Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tổng hợp trả lời ngắn tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.69 KB, 23 trang )

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Nội dung của khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện
cụ thể ở nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân
tộc và giải phóng con người.
2. Quán triệt tính đảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần đứng vững trên lập
trường nào?
Quán triệt tính đảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần đứng vững trên lập trường,
quan điểm, phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối của ĐCSVN.
3. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt những cơ sở phương pháp luận nào?
- Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính khoa học.
- Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể.
- Quan điểm toàn diện và hệ thống.
- Quan điểm kế thừa và phát triển.
- Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh.
4. Tại sao phải quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh?
Tư tưởng HCM là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, phản ánh tính hiện thực lịch sử và
chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử, chính vì thế chúng ta phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. VD: Tư tưởng HỒ CHÍ MINH ra đời trong hoàn
cảnh nào để từ đó nhận thức rõ bản chất của TTHCM.
5. Việc học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với sinh viên?
- Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác.
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị.


CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG


HỒ CHÍ MINH
6. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những yếu tố nào?
1. Bối cảnh lịch sử
- Việt Nam:
+ Phong trào yêu nước thất bại (Cần Vương)
+ Pháp xâm lược và VN trở thành thuộc địa của Pháp
- Thế giới: CMT10 Nga
2.Tiền đề tư tưởng lí luận:
- Giá trị văn hóa truyền thống của DTVN
+ Ý chí đấu tranh bất khuất
+ Chủ nghĩa yêu nước
+ Cần cù học tập, lao động
+ Lạc quan yêu đời
+ Nhân nghĩa thủy chung
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
Phương Đông
+ Nho giáo: triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hoá lễ giáo, truyền thống hiếu học
+ Phật giáo: tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, nếp sống có đạo đức, tinh thần bình đẳng, dân chủ, đề
cao lao động: nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực
+ Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Tam dân – dân tộc độc lập, dân quyền tự
dó, dân sinh hạnh phúc
Phương Tây
+ Ba chữ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái
+ Tư tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ: nhà nước của dân, do dân, vì dân
Chủ nghĩa Mác Lênin
+ Trang bị cho HCM thế giới quan và phương pháp luận khoa học
+ Quyết định nội dung CM và KH
+ Khẳng định chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn trong quá trình đấu
tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước
+ Giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp: muốn tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc thì phải tiến

hành song song hai cuộc CM: CMVS ở chính quốc và CM giải phóng dân tộc ở các quốc gia lệ
thuộc
7. Sự kiện và khoảng thời gian nào đánh dấu sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh?
Đó là sự kiện tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
8. Những tiền đề tư tưởng lý luận “tinh hoa văn hóa nhân loại”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa cơ bản nào của phương Đông.
+ Nho giáo: triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hoá lễ giáo, truyền thống hiếu học


+ Phật giáo: tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, nếp sống có đạo đức, tinh thần bình đẳng, dân chủ, đề
cao lao động: nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực
+ Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Tam dân – dân tộc độc lập, dân quyền tự
dó, dân sinh hạnh phúc
9. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919 gồm những nội dung cơ bản nào?
+ Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với Châu Âu
+ Xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay bằng chế độ đạo luật
+ Đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân An Nam
10. Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành là kết quả của sự tổng hòa những yếu tố nào?
- Là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, truyền thống văn hóa
dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
* Cơ sở khách quan
1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam và thế giới.
2.Tiền đề tư tưởng lí luận: Giá trị văn hóa truyền thống của DTVN + Tinh hoa văn hóa nhân
loại
Chủ nghĩa Mác Lênin
* Cơ sở chủ quan gồm:
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.
11. Tiền đề tư tưởng – lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những yếu tố nào?

