Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Thảo luận luật hình sự phần chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.42 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MÔN: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2019


PHẦN I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
Câu 1.
Đây là nhận định Đúng.
Giải thích:
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc
phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động
pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất
định.
Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án. thể hiện ở chỗ án tích là dấu hiệu định tội dối
với một số trường hợp được quy định tại Phần các tội phạm BLHS. Án tích cũng là điều kiện để
xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong vụ án hình sự. Người phạm tội bị mang án tích kể từ
khi bị kết án cho đến khi được xóa án hoặc miễn Trách nhiệm hình sự.
Trong mối quan hệ với trách nhiệm hình sự thì án tích là một trong những hình thức của
trách nhiệm hình sự.
Câu 2.
Đây là nhận định Đúng.
Giải thích:
Căn cứ theo Điều 30, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 định nghĩa về hình phạt:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong
Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc
phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động


pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất
định.
Hình phạt, một số biện pháp tư pháp và án tích vừa là nội dung, vừa là hình thức thực hiện
trách nhiệm hình sự.
Vậy hình phạt là một trong những hình thức của trách nhiệm hình sự.
Câu 3.
Đây là nhận định Sai.
Giải thích:
Trách nhiệm hình sự chấm dứt thì không còn những tác động pháp lý về hình sự bất lợi đối
với người phạm tội. Trong thực tiễn, Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội được miễn
1


Trách nhiệm hình sự hoặc được xóa án tích. Việc chấp hành xong hình phạt không phải là cơ sở để
trách nhiệm hình sự chấm dứt vì sau khi chấp hành xong hình phạt, người bị kết án còn phải chịu
một hậu quả pháp lý của việc bị kết án đó là án tích. Thời điểm xóa án tích cũng chính là thời điểm
chấm dứt trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Commented [U1]: Sai

Câu 4.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 32, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định Mục đích của hình phạt:
“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo
dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo
dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm.”
Mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt đó là kết quả mà Nhà nước mong muốn đạt được
khi dùng hình phạt tác động trực tiếp đến người phạm tội gọi là mục đích phòng ngừa riêng của
hình phạt. Ở Điều 31, mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt là mục đích trừng trị và mục đích

giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Câu 5.
Đây là nhận định đúng
Giải thích:
Hình phạt, một số biện pháp tư pháp và án tích vừa là nội dung, vừa là hình thức thực hiện
trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội có thể chịu phải chịu nhiều hình thức của TNHS bao gồm hình phạt, biện
pháp tư pháp và án tích.
Câu 6.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào định nghĩa của trách nhiệm hình sự: Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách
nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội
trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tòa
án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định.
Theo đó, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, nên TNHS chỉ đặt ra khi có
một tội phạm được thực hiện. Điều 2, BLHS 1999 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã

2


được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều này xuất phát từ nguyên tắc
có luật, có tội và trách nhiệm hình sự.
Câu 7.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 32, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định Cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung.
Hình phạt bổ sung được áp dụng khi có quy định trong điều luật và phải đi kèm với hình
phạt chính. Tại điều 207 BLHS, không có quy định cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc

làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung đối với tội phạm này nên không thể áp dụng hình
phạt này.
Câu 8
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 36, Khoản 2, Điều 100, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo
các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để
sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc
biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ
quân sự.”
Khoản 2, Điều 100, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,
thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một
phần hai thời hạn mà điều luật quy định.”
Theo đó, trường hợp người chấp hành án đang là người thực hiện nghĩa vụ quân sự
hoặc là người dưới 18 tuổi thì hình phạt cải tạo không giam giữ không khấu trừ thu nhập của
người bị kết án.
Câu 9.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Thời điểm bắt đầu cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghè hoặc làm công việc nhất
định theo Điều 41 BLHS được phân biệt theo hai loại đối tượng người bị kết án dựa vào loại
hình phạt chính đã tuyên. Đối với trường hợp người phạm tội bị kết án với hình phạt chính là
tù có thời hạn thì thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Nếu người phạm tội bị kết án với

