Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG MẠNG ĐẾN NHẬN THỨC CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIỚI VÀ GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.52 KB, 18 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG MẠNG ĐẾN NHẬN THỨC
CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIỚI VÀ GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM
Trần Văn Toản1

1. Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, mạng internet trở thành một
phương tiện truyền thông thiết yếu và có hiệu quả tối ưu. Nó vừa là công cụ vừa là nền
tảng giao tiếp của các cộng đồng người dùng, do đó có thể nói internet là một trong những
phương tiện nhận thức của xã hội.
Cùng với những thông tin được chia sẻ trên các cộng đồng mạng, những thông tin
về giới và giới tính cũng được lan truyền rộng rãi. Nếu như thập niên trước, tại Việt Nam
vấn đề bình đẳng giới được quan tâm thảo luận, thì bây giờ là thập niên của những thông
tin về giới tính thứ ba hay những thông tin về LGBT (2). Đây không phải là những thông
tin xuất hiện và được bàn tán như những trào lưu hay hiện tượng xã hội đơn thuần, mà nó
trở thành một dư luận xã hội có tác động mạnh. Tuy nhiên, đến nay tại Việt Nam vẫn chưa
có những thông tin chính thống hay chính xác về vấn đề này trên truyền thông mạng. Vì
vậy, nó vẫn là một “mảnh đất phì nhiêu” cho giới báo chí khai thác.
Facebook với hơn 60 triệu người dùng tại Việt Nam là một cộng đồng mạng điển
hình với mức độ lưu trữ và lan truyền thông tin khổng lồ. Tuy nhiên quá trình kiểm duyệt
thông tin trên nền tảng này chưa được chú trọng và quan tâm đầu tư đúng mức, dẫn đến
nhiều thông tin thiếu tính khoa học, nhiều quan điểm sai lệch, trái thực tế, thậm chí là
những nội dung mang tính kích động, vụ lợi hoặc lừa gạt cũng được lan truyền mạnh mẽ.
Với những thông tin về giới và giới tính vốn thu hút sự chú ý lớn của xã hội, thì vấn đề
này trở thành một lo ngại cho xã hội.
Có thể nói đến một trong những nguyên nhân dẫn đến những thông tin sai trái về
giới và giới tính được lan truyền mạnh trên các cộng đồng mạng là do sự thiếu hiểu biết
của người dùng mạng. Sự thiếu hiểu biết này dẫn đến khả năng thấp trong chọn lọc thông
1 Cử nhân Tâm lý học, Đại học Sư phạm Tp. HCM – 0975750828,
2 LGBT hoặc là GLBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ, đồng tính luyến ái nam,
song tính luyến ái và Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới. LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá
nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới.




2
tin của người dùng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên đang bước đầu tìm hiểu các vấn đề về
giới và giới tính. Trong khi đó, sự giáo dục về giới tính từ các bộ phận có liên quan trong
xã hội chưa được chú trọng. Nhà trường thường tránh né đề cập đến các vấn đề này, gia
đình thiếu sự quan tâm đến các vấn đề sinh hoạt tình dục, giới tính của con.
Mặc khác, do văn hóa Việt Nam khó chấp nhận những thay đổi nhanh, mạnh trong hệ
nhận thức xã hội về giới. Trước đây, người ta bàn luận về các vấn đề bình đẳng giữa nam
và nữ, bạo lực gia đình, quyền lợi xã hội giữa nam và nữ. Ngay từ khi cụm từ LGBT xuất
hiện vào đầu những năm 2010 ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện những phản ứng trái chiều
gay gắt mặc dù Quốc tế đã thừa nhận nhóm người này. Dù có những thay đổi trong mấy
năm gần đây, nhưng sự ảnh hưởng của dư luận xã hội cũng có tác động mạnh đến đời
sống của cộng đồng LGBT nói chung và người song tính, đồng tính, chuyển giới nói
riêng. Trong khi đó, từ mạng xã hội đến báo chí điện tử thi nhau đăng những thông tin
ủng hộ hoặc phê phán về hiện tượng xã hội này. Khiến cho dư luận ngày một chuyển
hướng tiêu cực. Có thể điểm qua các bài viết chuyên sâu về đồng tính trên báo mạng,
nghiên cứu cho thấy các tác giả có xu hướng đi tìm nguyên nhân đồng tính. Trong số 502
bài báo được thu thập để nghiên cứu có 109 bài (chiếm 22%) có sự phân tích trên các khía
cạnh khác nhau, từ y – sinh học đến lối sống, môi trường sống để cố gắng tìm một câu trả
lời cho việc tại sao người ta đồng tính. 20% trong số các bài viết này cho rằng đồng tính
là một hiện tượng bẩm sinh, không phải sự lựa chọn và không thể thay đổi được. Đây là
cách lý giải tương đối chính xác, gần nhất với kiến thức khoa học về xu hướng tình dục
đồng tính luyến ái. Thông thường những bài viết như vậy ít thể hiện thái độ phê phán, kỳ
thị đối với nhóm đồng tính hơn là những bài viết tìm về các nguyên nhân khác, và truyền
đến người đọc những thông điệp tích cực hơn về người đồng tính. Còn lại, đa phần các
bài viết có đề cập đến nguyên nhân đồng tính coi đây là một bệnh, một hội chứng có thể
lây lan, có thể bị nhiễm do lối sống và môi trường sống. Mặc dù đồng tính luyến ái đã
được Hoa Kỳ loại khỏi danh sách bệnh tâm thần từ năm 1973, và được Tổ chức Y tế Thế
giới WHO chính thức loại khỏi danh sách bệnh vào năm 1990, nhưng vẫn có tác giả

khẳng định chắc chắn rằng “khoa học xem đồng tính là bệnh tâm lý”, “đồng tính chẳng
chừa một ai, đó là nhận định của các chuyên gia y học”, và rằng nó “đang lây nhiễm khá
nhanh”. Một trong những lý do của việc “lây nhiễm” nhanh này lại có vẻ rất đáng sợ:


3
“Người đồng tính luôn tìm kiếm bạn tình. Nhưng vốn đồng tính nên họ mau chán, ham
mới, thế là phát sinh ra một “đội ngũ” những người đồng tính khác” và tác giả kết luận
bằng lời khuyên công chúng phải có ý thức tự chống lây nhiễm (3) (Ngoisao.net, 2016).
17% trong số các bài viết đề cập đến nguyên nhân đồng tính lại cho rằng đồng tính là do
đua đòi, để thể hiện sự sành điệu mà làm “đồng tính giả”, bị “tuột không phanh” và cuối
cùng thành “đồng tính thật”(4) (Vnexpress.net, 2006). Những giải thích theo hướng này có
thể tăng thêm tin tưởng sai lầm cho độc giả khi tác giả trích hoặc dẫn lời của các nhà
chuyên môn, nhà khoa học. Khi những bài viết như vậy còn hiện diện trên mặt báo thì sự
xa lánh, hiểu lầm và kỳ thị của một bộ phận công chúng với người đồng tính là điều khó
tránh khỏi (iSEE, 2011).
Báo điện tử cũng góp một phần lớn trong việc truyền tải những thông điệp về giới và bình
đẳng giới. Tuy nhiên, cũng có nhiều tờ báo điện tử vì chạy theo lợi nhuận, doanh thu mà
biến tướng, khiến những thông tin chính xác không được đến với người đọc. Hoặc định
hướng sai dư luận về các hiện tượng xã hội liên quan đến giới và giới tính. Một trong

những mảng đề tài nóng bỏng của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong
những năm gần đây đó là vấn đề tình dục trước hôn nhân. Nhìn chung, hầu hết các
bài báo đều nhận định rằng, vấn đề này tồn tại khá phổ biến trong giới trẻ và có tác
động đến nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, xã hội Việt Nam hiện đại. Mặt
khác, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe thể lực, sức khỏe
tinh thần và đặc biệt là sức khỏe sinh sản đối với nam nữ thanh niên. Đáng buồn
thay, mối liên hệ giữa số bài báo nêu tác hại của tình dục trước hôn nhân với thực
trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên là không đáng kể (ở
rpeason=0.031) (Liễu, 2016). Tức là việc truyền thông về vấn đề này của báo mạng

không đủ tác động để thay đổi nhận thức của thanh thiếu niên. Thực tế cho thấy,
tình dục trước hôn nhân của giới trẻ hiện nay cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng,
phải có những phương pháp cụ thể để quan hệ tình dục an toàn nhằm đảm bảo có
3 Ngoisao.net, Hội chứng “lây nhiễm” đồng tính, đăng tải: 30/12/2006 tại />4 Vnexpress.net, Những nàng Les giả, đăng tải: 25/7/2006 tại />

4

một sức khỏe tốt, một tinh thần và trạng thái thoải mái phục vụ cho công việc, học
tập.
Với mục đích tìm hiểu tác động của truyền thông mạng đến nhận thức vế giới và
giới tính ở Việt Nam, trả lời cho câu hỏi: Đâu là những tác động tích cực hoặc tiêu cực mà
truyền thông mạng mang lại trong chủ đề này? Biện pháp nào để hạn chế những tác động
tiêu cực và phát huy tác động tích cực? Vì vậy, từ những thực trạng trên cho thấy chủ đề
“tác động của truyền thông mạng đến nhận thức các vấn đề về giới và giới tính ở Việt
Nam” là đáng được quan tâm.

2. Cơ sở lý luận
Trong bài luận có sử dụng những định nghĩa làm dẫn luận để mô tả và bàn luận
cho chủ đề “tác động của truyền thông mạng đến nhận thức các vấn đề về giới và giới
tính ở Việt Nam”.
2.1. Định nghĩa truyền thông mạng
Truyền thông mạng được hiểu là quá trình chia sẻ thông tin trên mạng, được thực
hiện thông qua các phương tiện, công cụ giao tiếp, tương tác, sử dụng hệ thống tính hiệu
riêng trên nền tảng mạng internet.
Những phương tiện và công cụ giao tiếp tương tác trong truyền thông mạng có thể
kể đến như:
+ Mạng xã hội: là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với
nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Dịch vụ
mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog
và xã luận. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.