1.Giá trị văn hóa truyền thống của DTVN
+ Ý chí đấu tranh bất khuất
+ Chủ nghĩa yêu nước
+ Cần cù học tập, lao động
+ Lạc quan yêu đời
+ Nhân nghĩa thủy chung
2.Tinh hoa văn hóa nhân loại
Phương Đông
+ Nho giáo: triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hoá lễ giáo, truyền thống hiếu học
+ Phật giáo: tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, nếp sống có đạo đức, tinh thần bình đẳng, dân chủ, đề
cao lao động: nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực
+ Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Tam dân – dân tộc độc lập, dân quyền tự
dó, dân sinh hạnh phúc
Phương Tây
+ Ba chữ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái
+ Tư tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ: nhà nước của dân, do dân, vì dân
3. Chủ nghĩa Mác Lênin
+ Trang bị cho HCM thế giới quan và phương pháp luận khoa học
+ Quyết định nội dung CM và KH


+ Khẳng định chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn trong quá trình đấu
tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước
+ Giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp: muốn tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc thì phải tiến
hành song song hai cuộc CM: CMVS ở chính quốc và CM giải phóng dân tộc ở các quốc gia lệ
thuộc
12. Sự kiện nào đánh dấu quá trình chuyển biến nhận thức của Hồ Chí Minh từ lập trường
yêu nước sang lập trường quốc tế vô sản?
Sự kiện Nguyễn Ái Quốc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III), tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12/1920), trở thành người cộng sản VN đầu tiên, đã đánh dấu bước

chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa
Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
13. Trong tiền đề tư tưởng lý luận “tinh hoa văn hóa nhân loại”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa cơ bản nào của phương Tây?
- Tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Ba chữ Pháp: tự do, bình đẳng,
bác ái
- Tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc
lập ở Mĩ. Tư tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ: nhà nước của dân, do dân, vì dân
14. Chủ nghĩa Mác Lênin đóng vai trò như thế nào đối với sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí
Minh?
Đóng vai trò cơ sở thế giới quan và phương pháp luận, không chỉ quyết định hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh mà còn quyết định sự vận động phát triển TT Hồ Chí Minh, đồng thời quyết định
nội dung cách mạng và khoa học của TT Hồ Chí Minh.
15. Cơ sở chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những nhân tố nào?
Khả năng tư duy và trí tuệ HCM.
Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.
16. Hồ Chí Minh đánh giá và rút ra kết luận gì về vai trò và ý nghĩa của Cách mạng
tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam?
Hồ Chí Minh đánh giá cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để và đến nơi.
Người rút ra kết luận: “Cách mạng Việt Nam nên theo Cách mạng tháng Mười Nga, đó là
cuộc cách mạng xác lập hình thái nhà nước mà trong đó quyền lực thuộc về số đông người”
17. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh được khái quát gồm
những giai đoạn cơ bản nào? Nội dung cơ bản của từng giai đoạn là như thế nào?
- Giai đoạn trước 1911: Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.
- Giai đoạn 1911-1920: Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
- Giai đoạn 1921-1920: Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường cách mạng VN:
vừa khoa học vừa thực tiễn.
- Giai đoạn 1930-1945: Đây là thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng
độc lập tự do và quyền dân tộc cơ bản.



- Giai đoạn 1945-1960: Đây là thời kỳ phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc; tiếp
tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện tư tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
18. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam?
- Là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc VN
- Là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng VN.
19. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới là gì?
Phản ánh khát vọng của thời đại.
Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người.
Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng.


CHUYÊN ĐỀ 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.
20. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc gồm những nội dung cơ bản nào?
- Vấn đề dân tộc thuộc địa. Trong đó gồm:
+ Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
+ Độc lập dân tộc- nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
+ Chủ nghĩa yêu nước chân chính- Một động lực lớn của đất nước
- Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
+ Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.
+ Giải phóng dân tộc tạo tiền đề giải phóng giai cấp
+ Giữ vững độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của dân tộc khác.
21. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có
tính chất cách mạng sâu sắc. Tư tưởng này thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các
yếu tố nào?
Giữa dân tộc và giai cấp
Chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

22. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc gồm những nội
dung cơ bản nào?
Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới cần phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Lực lượng tiến hành cách mạng bao gồm toàn dân tộc.
Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả
năng thắng lợi trước cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc.
Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.
23. HCM xác định lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc gồm những đối
tượng nào?
Công nhân, nông dân, lao động trí óc là nên tảng cơ bản, giữ vai trò quyết định.
Các giai tầng khác trong xã hội, bầu bạn của cách mạng.
Những đối tượng đã ra mặt phản cách mạng phải loại khỏi lực lượng.
24. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc được Hồ Chí Minh giải quyết như thế nào?
Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là mối quan hệ biện chứng.
Giải phóng dân tộc là trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp.


“Nếu không giải quyết được vấn đề giải dân tộc giải phóng, ko đòi đc độc lập, tự do cho toàn thể
dân tộc, thì chảng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi
của bộ phận của giai cấp đến vạn năm cũng không đời lại đc”
25. Lý luận cách mạng bạo lực của Hồ Chí Minh gồm những nội dung nào?
+ CM bạo lực là điều tất yếu trong điều kiện đấu tranh chống lại bạo lực phản CM
+ Hình thức linh hoạt đấu tranh CM kết hợp đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị
+ Bạo lực CM thống nhất với nhân đạo, hòa bình
+ Sử dụng sức mạnh của toàn dan để giành và giữ chính quyền
+ Phương châm bạo lực CM: trường kì kháng chiến và tự lực cánh sinh.

26. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cách mạng vô sản là vấn
đề gì?
Vấn đề dân tộc thuộc địa.
27. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh giải
quyết vấn đề mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc như
thế nào?
CM GPDT không thể tách rời CM vô sản nhưng chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực
của bản thân các dan tộc thuộc địa ( Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là qh lệ
thuộc, hoặc quan hệ chính-phụ)
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
28. Theo Hồ Chí Minh, những giai cấp, lực lượng tham gia ủng hộ cách mạng thì được gọi
là gì?
“Những giai cấp ủng hộ và tham gia cách mạng tức là động lực của cách mạng.”
29. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, luận điểm nào thể hiện sự sáng tạo của
Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin?
Chủ nghĩa dân tộc là động lực to lớn, vĩ đại và duy nhất của đời sống tinh thần của các dân
tộc thuộc địa.
Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ biện chứng với nhau.
30. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đè cách mạng giải phóng dân tộc, luận điểm
nào thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin?
Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo, có khả
năng thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
31. Theo Hồ Chí Minh, lộ trình của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước lệ
thuộc và thuộc địa là như thế nào?
GPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và loài người
32. Theo Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành như thế
nào so với cách mạng vô sản ở chính quốc?


Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo, có khả

năng thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.


CHUYÊN ĐỀ 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON
ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
33. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nêu
lên những nguyên tắc nào?
HCM đề ra 2 ngtắc có tính chất phương pháp luận:
+ Xdựng CNXH là 1 hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các
nguyên lý cơ bản của CN Mac-Lenin về xây dựng chế độ mới, phải học tập kinh nghiệm của
các nc anh em. Nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta
+ Xác định bước đi, biện pháp xuất phát từ thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả
năng thực tế của nhân dân.
34. Theo Hồ Chí Minh, động lực trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm những
yếu tố nào?
Gồm 2 động lực chính:
- Động lực bên trong:
+ Con người (quan trọng và quyết định nhất): cá nhân; cộng đồng
+ Lĩnh vực đời sống XH: kinh tế; văn hóa (động lực tinh thần)
- Động lực bên ngoài:
+ Khoa học kĩ thuật_công nghệ
+ Trào lưu CM trên TG: CM XHCN; phong trào GPDT; phong trào đấu tranh yêu chuộng
hòa bình trên TG
35. Hồ Chí Minh xác định động lực bên trong của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
gồm những yếu tố nào?
- Động lực bên trong:
+ Con người (quan trọng và quyết định nhất): cá nhân; cộng đồng
+ Lĩnh vực đời sống XH: kinh tế; văn hóa (động lực tinh thần)
36. Hồ Chí Minh xác định động lực bên ngoài của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
gồm những yếu tố nào?