3



hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng
án treo thì thời hạn cấm được tính kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Câu 10.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 299, BLHS 2015 sủa đổi bổ sung 2017 quy định:
“5. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư
trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Vậy tại Khoản 5 Điều 299 đã quy định hình phạt tước quyền công dân là một trong
những hình phạt bổ sung đi kèm với hình phạt chính trong Điều 299 nên có thể áp dụng hình
phạt này cho người thực hiện tội phạm khủng bố.
Câu 11.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 32, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hình
phạt chính:
“1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.”
Theo đó, quản chế là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án tù về tội xâm
phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác mà
BLHS quy định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương
nhất định từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, có sự kiểm soát,

giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
Qua đó, đối với các hình phạt chính như chung thân, tử hình thì hình phạt quản chế
không được áp dụng là hình phạt bổ sung.
Câu 12.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Ngoài việc biện pháp này chỉ áp dụng đối với người phạm tội thì cũng có thể áp dụng
đối những vật thuộc loại cấm lưu hành sẽ bị tịch thu bất kể chúng thuộc sở hữu của ai.
Câu 13.
Đây là nhận định đúng.
4


Giải thích:
Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS do các cơ quan
tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay
thế cho hình phạt.
Việc quy định các biện pháp tư pháp hình sự trong BLHS và việc áp dụng các biện
pháp đó trong thực tiễn có khả năng tác động hỗ trợ hình phạt trong việc giáo dục người
phạm tội hoặc trong nhiều trường hợp còn có thể thay thế cho hình phạt, rút ngắn được thủ
tục tố tụng, giải quyết nhanh chóng các vụ án.
Câu 14.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 51, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;”
Đây là trường hợp người phạm tội đã gây ra thiệt hại, gây ra hậu quả và người phạm
tội phải tự nguyện (không do ép buộc, hay cưỡng chế) sửa chửa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả. Cũng có thể coi là tự nguyện nếu do người khác tác động hay theo yêu cầu của

người bị thiệt hại mà người phạm tội sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.
Nhưng việc này phải do chính người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả.
Câu 15.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Chỉ áp dụng tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ
70 tuổi trở lên” đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức
chủ quan của bị cáo có nhận biết được hay không nhận biết được.
Câu 16.
Đây là nhận định
Giải thích:
Phạm tội nhiều lần là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít
nhất là một lần và chưa bị xét xử.
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp ở đây là trường hợp cố ý phạm tội từ năm lần trở
lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trác nhiệm hình sự.
Theo đó phạm tội nhiều lần ở đây có thể là phạm tội chuyên nghiệp chứ không hẳn
hoàn toàn là phạm tội chuyên nghiệp.
Câu 17.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:

5


Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp ở đây là trường hợp cố ý phạm tội từ năm lần trở
lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trác nhiệm hình sự, nếu chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án, đồng thời người phạm tội đều
lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội là nguồn sống
chính.

Câu 18.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 69, BLHS 2015 sủa đổi bổ sung 2017:
“2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và
người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”
Và Khoản 1, Điều 107, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.”
Qua đó, không phải mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích.
Câu 19.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 53, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành
vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”
Những điều kiện để được coi là tái phạm đó là người phạm tội đã bị kết án, chưa được
xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội ở đây
phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Với điều kiện trên, trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện của tái phạm thì người
phạm tội mới không được coi là tái phạm. Chẳng hạn như trường hợp phạm tội là tội phạm ít
nghiêm trọng và nghiêm trọng do vô ý thì không được coi là tái phạm.
Câu 20.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 53, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành
vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”
6


Một trong những điều kiện để được coi là tái phạm đó là người phạm tội phải còn án
tích, chưa được xóa án tích. Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên là trường hợp ngoại lệ
quy định tại Khoản 1, Điều 107:
“1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.”
Do vậy, nếu đang chấp hành bản án những tội phạm thuộc một trong những trường
hợp ngoại lệ vừa nêu trên mà lại phạm tội mới thì sẽ không được xem là tái phạm.
Câu 21.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 54, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Chỉ áp dụng đối với những
trường hợp khi chưa áp dụng tình tiết giảm nhẹ thì hành vi phạm tội của bị cáo chỉ tương
xứng với mức tháp nhất của khung hình phạt. Khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đối với
người phạm tội này thì mức hình phạt thấp nhất của khung vẫn cao hơn mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội. Vì thế, nhà làm luật cho phép áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt để tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng khi chưa áp dụng
các tình tiết này thì hành vi phạm tội đã tương xứng với mức cao của khung hình phạt, việc

có nhiều tình tiết này chỉ có tác dụng làm cho mức hình phạt mà người phạm tội giảm xuống,
nhưng vẫn trong khung hình phạt đó.
Trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chỉ có một tình
tiết giảm nhẹ thuộc Khoản 1 Điều 53 còn các tình tiết khác thuộc Khoản 2 Điều 53 thì mức
độ giảm nhẹ chưa đủ để Tòa án quyết định mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
Commented [U2]: Khoản 2 Điều 56 có thể chấp hành trên 30
năm.