Facbook là một trong những mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam, bên cạnh
đó có thể kể đến các dịch vụ như Twitter, MySpace, Zing Me, YuMe, Tamtay,…
+ Diễn đàn mạng hay còn gọi là diễn đàn trực tiếp: là nơi để cho người dùng
Internet trao đổi, thảo luận và tán gẫu với nhau theo một hay nhiều chủ đề được đề dẫn.
Phương thức thường được dùng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một


5
chủ đề trong một đề mục và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo
luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó. Có thể kể đến một số diễn đàn mạng phổ biến
hiện nay như Google+, LinkedIn, Blogger,… ở Việt Nam có thể kể đến những diễn đàn
dành cho nhiều đối tượng khác nhau như Kenhsinhvien, Ybox, Kenh14,…
+ Trò chuyện trực tuyến: Là dịch vụ cho phép hai người trở lên nói chuyện trực
tuyến với nhau qua một mạng máy tính (thường là internet). Thập niên 2000 trở về trước
có thể nhắc đến các dịch vụ trò chuyện 1-1 như Yahoo Chat, về sau các dịch vụ khác bắt
đầu được phát triển như Zalo, Messenger, Viber, Whatsapp, Line, Skype, WeChat, Kakao
Talk,… cho phép trò chuyện nhóm, nhiều người, gửi tài liệu, hình ảnh, đoạn âm thanh
hoặc cảm xúc (thông qua biểu tượng)
+ Trang mạng: là phân loại dịch vụ mạng bao gồm các trang báo mạng, trang thông
tin chia sẻ, blog và các dịch vụ đăng tải thông tin trên mạng internet khác được lưu trữ tại
một máy chủ và có khả năng truy cập bởi nhiều người (trang nhạc, video,…). Bên cạnh
các trang báo mạng như Thanh Niên, Tuổi trẻ Online, laodong.vn, nhandan.vn,… Youtube
là một dịch vụ chia sẻ video tiêu biểu được phổ biến nhất hiện nay, các trang chia sẻ nhạc
như nhaccuatui.com, zingmp3.vn,… cũng được người dùng mạng Việt Nam ưa chuộng.
Như vậy có thể thấy, tất cả những dịch vụ truyền tải thông tin trên mạng internet ít
nhiều đều tham gia vào hoạt động truyền thông mạng. Hoạt động này là nguồn thu khổng
lồ cho những công ty, tập đoàn lớn đến những cá nhân, doanh nghiệp nhỏ. Truyền thông
mạng thường ít tốn vốn đầu tư và dễ thực hiện. Chính vì vậy, hoạt động truyền thông
mạng được xem là một hoạt động khó kiểm soát và điều chỉnh nhất tại Việt Nam.
2.2. Định nghĩa giới và giới tính

a. Định nghĩa về giới
Giới là một khái niệm rất phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau,
và theo nhiều quan điểm khác nhau.
- Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lí
cơ thể đặc trưng ở con người (ở động vật, giới ở đây có nghĩa là giống. Trong động vật có
giống đực và giông cái). Những đặc điểm sinh lí cơ thể thường bao gồm những đặc điểm


6
di truyền, những hệ cơ quan sinh lí cơ thể, điển hình và quan trọng nhất là hệ cơ quan sinh
dục. Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ
cơ quan sinh dục nữ, vì vậy loài người có hai giới là giới nam và giới nữ. Giới theo nghĩa
này được hiểu là giới sinh học, giới di truyền.
- Giới còn được hiểu theo góc độ xã hội, là những đặc điểm mà xã hội đã tạo nên ở
người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc
trưng xã hội ở nam và nữ. Đó là giới xã hội. Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn đề
như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội. Những
vấn đế này thường do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc
gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
- Tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau:
Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống
nhau.
- Định nghĩa này cho thấy:
+ Giới là một tập hợp người mang những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau.
Những đặc điểm sinh học cơ bản này bao gồm nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể, như hình
dáng, cấu tạo các hệ cơ quan sinh lí, nhưng điển hình là hệ cơ quan sinh dục. Ở loài người
chủ yếu có hai loại hệ cơ quan sinh dục: hệ cơ quan sinh đục nam và hệ cơ quan sinh dục
nữ. Do đó, loài người có hai giới (hai tập hợp người) cơ bản: giới nam và giới nữ. Khi
một em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xác định em bé
thuộc về giới nam hay nữ. Như vậy, giới được hình thành bởi những đặc điểm sinh lí cơ

thể. Cũng có thể nói một cách khác, những đặc điểm sinh lí cơ thể là căn cứ để xác định
giới, là cơ sở hình thành giới.
Tuy ở loài người chủ yếu có hai giới là giới nam và giới nữ, nhưng trong thực tế vẫn có
một số ít người không thuộc về hai giới trên, người ta thường gọi là giới thứ ba. Giới này
xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục không được bình thường về mặt
cấu tạo hoặc chức năng, dẫn tới việc phát triển tâm lí sinh lí cơ thể không bình thường.


7
Nhiều người cho rằng đây là những người có sự lệch lạc trong sự hình thành và phát triển
của hệ cơ quan sinh dục.
Định nghĩa giới như trên dựa trên cơ sở những đặc điểm sinh hệ cơ thể, chủ yếu là
hệ cơ quan sinh dục. Trong trường hợp này, giới được quy định bởi những đặc điểm sinh
lí cơ thể.
 Đó là giới sinh thể.
+ Giới là một tập hợp người trong xã hội, vì vậy, giới mang những đặc điểm về
nhóm người, về xã hội loài người. Với ý nghĩa này, khái niệm giới có thể được dùng để
chỉ các tập hợp người như giới trí thức, giới sinh viên, giới bình dân.
Tuy nhiên, theo góc độ của Tâm lí học giới tính, Giới được hiểu như là một tập
hợp người có chung những đặc điểm sinh lí điển hình. Mỗi một tập hợp người đó bị thi
phối và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội một cách khác nhau, tạo nên những giá trị xã
hội khác nhau. Từ đó hình thành những đặc tính riêng của từng giới và dần dần hình thành
những đặc điểm xã hội đặc trưng cho mỗi giới (về chức năng, vai trò xã hội, nghĩa vụ,
quyền hạn.). Trong trường hợp này, giới được quy định bởi những đặc điểm xã hội. Nói
một cách khác giới mang tính xã hội.
 Đó là giới xã hội.
Như vậy giới bao gồm hai loại thuộc tính, thuộc tính sinh lí cơ thể và thuộc tính
xã hội.
Xét về mặt sinh lí cơ thể, giới là những đặc điểm bẩm sinh, có tính di truyền. Yếu
tố quan trọng và điển hình của giới ở đây là hệ cơ quan sinh dục. Và dưới ảnh hưởng chủ