- Động lực bên ngoài:
+ Khoa học kĩ thuật_công nghệ
+ Trào lưu CM trên TG: CM XHCN; phong trào GPDT; phong trào đấu tranh yêu chuộng
hòa bình trên TG
37. Mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh xác định như thế nào?
Đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành.
38. Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
nhiệm vụ gì?
Người nêu: “Phải xây dụng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH…, phải cải tạo kinh tế
cũ vừa xây dựng kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Từ đó Hồ Chí


Minh chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các các thế
lực cản trở đi lên chủ nghĩa xã hội.
39. Hồ Chí Minh phác thảo chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm những đặc trưng cơ bản
nào?
- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát
triển của khoa học – kỹ thuật.
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
40. Hồ Chí Minh xác định các trở lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm
những yếu tố nào?
Gồm 3 trở lực:
+ Trở lực cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân là “mẹ đẻ” của mọi thứ hư nết xấu
+ Giặc nội xâm: tham ô, lãng phí, quan liêu
+ 3 thứ giặc khác: giặc ngoại xâm, giặc dốt, giặc đói “1 dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu”
41. Nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là kết quả tác động

tổng hợp của những yếu tố nào?
Kinh tế và chính trị, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức,
văn hóa.
42. Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
VIệt Nam là gì?
Mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước
theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
Người xác định “Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa một bên là yêu
cầu phải tiến lên xây dựng 1 chế độ XH mới có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ
thuật tiên tiến” với một bên là tình trang lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá
hoại mục tiêu của chúng ta”.
43. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí
Minh xác định như thế nào?
Đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển bản chủ nghĩa.
44. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ là gì?
Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng tiền đề về kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.


Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó xây dựng là
trọng tâm, là nội dung cốt lõi, lâu dài. (xd nền tảng vật chất kỹ thuật, đặc biệt là xd con người
mới xã hội chủ nghĩa)
45. Hồ Chí Minh xác định bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Hồ Chí Minh cho rằng phải qua nhiều bước, “phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc,
phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể,
những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối,...”, “bước ngắn, bước dài, tùy theo
hoàn cảnh,... chớ ham làm mau, ham rầm rộ… Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”,
ngăn ngừa xu hướng chủ quan, nóng vội, “chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực

tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái”.
46. Hồ Chí Minh xác định biện pháp, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế.
Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ yêu
cầu thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
47. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội gồm những vấn đề
gì?
Quan niệm về tính tất yếu
Đưa ra những phác thảo về dặc trưng bản chất
Quạn niệm về mục tiêu động lực và trở lực của chủ nghĩa xã hội
48. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã
hội gồm những nội dung cơ bản nào?
1. Trên cơ sở thống nhất tính quy luật chung và tính đặc thù của quá trình đi lên chủ nghĩa
XH HỒ CHÍ MINH đã đi đến lựa chọn con đường quá độ gián tiếp áp dụng cho Việt Nam
2. HỒ CHÍ MINH xác định đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ
3. HỒ CHÍ MINH xác định mâu thuẫn cơ bản của thời kì quá độ
4. HỒ CHÍ MINH xác định nhiệm vụ lịch sử nhiệm vụ cơ bản của thời kì quá độ
5. HỒ CHÍ MINH xác định độ dài của thời kì quá độ.
6. HỒ CHÍ MINH xác định nội dung cơ bản trong xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì
quá độ.
7. HỒ CHÍ MINH vạch ra biện pháp bước đi và phương pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
trong đó chú trọng nguyên tắc xây dựng bước đi biện pháp và phương pháp.
8. HỒ CHÍ MINH xác định nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi xây dựng chủ nghĩa XH.
( sự lãnh đạo của đảng, quyết tâm của dân tộc).
MỤC TIÊU CHỈ CÓ 1, Biện pháp để thực hiện mục tiêu là 10, quyết tâm để thực hiện là 20.