Câu 22.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 56, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1,
Điều 55, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Thì mức hình phạt cao nhất đối với hình phạt tù
là không quá 30 năm.
Câu 23.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Phương pháp thu hút hình phạt là phương pháp thu hút vào hình phạt nặng nhất các
hình phạt đã tuyên còn lại. Trong Luật Hình sự Việt Nam, phương pháp thu hút hình phạt
được áp dụng khi có một trong các tội bị quyết định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc
tử hình.
7


Phương pháp cộng hình phạt là phương pháp cộng vào hình phạt nặng nhất một phần
hoặc toàn bộ các hình phạt đã tuyên còn lại. Trong Luật Hình sự Việt Nam, phương pháp
cộng hình phạt được áp dụng khi các hình phạt đã tuyên cùng loại (cùng là hình phạt cải tạo
không giam giữ hoặc hình phạt tù có thời hạn…) hoặc có thể quy đổi các hình phạt khác loại
thành cùng loại hình phạt để cộng lại với nhau (hình phạt cải tạo không giam giữ và tù có thời
hạn).

Câu 24.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 57, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định
hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm;
nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy
định.”
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 123 BLHS quy định:
“2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm.”
Cụ thể, mức hình phạt tối đa cho người phạm tội giết người chưa đạt thuộc trường hợp
quy định tại Khoản 2 Điều 123 BLHS là: 11 năm 3 tháng (tương đương ¾ của 15 năm).
Câu 25.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 57, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định
hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm;
nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy
định.”
Vậy mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng với trường hợp phạm tội chưa đạt là 20
năm tù.
Câu 26.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 27, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh
và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt
giữ.”

Vậy điều kiện ở đây là người phạm tội cố tình trốn tránh và có quyết định truy nã, thì
thời hiệu không được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 27.

8


Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 60, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết
thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã
tuyên.”
Thời hiệu thi hành bản án ở đây được hiểu là thời hiệu thi hành bản án hình sự về
quyết định hình phạt. Đối với các quyết định về bồi thường thiệt hại, án phí và các quyết định
khác về tài sản thì việc xác định thời hiệu thi hành bản án được thực hiện theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự.
Câu 28.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, 4, Điều 60, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết
thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã
tuyên.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân
thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực
hiện hành vi phạm tội mới.”
Tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP có quy định
“1.7. Trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình

phạt tù và khi hết thời hạn hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù mà Chánh án tòa án đã
cho hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù không ra quyết định thi hành án hình phạt tù
theo quy định tại khoản 2 Điều 261 hoặc quyết định thi hành án phạt tù đối với phần hình
phạt tù còn lại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 262 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có
ra quyết định thi hành án phạt tù, nhưng người bị kết án không trốn tránh, thì cũng được
hưởng thời hiệu thi hành bản án. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính kể từ ngày hết
hạn hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và căn cứ vào mức hình phạt từ còn lại mà
người bị kết án chưa chấp hành.”
Câu 29.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án. thể hiện ở chỗ án tích là dấu hiệu định tội dối
với một số trường hợp được quy định tại Phần các tội phạm BLHS. Án tích cũng là điều kiện để
xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong vụ án hình sự. Người phạm tội bị mang án tích kể từ
khi bị kết án cho đến khi được xóa án hoặc miễn trách nhiệm hình sự.
Án tích là một trong những nội dung của trách nhiệm hình sự. Vậy người được miễn trách
nhiệm hình sự thì không có án tích.
9


Câu 30.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm hình sự do các cơ quan tư pháp áp dụng
trong quá trình giải quyết trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Cụ thể ở đây chủ thể có quyền
miễn trách nhiệm hình sự đó là Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra.
Câu 31.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước

thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn
của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 62, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.”
Vậy đặc xá thuộc trường hợp miễn hình phạt chứ không phải thuộc trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự.
Câu 32.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước
thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn
của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Câu 33.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 62, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.”
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 69, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và
người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”
Như vậy, người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi đặc xá và việc được miễn hình
phạt thì coi như người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Câu 34.

