Tải bản đầy đủ (.docx) (244 trang)

Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.9 KB, 244 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẾ BÍNH

NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẾ BÍNH

NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Đoàn Thành Hà
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Ngô Gia Lưu

TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2013




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học
này là của mình, như sau:
Tôi tên là: Nguyễn Thế Bính
Sinh ngày 30 tháng 1 năm 1969
Quê quán: Nghệ An
Hiện công tác tại: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh,
Là nghiên cứu sinh khóa 15, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Đề tài: Nguồn vốn cho phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Cần Thơ
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.,TS. Đoàn Thanh Hà
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Ngô Gia Lưu
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, các dữ liệu trong nghiên cứu trung thực và được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch và chưa được công bố toàn bộ nội dung này
bất kỳ ở đâu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thế Bính


BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHŨ VIẾT
TẮT

CN-XD
CP

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Công nghiệp – Xây dựng
Chính phủ

TCTD

Tổ chức tín dụng

CTTC

Cho thuê tài chính

CVHTLS
DN
DNNVV
ĐVT

Cho vay hỗ trợ lãi suất
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đơn vị tính

ĐTMH

Đầu tư mạo hiểm

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

KTNN

Kinh tế Nhà nước

GTGT

Giá trị gia tăng

KTTN

Kinh tế tư nhân

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NSNN

Ngân sách Nhà nước


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTC

Tổ chức tài chính

NGHĨA TIẾNG NƯỚC
NGOÀI


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM-DV

Thương mại – dịch vụ

TTCK
TP

Thị trường chứng khoán
Thành phố


UBND

Ủy ban nhân dân

XTTM

Xúc tiến thương mại

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam

VINASME

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam

Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Vietnam Association of
Small and Medium
Enterprises

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

Asian Development Bank


CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

Credit Information Center

EU

Liên minh châu Âu

European Union

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

International Monetary
Fund

JBIC

Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản


Japan Bank for
International Coorperation

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Official Development
Assistantce

