Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập giữa kỳ dự báo 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.17 KB, 10 trang )

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2
Bài tập giữa kỳ
Đề chẵn:

Đề bài: Hãy thu thập dữ liệu để thực hiện dự báo Cầu và giá cả về một loại hàng hóa
(dịch vụ) cho năm 2019-2020 bằng phương pháp mô hình cấu trúc (Mô hình Cung – cầu),
biết rằng Hàm cầu chỉ xét một biến ngoại là thu nhập bình quân đầu người/tháng; Hàm
cung chỉ xét một biến ngoại là Giá cả đầu vào để sản xuất sản phẩm.
Bài làm:
1/Mục đích giải quyết bài tập
a/ Ý nghĩa của dự báo cầu thị trường
Dự báo cầu nghiên cứu, phát hiện và đo lường các tác động hay các nhân tố quyết định
lượng bán hàng đối với sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới của doanh nghiệp, trên cơ sở
đó ước lượng cầu về sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai. Nói chung, các công ty
thường lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hay bán hàng trong giới hạn an toàn của cầu
tương lai. Do vậy dự báo cầu tương lai có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Trên thực tế nó là linh hồn của hoạt động kinh doanh thành
công bởi vì mọi quyết định kinh doanh đều dựa trên một số tiền đề về tương lai có thể là
đúng hay sai, là tiềm ẩn hay lộ diện. Dự báo nhu cầu sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan, muốn có kết quả dự báo chính xác thì cần phải phân tích
và đánh gía đầy đủ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến nhu cầu sản phẩm trong
mỗi thời kỳ nhất định. Nghệ thuật của kinh doanh thành công nằm ở chỗ có tránh xa hoặc
giảm thiểu được rủi ro có thể và chống chọi được với tình trạng không chắc chắn trong
môi trường kinh doanh bằng các biện pháp thích hợp nhất.
Do đó, dưới giác độ của doanh nghiệp có thể hiểu dự báo cầu ám chỉ việc ước lượng cầu
tương lai có khả năng nhất về sản phẩm của công ty trong những điều kiện nhất định. Dự
báo cầu mang lại nhiều lợi ích cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn.
b/ Ý nghĩa dự báo cầu sản phẩm gạo
Gạo là một sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, là cơ sở để đảm bảo an ninh
lương thực cho quốc gia. Bên cạnh việc dùng để dùng làm lương thực chính thức nó còn
làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến cũng chăn nuôi. Quan trọng là thế




nhưng nó không phải là một sản phẩm được nhà nước quy định giá như xăng dầu hay trợ
giá mà được quyết định theo cung –cầu trên thị trường. Vì thế việc dự báo cầu sản phẩm
gạo là cần thiết với cả người dân, doanh nghiệp và chính phủ.
-

-

Kết quả dự báo nhu cầu tiêu thụ gạo là cơ sở cho việc đưa ra những quyết định về
quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, các nguồn lực cần thiết..
để xây dựng và triển khai kế họach sản xuất của doanh nghiệp cũng như những hộ
gia đình.
Chính phủ sẽ dựa vào kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm gạo để có kế hoạch điều
tiết sản xuất trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương
thực trong nước cũng như tránh lượng gạo quá dư thừa trong nước.

2/ Mô hình ( phương pháp) sử dụng
Mô hình dự báo sử dụng là dự báo cầu sản phẩm báo bằng phương pháp mô hình cấu trúc
(mô hình kinh tế lượng)

