông

thôn, tháng 10 – 2008, Chính phủ đã ra nghị quyết ban hành chương trình hành động
của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn,
chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết
việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân.
Nhằm cụ thể hóa chương trình hành động trên, tháng 11 – 2009 Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề
án 1956). Đề án nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là đào tạo nghề cho lao động

14


nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng
cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính
sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông
thôn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao
động nông thôn. Đây là cơ sở, lah hành lang pháp lý để các hoạt động đào tạo nghề cho lao
động nông thôn phát triển nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn và tạo ra cơ hội

uế

tìm kiến, tự tạo việc làm thích hợp cho người lao động.
Các chính sách đào tạo nghề cho lao động có tính xã hội và nhân văn sâu sắc,

H

do đó nhận được sự đồng thuận của rất cao các tầng lớp nhân dân. Tùy theo điều kiện

kinh tế - xã hội, các ngành, các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, sáng tạo,

tế

tạo ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích hợp. Một số mô hình bước
đầu triển khai có hiệu quả. Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ huy

h

động các cơ sở chuyên dạy nghề mà còn huy động được “chất xám” của các viện

in

nghiên cứu, các trường đại học, huy động được sự tham gia giảng dạy của những lao

cK

động kỹ thuật từ các doanh nghiệp, các nghệ nhân trong các làng nghề. Qua thí điểm
một số mô hình đào tạo nghề cho lao động chuyên canh ở một số địa phương vùng
đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long hoặc Trung du miền núi như Lạng

họ

Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai... cho thấy kỹ năng nghề của nông dân được nâng
lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập của người lao động

Đ
ại

tăng lên rõ rệt. Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động

nông thôn khác trong thôn bản tham gia các khóa đào tạo nghề được tổ chức tại địa
bàn.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng an sinh xã hội đối với người nông dân nước ta
Ở nước ta, trong điều kiện xã hội hiện nay, ASXH được hiểu là “sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu nhằm đảm bảo thu nhập,
sức khỏe và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác thông qua các biện pháp như:
BHYT, BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội…”. Thế nhưng, trên thực tế các chính
sách ASXH ở vùng nông thôn và cho người nông dân còn khá nhiều bất cập:

15


- Về bảo hiểm cho nông dân: Mặc dù BHXH đã được thực hiện ở nước ta từ
năm 1947, được mở rộng vào năm 1993 từ phạm vi khu vực nhà nước sang khu vực
doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, nhưng hiện nay, hầu hết người nông dân do
mức thu nhập thấp, không ổn định nên chưa mặn mà và không tham gia vào thị trường
BHXH. Chính vì vậy, cuộc sống của họ thường rất bấp bênh khi gặp rủi ro về kinh tế.
Hiện nhu cầu tham gia vào thị trường BHXH của nông dân là tương đối lớn, song phần
đông họ chỉ muốn tham gia vào chế độ tử tuất mà thôi.

uế

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về BHXH chưa được quan tâm đúng mức,
do đó không chỉ người nông dân và lao động tự do, mà ngay cả cán bộ công chức nhà

H


nước cũng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và nội dung cơ bản của chính sách
BHXH. Ngoài ra, công tác tổ chức thực thi còn không ít bất cập… Do đó, người nông

tế

dân thiếu tin tưởng và số lượng tham gia vào thị trường này có chiều hướng giảm sút.
- Về BHYT: BHYT ở nước ta hiện nay độ bao phủ vẫn đang ở mức thấp (dưới

h

20% dân số) và chủ yếu là loại hình BHYT bắt buộc. Còn độ bao phủ của BHYT tự

in

nguyện tới người nông dân (chiếm khoảng 70% dân số) ở mức rất thấp và hầu như bỏ

cK

ngỏ. Cho đến nay, số lượng nông dân có khả năng mua BHYT tự nguyện rất thấp
(dưới 5%). Đa phần người nông dân nghèo chỉ có thể tham gia loại hình bảo hiểm này
nếu có sự trợ giúp của nhà nước thông qua các chương trình BHYT miễn phí.

họ

- Về bảo hiểm tai nạn lao động: là nước chịu nhiều thiên tai nhất là lũ lụt,
giông bão, hạn hán nên hàng năm Việt Nam có trên một triệu người cần được cứu trợ.