SMEDF

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa

Small&Medium Enterprise
Development Fund

SBA

Cục Quản lý kinh doanh nhỏ Hoa Kỳ

Small Business
Administration

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

World Intellectual
Property Organization


WIPO


WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization


DANH MỤC BẢNG
SỐ BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản

4

Bảng 1.2


Tiêu chuẩn phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

8

Bảng 2.1

Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ

48

Bảng 2.2

Thu chi ngân sách giai đoạn 2008 – 2012

49

Bảng 2.3

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

50

Bảng 2.4

Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý

50

Bảng 2.5


Huy động vốn và dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng

51

Bảng 2.6

Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Cần Thơ

55

Bảng 2.7

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Nhà nước

56

Bảng 2.8

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực ngoài Nhà nước

56

Bảng 2.9

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

57


Bảng 2.10

Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế

58

Bảng 2.11

Đóng góp của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa

65

Bảng 2.12

Các chỉ tiêu về nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

67

Bảng 2.13

Quy mô nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

68

Bảng 2. 14

Cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

69


Bảng 2.15

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

69

Bảng 2.16

Tình trạng nguồn vốn

70

Bảng 2.17

Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng

72

Bảng 2.18

Cơ cấu dư nợ của các tổ chức tín dụng

73

Bảng 2.19

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

73



Bảng 2.20

Hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước

74

Bảng 2.21

Hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần

75

Bảng 2.22

Hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân

76

Bảng 2.23

Vốn huy động qua ngân hàng thương mại

83

Bảng 2.24

Vốn huy động qua tổ chức tài chính phi ngân hàng

84


Bảng 2.25

Vốn huy động vốn qua bạn bè người thân

85

Bảng 2.26

Vốn huy động qua các nguồn khác

85

Bảng 2.27

Trở ngại khi tiếp cận vốn vay

90

Bảng 2.28

Lãi suất bình quân của khoản vay phải trả

92

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
SỐ BIỂU
ĐỒ

TÊN BIỀU ĐỒ


TRANG

Biểu đồ 2.1

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn

71

Biểu đồ 2.2

Nhu cầu thời hạn khoản vay

71

Biểu đồ 2.3

Tỷ trọng các nguồn huy động vốn

83

Biểu đồ 2.4

Tình hình tiếp cận các khoản vay ưu đãi

86


MỤC LỤC


Trang:
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ viii
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA................................................................................................................................... 1
1.1 LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA................................................ 1
1.1.1 Các tiêu chí phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................. 1
1.1.2 Những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa................................. 9
1.1.3 Vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................... 14
1.2 NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA................................16
1.2.1 Vốn chủ sở hữu..................................................................................................................... 16
1.2.2 Các khoản nợ......................................................................................................................... 21
1.2.3 Những nhân tố tác động đến nguồn vốn của các DNNVV............................32
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN THẾ GIỚI..................................................................... 36
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. . .36
1.3.2 Bài học cho Việt Nam........................................................................................................ 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................ 44


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN
NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................................................................. 46
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................................................................................. 46
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội......................................................................... 46
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................... 51
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................................... 54
2.2.1 Số lượng, quy mô................................................................................................................. 54
2.2.2 Cơ cấu, thành phần.............................................................................................................. 55
2.2.3 Năng lực hoạt động............................................................................................................. 59
2.2.4 Những đóng góp cho kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ............................... 64
2.2.5 Những tồn tại, hạn chế cơ bản...................................................................................... 65
2.3 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ................67
2.3.1 Thực trạng nguồn vốn....................................................................................................... 67
2.3.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn..................................................................................... 72
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH


PHỐ CẦN THƠ................................................................................................................................ 87
2.4.1 Những thuận lợi.................................................................................................................... 87
2.4.2 Những khó khăn, trở ngại................................................................................................ 88
2.4.3 Nguyên nhân.......................................................................................................................... 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................ 99
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ........................................................................................................................................ 100
3.1 QUAN ĐỂM, MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ...................................................................................................................................................... 100
3.1.1 Quan điểm phát triển....................................................................................................... 100
3.1.2 Mục tiêu và lộ trình phát triển.................................................................................... 101
3.2 GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ CẦN

THƠ...................................................................................................................................................... 105
3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp................................................................................ 106
3.2.2 Giải pháp đối với nguồn cung ứng vốn................................................................. 115
3.2.3 Giải pháp đối với các Tổ chức hiệp hội................................................................. 130
3.3 KIẾN NGHỊ............................................................................................................................ 131
3.3.1 Đối với Nhà nước.............................................................................................................. 131
3.3.2 Đối với chính quyền thành phố Cần Thơ............................................................. 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................................... 141


KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tiềm năng rất lớn về công nghiệp,
nông nghiệp, thủy sản và thương mại dịch vụ. Trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) luôn có vị trí rất quan trọng. Trong những năm qua, các DNNVV
đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã
hội của Thành phố (đóng góp khoảng 45% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất
khẩu, khoảng 25% tổng thu ngân sách, góp phần giải quyết hơn 60% lao

động phi nông nghiệp). Có thể nói, hệ thống DNNVV đã và đang trở thành
bộ phận quan trọng trong kinh tế của thành phố Cần Thơ, là nơi tạo động lực
phát triển kinh tế (tốc độ tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp này luôn
hơn tốc độ tăng trưởng của GDP và của các loại hình doanh nghiệp khác),
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Mặc dù có nhiều thuận lợi từ những chính sách phát triển của nhà
nước cũng như của thành phố Cần Thơ, tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp
này vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển như: quy mô nhỏ,
thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả
năng quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu
mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh, đại bộ phận chưa quan tâm đến
xây dựng thương hiệu, khó liên kết để tạo thế mạnh chung. Trong những hạn
chế đó thì thiếu vốn cũng như trở ngại trong tiếp cận nguồn vốn là vấn đề
nghiêm trọng nhất cản trở đến tiến trình phát triển. Trong khi đó, mặc


dù có nhiều nguồn cung ứng nguồn vốn, nhưng xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua vẫn
khó tiếp cận. Để phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì
vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong bối cảnh hiện tại là: Đánh giá được
quy mô, cơ cấu và nhu cầu nguồn vốn đối với từng nhóm ngành nghề trong
hệ thống các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Những hạn chế, trở
ngại dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn cũng như những
nguyên nhân của nó? Làm thế nào để mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn
cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Đây cũng chính là lý do
tác giả chọn đề tài: “Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu trong luận án của mình
nhằm tháo gỡ một trong những những tồn tại, khó khăn chính của hệ thống
doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Cần Thơ với mục đích phát huy

đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng
của loại hình kinh tế này phục vụ cho sự nghiệp chung là đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN:

Cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện, đã có nhiều công trình
nghiên cứu có đề cập đến nguồn vốn của loại hình DNNVV ở nhiều cấp độ
nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:
− Trong nghiên cứu “Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương (2009) các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận
nguồn vốn là một trong những cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của
loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Theo nghiên cứu
này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV xuất


phát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương
mại. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cản đối
với các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không đề cập
đến các nguồn vốn cũng như những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực
tế, DNNVV có thể tiếp cận để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn của
mình [77].
− Nghiên cứu của TS. Trương Quang Thông (2010) trong đề tài “Tài
trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV – Một nghiên cứu thực nghiệm tại
khu vực thành phố Hồ Chí Minh”, đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt
động của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó gợi ý
chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống doanh nghiệp này trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh thông qua chính sách tài trợ tiếp cận vốn tín dụng từ hệ
thống ngân hàng thương mại [38].
− Hỗ trợ về vốn và tiếp cận nguồn vốn là một trong những nhóm giải

pháp quan trọng được đề xuất nhằm phát triển DNNVV của Việt Nam đến
năm 2020 trong nghiên cứu “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010). Theo nghiên
cứu này, để các DNNVV Việt Nam phát triển cần đầu tư đổi mới trang thiết
bị - công nghệ, mở rộng liên kết và xúc tiến thị trường, nhưng thiếu vốn và
không được hỗ trợ tiếp cận vốn đã ngăn cản tiến trình nâng cao năng lực
cạnh tranh của các DNNVV của Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu chỉ tập
trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển,
chưa làm rõ nguyên nhân cũng như nhưng chính sách hỗ trợ cụ thể để giúp
hệ thống doanh nghiệp này giải quyết bài toán về vốn [76].
− Luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn (2011) về đề tài “Phát triển
dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”


tác giả đã đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các
dịch vụ ngân hàng thương mại tạo điều kiện giúp phát triển các DNNVV

[40]

.

− Một số nghiên cứu trong các luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế,
tài chính – ngân hàng đề cập đến chính sách nhằm mở rộng khả năng cung
tín dụng cho các DNNVV như:
+ Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện hoạt động tín dụng hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Việt Hà (2008), đã phân tích tình trạng
thiếu vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh của hệ thống DNNVV trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn
vốn tín dụng do những bất cập trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng

thương mại, qua đó, qua đó đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm hoàn
thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, giúp DNNVV thuận
lợi trong tiếp cận vốn tín dụng [14].
+ Nghiên cứu “Cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn –
Thực trạng và giải pháp” trong luân văn thạc sỹ của Đoàn Vũ Thiên (2007)
chỉ tập trung nghiên cứu tìm ra hạn mức tín dụng phù hợp trong hệ thống
NHNN&PTNT với đối tượng khách hàng là các DNNVV [35].
+ Luận văn thạc sỹ của Hoàng Đức Kiên Thế (2007) với đề tài “Hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - trên phương diện mở rộng cung tín
dụng” đề cập đến chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV từ chính sách mở
rộng cung tín dụng [34]..
+ Đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn cho các
DNNVV Việt Nam” trong luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thanh Giang


(2007), đề cập chung đến thực trạng nguồn vốn huy động của các DNNVV
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006, thời điểm bối cảnh quốc tế và trong nước
chưa có những yếu tố tác động lớn đến các DNNVV như trong giai đoạn
hiện nay [11]..
− Một số luận văn nghiên cứu về hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của
các ngân hàng thương mại giúp phát triển DNNVV ở Việt Nam và một số
địa phương như:
+ Đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của Hồ Xuân Vũ
(2006)“Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng
Thái Bình Dương”