yếu của hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, cơ thể con người còn có nhiều những biến đổi
khác tạo nên những đặc trưng của giới về hệ xương và hệ cơ, chiều cao và cân nặng, tỉ lệ
giữa cơ và mỡ, hình dáng đặc trưng của cơ thể nam và cơ thể nữ, sức lực của từng giới
(trương lực của cơ bắp, của gân, khớp.) và về nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể khác. Do cấu
tạo sinh lí cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức năng sinh lí khác nhau, như giới
nữ có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng kinh nguyệt. giới nam không có những
chức năng trên, nhưng thường cao lớn khoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất ra tinh trùng.


8
Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do những quy định, luật
lệ, đòi hỏi. của xã hội đối với con người là nam hay nữ. Ban đầu, dưới ảnh hưởng của
những đặc tính về sinh lí cơ thể như chiều cao, tầm vóc to lớn của cơ thể, sức mạnh.
người nam và người nữ được phân công những công việc, những vai trò khác nhau trong
đời sống xã hội. Dần dần mỗi người, mỗi giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội như
vai trò trong gia đình, địa vị trong xã hội hoặc những yếu tố về mặt tâm lí như nhu cầu về
sự thành dạt, nhu cầu về đời sống tình cảm. Những yếu tố trên chịu sự tác động của xã
hội, của lịch sử, tạo nên những đặc điểm, chức năng, vai trò xã hội khác nhau. Giới được
thể hiện ở vai trò, chức năng, nghĩa vụ xã hội. Giới là tập hợp người có những vai trò
chức năng xã hội nhất định.
Như vậy giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hội.
Khi nói đến giới sinh học, người ta thường chú ý nhiều đến hệ cơ quan sinh dục
của con người. Khi em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta chỉ dựa vào hệ cơ quan sinh dục
để xếp em bé đó thuộc về giới nam hay giới nữ (em tra hay em gái). Khi em bé lớn lên,
đặc biệt là khi bước vào thời kì dậy thì, người ta có thể xếp một người vào giới thứ ba nếu
hoạt động của hệ cơ quan sinh dục của người đó là không bình thường.
Khi nói đến giới xã hội, có nhiều vấn đề được quan tâm như:
- Vai trò của người nam, người nữ trong xã hội.
- Sự phân công lao động trong xã hội cho người nam và người nữ.
- Sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ (vấn đề bình đẳng giới).

- Những quan điểm đánh giá về vai trò của người nam và của người nữ trong xã hội.
- Sự phát triển, sự tiến bộ của con người ở mỗi giới trong xã hội.
- Mối quan hệ xã hội và sự cư xử giữa hai giới.
b. Định nghĩa về giới tính
Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử dụng lẫn
lộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tình dục, tình dục, sinh dục. Nhiều người thường


9
quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc với tính dục. Đó là quan niệm chưa thực
sự đầy đủ chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một mặt nào đó của giới tính.
- Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:
+ Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của giới.
Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng. Vì giới vừa bao gồm những thuộc
tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tính cũng bao gồm những
đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.
+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng của
giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia.
Những đặc điểm giới tính cổ thể là những đặc điểm sinh lí cơ thể như: cấu trúc và
chức năng của các bộ phận cơ thể đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục con người, sự phát triển
(biến đổi về kích thước, hoàn thiện dần về chức năng.) của chúng, những chức năng đặc
biệt của hệ cơ quan sinh dục như: kinh nguyệt, sinh nở, sự vỡ giọng, mọc râu. những
trạng thái bệnh lí của các bồ phận sinh lí cơ thể ở nam và ở nữ và do mối quan hệ nam nữ
tạo ra.
Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc điểm về tâm lí, tính cách như
sự dịu dàng, hiền hậu, sự kín đáo, tính cương trực thẳng thắn, tính dũng mãnh.
Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác biệt
giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữa giới này và giới kia.
Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự
khác biệt giữa nam và nữ.

- Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn luôn tác
động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết vôi nhau. Sự quan hệ qua lại này bị thi
phối bởi nhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặc điểm về văn hoá,
chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc điểm đặc trưng của mỗi giới.
Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện tượng mới trong đời sống giới tính như:
Sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu, hôn nhân.