CHUYÊN ĐỀ 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

49. Vấn đề bản chất của Đảng Cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam được Hồ Chí Minh giải quyết như thế nào?
Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên
phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
“Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”
50. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp
những yếu tố nào?
ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lenin, phong trào công nhân
VN và phong trào yêu nước.
51. Hồ Chí Minh bổ sung yếu tố “phong trào yêu nước Việt Nam” vào trong các yếu tố
dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là dựa trên những yếu tố nào?
- Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của
dân tộc.
- Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào
đó đều có mục tiêu chung.
- Ba là, phong trào công nhân kết hợp với phong trào nông dân.
- Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu
tố cho sự ra đời của ĐCSVN.
52. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, nội dung nào thể hiện sự sáng tạo
của Hồ Chí Minh so với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin?
- Khi đề cập sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Mác Lenin và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu
nước. Đây chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lenin trên cơ sở tổng kết thực tiễn
Việt Nam.
53. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động dựa trên những nguyên tắc
nào?
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng.
Tập thể lãnh đạo ,cá nhân phụ trách là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Kỷ luật nghiêm minh và tự giác là quy luật phát triển sức mạnh của Đảng.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng là nguyên tắc quan trọng của Đảng.
54. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam gồm

những vấn đề gì?
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ĐVSVN trong sạch, vững mạnh
55. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền?
- Tức là đảng tiếp tục lãnh đạo chính quyền trong điều kiện đã giành được chính quyền
- Đi kèm đảng cầm quyền là dân làm chủ, thực hiện bằng chính sách bằng chủ trương ( lần
đầu tiên nêu trong di chúc năm 69 )



CHUYỀN ĐỀ 5:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ
ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
56. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc gồm những vấn
đề gì?
- Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng;
- lực lượng đại đoàn kết dân tộc;
- hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.
57. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, sức mạnh của dân tộc được Hồ Chí
Minh nhận thức và khái quát gồm những yếu tố nào?
- Nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh.
- Tập hợp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân chính của mọi thắng lợi của
cách mạng.
- Sức mạnh của dân tộc được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất.
- Trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đặt sự đoàn kết toàn dân tộc trong mối quan hệ với đoàn
kết quốc tế.
58. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng
Việt Nam?
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản,
nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.
59. Hồ Chí Minh yêu cầu như thế nào về hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân

tộc?
- Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất
- Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất.
60. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế gồm những vấn đề
gì?
- Vai trò của đoàn kết quốc tế
- Lực lương đoàn kết và hình thức tổ chức
- Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
61. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, luận điểm thể hiện sự phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh là luận điểm nào?
“Liên minh các dân tộc ở phương Đông là 1 trong những cái cánh của cách mạng vô sản.”
(Khối liên minh tương lai này sẽ là 1 trong những cái cánh …”
62. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế có vai trò như thế nào?
- Nhằm kết hợp sức manh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạng tổng hợp cho dân tộc VN.
- Nhằm góp phần cùng nhân dân TG thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
63. Hồ Chí Minh xác định như thế nào về lực lượng đoàn kết quốc tế?
- Phát triển cộng sản và công nhân TG – lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế.
- Phát triển đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do, công lí.
64. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về hình thức đoàn kết quốc tế?


Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm về thành lập “Mặt trận thống nhất nhân dân chính quốc và
thuộc địa” chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kiến nghị Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp
cụ thể để đến Đại hội VI, quan điểm này trở thành sự thật.
67. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế dựa trên những nguyên tắc nào?
- ĐKQT dựa trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
- ĐKQT dựa trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.



