Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Bao cao luan van huong k28 YB final 7 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.92 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM KĨ THUẬT

BÁO CÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ

DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8 THEO ĐỊNH HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Chuyên ngành: lí luận và PPDH bộ môn KTCN
Mã số: 8 14 01 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS. TS NGUYỄN TRỌNG KHANH
NGƯỜI THỰC HIỆN : PHẠM THỊ THU HƯỜNG
LỚP
: K28 SPKT

Hà Nội, tháng 7 năm 2020


PHẦN MỞ ĐẦU
I. lí do chọn đề tài
 Qua các văn kiện của Đảng, Luật Giáo dục, quan điểm đổi mới Chương trình giáo dục
phổ thông 2018,… đều khẳng định cần đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo để phát triển năng lực người học.
 Môn Công nghệ phổ thông thể hiện:
▪ Cầu nối kiến thức khoa học - sản xuất
▪ Kết hợp giữa lí thuyết - thực tiễn
▪ Học sinh vừa học tập - trải nghiệm - định hướng nghề nghiệp


Vận dụng hình thức dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học một cách phù hợp
sẽ phát huy tính tích cực, tự lực, phát triển năng lực hành động, cộng tác chia sẻ, đồng
thời khơi dậy hứng học tập, khả năng tìm tòi sáng tạo cho học sinh. Vì vậy lựa chọn đề


tài: “Dạy học môn Công nghệ 8 theo định hướng tăng cường tổ chức hoạt động học cho
học sinh” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học.


PHẦN MỞ ĐẦU
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, đề
xuất các biện pháp tổ chức hoạt động học cho HS trong dạy học môn Công
nghệ 8 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động học tập của HS, qua đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.


PHẦN MỞ ĐẦU
III. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Công nghệ 8
 Đối tượng nghiên cứu:
▪ Nội dung, chương trình môn Công nghệ 8
▪ Phương pháp dạy học tích cực
▪ Hoạt động học của học sinh và biện pháp tổ chức hoạt động học cho
học sinh trong dạy học môn Công nghệ 8.
 Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Công nghệ 8 ở một số
trường trung học cơ sở thuộc thành phố Yên Bái.


PHẦN MỞ ĐẦU
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ 8 theo hướng tăng
cường tổ chức hoạt động học cho học sinh sẽ phát huy được tính tích cực,
tự lực, chủ động trong học tập của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và

chất lượng dạy học môn học.


PHẦN MỞ ĐẦU
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu lí luận về dạy học tích cực hóa hoạt động học tập, nghiên
cứu quá trình dạy học môn Công nghệ 8, từ đó xây dựng biện pháp tổ
chức hoạt động học cho HS trong quá trình dạy học môn Công nghệ 8.
 Đề xuất và xây dựng biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Công
nghệ 8 theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh.
 Kiểm nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp đã đề
xuất, đánh giá những giáo án minh họa biện pháp mà đề tài đã biên soạn.


PHẦN MỞ ĐẦU
VI. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng thực hiện đề tài:
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: phương pháp phân tích, tổng
hợp,... khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ
sở lí luận của đề tài và trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, phỏng
vấn,... nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình dạy học môn Công
nghệ 8 THCS; sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm nghiệm tính
khả thi và hiệu quả của biện pháp tổ chức hoạt động học cho học sinh
trong dạy học môn Công nghệ 8 ở trường THCS.
 Sử dụng phương pháp thống kê toán học: để xử lí số liệu điều tra khảo
sát và kiểm nghiệm.


PHẦN MỞ ĐẦU

VII. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
được chia 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động học
cho học sinh.
Chương 2: Dạy học môn Công nghệ 8 theo hướng tổ chức hoạt động
học cho học sinh.
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động học có từ lâu đời, thành tựu của các nghiên cứu
trong nước và quốc tế đã chỉ ra một số điểm quan trọng như sau:
 Hầu hết những triết gia, những nhà khoa học nổi tiếng thế giới đều
trưởng thành, phát triển nhờ tự học
 Tự học như thế nào để hiệu quả mới là quan trọng
 Tự học khi có động cơ thì chưa đủ mà cần phải có kĩ năng tự học
 Hoạt động học quan trọng vẫn phải là rèn luyện tự học, học qua cách
học để học thường xuyên, học suốt đời
 Học tập tích cực, tự lực, tự chủ, sáng tạo,... của học sinh phổ thông
đang là mục tiêu của giáo dục và đào tạo.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.2. Một số khái niệm cơ bản