10
Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng. Đó là những hiện
tượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người, trong mối quan hệ giữa
người này với người kia, trong cuộc sống chung của mỗi người, trong sự tồn tại của xã
hội. Đời sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiện tượng tâm lí và sinh lí có liên
quan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạt động, mọi mối quan hệ. trong đời sống
của con người, trong đời sống xã hội loài người:
Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tưởng về mặt sinh lí cơ thể xuất hiện
trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục), những hiện
tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí người trong mối quan hệ với
người khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu.), những hiện tượng trong đời sống xã hội
như hôn nhân, gia đình. Gần đây, còn xuất hiện những biểu hiện phức tạp hơn của đời
sống giới tính như: các quan điểm yêu đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân,
tình bạn và sự giao tiếp giữa những người khác giới.
Như vậy khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ toàn diện về nhiều
mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn, sự
giao tiếp nam nữ.

3. Tác động của truyền thông mạng đến nhận thức vấn đề về giới và giới tính ở
Việt Nam
Internet chính thức có mặt ở nước ta từ năm 1997 [5], tuy vậy, phải mất đến gần
một thập kỉ sau thì mạng xã hội đầu tiên (Yahoo 360) mới thực sự xuất hiện ở Việt Nam

Trước thời điểm Yahoo 360 ra đời, ở nước ta đã có xuất hiện một số dịch vụ kết nối
qua mạng internet (social network), điển hình là Yahoo Messenger và Gmail, nhưng
những dịch vụ đó mang tính cá nhân (personal) nhiều hơn là xã hội (social). Lý do là bởi
nó vẫn chưa tạo được không gian để người dùng trao đổi và thảo luận thông tin trên quy
mô lớn, mở rộng ra với nhiều đối tượng công chúng khác nhau chứ không chỉ giới hạn
trong các mối quan hệ quen thuộc của người dùng.
Điều này chỉ thay đổi khi Yahoo công bố thí điểm dịch vụ Yahoo 360 ở Việt Nam
vào năm 2005. Điểm khác biệt của Yahoo 360 là giúp cho người dùng tạo được một trang


11
cá nhân riêng, từ đó có thể viết blog, chia sẻ quan điểm, trao đổi và thảo luận thông tin
với những người dùng khác. Đối với một quốc gia internet non trẻ như Việt Nam, và với ít
thói quen thể hiện quan điểm cá nhân với cộng đồng, Yahoo 360 thực sự mang lại một làn
gió mới, đặc biệt là với giới trẻ. Vào những thời điểm hoàng kim nhất, mạng xã hội này
thu hút đến hơn hai triệu người dùng ở Việt Nam [6].
Không chỉ được sử dụng như một dạng nhật kí cá nhân (public diary), rất nhiều
người dùng của Yahoo 360 đã cải biến trang cá nhân của mình trở thành một trang thu
thập và cung cấp thông tin cho người dùng khác, qua đó tự biến đổi thành một trang tin
điện tử và bản thân trở thành “nhà báo” với số lượng người đọc đáng kể. Đó là điểm khởi
đầu cho sự phát triển của báo chí công dân (citizen journalism) ở Việt Nam. Nhà sử học
Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc Hội, cũng là một trong những người tiên phong trong
việc sử dụng Yahoo 360 để cung cấp thông tin và đưa ra quan điểm của cá nhân mình, với
blog Quốc Xưa và Nay. Sự thành công của Yahoo 360 đã kéo theo nhiều nền tảng blog
khác xuất hiện ở Việt Nam, trong đó nổi bật có Multiply và Opera [6].
Sự bùng nổ của blog dẫn đến sự thay đổi rất lớn trong đời sống cộng đồng người
dùng internet Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Chính trong giai đoạn này, nền “văn hóa ảo,”
tức văn hóa sử dụng internet, được hình thành, kéo theo nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên
mạng internet. Trong năm 2006, báo điện tử Vietnamnet bình chọn “làn sóng blog” là một
trong 10 sự kiện công nghệ-thông tin tiêu biểu nhất trong năm [7]

Đến năm 2008, Yahoo tuyên bố đóng cửa dịch vụ blog Yahoo 360. Tuy vậy, với
tiềm năng của một thị trường hơn 80 triệu dân cùng với gần một nửa là dân số trẻ (tại thời
điểm đó), không ít những dịch vụ blog khác nhảy vào thế chân của Yahoo 360 tại Việt
Nam, tiêu biểu nhất là Blogspot và Wordpress. Cũng cùng lúc này, dịch vụ mạng xã hội
Facebook, sau một năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ
Sự xuất hiện của Facebook đánh dấu một bước phát triển mới cho truyền thông xã
hội ở Việt Nam, đặc biệt khi xét đến quy mô lan tỏa của thông tin. Với nền tảng blog,
người dùng có thể tạo ra nội dung, nhưng bị hạn chế về khả năng chia sẻ do blog không
hỗ trợ nhiều về chia sẻ nội dung (ngoài trừ những blog nổi tiếng, được người dùng truy