Đ
ại


Tuy vậy, số người tham gia vào loại hình bảo hiểm tai nạn lao động và chính sách bảo
hiểm, hỗ trợ của nhà nước trên lĩnh vực này còn rất hạn chế. Có khoảng 85% lao động
nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với loại hình bảo hiểm này. Do vậy, những người
lao động nông thôn bị tai nạn lao động hầu như không có khả năng làm việc hoặc tìm
việc khác để mưu sinh. Và họ từ là những lao động chính, là trụ cột trong gia đình trở
thành gánh nặng gia đình. Mặt khác, việc làm của nông dân thường không ổn định và
bị lệ thuộc nhiều vào thời tiết, địa lý và họ có nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo cao
do thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, phân hóa học… Đặc
biệt là, ngư dân, họ thường gặp phải những tai nạn trên biển do bão, lốc. Đây là những

16


thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ngư dân, cần có giải pháp
hữu hiệu để bảo đảm cho cuộc sống của họ.
- Các quỹ hỗ trợ xã hội khác: Ngoài các loại hình bảo hiểm trên, một số quỹ
hỗ trợ xã hội khác như: Quỹ Hỗ trợ tuổi già, Quỹ Thăm hỏi của các tổ chức chính trị
xã hội, Quỹ Bảo đảm xã hội, Quỹ Dự phòng, cứu trợ thiên tai và cứu đói lúc giáp
hạt… Đã phát huy tác dụng trong việc duy trì, bảo đảm ASXH cho nông dân. Các quỹ
này đã giúp nông dân giảm thiểu những tổn thất sau các đợt thiên tai, hoặc trợ giúp các

uế

gia đình nông dân đang phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế (năm 2007,
riêng Quỹ Dự phòng cứu trợ, thiên tai và cứu đói lúc giáp hạt đã chi 200 tỷ để cứu trợ

H

thiên tai, chiếm 2,4% tổng chi tiêu cho cứu trợ xã hội, cứu trợ thiếu ăn lúc giáp hạt trên
100 tỷ đồng)… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng các quỹ hỗ trợ


tế

này. Thường thì khi không xảy ra thiên tai, các địa phương có xu hướng sử dụng quỹ
không đúng mục đích, làm cho quỹ luôn ở tình trạng thiếu hụt; đến khi xảy ra thiên tai,

h

không đáp ứng được nhu cầu cứu trợ, thậm chí còn bị thất thoát. Vì vậy, đa phần nông

in

dân gặp khó khăn thiên tai chưa được hưởng đầy đủ số tiền mà nhà nước và xã hội trợ

cK

cấp cho họ.

- Các hình thức hỗ trợ không chính thức: Đối với loại hình này, ngoài các tổ
chức thuộc cơ quan, phải kể đến các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức nhân đạo và sự trợ

họ

giúp của các thành viên gia đình, dòng họ và hàng xóm. Mặc dù, hệ thống này chưa
phát triển mạnh nhưng có những đóng góp quan trọng trong việc trợ giúp lương thực

Đ
ại

và hỗ trợ thiết thực khác khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, hình thức này ngày càng có chiều

hướng không còn quá quan trọng nữa vì quy mô quan hệ trong gia đình đã thay đổi và
người lao động nông thôn đang có xu hướng chuyển dịch mạnh sang hình thức làm
công ăn lương.