CHUYÊN ĐỀ 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
68. Nội dung cơ bản của HỒ CHÍ MINH về nhà nước của dân do dân và vì dân gồm
những nội dung gì
- Nhà nước của dân là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hooih đều
thuộc về nhân dân
- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ
- Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả
đều vì
69. Theo Hồ Chí Minh, tính chất cơ bản của nhà nước là vấn đề gì?
- Theo HỒ CHÍ MINH tính chất cơ bản của nhà nước bao gồm: tính nhân dân, tính dân tộc –
tính giai cấp – bản chất là giai cấp công nhân.
- Theo Hồ Chí Minh: “Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội
dung giai cấp của chính quyền”.
70. Tư tưởng HỒ CHÍ MINH về xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ gồm những nội dung gì?
- Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được HỒ CHÍ MINH chú ý xây dựng thể hiện
trên những điểm sau:
+ 1 là Xây dựng một Nhà nước hợp hiến hợp pháp.
+ 2 là Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào
trong cuộc sống.
71. Theo HỒ CHÍ MINH, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước Việt Nam thể hiện
ở những nội dung nào?
- Thể hiện ở những nội dung sau:
- Nhà nước do ĐCS lãnh đạo bằng những phương thức:
+ Đảng hoạc định đường lối, chủ trương để nhà nước thể chế hóa chính sách, kế hoạch.
+ Hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên.
+ Công tác kiểm tra.
- Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước tập trung dân chủ.

72. Theo HỒ CHÍ MINH để xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạng, hiệu quả cần
thực hiện tốt những biện pháp nào?
Cần thực hiện tốt những biện pháp sau đây:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức đủ tài.
- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước như đặc quyền đặc lợi,
tham ô, lãng phí quan liêu, “Tư túng”, “chia rẽ”, “Kiêu ngạo”.


- Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách
mạng.
73. Theo HỒ CHÍ MINH bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam thống nhất với tính
nhân dân và tính dân tộc thể hiện ở những nội dung nào?
- Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ
người Việt Nam
- Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của
dân tộc làm cơ bản.
- Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo
nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dan achur và giàu mạnh, góp phần tích
cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.


CHUYÊN ĐỀ 7: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, VĂN HÓA
VÀ ĐẠO ĐỨC
74. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về vị trí, vai trò của đạo đức?
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng HỒ CHÍ MINH còn xem xét cái tài là ngọn (vị trí),
là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. là 1 trong những cơ sở giúp con người
cách mạng hoàn thành tốt nhiệm vụ( vai trò )
Hoặc
Là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.

(câu nói của HỒ CHÍ MINH)
75. Bản chất của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là vấn đề gì?
- …là đạo đức cách mạng, là đạo đức của người cách mạng trong thời kỳ giải phóng dân tộc
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lấy ý thức phục vụ nhân dân, chăm lo, quan
tâm, hy sinh cho người khác... Nói ngắn gọn đó là đạo đức “vì dân”, “vì mọi người" làm
trung tâm.
Hoặc
Là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, trong đó, yêu người là điểm cốt lõi.
Một là chủ nghĩa nhân đạo HỒ CHÍ MINH là lòng yêu nước thương con người, trước hết là
những người cùng khổ trong xã hội
Hai là Ý thức giải phóng cho dân tộc mình, đất nước mình là vấn đề lớn nhất, bao trùm nhất.
Ba là yêu thương con người, tin tưởng kính trọng nhân dân, cùng nhân dân thực hiện các mục
tiêu cách mạng.
Thầy: Bản chất của Đ Đ trong tư tưởng HỒ CHÍ MINH là đạo đức cách mạng là đạo đức
mới mà trọng tâm của nó là chính là vấn đề cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phản ánh
vấn đề cốt lõi là vấn đề yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng, trung với nước,
hiếu với dân, đối lập với các loại đạo đức trong lịch sử, đạo đức thủ cựu,…
76. Hồ Chí Minh quan niệm 4 chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ cách mạng cần phải
có là những chuẩn mực nào?
- Thứ nhất là trung với nước, hiếu với dân.
- Thứ hai là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thứ ba là Thương yêu con người, sống có tình nghĩa. Cuối cùng là có tinh thần quốc tế
trong sáng.
77. Hồ Chí Minh đã xác định các nguyên tắc gì trong xây dựng đạo đức của con người?
Thứ nhất là nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Thứ hai là xây đi đôi với chống.
Và cuối cùng là phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
78. Cốt lõi của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề gì?


