Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Mua nợ phải thu và phương pháp hạch toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.69 KB, 3 trang )

Mua nợ phải thu và phương pháp hạch toán
23/11/2006
Cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam sắp gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Họat động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp ngày càng được mở rộng, đa dạng về loại hình và đa dạng về
phương thức huy động vốn. Trong đó, việc mua bán các công cụ nợ trên thị
trường tài chính sẽ diễn ra hết sức đa dạng và trở nên phổ biến hơn. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến phương pháp hạch toán họat
động mua các khoản nợ phải thu của đơn vị khác.
Giao dịch mua nợ phải thu là việc mua các khoản nợ phải thu của các đơn vị khác dựa trên sự thỏa
thuận giữa bên mua và bên bán.
Giá mua các khoản phải thu là số tiền do các bên thoả thuận trong giao dịch bán khoản phải thu, được
xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với số tiền nợ mà con nợ còn phải trả cho bên bán, nhưng không
thấp hơn nợ gốc trừ đi số tiền mà bên bán đã thu hồi được từ con nợ.
Bên mua có "Quyền truy đòi trong giao dịch mua bán khoản phải thu" là quyền của bên mua yêu cầu
bên bán thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với bên mua khi kết thúc Hợp đồng bán khoản phải thu.
Khi mua các khoản nợ phải thu cần lưu ý:
- Yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực cho bên mua các tài liệu có liên quan đến
việc bán khoản phải thu theo thoả thuận giữa hai bên và theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu bên bán chuyển giao toàn bộ hồ sơ đã công chứng về hợp đồng kinh tế và các giấy tờ liên
quan đến khoản phải thu (nếu hai bên thoả thuận tại Hợp đồng bán khoản phải thu).
- Được bán khoản phải thu cho bên mua khác với điều kiện bên mua mới cam kết thực hiện đúng các
quy định tại Hợp đồng bán khoản phải thu.
- Nhận tiền do bên bán trả theo thoả thuận tại Hợp đồng bán khoản phải thu đến khi trả hết tiền và
chấm dứt Hợp đồng bán khoản phải thu.
- Khởi kiện bên bán theo quy định pháp luật khi bên bán vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Thực hiện quyền truy đòi trong trường hợp bên bán vi phạm Hợp đồng bán khoản phải thu.
Nghĩa vụ của bên mua
- Thanh toán cho bên bán theo thoả thuận tại Hợp đồng bán khoản phải thu.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên bán theo thoả thuận tại Hợp đồng bán khoản phải thu.
- Thông báo cho bên bán về việc khoản phải thu đã được chuyển nhượng cho bên mua khác.


- Lưu giữ hồ sơ và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu theo đúng quy định của pháp luật; đồng
thời giao lại toàn bộ hồ sơ cho bên bán khi thanh lý Hợp đồng bán khoản phải thu.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Hợp đồng bán khoản phải thu.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua nợ phải thu, bên mua có quyền chấm dứt hợp đồng
trước thời hạn, nếu:
- Bên bán vi phạm các điều khoản của Hợp đồng bán khoản phải thu.
- Bên bán bị phá sản, giải thể và bên mua không chấp thuận chuyển giao Hợp đồng bán khoản phải thu
cho bên thứ ba.
- Hợp đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt trước hạn và bên mua không đồng ý thay thế bằng một
khoản phải thu từ Hợp đồng cho thuê tài chính khác.
Nếu xảy ra việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như trên, bên bán phải trả cho bên mua toàn bộ số
tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ số tiền bên bán đã trả cho bên mua theo Hợp đồng bán khoản
phải thu; Bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua theo quy định tại Hợp đồng
bán khoản phải thu. Trường hợp bên bán không trả tiền mua khoản phải thu còn lại trong thời hạn do
bên mua yêu cầu, thì bên mua được quyền khởi kiện bên bán theo quy định của pháp luật.
Từ những nội dung liên quan đến việc thực hiện họat động mua các khoản nợ phải thu, chúng tôi đưa
ra phương pháp hạch toán như sau:
1. Quy định hạch toán liên quan đến việc mua các khoản nợ phải thu:
- Giá mua các khoản nợ phải thu là giá dựa trên sự thỏa thuận của bên mua và bán trong hợp đồng.
- Chi phí đàm phán, giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và các chi phí khác liên quan đến việc mua nợ
phải thu được hạch toán vào chi phí tài chính theo nguyên tắc kỳ kế toán.
- Lãi (hoặc lỗ) từ họat động mua các khoản nợ phải thu được xác định theo công thức sau:
Lãi (lỗ) mua các khoản nợ phải thu = Giá trị thanh toán của các khoản nợ phải thu – Giá mua các khoản
nợ phải thu
2. Phương pháp hạch toán
a. Khi tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào chứng từ kế toán phát sinh toàn bộ chi phí liên
quan, kế toán ghi:
Nợ TK142-Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK111,112
b. Khi mua các khoản phải thu:

b.1. Phản ánh giá mua:
Nợ TK128, 228 – Các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn
Có TK111, 112
b.2. Phản ánh các chi phí liên quan phát sinh khi mua:
Nợ TK635 – Chi phí tài chính
Có TK111,112
b.3. Kết chuyển chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng:
Nợ TK635 – Chi phí tài chính
Có TK142- Chi phí trả trước ngắn hạn
c. Định kỳ, bên bán thanh toán các khoản nợ phải thu thu hồi được cho bên mua, căn cứ vào chứng từ
phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK111,112 - Số tiền thanh toán mỗi kỳ
Có TK128, 228
d. Khi đáo hạn hợp đồng
Khi đáo hạn hợp đồng, kế toán tiến hành kiểm tra số tiền nợ phải thu bên bán đã thanh toán để xác
định số tiền còn lại bên bán phải thanh toán, đồng thời xác định lãi (lỗ) từ họat động mua các khoản nợ
phải thu. Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK111, 112 -
Có TK128, 228 – Giá mua các khoản phải thu còn lại chưa thanh toán
Có TK515 – Chênh lệch giữa giá thanh toán của nợ phải thu và giá mua
* Trường hợp bên mua hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn do lỗi thuộc về bên bán, kế toán tiến hành định
khoản:
Nợ TK111,112 – Giá mua còn lại chưa thanh toán và tiền phạt
Có TK128, 228 – Giá mua còn lại chưa thanh toán
Có TK711 – Thu nhập khác (tiền phạt)
* Trường hợp bên mua hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn do lỗi thuộc về bên mua, kế toán tiến hành định
khoản:
Nợ TK111,112 – Giá mua còn lại chưa thanh toán sau khi trừ tiền phạt
Nợ TK811 – Chi phí khác (tiền phạt)
Có TK128, 228 – Giá mua còn lại chưa thanh toán

Trên đây là một số vấn đề chúng tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc về phương pháp hạch toán nghiệp vụ
mua các khoản nợ phải thu.

×