Hoạt động
Hoạt động dạy học
Tự học

Hoạt động có thể là những tác động giữa con
người với con người tạo nên xã hội hoặc tác
động giữa con người với thế giới xung quanh
để tạo ra của cải cho xã hội.
Trong dạy học, hoạt động của người học tác
động vào đối tượng học tập là nguồn tri thức
sẽ tạo nên tri thức cho người học. Đồng thời,
trong hoạt động đó cũng có hoạt động của
người học với nhau.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Hoạt động
Hoạt động dạy học
Tự học

Hoạt động dạy của thầy vừa dạy cho trò, vừa
giúp trò có được phương pháp học tập. Cho
người ta cá không bằng cho người ta cái cần
câu và dạy người ta cách câu cá. Triết lí đó
đã chỉ ra cho người thầy cải tiến cách dạy,
điều chỉnh hoạt động dạy.
DẠY CÁCH HỌC



Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Hoạt động
Hoạt động dạy học
Tự học

Có thể hiểu một cách khái quát nhất là: “Tự
học là tự mình tìm kiếm lấy kiến thức, hình
thành kĩ năng”.
Trong học tập của HS, kể cả ở trên lớp dưới
sự tổ chức, hướng dẫn của GV thì vẫn có
thể coi khi đó HS thực hiện hoạt động tự
học.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.3. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học
Đặc điểm của hoạt động học
Hoạt động bao giờ cũng có mối quan hệ mật thiết giữa ba thành tố: chủ thể,
đối tượng và mục đích của hoạt động.
 Chủ thể của hoạt động là người học nói chung hay HS nói riêng làm việc
có kế hoạch, có mục đích nhất định.
 Đối tượng là tri thức, là các sự vật, hiện tượng mà người học cần hiểu rõ,
chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu hoặc để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

 Mục đích hoạt động rõ ràng


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.3. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học
Hoạt động tự học của học sinh
Có thể hiểu một cách khái quát nhất là: “Tự học là tự mình tìm kiếm lấy kiến
thức, hình thành kĩ năng”.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CHO HỌC SINH TRÊN LỚP

Bước 1: Tạo tình huống dạy học
Bước 2: HS giải quyết vấn đề
Bước 3: HS báo cáo kết quả


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.3. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học
Biện pháp tổ chức hoạt động học

Tổ chức hoạt động học
Kĩ thuật tổ chức hoạt động học
Một số loại hình hoạt động học

Triển khai theo tinh thần
CV 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 8/10/2014

 Hoạt động khởi động
 Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động luyện tập, thực hành
 Hoạt động vận dụng
 Hoạt động tìm tòi, mở rộng


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.3. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học
Biện pháp tổ chức hoạt động học

Tổ chức hoạt động học
Kĩ thuật tổ chức hoạt động học
Một số loại hình hoạt động học

Tổ chức hoạt động học
GV phải làm tốt một số công việc sau:
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Báo cáo kết quả và thảo luận
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.3. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học
Biện pháp tổ chức hoạt động học


Tổ chức hoạt động học
Kĩ thuật tổ chức hoạt động học
Một số loại hình hoạt động học

Tùy vào tình hình cụ thể
GV tổ chức hoạt động linh hoạt và phù hợp
Theo hình thức hoạt động như sau:
 Hoạt động cá nhân
 Hoạt động theo cặp (2 học sinh)
 Hoạt động chung cả nhóm
 Hoạt động chung cả lớp


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.4. Thực trạng dạy học môn Công nghệ 8
Nhìn chung kết quả khảo sát với 9 GV 653 HS cho thấy hướng nghiên cứu
của đề tài là phù hợp và khả thi. Trong đó kết quả nổi bật là:
Tự học của HS với chương
trình GDPT 2018, được GV
cho là rất quan trọng
(77,8%)

Giao nhiệm vụ, bài tập về nhà,
GV chưa, hiếm khi hướng dẫn
cho HS phương pháp tự học
(88,9%)