10


Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 29 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
b) Khi có quyết định đại xá.”
Theo cách quy định của BLHS 2015 thì nếu đang ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì đại
xá được áp dụng với tính cách là biện pháp miễn trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 29
BLHS.
Câu 35.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 29 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
b) Khi có quyết định đại xá.”
Theo cách quy định của BLHS 2015 thì nếu đang ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì đại
xá được áp dụng với tính cách là biện pháp miễn trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 29
BLHS.
Còn đối tượng đang chấp hành hình phạt thì áp dụng với tính cách là biện pháp miễn chấp
hành hình phạt theo Khoản 1 Điều 62 BLHS.
Vậy thực tế đại xá có thể áp dụng cho người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị kết án
và người đang chấp hành hình phạt.
Câu 36.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Thẩm quyền miễn hình phạt do Tòa án quyết định. Ngoài Tòa án ra không có cơ quan nào
có thẩm quyền áp dụng biện pháp này bởi hình phạt chỉ do Tòa án quyết định nên về nguyên tắc
miễn hình phạt cũng chỉ được áp dụng bởi Tòa án.
Commented [U3]: Chấp hành các điều khác trong bản án

Câu 37.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 32 quy định về hình phạt thì án treo không phải là một hình phạt vì không

quy định hình phạt bao gồm án treo. Án treo chỉ là một biện pháp miễn hình phạt.
Vậy người đang chấp hành bản án treo thì không thể coi là đang chấp hành một hình phạt.

11


Commented [U4]: Sai, vì đây là biện pháp mang tính chất tùy
nghi.

Câu 38.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 67, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau
đây:
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ
36 tháng tuổi;”
Quy định này đã thể hiện nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc trách nhiệm cá nhân của luật
hình sự nước ta. Nhằm tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe, bảo vệ thai nhi và nuôi con nhỏ.
Câu 39.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 32 quy định về hình phạt thì án treo không phải là một hình phạt vì không
quy định hình phạt bao gồm án treo. Án treo chỉ là một biện pháp miễn hình phạt.
Vậy không thể coi án treo là một hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
Câu 40.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Vì án treo không phải là một hình phạt nên thời gian thử thách của án treo cũng không được
coi là thời gian chấp hành hình phạt. Đây là thời gian cần thiết để người phạm tội chứng minh họ

có thể tự cải tạo trong môi trường không bị cách li.
Câu 41.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 65, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo
quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó
phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm
tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình
phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

12


Như vậy, điều kiện thử thách của án treo ngoài người bị kết án không phạm tội mới trong
thời gian thử thách. Thì người bị kết án được hưởng án treo phải chấp hành nghĩa vụ theo quy định
của Luật thi hành án hình sự trong thời gian thử thách.
Câu 42.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 65, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo
quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó
phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm
tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình
phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Theo đó trường hợp trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm
nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định
buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Điều này thể hiện yếu
tố tùy nghi khi có thể áp dụng hoặc không đối với trường hợp này.

Câu 43.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điểm a, b Khoản 1 Điều 9, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
a. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03
năm đến 07 năm tù;”
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 65, BLHS quy định:
“1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình
tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án
treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian
thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

13


Như vậy, trường hợp được hưởng án treo là khi người phạm tội không bị xử phạt quá 03
năm tù và theo Điều 9, tội phạm nghiêm trọng cũng có thể bị xử phạt tù từ 03 năm trở lên. Vậy
trường hợp người phạm tội nghiêm trọng bị xử phạt tù 03 năm thì vẫn có thể được hưởng án treo.
Câu 44.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 65, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung
nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.”

Câu 45.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 5, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thì thời gian thử thách của án treo
được tính từ ngày tuyên án hoặc ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
Câu 46.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 4, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thì Tòa án ấn định thời gian thử
thách bằng 2 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.
Câu 47.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 65, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và Khoản 2, Điều 7, Nghị
quyết số 02/2018/NQ-HĐTP.
Vậy người đang trong thời gian thử thách nếu bị đưa ra xét xử vì đã thực hiện hành vi phạm
tội mới trong thời gian thử thách thì sẽ áp dụng Khoản 5, Điều 65, BLHS đối với trường hợp này.
Trường hợp người đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo
họ đã thực hiện một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không
tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải
đồng thời chấp hành 02 bản án và việc thi hành án do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành
án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Câu 48.
Đây là nhận định sai.