1.2.2. Kết quả của chính sách tạo việc làm ở Việt Nam những năm qua
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu chính của
các chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo ASXH của nước ta. Trong thời gian qua,
cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, vấn đề tạo việc làm cho
người lao động cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể.
* Về tỷ lệ thất nghiệp:

17


Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị được thống kê thông
qua các cuộc điều tra về lao động – việc làm, điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu
lao động. Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,65%. Năm 2009, do
những tác động của cuộc khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu
hướng gia tăng, là 4,66%, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị giảm xuống còn
4,43%/năm vào năm 2010.
Tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho lực lượng lao động ở nước ta trong thời gian

uế

qua là thấp. Tỷ lệ thất nghiệp chung này năm 2003 là 2,25%, 3 năm tiếp theo có xu
hướng giảm đi nhưng không dáng kể, đến năm 2007 tăng lên 2,52%. Và hiên nay, tỷ lệ

H

thất nghiệp chung cho cả nước là 2,88%.

* Về tỷ lệ tạo việc làm:

tế

Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực
lượng lao động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010.

h

Trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 51,9% năm

in

2009 xuống 48,2% năm 2010. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,6% lên

cK

22,4%. Khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.
Hiện nay, hàng năm đã tạo việc làm cho từ 1,5- 1,7 triệu lao động, ngành chiếm
nhiều lao động nhất tại Việt Nam là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với

họ

gần 23 triệu lao động (năm 2008). Theo dự báo, việc làm trong ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm

Đ
ại

2020.


Trên thực tế đã xuất hiện dòng di cư lao động từ nông thôn ra đô thị. Trong 10

năm qua, tỷ lệ lao động khu vực đô thị đã tăng 3,8% trong tổng lực lượng lao động,
nhưng tỷ lệ lao động làm việc tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô
nhỏ lại tăng 2,9%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam đã giảm trong giai đoạn 2007 - 2009. Và theo
dự báo, đến năm 2015 một số ngành nghề sẽ tăng nhu cầu như tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt
động đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội…
* Mục tiêu của chương trình quốc gia tạo việc làm năm 2011 – 2015:

18


Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm từ nay đến 2015 đặt ra mục tiêu
hỗ trợ tạo việc cho 1-1,2 triệu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 80.000100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khoảng 40.000 lao động là người
nghèo, đối tượng chính sách. Chương trình cũng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước về dạy nghề và việc làm; tăng cường đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 49.000 tỷ đồng, trong đó ngân

uế

sách Trung ương cấp là 35.000 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và huy động
từ các tổ chức quốc tế và 3.700 tỷ đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-

H

2010 chuyển sang.


Theo nhận định của ILO tại Việt Nam những số liệu phân tích xu hướng lao

tế

động tại Việt Nam chưa bảo đảm được sự kịp thời, nhưng bản chất thị trường lao động
chưa thay đổi trong nhiều năm qua do tồn tại tự nhiên, do đó báo cáo sẽ ít nhiều tác

h

động vào các chính sách điều hành thị trường lao động. Chính vì vậy, các chính sách

in

về thị trường lao động tại Việt Nam cần được xây dựng trên nền tảng những số liệu

cK

chính xác và kịp thời. Muốn đạt được mục tiêu vươn tới nước có mức thu nhập trung
bình, phải thực hiện các chính sách thị trường lao động tốt để bảo đảm việc làm bền

Đ
ại

họ

vững, giảm tỷ lệ đói nghèo phổ biến.

19



CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ
VANG – TỈNH TTH
2.1. Tổng quan về huyện Phú Vang

uế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.

H

Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía
Nam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc.

tế

Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài
trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm

h

Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang -

in

Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt


cK

và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến
lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai

họ

thác và sử dụng. Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đối
với khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố đô Huế.

Đ
ại

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trục
ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý,
thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài.
2.1.2. Khí hậu, thời tiết
Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven
biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng
năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố
không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80%
lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai
thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi

20


bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4
(lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại

cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ
thủy triều dưới 0,5-2 m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-0,5m.
Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m. Độ cao triều trong đầm phá
thường nhỏ hơn ở vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven biển, đầm phá của Phú

uế

Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.
2.1.3. Địa hình, đất đai

H

Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi
hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và

tế

đường thủy. Diện tích tự nhiên 28.031,80 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha,
đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha.

h

Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy

in

sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn, chiếm 42,3% tổng diện tích đất tự nhiên.

cK


Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng không lớn, chủ yếu là
các cồn cát, đất bãi cát. Đất mặt nước chưa sử dụng chủ yếu là đất ao hồ, đầm phá.
Khoáng sản: Phú Vang là nơi có nhiều khoáng sản Ti tan, tập trung ở các xã

họ

Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và Vinh An, có chất lượng tốt với quy mô khá lớn
đang được khai thác.

