Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Brand Memory: Ký ức thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.81 KB, 1 trang )

Brand Memory: Ký ức thương hiệu
Nhưng thương hiệu chính xác là cái gì? Có vô số định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này,
một sự đảm bảo, một tin đồn, một mối quan hệ, một hình ảnh, một vị trí độc quyền, và
vv….Những định nghĩa này đều là kết quả của việc quảng bá thương hiệu, chứ không phải
từ thực chất của thương hiệu. Vậy chúng ta phải tìm hiểu như thế nào là thương hiệu.

Mỗi một thương hiệu chính là một sự ghi nhớ

Bạn đang quan tâm đến một thương hiệu xe hơi. Bạn thích hình thức những chiếc xe của
hãng này, ngoại hình của bạn rất hợp với những loại xe đó. Chúng cũng không thường
xuyên hỏng hóc và bạn cho rằng những ưu điểm này thật đáng hài lòng. Những nhận xét
này chứng tỏ đây là một thương hiệu yêu thích của bạn.

Do đâu mà bạn có những nhận xét về sản phẩm trên, chắc hằn bạn đã phải tìm hiểu rất
nhiều thông tin liên quan đến công ty đó: đơn giản nhất là từ tên công ty, đặc tính của sản
phẩm, chất lượng dịch vụ, cho đến các chương trình quảng cáo khuyến mãi, thậm những
thông tin do người khác nói với bạn về công ty đó. Theo bạn lý do tại sao mà các công ty
muốn bạn nhớ đến những thông tin này? Bởi vì đây chính là một cách giúp khách hàng
luôn nhớ về sản phẩm của công ty, đồng thời cũng chính là căn cứ để các công ty đánh giá
được kết quả thu được trong việc xây dựng thương hiệu của mình.

Đưa thương hiệu vào tiềm thức của khách hàng

Xây dựng thương hiệu thành một hệ thống ký ức cho khách hàng sẽ là một công cụ tốt để
phát triển thương hiệu của mình. Điều khó khăn là bạn phải xác định được chính xác là phải
bắt đầu từ đâu để có thể quản lý thương hiệu của mình trong khoảng thời gian dài, trong
tình huống này bạn nên tạo cho mình một Brand Memory Identity (tính nhất quán trong ký
ức thương hiệu). Nếu thương hiệu của bạn tạo được sự ghi nhớ nơi khách hàng, họ sẽ
không nghĩ đến việc mua bất kỳ sản phẩm nào mà không có mác thương hiệu của bạn, họ
sẽ tuyên truyền sự tuyệt vời của những sản phẩm đó tới tất cả những người mà họ biết, và
điều đó sẽ mang lại lợi ích cho thương hiệu của bạn.



Dù bạn đã xác định được cho mình một kế hoạch, chiến lược quảng bá thương hiệu cụ thể,
nhưng bạn hãy kiểm tra lại xem bạn đã thực hiện được điều này hay chưa? Não của chúng
ta chính xác là có ba hệ thống trí nhớ khác nhau: một được gọi là trí nhớ ngữ nghĩa (ghi
nhớ những kiến thức có thực), hai được gọi là trí nhớ có quy trình và nó giúp chúng ta phát
triển những kỹ năng và thói quen. ba được gọi là trí nhớ không quy tắc, nó bao gồm cả
những trí nhớ về chúng ta là ai, những giá trị, những giấc mơ và sự hiểu biết. Brand
Memory Identity của bạn nên được xây dựng dựa trên cả ba hệ thống trí nhớ này cho dù
có thể bạn muốn nhấn mạnh tới một hệ thống nào đó hơn những hệ thống khác - điều đó
phụ thuộc vào những thương hiệu cạnh tranh với thương hiệu của bạn.

Xây dựng thương hiệu tùy theo hành vi khách hàng.

Bạn không thể áp đặt ý kiến chủ quan của mình vào ký ức thương hiệu của khách hàng.
Bạn không thể bắt khách hàng của mình tin vào tất cả những gì bạn nói hoặc làm bởi ai
cũng có lập trường riêng của mình.

Bạn cần phải để ý đến hành vi của khách hàng. Và tất cả các thương hiệu đều có tiềm năng
của mình. Chúng luôn có ích với một đối tượng khách hàng nào đó trong một khoảng thời
gian nhất định.

Sưu tầm bởi Lanta Brand.

×