Kết quả này khẳng định hướng
nghiên cứu đề tài là thiết thực


Chương 2
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8
THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
2.1. Giới thiệu chung môn Công nghệ 8
Công nghệ 8 là môn học ứng dụng, nghiên cứu vận dụng những nguyên lí
khoa học vào thực tiễn nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần
của con người. Khung chương trình môn Công nghệ 8 gồm 52 tiết.
Đặc điểm của môn học
● Về đối tượng nghiên cứu: Tính đa chức năng, đa phương án; Tính tiêu
chuẩn hoá; Tính kinh tế.
● Về nội dung kiến thức: Vừa có tính cụ thể vừa có tính trừu tượng; Tính
tổng hợp, tích hợp; Tính thực tiễn.
Điều kiện dạy học môn Công nghệ 8
Đặc điểm sách giáo khoa Công nghệ 8; Cơ sở vật chất, phương tiện dạy
học; đặc điểm học sinh tất cả đều cho phép thực hiện dạy học khả thi.


Chương 2
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8
THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
2.2. Dạy học Công nghệ 8 theo hướng tổ chức hoạt động học tập
cho học sinh
Đề tài đã xây dựng được 5 giáo án:
 Bài 2: Hình chiếu
 Bài 5: Đọc bản vẽ các khối đa diện
 Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống

 Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện
 Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang: đèn sợi đốt
Tính khả thi và hiệu quả của các giáo án dạy học các bài dạy môn Công
nghệ 8 theo định hướng tổ chức hoạt động cho HS sẽ được kiểm nghiệm
thông qua phương pháp chuyên gia.


Chương 3
KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
Thu thập phiếu xin ý kiến chuyên gia (phát ra 20 phiếu thu về 19 phiếu),
tổng hợp kết quả trong các phiếu thu được kết quả của 12 nội dung xin ý
kiến, trong đó điển hình với kết qua 6 nội dung tiêu biểu như biểu đồ:
14
12
10
8
6
4
2
0

Đề xuất biện pháp

Tác dụng biện pháp

Phối hợp GV-HS
Tốt

Tương đối


Giúp KTĐG tốt hơn
Bình thường

Không

Năng lực HS

Cấu trúc giáo án


Chương 3
KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
 Nội dung biện pháp tổ chức hoạt động học cho học sinh do đề tài xây
dựng đảm bảo được tính khoa học, khả thi và hoàn toàn phù hợp với
xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
 Các giáo án do đề tài biên soạn đã phản ánh rõ biện pháp mà đề tài đã
đề xuất. Phương pháp tổ chức hoạt động học cho học sinh được trình
bày trong giáo án đảm bảo được tính logic, hợp lí, khả thi và hiệu quả.
 Biện pháp do đề tài đề xuất phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo
dục và Đào tạo theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 8/10/2014, về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá,...
Kết quả kiểm nghiệm đánh giá khẳng định tính đúng đắn
của giả thuyết khoa học đề tài đề ra ban đầu.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Dạy học theo định hướng tăng cường tổ chức hoạt động học cho học
sinh là một hướng nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa
cả về mặt lí luận và thực tiễn.

Về lí luận: Đề tài đã làm rõ được các vấn đề cơ bản về định hướng tổ
chức hoạt động học cho HS như khái niệm, quy trình. Đề xuất định
hướng tổ chức hoạt động học và xây dựng được biện pháp tổ chức hoạt
động học cho HS.
Về thực tiễn: Vận dụng biện pháp dạy học theo hướng tổ chức hoạt
động học để biên soạn được một số bài dạy trong chương trình môn
Công nghệ 8. Qua đó xin ý kiến chuyên gia với kết quả đạt được bước
đầu khẳng định đáng tin cậy, khả thi.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Để triển khai biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
Công nghệ 8 nói riêng và môn Công nghệ ở trường phổ thông nói chung
cần giải quyết một số vấn đề sau:
 Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên phổ thông cập
nhật kiến thức mới về khoa học, công nghệ, cập nhật các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực mới.


Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu tìm ra những
biện pháp, thủ thuật, sáng kiến trong đổi mới phương pháp dạy học.

 Đồng thời, ngoài tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng cần
đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực học sinh.


XIN CẢM ƠN CÁC THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN

Hà Nội, tháng 7 năm 2020



×