Đ
ại

2.1.4. Dân số và lao động

Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầm phá và

7 xã trọng điểm nông nghiệp. Diện tích tự nhiên 28.031 ha, trong đó đất nông nghiệp
10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha. Địa hình
của huyện khá phức tạp, đất rộng, người đông, với hơn 186.000 dân, trong đó có hơn
86.000 lao động, mật độ dân số bình quân 647 người/km2.
2.1.5. Kinh tế - xã hội
Trong 5 năm qua, mặc dù tình hình huyện Phú Vang còn gặp nhiều khó khăn,
thách thức như: Thiên tai khắc nghiệt, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu gây ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của huyện nhà…Song nhờ sự nỗ lực phấn đấu, phát huy

21


nội lực, đoàn kết nhất trí, kết hợp sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong

huyện nền kinh tế - xã hội của Phú Vang vẫn tạo được những chuyển biến tích cực, đạt
được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế Phú Vang đã phát
triển theo chiều hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân giai
đoạn 2006 – 2010 là 15,73%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng
dịch vụ - công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Dịch vụ có bước
phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của nhân

uế

dân; đã tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện
như: Trung tâm thương mại ở thị trấn Thuận An, nâng cấp hệ thống chợ theo quy hoạch

H

của tỉnh ở nhiều xã, thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng khu dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp
ở Thuận An…Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có những bước

tế

phát triển đáng kể, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm
đạt trên 380 tỷ đồng, tăng 21,1%/ năm, cao hơn 6,7% so với nhiệm kỳ 2000 – 2005.

h

Nông – lâm – ngư nghiệp phát triển theo hướng tích cực, giá trị sản xuất toàn ngành

in

nông – lâm – ngư tăng bình quân hàng năm là 5,84%; đã chú trọng ứng dụng tiến bộ


cK

khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất; từng bước đẩy mạnh sản xuất các loại nông
sản, hàng hóa theo nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Chương trình đánh bắt xa
bờ có bước phát triển quan trọng theo hướng CNH- HĐH, tạo sự chuyển biến tích cực

họ

trong nhận thức của ngư dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay tăng 348,4 ha so với
năm 2005; đã mạnh dạn chuyển đổi một số vùng nuôi tôm hạ triều, nuôi chắn sáo bị ô

Đ
ại

nhiễm thường bị dịch bệnh và thua lỗ sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng.
Hiện nay, điện lưới quốc gia đã về 100% xã, thị trấn và tỷ lệ hộ dùng điện

trong toàn huyện đạt 99,8%; hệ thống nước máy đã đầu tư lắp đặt được 70% số xã, thị
trấn và tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 89%. Cơ sở vật chất các ngành giáo dục,
văn hóa, y tế, thể dục thể thao đều được tăng cường; 100% xã, thị trấn có trường học
cao tầng; hoàn chỉnh mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở; đầu tư mở rộng bệnh viện,
xây dựng mới phòng khám đa khoa Thuận An; 100% trạm y tế xã, thị trấn được tầng
hóa. Các thiết chế văn hóa được nâng cấp, công trình di tích văn hóa, lịch sử được
trùng tu, tôn tạo, khôi phục như: Nhà lưu niệm Bác Hồ (xã Phú Dương), nhà lưu niệm
đồng chí Nguyễn Chí Diễu (xã Phú Mậu), Đình làng An Truyền (xã Phú An)…Đã