14


Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 70, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình
phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ
sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn
sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù
nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền
công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản
này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong
hình phạt bổ sung.”
Vậy người bị kết án đương nhiên được xóa án tích khi không thực hiện tội mới trong
thời gian nhất định sau khi chấp hành xong hình phạt chính.
Câu 49.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 69, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
“2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và
người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”
Và Khoản 1, Điều 107, BLHS quy định:
“1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.”

Như vậy nếu người bị kết án rơi vào những trường hợp sau đây thì sẽ không có án tích.
Câu 50.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 70, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

15


“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình
phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ
sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn
sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù
nhưng được hưởng án treo;”
Vậy trong trường hợp được hưởng án treo, người bị kết án phải không thực hiện hành
vi phạm tội mới trong thời gian ấn định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 70, BLHS thì mới được
xóa án tích.
Câu 51.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án. Án tích tồn tại trong suốt thời gian người
bị kết án chấp hành bản án và trong một thời gian nhất định sau khi chấp hành xong hình phạt
chính. Thời điểm xóa án tích cũng chính là thời điểm chấm dứt trách nhiệm hình sự của
người phạm tội.
Câu 52.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào các Điều 70, 71, 72, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì ngoài trường
hợp đương nhiên xóa án tích thì án tích có thể được xóa do quyết định của Tòa án theo Điều

70 hoặc xóa án tích do trường hợp đặc biệt Điều 72.
Commented [U5]: Nghị quyết 01/2018, thông báo số 212/2019
TANDTC
Mục 4 Thông báo số 212

Câu 53.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 66, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước
thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội lần đầu;
b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Có nơi cư trú rõ ràng;
d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại và án phí;
đ) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là
15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có
công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt
nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba
16


mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân
nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;”
Câu 54.
Đây là nhận định sai.

Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 66, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
Đối với người bị kết án về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì điều kiện đã
được giảm thời hạn chấp hành hình phạt là bắt buộc khi áp dụng biện pháp tha tù trước thời
hạn có điều kiện. Còn người hợp người bị kết án về tội nghiêm trọng thì điều kiện này không
bắt buộc.
Câu 55.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 66, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“4. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên
hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể
hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp
hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.
Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án
buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa
chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Vậy trong thời gian thử thách nếu người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực
hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc họ phải chấp hành hình phạt tù còn lại tổng hợp
với hình phạt bản án mới theo Điều 56 của Bộ luật này.
Câu 56.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 66, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“4. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên
hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể
hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp
hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.”
Vậy nếu người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bị xử phạt hành chính 02 lần trở
lên trong thời gian thử thách, thì ở đây Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn

có điều kiện đối với người đó.
Câu 57.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 66, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

17


“3. Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định
tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có
điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời
gian còn lại của hình phạt tù”
Vậy thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bằng
thời gian còn lại của hình phạt tù.
Câu 58.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 7, Điều 91, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái
phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.”
Vậy án tuyên đối với trường hợp dưới 18 tuổi có thể là người từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi là căn cứ để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Câu 59.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 90, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Điều 90. Áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo
những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này

không trái với quy định của Chương này.”
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 107, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.”
Căn cứ vào Điều 53, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”
18


Vậy án tích là một trong những cơ sở để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đối
với người dưới 16 tuổi thì không áp dụng tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm vì trường
hợp này không có án tích. Còn đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi vẫn áp dụng tình tiết tái
phạm, tái phạm nguy hiểm vì có thể có án tích và nếu đáp ứng đủ các điều kiện của tái phạm,
tái phạm nguy hiểm.
Câu 60.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 92, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“Điều 92. Điều kiện áp dụng
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự
và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng
ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này”
Vậy các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.
Câu 61.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 92, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 92. Điều kiện áp dụng
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự
và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng
ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này”
Do người dưới 18 tuổi là những người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, vì vậy nhà
làm luật quy định điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng miễn trách nhiệm hình sự và áp
dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi là người dưới 18 tuổi phạm
tội đồng ý hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý.
Câu 62.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 99, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Điều 99. Phạt tiền
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi,
nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một
phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.”