St

P

St+ i
P1+i
Pt

Dt+i

Dt

0

Qt

Qt+i

Q

Hình : Nguyên tắc dự báo cầu bằng mô hình kinh tế lượng


Đây là phương pháp dựa trên lý thuyết kinh tế lượng. Ý tưởng của phương pháp này là
mô tả hàm cung và hàm cầu về hàng hóa trên thị trường bằng các phương trình xảy ra
đồng thời. Các phương trình này được ước lượng bằng phương pháp thống kê dựa trên
các chuỗi thời gian về lượng cung và cầu, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chúng.
Nguyên tắc thực hiện phương pháp được minh họa trên Hình 10-3. Tại thời điểm hiện tại,
khi giá trị các biến ngoại sinh được xác định, điểm cân bằng của thị trường hàng hóa
được xác định tại điểm giao nhau của đường cầu Dt và đường cung St sẽ chỉ ra lượng
hàng hóa được tiêu thụ hiện tại trên thị trường (Qt) với giá cả tương ứng (Pt). Trong
tương lai ở thời điểm dự báo, với tác động của các biến ngoại sinh đã thay đổi, điểm cân
bằng mới của cầu (Dt+1) – cung (St+1) sẽ được thiết lập tại vị trí mới. Tại đó, lượng cầu
(Qt+1) và giá cả (Pt+1) tương ứng sẽ được xác định với tư cách là các giá trị dự báo
tương lai. Sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu sang vị trí mới là do tác động
của các biến ngoại sinh.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tiến hành, cho kết quả định lượng và đạt
độ chính xác cao khi những đòi hỏi về độ đầy đủ, chính xác và khách quan của dữ liệu
được đảm bảo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế, trước hết nó đòi hỏi
thị trường hàng hóa đang xem xét phải là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trên thực

tế, yêu cầu khắt khe đó thường ít khi được đáp ứng đầy đủ.
Quy trình áp dụng phương pháp bao gồm:
Bước 1: Xác định và ước lượng mô hình bao gồm hàm cung và hàm cầu.
Bước 2: Xác định giá trị các biến ngoại sinh của hàm cung, cầu tại thời điểm dự báo.
Bước 3: Cân bằng cung - cầu để xác định giá cả tại điểm cân bằng mới.
Bước 4: Thay trị số của giá cả vào một trong hai hàm cầu hoặc cung để xác định lượng
cầu dự báo.

3/ Mô tả nguồn dữ liệu
Cung- cầu về gạo của Việt Nam giai đọan 2005-2018
Năm

P
(đồng)

Q
(kg/người/năm)

Y

Z

(triệu đồng)- ( giá phân
giá hiện
đạm Urê Phú
hành
Mỹ hạt trong


t1)

Đồng/kg
2005

2400

151

12.2

6200

2006

2500

149

15.4

6400

2007

2800

147

17.6

6500


2008

3700

146

20.7

6800

2009

4200

145

24.9

7000

2010

5700

144

27.8

7300


2011

6000

142

31.7

7500

2012

5800

143

35.1

7800

2013

5200

141

38.2

7900


2014

5700

140

41.3

8100

2015

5300

139

43.4

8000

2016

5100

137

48.6

8300


2017

5300

136

50.8

8500

132

52.1
(Sơ bộ)

8800

2018

5900

Trong đó:
- Số liệu về giá gạo và lượng gạo tiêu thụ bình quân người trên năm lấy từ thống kê và
các báo cáo của hiệp hội lúa gạo Việt Nam
+ />+ />- Biến ngoại sinh cho hàm cầu là thu nhập bình quân người trên năm tính theo giá hiện
hành. Số liệu về thu nhập bình quân người trên năm lấy từ thống kê của tổng cục thống
kê và một số báo cáo của tổ chức World Bank, ADB (ngân hàng phát triển Châu Á).(
/> />- Biến ngoại sinh cho hàm cung là giá phân đạm Urê Phú Mỹ lấy từ trang web thông tin
phân bón: />


4/ Kết quả tính toán
-B1: Xác định và ước lượng hàm cung- cầu gạo trong nước:
Hàm cầu về gạo: QD= a+bP+cY (4.1.1)
Hàm cung về gạo: QS= α+βP+γZ (4.1.2)

Từ số liệu đã có thực hiện hồi quy theo phương pháp OLS ta được:
Hồi quy trong phần mềm Eview ta được kết quả :


Hàm cầu

Hàm cầu : QD = 154.6836 + 4.68 x10^-5P + (-0.3842)Y
(4.1.3)


*Hàm cung

Hàm cung : QS = 192.4951 + 6.82x10^-4P+ (-0.00711)Z
(4.1.4)
-B2: Xác định giá trị các biến ngoại sinh của hàm cung- cầu tại thời điểm dự báo t
Ngoại suy xu thế các biến Y và Z theo t ta được hàm :
Yt = a1 +b1 t
Zt =a2 + b2 t

(4.2.1)
(4.2.2)

Trong đó t là biến thời gian , t=1 từ năm 2005.