12
cập hoặc tìm kiếm thường xuyên thông qua các công cụ tìm kiếm như Google hay
Yahoo). Facebook đã phá vỡ rào cản này, với tính năng “Share” (chia sẻ) rất dễ dàng, kết
nối mạng lưới “Friends” (bạn bè) nhanh và rộng, cũng như nhờ sự nhạy bén của các tính
năng tương tác khác (comment và like)
Chính Facebook đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa internet Việt Nam sang một
giai đoạn mới: từ những vòng tròn “friends” nhỏ, rời rạc và mang tính cá nhân trên Yahoo
360, cộng đồng internet Việt Nam đã chuyển sang một mạng lưới thực sự, với hầu hết tất
cả người dùng đều có thể kết nối và chia sẻ thông tin với nhau một cách nhanh chóng và
hiệu quả nhất
Tính đến thời điểm năm 2018, số lượng người dùng Facebook ở Việt Nam đã lên
đến con số 60 triệu người, 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet [8].
Cùng với Facebook, các trang mạng xã hội (social networking site) khác cũng xuất hiện ở
Việt Nam, tiêu biểu có Zing Me, với lượng người dùng lên đến 8.5 triệu người trong năm
2012 [8]. Với một cộng đồng lớn mạnh như vậy, số lượng “công dân mạng” (netizens)
của Việt Nam đã đủ để hình thành nên một xã hội mạng lưới (network society) thực sự,
với sự trợ giúp của các công cụ truyền thông đại chúng mới (mass-self communication),
tự tạo ra một lượng thông tin khổng lồ, và cũng tự lan truyền khối lượng thông tin đó đến

với nhau [9]
Đây cũng là thời điểm mà truyền thông mạng bắt đầu tạo ra những ảnh hưởng lớn
đến nền truyền thông Việt Nam.
“Khả năng tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với việc hình
thành lối sống của thanh niên sinh viên hiện nay” (Hoàng Thị Xuân Quý, 1999, Luận văn
thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Trong luận văn, tác giả đã phân tích
khả năng tác động ở nhiều mặt của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với việc
hình thành lối sống của thanh niên, sinh viên hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ
bản để các phương tiện truyền thông đại chúng có thể góp phần xây dựng lối sống chuẩn
mực cho thanh niên.
Đó chỉ là một trong những nghiên cứu ở Việt Nam bắt đầu chú ý đến tác động của
các phương tiện truyền thông đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong tình hình nghiên


13
cứu Việt Nam cho thấy chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến tác động của truyền thông
mạng đến nhận thức vấn đề giới và giới tính. Trong khi đó, truyền thông mạng có một số
tác động nhất định đến nhận thức của con người nói chung và nhận thức về giới và giới
tính.
3.1. Tác động tích cực của truyền thông mạng đến nhận thức vấn đề về giới và giới
tính ở Việt Nam
Như đã đề cập, vấn đề giới và giới tính luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng
đồng mạng, do đó những thông tin được lưu trữ và chia sẻ trên mạng đều có ảnh hưởng
mạnh và lâu dài đến nhận thức của người dùng. Có thể điểm qua những tác động tích cực
của mạng xã hội đến nhận thức vấn đề về giới và giới tính ở Việt Nam như sau:
Một là, truyền thông mạng khởi xướng và định hướng dư luận về giới và giới tính
ở Việt Nam.
Nếu từ những năm 2000 trở về trước, đại bộ phận nhân dân Việt Nam quen với tên
gọi “chị bê đê” gắng liền với các đoàn lô tô danh tiếng thì 5 năm sau đó, người ta bắt đầu
bàn luận về “giới tính thứ ba”. Câu chuyện chưa có hồi kết trên các trang báo mạng, diễn

đàn mạng, thì hàng loạt các mạng xã hội ra đời trong đó có Facebook trở thành cầu nối và
phương tiện chia sẻ thông tin, quan điểm, bình luận, đánh giá. Đưa vấn đề về giới và giới
tính ở Việt Nam trở thành một hiện tượng xã hội nổi bật, đáng được quan tâm. Lúc bấy
giờ người ta đặc biệt quan tâm nhiều đến đồng tính và đồng tính luyến ái, người ta xem đó
là một hội chứng tâm lý và phổ biến ở nữ giới. Các tác giả báo mạng bây giờ cho đồng
tính là một “bệnh phong trào” có căn nguyên từ tâm lý đám đông. Chưa dừng ở đó, phần
lớn hơn trong số các bài báo mạng đề cập đến nhân cách của người đồng tính là không
tốt. Đây thường là các bài liên quan đến tội phạm, tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm,
“buôn thần bán thánh”, trong đó thủ phạm hoặc chủ thể của tệ nạn là người đồng tính,
hoặc nạn nhân chịu sự không may là do hành vi của họ có liên quan đến xu hướng tình
dục đồng tính (iSEE, 2011).
Nếu như năm 2001, Hà Lan là nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Luật pháp cho các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi. Thì đến nay
đã có 25 quốc gia chấp nhận người đồng tính. Thì ở Việt Nam cụm từ LGBT mới xuất


14
hiện rầm rội trên các mạng xã hội vào khoảng nửa đầu năm 2010 đến nay. Nhiều fanpage
về người dị tính, đồng tính, song tính, chuyển giới được lập ra với mục đích ban đầu là
kêu gọi cộng đồng chấp nhận những người này. Tuy nhiên, những ngày đầu chưa có
những định nghĩa chính xác cho từ “chấp nhận” mà những fanpage này đặt ra. Cho đến
nay mặc dù Pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng xã hội đã
bước đầu thừa nhận sự tồn tại của cộng đồng LGBT.
Như vậy, chỉ ví dụ riêng về vấn đề đồng tính cũng có thể thấy là đi cùng với sự
phát triển của công nghệ, truyền thông mạng đã phát huy được hiệu quả của mình trong
việc tạo và điều hướng dư luận các vấn đề về giới, giới tính.
Hai là, sự lặp lại thông tin giúp nâng cao nhận thức về giới và giới tính. Nếu thập
kỷ trước, với văn hóa Á Đông người Việt xem vấn đề giới tính là một vấn đề cực kỳ tế
nhị, khó nói. Giáo dục giới tính là một hoạt động xa sỉ, được xem là “vẽ đường cho hươu
chạy”. Thì nay, hoạt động giáo dục giới tính lại được đẩy mạnh, chú trọng đầu tư về lượng