19


Vậy không thể áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với người đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi vì người này chưa có khả năng lao động để tạo thu nhập và tài sản riêng theo quy định
của Luật Lao động.
Câu 63.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 107, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định
“2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành
xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành
bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ
hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.”
Vậy người dưới 18 tuổi đã bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời
hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính thì chưa thể đương nhiên được xóa án
tích vì còn phải căn cứ vào Khoản 2, Điều 107, BLHS quy định về thời hạn được xóa án tích.
Câu 64.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 75, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định
“1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;”
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp
nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 27 của Bộ luật này.”
Vậy điều kiện hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là
chưa đủ để pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 75, BLHS.
Câu 65.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ vào Điều 76, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
20


Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một
trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213,
216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324
của Bộ luật này.”
Vậy pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội phạm
được quy định trong Điều 76, BLHS.
Điều 66.
Đây là nhận định đúng.
Giải thích:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 75, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;”
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp
nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 27 của Bộ luật này.”
Vậy theo câu nhận định trên đã thiếu điều kiện quy định tại điểm d) nên pháp nhân
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 67.
Đây là nhận định sai.
Giải thích:
Một trong những nội dung của trách nhiệm hình sự có bao gồm án tích. Việc Pháp
nhân thương mại phạm tội thì cũng phải chịu án tích. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 75,
BLHS.
“2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm
hình sự của cá nhân.”
Vì có án tích nên pháp nhân thương mại sẽ được đương nhiên xóa án tích theo quy
định tại Điều 89, BLHS
“Điều 89. Xóa án tích
Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02
năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của
bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện
hành vi phạm tội mới.”

21


PHẦN II. BÀI TẬP.
Bài tập 1
Căn cứ vào Điều 50, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội,
các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.”

Ở tình huống 1, Tòa án áp dụng đối với A đúng. Vì theo khoản 1 Điều 188 BLHS có
quy định có thể áp dụng hình phạt tù từ 06 tháng tới 03 năm đối và có thể áp dụng hình phạt
bổ sung là tịch thu một phần tài sản theo khoản 5 Điều 188 BLHS.
Ở tình huống 2, Tòa án áp dụng đối với A đúng. Vì theo khoản 2 Điều 188 BLHS quy
định có thể áp dụng hình phạt tù từ 03 đến 07 năm đối với trường hợp này. Và theo Khoản 5,
Điều 188 BLHS có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề.
Ở tình huống 3, Tòa án áp dụng đối với A sai. Vì theo Khoản 4 Điều 188 BLHS không
quy định mức hình phạt là chung thân nên không thể áp dụng theo Khoản 1 Điều 50 BLHS.
Bài tập 2.
1. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 36 BLHS
“1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm
tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm
việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm
tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ
vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam
bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.”
Cụ thể A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 2 tháng và bị Tòa án tuyên 1 năm cải tạo
không giam giữ. Lúc này phần hình phạt còn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là 5 tháng 29
ngày.
2. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 38 BLHS
“1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ
trong một thời hạn nhất định.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa
là 20 năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày
tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.”
Vậy A bị tạm giam 2 tháng và bị Tòa án tuyên phạt tù 2 năm. Phần hình phạt còn lại
mà A phải tiếp tục chấp hành là 22 tháng (1 năm 10 tháng).

Bài tập 3.
Phương án lựa chọn là phương án hai. Vì đối với người dưới 18 tuổi, Tòa án chỉ áp
dụng hình phạt nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện
pháp quy định tại mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không
22