Dự báo Y tại thời điểm dự báo

 Yt = 8.7341 + 3.2145t

(4.2.3)

= 8.7341+ 3.2145*15 = 56.9516 (triệu đồng)
Y2020 =8.7341+ 3.2145*16 = 60.1661 ( triệu đồng)



2019



Dự báo Z tại thời điểm dự báo


 Zt = 6038.4615 + 195.8242t (4.2.4)
 Z2019 = 6038.4615+ 195.8242 *15 = 8975.8245 (nghìn đồng )

Z2020 =6038.4615 +195.8242 *16 = 9171.6487 (nghìn đồng)
-B3: Cân bằng cung-cầu để xác định giá cả tại thời điểm cân bằng mới
Thay các giá trị Y, Z đã dự báo được vào hàm dự báo (4.1.3) và (4.1.4):


Dự báo cầu cho năm 2019:


Q2019D = 4.68 x10^-5P2019 +132.8028
Q2019S = 6.82x 10^-4P2019 + 128.677
Tại điểm cân bằng:
QD=QS ta có: P2019= 6495.277 (đồng )
• Tương tự cho năm 2020 ta có P2020 =6742.95 (đồng)
-B4:Thay trị số của giá cả vào một trong hai hàm cầu hoặc cung để xác định lượng
cầu dự báo.
Thay các giá trị P đã tính được ở trên vào hàm dự báo cầu (4.1.3) ta được:


QD2019 =133.1068 (kg/người/năm)
Q2020D=131.8834( kg/người/năm)
5/ Thảo luận kết quả và nhận xét.
Từ phương trình hàm cầu ước lượng (4.1.3) : QD = 154.6836 + 4.68 x10^-5P + (0.3842)Y
Ta nhận thấy hệ số b= 4.68x10^-5> 0 , điều này cho ta thấy cầu về sản phẩm gạo
có mối quan hệ tỷ lệ thuận với giá của nó nhưng c= -0.3842<0 tức là cầu sản
phẩm gạo lại tỷ lệ nghịch với thu nhập. Điều này hòan tòan hợp lý vì gạo là sản
phẩm thiết yếu và cấp thấp. Với hệ số R2 = 0,95156, điều này có nghĩa là mô hình
giải thích được tới 95,156% sự biến động của sản phẩm gạo phụ thuộc vào giá gạo
và thu nhập của người dân, còn lại gần 5% là được giải thích bằng các yếu tố khác.

Mức ý nghĩa của hệ số chặn và hệ số góc đều là 0.0000% . Bên cạnh đó RMSE=
1.127 và MAPE= 0.576 % khá nhỏ do vậy có thể tin tưởng rằng các hệ số này đều
có ý nghĩa về mặt thống kê.
Từ hàm cầu đã ước lựơng được ta có : Q2019D =133.1068 (kg/người/năm)
Q 2019D =131.8834 (kg/người/năm)
Như vậy lượng tiêu thụ sản phẩm về gạo tiếp tục giảm qua các năm do gạo là hàng
hóa cấp thấp. Dự báo rằng lượng cầu này sẽ tiếp tục giảm theo các năm vì thu
nhập của người dân ngày càng được cải thiện, họ tiêu thụ các sản phẩm xa xỉ và

dùng nhiều các loại thực phẩm cao cấp như thịt, trứng, sữa hơn là thực phẩm thiết
yếu như gạo. Bên cạnh đó trong những năm qua sự du nhập lối sống và văn hóa


-

-

ẩm thực từ phương Tây vốn sử dụng lúa mỳ là nguồn lương thực chính cũng khiến
nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân trong nước giảm.
Vì thế các doanh nghiệp cũng như các đơn vị sản xuất cần điều chỉnh số lượng sản
phẩm sản xuất ra để tránh dư thừa và rớt giá gạo.
Về phía các đơn vị sản xuất gạo cần chú trọng hơn nữa vào chất lượng gạo để
nâng giá bán hơn là chú trọng vào số lượng nhưng gạo sản xuất ra không đạt chất
lượng cao.
Về phía các doanh nghiệp phân phối cần đẩy mạnh xuất khuẩu hơn nữa để tránh
tình trạng dư thừa trong nước.
Về phía nhà nước cần chú trọng nghiên cứu ra các giống lúa mới năng suất chất
lượng và khuyến khích người trồng lúa áp dụng giống mới đồng thời tập trung áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó cũng có những chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tránh hiện tượng dư thừa
trong nước.



×