lẫn chất. Không thể phủ nhận sự thành công của các phương tiện truyền thông mạng trong
việc tác động đến nhận thức của con người, chuyển từ “vẽ đường cho hươu chạy” sang
“vẽ đường cho hươu chạy đúng”. Hàng loạt những vụ bạo hành tình dục, ấu dâm, hiếp
dâm trẻ em được đưa lên các trang mạng, diễn đàn, mạng xã hội bàn luận. Từ đó tác động
đến ý thức của cộng đồng trong việc giáo dục giới tính cho con, em của mình.
Ba là, nhờ thông tin đa chiều phản ánh nhiều khía cạnh, giúp con người nhận thức
đầy đủ vấn đề về giới và giới tính.
Như đã luận, người Việt Nam đã giảm cái nhìn tiêu cực về người đồng tính và các
vấn đề liên quan đến người đồng tính. Điều này cho thấy rằng họ đã bước đầu hiểu biết
dần đầy đủ về giới và giới tính, phân loại giới và giới tính.
Có thể đề cập đến vấn đề tình dục trước hôn nhân, một vấn đề vốn từ rất lâu không
được thừa nhận trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng này vẫn đang
diễn ra một cách phổ biến. Kết quả của cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh
niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY2) được công bố năm 2010 cho thấy: “Có 9,5% thanh
niên Việt Nam đã từng có quan hệ tình dục trước hôn nhân (tỉ lệ này ở SAVY 1 là 7,5%).
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình của thanh niên có xu hướng giảm từ 19,6 tuổi ở


15
SAVY 1 xuống còn 18,1 tuổi ở SAVY 2. Đáng chú ý, nam thanh niên đã từng có quan hệ
tình dục trước hôn nhân (kể cả những người hiện đã kết hôn) là 13,6%, cao gấp hơn 2 lần
so với nữ (5,2%)”. SAVY2 là cuộc điều tra có quy mô lớn và toàn diện nhất về thanh
thiếu niên, được tiến hành với 10.044 vị thành niên, thanh niên trong độ tuổi từ 14-25,
hiện đang sống cùng gia đình ở khắp 63 tỉnh, thành trên toàn quốc về rất nhiều góc cạnh
cuộc sống như giáo dục, việc làm, tình trạng sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục... Ngoài
ra, theo số liệu khảo sát của Bộ Y tế công bố vào cuối tháng 3/2013 cho thấy, có 44%
thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân, tỷ lệ
chấp nhận ở nam giới cao hơn nữ giới.
Nhưng nhờ vào truyền thông mạng và đặc biệt là mạng xã hội, các vấn đề này
được nêu lên bàn luận một cách công khai. Có người ủng hộ tình dục trước hôn nhân

cũng có người phản đối tình dục trước hôn nhân. Cho đến nay, nó vẫn là vấn đề đáng để
bàn luận bên cạnh các chủ đề về vai trò và trách nhiệm của nam và nữ trong đời sống hôn
nhân.
Cuối cùng là, nâng cao khả năng kiểm duyệt và chọn lọc thông tin. Sự bùng nỗ của
truyền thông mạng, cách mạng 4.0 làm cho người dùng mạng bối rối trước vô vàn những
thông tin trên internet. Từ đó, thúc đẩy khả năng kiểm duyệt và chọn lọc thông tin của con
người khi tiếp xúc với những thông tin trên mạng, không chỉ riêng các thông tin về vấn đề
giới, giới tính.
3.2. Tác động tiêu cực của truyền thông mạng đến nhận thức vấn đề về giới và giới
tính ở Việt Nam
Luận đến hiệu quả truyền thông mạng, không thể không nhắc đến những hệ lụy mà
nó đem lại. Những hệ lụy này không chỉ đến từ những dịch vụ truyền thông giả mạo, vụ
lợi mà còn đến từ ngay cả những kênh chính thống. Cũng chính sự nhanh, mạnh trong
mức độ lan tỏa của các dịch vụ truyền thông mạng, từ mạng xã hội, báo mạng đến diễn
đàn mạng cũng gây ra những tác động tiêu cực đến nhận thức vấn đề về giới và giới tính ở
Việt Nam. Cụ thể như sau:
Một là, truyền thông mạng gây ra những tin đồn thổi phồng dư luận.