[41]

.; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc (2007) trong


luận văn thạc sỹ “Kiểm soạt rủi ro tín dụng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

[7]

;

luận văn thạc sỹ “Phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2007)

[28]

.;

nghiên cứu “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” của tác giả Lê Nguyễn
Phương Ngọc (2007)

[26]

, đề cập đến các nghiệp vụ ngân hàng cũng như cần đa

dạng hóa các dịch vụ nhằm giúp hệ thống DNNVV thuận lợi hơn trong quá
trình tiếp cận với các nguồn tài trợ từ hệ thống ngân hàng.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần nhận diện những khó
khăn về nguồn vốn trong quá trình phát triển các DNNVV tại Việt Nam cũng
như tại một số địa phương, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về mặt kỹ
thuật (dịch vụ cung ứng vốn từ các ngân hàng thương mại) cũng như chính

sách (các giải pháp hỗ trợ) giúp hệ thống DNNVV thuận lợi hơn trong tiếp
cận nguồn vốn.


Đối với hệ thống doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, một số nghiên cứu có liên quan được công bố
trong những năm gần đây có thể kể đến như:
− Nghiên cứu của ThS. Trần Thanh Mẫn và cộng sự (2008) trong đề tài
nghiên cứu cấp thành phố “Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực
hiện AFTA” đã dự báo về nhu cầu vốn và định hướng phát triển doanh
nghiệp trong các ngành nghề, trong đó, đa phần là nhóm DNNVV[21]..
− Nghiên cứu của PGS.TS Đoàn Thanh Hà và công sự (2013) trong đề
tài cấp thành phố “Nghiên cứu lộ trình và các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các DNNVV thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập
WTO và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới” thì một trong yếu tố có
ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành
phố Cần Thơ là quy mô vốn nhỏ, thiếu vốn và gặp nhiều trở ngại trong tiếp
cận nguồn vốn cũng như các kênh cung ứng vốn. Để hệ thống doanh nghiệp
này nâng cao năng lực cạnh tranh thì mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn
là một trong những giải pháp quan trọng mà nhóm nghiên cứu đề cập đến
[12]

.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện thì vẫn chưa

có nghiên cứu tổng quát và đầy đủ về nguồn vốn bao gồm, quy mô và cơ cấu
nguồn vốn, các kênh cung ứng vốn, nhu cầu vốn, giải pháp tiếp cận các
nguồn cung ứng vốn cho từng nhóm ngành nghề của hệ thống DNNVV trên
địa bàn thành phố Cần Thơ. Có thể nói, giải quyết vấn đề về nguồn vốn cho

DNNVV là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm giúp doanh
nghiệp tiếp tục trụ vững và phát triển đáp ứng các mục tiêu trong kế hoạch
phát triển DNNVV của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 tầm nhìn 2030.


3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu nguồn vốn cho phát triển của các DNNVV trên địa bàn
thành phố Cần Thơ với các mục tiêu cụ thể sau:
− Thứ nhất, tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ các lý luận về loại hình
doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần
thiết phải phát triển loại hình doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế;
− Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn vốn và tiếp cận
nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
− Thứ ba, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn
về tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tập trung nghiên cứu lý luận và
thực trạng về nguồn vốn tài chính của các DNNVV trên địa bàn thành phố
Cần Thơ gồm: quy mô, nhu cầu, cơ cấu nguồn vốn và tình hình tiếp cận các
nguồn cung ứng vốn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã xác định, phạm vi nghiên
cứu của luận án là:
− Nghiên cứu ở những doanh nghiệp có quy mô nguồn vốn và lao động
thỏa mãn tiêu chuẩn theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6
năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV và các doanh
nghiệp này đang hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ.