- Trong các giá trị đạo đức của Hồ Chí Minh thì lòng yêu nước thương dân, hết lòng phụng

sự Tổ quốc và Nhân dân là giá trị cốt lõi, yêu người chính là điểm cốt lõi. HỒ CHÍ MINH
dành tình cảm yêu thương đối với những đối tượng là Yêu thương ai? Con người lao động
cùng khổ, trong quan hệ bạn bè đồng chí đồng nghiệp (tìm cách … giáo trình –
79. Phẩm chất đạo đức: “Tinh thần quốc tế trong sáng” trong tư tưởng HỒ CHÍ MINH
về đạo đức thể hiện ở những nội dung gì?
- Sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả
các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự
chia rẻ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc.
80. Hồ Chí Minh xác định đối tượng trong phẩm chất đạo đức “yêu thương con người”
gồm những đối tượng nào?
Yêu thương nhân dân, dành tình yêu thương trước hết cho những người nghèo khổ, những
người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc. Với
bạn bè, đồng chí, anh em “phải có tình đồng chí, yêu thương lẫn nhau”.
81. Theo Hồ Chí Minh, Chính đối với mình phải như thế nào ?
Không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy
điều hay, sửa đổi điều dở.
82. Theo Hồ Chí Minh, Chính đối với người khác phải như thế nào ?
Không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn,
đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.
83. Theo Hồ Chí Minh, Chính đối với việc phải như thế nào ?
Để công việc lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm,
cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
84. Quan niệm về con người của HỒ CHÍ MINH được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ
khác nhau. Theo đó, ở góc độ các quan hệ xã hội, HỒ CHÍ MINH chia con người thành
hai giống người nào?
Những người làm điều thiện và những người làm điều ác.
85. Quan niệm về con người của HỒ CHÍ MINH được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ
khác nhau. Theo đó, ở phạm vi rộng nhất, HỒ CHÍ MINH diễn đạt quan niệm con
người bằng khái niệm nào?
Nghĩa rộng nhất, trong phạm vi quốc tế là loài người.

86. Quan niệm về con người của HỒ CHÍ MINH được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ
khác nhau. Theo đó, ở phạm vi rộng HỒ CHÍ MINH diễn đạt quan niệm con người
bằng khái niệm nào?
Nghĩa rộng, trong phạm vi quốc gia là đồng bào cả nước.


87. Quan niệm về con người của HỒ CHÍ MINH được diễn đạt ở nhiều phạm vi, góc độ
khác nhau. Theo đó, ở phạm vi hẹp HỒ CHÍ MINH diễn đạt quan niệm con người bằng
khái niệm nào?
Nghĩa hẹp, con người chỉ phạm vi “gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.”
88. Nội dung cơ bản của tư tưởng HỒ CHÍ MINH về con người gồm những nội dung
gì?
Một là, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Hai là, con
người vừa là mực tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Ba là, tư tưởng về chiến lược “trăm
năm trồng người”.
89. Cốt lõi của tư tưởng nhân văn HỒ CHÍ MINH gồm những nội dung gì?
- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ,giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người.
- Tư tưởng đạo đức chỉ là 1 phần trong tư tưởng nhân văn.
- 1 tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người, một niềm tin mãnh liệt vào sức mạng và
phẩm giá con người, một ý chí kiên quyết đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức, bất
công, đói nghèo, lạc hậu.
90. Theo HỒ CHÍ MINH con người mới xã hội chủ nghĩa là con người như thế nào?
Con người mới xã hội chủ nghĩa phải là con người toàn diện:
- Có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chính kiến.
- Có ý thức làm chủ, tự lực, tự cường, gắn quyền lợi và nghĩa vụ.
- Luôn phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Có niềm tin và lạc quan cách mạng.
- Có trí tuệ, trình độ học vấn cao, ngày càng tiến bộ.
- Có sức khỏe.