16
Trong chiến dịch “bình đẳng giới”, nhiều phương tiện truyền thông mạng vô tình
truyền sai hoặc khiến độc giả hiểu sai về thông điệp này. Dẫn đến sự hiểu lầm trong việc
đòi lại quyền lợi cho người phụ nữ, mà không xuất phát từ lợi ích về giới. Tiếp đó, là
những vụ “nỗi dậy” của phụ nữ được đưa lên truyền thông mạng gây hoang mang dư luận
và vô tình cổ súy cho vấn nạn này. Tìm kiếm với Google, 11.000.000 tin tức trả về cho
truy vấn “vợ đánh chồng”.
Tính đến nay, nhìn chung các bài viết chuyên sâu về đồng tính vẫn rơi vào tình
trạng đi tìm nguyên nhân của đồng tính, xem đồng tính như một vấn đề. Quá trình đi tìm
và lý giải nguyên nhân chia theo 2 hướng chủ yếu: hướng y – sinh học xem đồng tính là
bẩm sinh, và hướng y – xã hội xem đồng tính là do lây lan, đua đòi, vì tiền, vì bối cảnh

sống, vì có “căn quả”..v..v.. Theo hướng thứ nhất, đồng tính là bẩm sinh nên hướng công
chúng thông cảm với tình cảnh của nhóm không may mắn. Theo hướng thứ hai, nhóm
đồng tính được khắc họa là nhóm lệch chuẩn, bị lên án, cần hạn chế và ngăn chặn. Cả hai
hướng lý giải đều không thoả đáng với người đồng tính và tạo ra những định kiến, kỳ thị
với nhóm này.
Những thông tin này, trở thành cơ hội và điều kiện cho những kẻ trục lợi, muốn thu
hút chú ý gây ra những dư luận không đáng có. Tiêu biểu như tin đồn về mối tình đồng
tính của bị cáo và nạn nhân trong vụ án thảm sát Bình Phước xảy ra vào cuối năm 2018.
Sau khi thông tin được đính chính, ngay lập tức những trang báo đã xóa ngay những bài
đăng, nhưng đã dấy lên một loạt những tin đồn không đáng có, gây khó khăn trong công
tác điều tra. Kết luận chung, mặc dù truyền thông mạng cố gắng thông tin đầy đủ và chính
xác về vấn đề, nhưng vô tình hay cố ý đều có thể làm thổi phồng dư luận và gây ra những
tin đồn không đáng có.
Hai là, thông tin bị sai lệch và không được kiểm duyệt. Chính sự phát triển như vũ
bão của các trang mạng xã hội. Mọi người được tự do ngôn luận và phát biểu quan điểm
cá nhân mà không thông qua kiểm duyệt. Dẫn đến nhiều thông tin liên quan đến giới và
giới tính bị hiểu nhầm.
Ba là, thông tin đa chiều đi cùng với những thông tin phiến diện. Vấn đề liên quan
đến giới và giới tính luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng mạng. Do đó, có


17
nhiều thông tin được đưa ra một cách phiến diện để thu hút sự chú ý ở những kẻ muốn
trục lợi trên mạng. Đó là những bài đăng cá nhân trên mạng xã hội, thể hiện quan điểm cá
nhân một cách phản khoa học hoặc thiếu minh chứng. Ví dụ như đoạn video được lan
truyền trên mạng xã hội Facebook vào đầu năm 2019 về “cách chữa bệnh đồng tính nữ
bằng cách bắt tay với bạn nam” của Phật tử Phạm Thị Yến, gây ra nhiều tranh cãi trên
mạng xã hội. Vì liên quan đến vấn đề tôn giáo và giới tính, cả hai vấn đề đều rất nhạy cảm
với văn hóa người Việt. Nên ngày càng đi xa sự thật, và sự việc chỉ lắng đi khi nghi án
được làm sáng tỏ bởi cơ quan công an.


4. Kết luận và kiến nghị
Từ những dẫn luận trên, bản thân người làm luận muốn rút ra những bài học kinh
nghiệm cho bản thân và cho độc giả như sau:
Trước hết, khi tiếp xúc với công nghệ và sử dụng các phương tiện truyền thông
mạng cần phải hiểu rõ và biết cách xử dụng hiệu quả, thiết thực để phát huy công dụng
của nó. Đặc biệt nhấn mạnh đến mạng xã hội Facebook, nơi có thể tự do đăng tải và chia
sẻ thông tin lên mạng. Kiến nghị cơ quan chức năng có các biện pháp ngăn chặn, phòng
ngừa và xử lý những vi phạm sai thông tin, phản khoa học.
Hai là, những thông tin về giới và giới tính là những thông tin khoa học và phải
được kiểm chứng. Những vấn đề xảy ra trong xã hội có liên quan đến giới và giới tính
được lan truyền trên các phương tiện truyền thông mạng chỉ nên được xem ở mức tham
khảo và nắm bắt thực tế. Chứ không nên tham gia bàn luận bằng quan điểm cá nhân, thiếu
khoa học hoặc sai thực tế.
Cuối cùng, đối với bản thân sinh viên học chuyên ngành Tâm lý học và liên quan.
Cần phải xem xét nguồn gốc của các dư luận có liên quan đến giới và giới tính để phục vụ
nghiên cứu học tập chứ không nhằm trục lợi cá nhân. Trao dồi kiến thức về giới và giới
tính đầy đủ, chính xác và có khoa học để không bị dư luận dẫn lối trong các hiện tượng xã
hội về chủ đề này.


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. iSEE (2011), Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng,
NXB Thế giới.
2. Bùi Ngọc Oánh, Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính, NXB Giáo dục tại TP.
HCM, 2008.
3. Hoàng Thị Liễu, Vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên báo điện tử, Luận văn thạc sĩ, Hà
Nội, 2016.

4. Ngoisao.net, Hội chứng “lây nhiễm” đồng tính, đăng tải: 30/12/2006 tại
/>5. UNFPA Việt Nam, Kết quả của cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên
Việt Nam lần thứ hai, 2010.
6. Vnexpress.net, Những nàng Les giả, đăng tải: 25/7/2006 tại />


×