− Nghiên cứu về nguồn vốn và tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV
trên địa bàn thành phố Cần Thơ, không nghiên cứu các vấn đề khác.
− Các số liệu, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2008 đến năm
2012. Định hướng chiến lược phát triển DNNVV thành phố Cần Thơ và đề
ra các nhóm giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Những dữ liệu của các yếu tố khác liên quan đến phát triển DNNVV
và dữ liệu của hệ thống doanh nghiệp này ngoài phạm vi thành phố Cần Thơ
chỉ sử dụng so sánh, tham khảo, phục vụ cho những mục tiêu đặt ra.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp luận chung trong quá trình thực hiện luận án là sử dụng
phép biện chứng duy vật. Về phương pháp, để đạt được những mục tiêu
nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng riêng lẻ hay
tổng hợp những phương pháp và công cụ sau:
5.1. Phương pháp thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập
trong quá trình nghiên cứu, gồm:
− Dữ liệu thứ cấp: Các lý luận chung về vốn, nguồn vốn; các số liệu báo
cáo của doanh nghiệp, các số liệu thống kê báo cáo hàng năm của các cơ
quan chức năng trên địa bàn thành phố Cần Thơ như: Các Sở, Ban, Ngành,
Hiệp hội; Cục Thống kê thành phố, Tổng Cục Thống kê; Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh thành phố Cần Thơ; các báo cáo của các nghiên cứu liên
quan đã công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
Hiệp hội DNNVV Việt Nam (VINASME); Các tài liệu, sách, báo, tạp chí
khoa học, internet… Từ đó tập hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu
theo các tiêu chí đã xác định trong nghiên cứu.


− Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua khảo sát bằng bảng câu hỏi
(Phiếu thu thập thông tin) với các mẫu phiếu theo từng đối tượng thu thập
thông tin. Dữ liệu khảo sát được tổng hợp bằng phần mềm Excel để tổng

hợp các dữ liệu khảo sát theo các tiêu chí đánh giá.
5.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp phỏng vấn chuyên
gia là phương pháp được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và xử lý những
đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu. Các chuyên gia được
lựa chọn trong nghiên cứu gồm: lãnh đạo Thành phố, các Sở, Ban, Ngành,
Hiệp hội, Các nhà nghiên cứu, Chủ các doanh nghiệp… là những cá nhân
am hiểu và có chuyên môn sâu trên các lĩnh vực liên quan đến nguồn vốn và
các kênh tiếp cận nguồn vốn của DNNVV tại thành phố Cần Thơ.
5.3. Nghiên cứu đối chiếu. So sánh, đối chiếu giữa yêu cầu, kinh nghiệm
của một số quốc gia có những nét tương đồng trong việc giải quyết nguồn
vốn cho các DNNVV với thực trạng quá trình phát triển các DNNVV trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, để từ đó có thêm căn cứ xây dựng những giải
pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng nguồn vốn cho loại hình doanh
nghiệp này của thành phố Cần Thơ.
5.4. Cách tiếp cận của đề tài từ phân tích – tổng hợp. Tổng hợp, phân tích
các dữ liệu liên quan đến nguồn vốn và các kênh tiếp cận vốn của DNNVV
trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong bối cảnh nghiên cứu, để từ đó nhận
diện hiện trạng, đánh giá những yếu tố chính tác động làm cơ sở cho việc
đưa ra những giải pháp và kiến nghị về tiếp cận nguồn vốn cho các DNNVV
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:


Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung những luận điểm
khoa học làm cơ sở để hoạch định các chủ trương, chính sách, chiến lược
phát triển hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng và
các địa phương khác ở Việt Nam nói chung với những đóng góp cơ bản sau
đây:
− Tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển DNNVV. Tổng kết kinh nghiệm thành công về chính sách

nguồn vốn đối với các DNNVV của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho phát triển DNNVV tại Việt Nam.
− Phân tích đầy đủ, khoa học thực trạng nguồn vốn và tiếp cận các nguồn
cung ứng vốn cho từng nhóm đối tượng theo quy mô, ngành nghề và khu
vực kinh tế của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phân tích
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn
của hệ thống doanh nghiệp này tại thành phố Cần Thơ từ các phương diện:
doanh nghiệp, nguồn cung ứng vốn, môi trường kinh tế và chính sách của
Nhà nước .
− Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị được xây dựng dựa trên cơ sở
lý luận và căn cứ thực tiễn nên có khả năng ứng dụng cao cũng như được
phân loại theo từng nhóm đối tượng tạo ra một hệ thống giải pháp toàn diện,
khả thi nhằm giải quyết các vấn đề về nguồn vốn phù hợp và thích ứng với
hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong bối cảnh kinh tế xã
hội hiện tại và chiến lược phát triển hệ thống doanh nghiệp này đến năm
2015 tầm nhìn 2020 của thành phố Cần Thơ và cả nước.
− Giúp các cơ quan hoạch định chiến lược ở địa phương, xây dựng chính
sách phát triển hệ thống DNNVV của thành phố Cần Thơ, làm tài liệu tham