- Có lòng khoan dung, độ lượng.
- Có học thức, chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học kĩ thuật.
Hoặc trong giáo trình
Con người mới XH CN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa những giá trị tốt
đẹp của con người truyền thống. Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng
xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ; có tác phong
xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
91. Trong các biện pháp giáo dục con người, Hồ Chí Minh quan niệm biện pháp nào là
quan trọng nhất?


Người cho rằng nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện; giáo dục cả đưc , thể, trí,
mỹ; trong đó phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên
hàng đầu.
=> Giáo dục đào tạo + câu thơ trong sách tham khảo “Ngủ ai cũng lương thiện”
92. Theo Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa con người mục tiêu và con người động lực là
như thé nào khi khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng.
Giữa con người - mục tiêu và con người - động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người - động lực
tốt bấy nhiêu và ngược lại
93. HỒ CHÍ MINH quan niệm như thế nào về tính chất của văn hoá trong thời kì cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
Nền văn hoá VN trong thời kì này là nền văn hoá kháng chiến kiến quốc, nền văn hoá dân
chủ mới , theo tư tưởng HỒ CHÍ MINH thì nó luôn bao hàm 3 tính chất: tính dân tộc, tính
khoa học và tính đại chúng
94. Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về tính chất của văn hoá trong thời kì cách
mạng xã hội chủ nghĩa
Trong thời kì này HỒ CHÍ MINH quan niệm rằng phải có 2 tính chất: tính xã hooih chủ
nghĩa về nội dung và tính dân tộc về hình thức.
95. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá gỗm những nội dung gì?

HỒ CHÍ MINH cho rằng văn hoá có 3 chức năng chủ yếu sau đây:
1 là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
2 là mở rộng hiểu biết và nâng cao dân trí
3 là bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh: hướng con
người đến chân thiện mỹ để hoàn thiện bản thân.
96. HỒ CHÍ MINH quan niệm ntn về vị trí của văn hoá trong mối quan hệ với các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội
Một, văn hoá là đời sống tinh thần xủa xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
Hai, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm
vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
97. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, HỒ CHÍ MINH xác định thực
hiện “đời sống mới” là thực hiện những nội dung gì?
Thực hiện 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. 3 nội dung này có quan
hệ mật thiết, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu.
98. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống gồm những nội dung cơ bản nào?


Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh
nêu ra với 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. 3 nội dung này có quan
hệ mật thiết, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu.
Thực hiện văn hóa đời sống chính là thực hiện “đời sống mới”, tức là thực hiện 3 vấn đề mới:
đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. 3 nội dung này có quan hệ mật thiết, trong đó
đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu.
99. Trong tư tưởng HỒ CHÍ MINH về văn hóa đời sống HỒ CHÍ MINH xác định Lối
sống mới là lối sống như thế nào?
Lối sống mới là lối sống có lý tưởng có đạo đức, văn minh, tiên tiến, thân thiện, công khai,
minh bạch, đoàn kết yêu thương nhau, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
tinh hoa văn hóa của nhân loại. (trích y nguyên vấn đề 19 nghen).
100. Trong tư tưởng HỒ CHÍ MINH về văn hóa đời sống HỒ CHÍ MINH xác định Đạo
đức mới là đạo đức như thế nào?

Đạo đức mới theo Hồ Chí Minh để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức
mới, việc thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng Cần, Kiệm,
Liêm, Chính.
101. Trong tư tưởng HỒ CHÍ MINH về văn hóa đời sống HỒ CHÍ MINH xác định Nếp
sống mới là nếp sống như thế nào?
Nếp sống mới - nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói
quen, phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của
dân tộc. (giáo trình với Vấn đề 19 khá giống nhau).



×