Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Quản lý ngân sách của Chính phủ: Giải pháp thẻ thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.66 KB, 1 trang )

Quản lý ngân sách của Chính phủ: Giải pháp thẻ thương mại
“Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực Chính phủ: Giải pháp
thẻ thương mại” là nội dung cuộc hội thảo vừa được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tổ chức.
Ông Michael Cannon, Tổng giám đốc Visa International khẳng định: “Trong tình hình hiện nay của
nền kinh tế Việt Nam, việc sử dụng thẻ thương mại trong khu vực Chính phủ là rất phù hợp”. Theo
báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, ở Việt Nam, lượng tiền mặt sử dụng trong thanh
toán rất lớn. Tiền mặt chiếm 20-23% trên tổng phương tiện thanh toán. Trong khu vực Chính phủ,
trên 90% lương của cán bộ công chức và người lao động được trả bằng tiền mặt. Thêm vào đó,
nhiều khoản chi tiêu của Chính phủ được thực hiện bằng tiền mặt, việc kiểm soát chi tiêu rất khó
khăn. Ông Dennis Ng. Giám đốc dịch vụ Chính phủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Visa
International nói: “Xét về phương diện kiểm toán, các kế toán viên và đội ngũ nhân viên rất hoan
nghênh việc chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán phi tiền mặt. Việc thanh toán
không dùng tiền mặt sẽ giúp quá trình báo cáo chính xác và đầy đủ nhất”.
Theo kinh nghiệm của Visa International, các báo cáo sẽ giúp chúng ta biết cơ quan Chính phủ và
đơn vị kinh doanh đã chi tiêu như thế nào và đưa ra gợi ý để giảm thiểu chi phí, một điều khó có
thể thực hiện được với thanh toán bằng tiền mặt. Đơn cử như việc mua sắm những vật dụng văn
phòng phẩm và những mua sắm nhỏ khác trong khối cơ quan này đã chiếm 80% giá trị tiền thanh
toán hàng tháng. Thực tế này rất phổ biến đối với nhiều cơ quan Chính phủ. Thay vì xin dấu, đóng
dấu trong những hoá đơn nho nhỏ mua giấy bút, băng keo... thì thanh toán bằng thẻ sẽ giúp việc
quản lý chi tiêu nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Hiện nay Việt Nam đang đứng cuối trong biểu đồ “Tỷ trọng thanh toán thẻ Visa trên tổng chi tiêu cá
nhân” của khu vực châu Á-Thái Bình Dương với số lượng tài khoản cá nhân là 5 triệu. Mục tiêu
của Ngân hàng Nhà nước là đến năm 2010 sẽ đạt 20 triệu thẻ phát hành và lưu thông ra thị
trường. Tuy nhiên, vấn đề là cần phải có môi trường pháp lý thống nhất và đồng bộ cho hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt. Liên quan đến môi trường pháp lý cho việc thanh toán phi tiền
mặt hiện đang có Luật giao dịch điện tử, Nghị định sử dụng tiền mặt, các quy định về thanh toán
thẻ được xây dựng nhằm tạo một hành lang pháp lí đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, ước lượng về
những vấn đề cụ thể sẽ phát sinh trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, bà Nguyễn Thu Hà,
Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, đó là những việc như tính pháp lý của chữ ký, chứng từ
điện tử vì khi thực hiện đây sẽ là những giao dịch điện tử. Hoặc ví dụ trong quy trình đấu thầu, từ


giai đoạn xây dựng hồ sơ mời thầu đến quyết định chọn thầu là một quy trình dài đòi hỏi nhiều chữ
ký, nhiều lần giao dịch nếu chúng ta lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt.
Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân vẫn phổ biến vì xét cho
cùng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chấp nhận và thanh toán thẻ vẫn chưa làm cho khách
hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại hình dịch vụ này. Bà Hà nêu vấn đề rằng, ngay cả việc
chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng các ngân hàng cũng gặp những vấn đề về đường
truyền. Nếu có nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền vào cuối ngày sẽ dẫn đến nghẽn
đường truyền. Theo bà Hà thì đây thực sự là những vấn đề cụ thể mà chúng ta cần bàn trước khi
quyết định xây dựng một kế hoạch sử dụng các hình thức thanh toán phi tiền mặt trong khối các
cơ quan Chính phủ.
Admin (Theo
MOF
)

×