khảo hữu ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến DNNVV của các
địa phương trong nước nói chung và cho các tỉnh vùng ĐBSCL nói riêng.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được bố cục làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN NGUỒN
VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. Các tiêu chí phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số nước trên thế giới
Cách xác định về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên thế giới hiện
nay vẫn chưa có sự thống nhất, ngay trong khái niệm về loại hình DNNVV tại
các nước cũng khác nhau mặc dù đây là đối tượng doanh nghiệp đặc trưng của
nền kinh tế. Việc định nghĩa rõ doanh nghiệp nào là nhỏ và vừa rất linh hoạt và
tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực kinh tế. Thông thường sẽ có những
mức giới hạn cho một doanh nghiệp để được coi là nhỏ và vừa, khi vượt qua
giới hạn đó, doanh nghiệp vượt cấp trở thành doanh nghiệp lớn, thành các tập
đoàn kinh tế. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tương đối vì
nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước, tính chất
ngành nghề, điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích
phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định cho các chính sách hỗ trợ.
Tiêu chí phân loại DNNVV được phân thành hai nhóm chính gồm nhóm các
tiêu chí định tính và nhóm các tiêu chí định lượng.

− Nhóm tiêu chí định tính trong phân định DNNVV được dựa trên
những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này như:
+ Trình độ chuyên môn hóa hạn chế: Do quy mô sản xuất nhỏ, xuất
thân từ các cơ sở sản xuất mang tính chất hộ gia đình hay trong một số
ngành nghề truyền thống, do vậy, quá trình sản xuất ít được chuyên môn
hóa sâu ở hệ thống các doanh nghiệp này.
+ Hệ thống quản lý gọn nhẹ, mức độ phức tạp không cao, số đầu mối



trong hệ thống quản lý ít: Hoạt động tổ chức quản lý ở những doanh nghiệp
thuộc loại hình này thường được thực hiện trực tiếp, ít phân cấp quản lý,
thậm chí kiêm nhiệm. Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp, tổ chức quan lý
theo mô hình truyền thống gia đình.
Các tiêu chí này có thể phản ánh đúng bản chất của loại hình doanh
nghiệp này, tuy nhiên, trong thực tế khó dùng tiêu chí này trong phân định
DNNVV mà chỉ dùng để tham khảo hay kiểm chứng bởi tiêu chí này rất khó
đo lường.
− Nhóm tiêu chí định lượng thường dựa trên các chỉ tiêu có thể đo lường
được về quy mô của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu thường dùng trong phân
định DNNVV bao gồm:
+ Số lượng lao động của doanh nghiệp: số lượng này có thể là lao
động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế.
Tuy nhiên, trên thực đo lường số lao động bình quân trong năm của doanh
nghiệp chỉ là con số dự kiến và số lượng này cũng không bắt buộc chủ
doanh nghiệp công bố khi thành lập. Hơn nữa, tiêu chí về số lao động bình
quân là một tiêu chí không cố định do việc sử dụng lao động mùa vụ rất phổ
biến ở nhiều ngành nghề nên số lao động của doanh nghiệp thường luôn
thay đổi gây nhiều khó khăn trong thống kê cũng như phân định DNNVV.
+ Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản cố
định, giá trị tài sản còn lại.
+ Doanh thu: có thể là tổng số doanh thu/năm, tổng giá trị gia
tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).
Trong thực tế, sự phân định DNNVV theo quy mô và lựa chọn tiêu chí
nào để phân định, thường chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều



×