22


trùng tu, phục hồi thành công tháp Chàm Phú Diên (xã Phú Diên) tạo điều kiện cho

khách du lịch trong và ngoài nước đến đây tham quan. Công tác đô thị hóa ở thị trấn
Thuận An, trung tâm huyện lỵ Phú Đa ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng, các loại
dịch vụ phát triển mạnh. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được chú trọng,
đang chuẩn bị trình phê duyệt xây dựng quy hoạch chung đô thị mới Phú Đa và quy
hoạch chung phát triển đô thị Thuận An.
Kinh tế - xã hội của Phú Vang tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian

uế

qua, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa theo
kịp xu thế phát triển của sự nghiệp CNH – HĐH; dịch vụ, du lịch chưa được đầu tư

H

đúng mức, sản phẩm du lịch, dịch vụ còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, công tác giải quyết việc làm cho lao

tế

động còn hạn chế, phụ thuộc vào các dự án. Hoạt động khoa học, công nghệ, môi
trường chưa mạnh. Năng lực chỉ đạo điều hành của chính quyền ở một số xã còn yếu,

h

cải cách thủ tục hành chính hiệu quả còn thấp. Các nhân tố đe dọa sự ổn định chính trị

in

trên địa bàn vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp…


cK

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn,
đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Phú Vang giai đoạn 2006 - 2010
Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

họ

2006 - 2010, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XII,
Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, là năm tổng kết việc thực hiện hoàn thành kế

Đ
ại

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010.
UBND huyện đã triển khai nhiều chương trình, đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm,

phân công trách nhiệm và tiến độ cụ thể để thực hiện. Được sự quan tâm lãnh đạo,
giúp đỡ và sự phối hợp thực hiện của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến
cơ sở, chương trình tạo việc làm trong những năm qua đã được triển khai và đạt được
một số kết quả:
2.2.1. Chương trình lao động việc làm
- Phú Vang là một huyện có địa bàn rộng, dân số và lực lượng lao động đông, lại chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Trong năm 2006, UBND
huyện giao trách nhiệm cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng

23


hợp điều tra nắm lại nguồn và chất lượng lao động để lập dự án lao động việc làm và xuất

khẩu lao động, đồng thời tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế koạch và chỉ tiêu kinh
tế-xã hội trên địa bàn huyện trong những năm đến.
- Phối hợp cùng với Trung tâm Giới thiệu việc làm - Sở LĐ-TB&XH nắm lao
động ở các xã, thị trấn để tổ chức đào tạo nghề miễn phí ở các xã, thị trấn nhằm để
tăng dần chất lượng lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và
xuất khẩu lao động. Năm 2009, đã đào tạo nghề ngắn hạn chủ yếu là may công nghiệp

uế

cho 905 lao động.
- Trong năm 2010, đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn các xã, thị trấn tiến hành

H

điều tra, khảo sát cung, cầu lao động và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên
địa bàn huyện Phú Vang. Qua tổng hợp điều tra, khảo sát cung – cầu lao động, toàn

tế

huyện có 38.092 hộ. (xem Phụ lục)

- Năm 2010, các xã, thị trấn đã tổ chức đào tạo nghề cho 2.733 lao động, trong

in

trồng cây cảnh, nghề uốn tóc…

h

đó chủ yếu là nghề trồng nấm rơm, chăn nuôi thú y, may, thợ mộc, thợ nề, kỹ thuật


cK

- Phối hợp với UBND các xã Phú Xuân, Phú Mỹ, Phú An và thị trấn Thuận An
tổ chức tập huấn và điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động vùng đầm Sam

tiếp theo.

họ

Chuồn huyện Phú Vang năm 2010 để tổ chức đào tạo nghề trong năm 2011 và các năm

2.2.1.1. Kết quả thực hiện

Đ
ại

Bảng 1: Kết quả tạo việc làm cho lao động năm 2006

Việc làm trong
khu vực

Nông, lâm, ngư
nghiệp
Tiểu thủ công
nghiệp, xây

Kế hoạch

Thực hiện


Tỷ lệ thực

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

hiện so với kế

(số lao động)

(%)

(số lao động)

(%)

hoạch (%)

800

40

622

33,10


77,75

550

27,5

535

28,47

97,27

24


×