bảo đảm hiệu quả giáo dục phòng ngừa. Vì thế phương án một không thể chọn vì trường hợp
này áp dụng cùng một lúc vừa có hình phạt và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là
không hợp lí.
Cơ sở pháp lí: Khoản 4, Điều 91, BLHS.
Bài tập 4.
1. Chiếc xe này là do Tùng sử dụng trái phép. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 47, BLHS. Không
tịch thu xe của mà Tùng đã sử dụng mà trả lại xe cho người khách là chủ sở hữu chiếc xe đó.
2. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 60 Luật giao thông đường bộ, A là người chưa đủ tuổi điều
khiển xe ô tô nhưng cha Tùng vẫn cho Tùng sử dụng xe đi chơi. Điều này rơi vào trường hợp
Khoản 3, Điều 47, BLHS. Dẫn đến là chiếc xe này có thể bị tịch thu.
Bài tập 5.
Dựa vào quy định của BLHS, Tòa án có thể áp dụng Điều 47 Tịch thu vật, tiền tực tiếp
liên quan đến tội phạm để xử lý 2 kg heroine của H cụ thể theo Điểm c, Khoản 1, Điều 47,
BLHS.
Dựa vào quy định BLHS, đối với tài sản của H thì Tòa án áp dụng Điều 45 là hình
phạt bổ sung tịch thu tài sản. Điều này là hợp lí vì trong Điều 251 BLHS, hình phạt tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản được quy định là hình phạt bổ sung nên Tòa án có thể áp dụng
hình phạt này đối với H bên cạnh hình phạt chính.
Bài tập 6.
Căn cứ theo Điều 47 BLHS. Ở đây không thể tịch thu chiếc xe của B vì B cho A mượn
xe nhưng không biết A mượn xe dùng để cướp giật tài sản và lúc này B không có lỗi trong
việc để cho người phạm tội sử dụng tài sản vào việc thực hiện tội phạm theo Khoản 3 Điều
47. Mà trường hợp này là B cho A mượn xe và A đã sử dụng xe của B để làm phương tiện

cướp giật tài sản. Nên trường hợp này không tịch thu xe máy của B.
Bài tập 7.
Đầu tiên căn cứ vào Khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 (có mức cao nhất của khung hình
phạt là tử hình) và theo Khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ vào Điểm g, Khoản 1, Điều 23 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm. Do trường hợp này A không bị lệnh truy nã nên thời
gian trốn tránh vẫn tính thời hiệu bình thường. Trong trường hợp này A phạm tội vào
25/10/2000 và đầu thú vào 20/7/2018, tức là đã 18 năm và thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự vẫn còn.
Căn cứ vào hành vi của A, A đã tự đến chính quyền địa phương, khai nhận tội lỗi. Căn
cứ vào Điểm r, Khoản 1, Điều 51 thì A được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, A đã có nhiều đóng góp tích cực cho địa phương, đáp ứng được Điểm v, Khoản 1,
Điều 51.
Vì A có 2 tình tiết giảm nhẹ vì thế Tòa án căn cứ áp dụng Khoản 1 Điều 54
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người
phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.”
Vậy căn cứ vào Khoản 1 Điều 54, Tòa án áp dụng hình phạt Khoản 2 Điều 123 đối với
A cụ thể ở đây là từ 7 năm tù và dưới 15 năm tù.
23


Câu 8.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 54 BLHS quy định
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người
phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.”
Cụ thể ở trường hợp của A, A có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Khoản 1 Điều 51 nên A
sẽ được hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Như ở đây, A phạm tội giết người theo

Khoản 1 Điều 123, do có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 nên A được áp dụng
Khoản 1 Điều 54 thì A sẽ được hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của Khoản 2 Điều 123.
Và Khoản 2 Điều 123 quy định mức thấp nhất là 7 năm vì vậy Tòa án tuyên phạt A 5 năm tù
là không hợp lí.
Câu 9.
1. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 54 BLHS thì trường hợp này A có hai phương án (1)
quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (phạt tù từ 03 tháng đến dưới
01 năm). Hoặc chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn (áp dụng hình phạt cải tạo không
giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm)
2. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 54 BLHS thì trường hợp này A sẽ được hưởng hình phạt
dưới mức thấp nhất của Khoản 1 Điều 171 đó là phạt tù 01 năm.
3. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 54 BLHS thì trường hợp này A sẽ được hưởng hình phạt
dưới mức thấp nhất của Khoản 3 Điều 171 đó là phạt tù 07 năm.
Câu 10.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 56, BLHS
“2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi
phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phân hình
phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều
55 của Bộ luật này.”
Căn cứ vào Điểm a, b, Khoản 1, Điều 55 BLHS
“a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời
hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được
vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có
thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt
cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo
không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;”
Đối với tội cố ý gây thương tích A bị tuyên 3 năm tù.
Đối với bản án trước hình phạt cải tạo không giam giữ A bị Tòa án tuyên 2 năm cải tạo

không giam giữ và đã chấp hành được 12 tháng vậy phần hình phạt chưa chấp hành của A là
12 tháng. Tương đương 3 tháng 20 ngày tù.
Sau khi gây án A bị tam giam 3 tháng tương đương với 3 tháng tù.

24


×