Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.63 KB, 13 trang )

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô)
NGUYỄN HUY TƯỞNG
I. CẢM THỤ TÁC PHẨM
Vũ Như Tô là bi kịch 5 hồi dài của Nguyễn Huy Tưởng, ra đ ời năm 1943, mãi đ ến năm 1995
mới công diễn lần đầu tiên. Tác phẩm viết về một sự kiện lịch sử vào thế k ỉ XVI t ại Thăng Long.
Nhân vật chính là Vũ Như Tô, một nhà kiến trúc, một nghệ sĩ có chí l ớn, tài cao. Ông có th ể sai khi ến
gạch đá như ông tướng cầm quân. Ông còn là người có nghĩa khí, tính tình c ương tr ực ngay th ẳng,
không màng danh lợi. Vua Lê Tương Dực là một ông vua khét ti ếng tàn b ạo, đ ộc ác, mu ốn xây d ựng
Cửu Trùng Đài để làm nơi vui chơi với các cung nữ, người duy nhất giúp ông ta th ực hi ện đ ược ý
tưởng đó chỉ có thể Vũ Như Tô. Người tài không làm việc thất đ ức, Vũ Nh ư Tô khăng khăng t ừ ch ối.
Tuy nhiên, được một cung nữ tên là Đan Thiềm khuyên ngăn nên l ợi d ụng c ơ h ội này đ ể xây m ột
công trình để đời cho non sông đất nước, trường tồn cùng vũ trụ, ni ềm đam mê ngh ệ thu ật thôi
thúc ông vào cuộc để thể hiện hoài bão của mình. Để hoàn thành một công trình đ ồ s ộ, ông vô tình
tạo nên cảnh sưu thuế nặng nề, cảnh bắt phu tàn nhẫn, cảnh giết người truy nã, hành hạ ngày ngày
diễn ra trước mắt, khắp nơi nhân dân kêu than oán thán. Ngay chính b ản thân nhà ki ến trúc tài ba
Vũ Như Tô cũng rơi vào bi kịch. Vào cuộc thì mi ễn cưỡng nhưng khi làm vô cùng đam mê, ông phát
hiện ra rằng: đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài. Để thoà mãn lòng đam mê nghệ thuật của mình.
Vũ Như Tô theo đuổi đến cùng công trình trong sự ngưỡng một ngợi ca hết l ời c ủa nhà vua và b ọn
nịnh thần. Không chịu được cảnh khổ nhục do tri ều đình đưa lại, binh lính đã n ổi d ậy đ ốt C ửu
Trùng Đài và giết chết nhà kiến trúc tài ba. Tr ước khi ch ết, ông v ẫn không hi ểu chuy ện gì x ảy ra,
vẫn cho rằng mọi việc làm vì nghệ thuật là không có tội. Tác phẩm đặt ra những vấn đề sâu sắc qua
bi kịch đau đớn của đời Vũ Như Tô.
Nghệ thuật chân chính theo Nguyễn Huy Tưởng phải là thứ nghệ thuật không khu ất ph ục
cường quyền, tuy nhiên nghệ thuật phải gắn với nhân dân, vì nhân dân. Người ngh ệ sĩ chân chính
phải là người nghệ sĩ có niềm đam mê nghề nghi ệp, có hoài bão, khát v ọng cao c ả; nh ưng v ẫn ch ưa
đủ, niềm đam mê khát vọng ấy phải gắn với thực tiễn, phù h ợp v ới th ực ti ễn, mĩ g ắn v ới thi ện. Bi
kịch của Vũ Như Tô còn giúp chúng ta phát hi ện ra sự nhạy cảm đ ặc bi ệt trong nhà vi ết k ịch tài ba
Nguyễn Huy Tưởng. Vừa giúp chúng ta thấy được những vấn đề quen thu ộc trong l ịch s ử dân t ộc,
thấy được bi kịch đau đớn của người nghệ sĩ, Nguyễn Huy Tưởng còn đ ặt ra câu h ỏi day d ứt b ạn
đọc qua lời tựa tác phẩm: Mãi vật lộn quên cả đài cao r ộng l ớn. Công ông cha hay là n ỗi thi ệt thòi?


Cửu Trùng Đài không còn trong lịch sử nhưng có sự xót xa ti ếc nu ối cho tài hoa ng ười ngh ệ sĩ, cho
một công trình nghệ thuật không tồn tại cùng non sông đ ất n ước. Tính hàm súc, đa chi ều c ủa tác
phẩm; hình thức nghệ thuật hoàn chỉnh, Vũ Như Tô - dù là v ở k ịch đ ầu tay - cũng đã làm nên m ột
tiếng vang trong sự nghiệp kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
II. LÀM VĂN.
Đề 1 : Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong v ở k ịch Vũ Như Tô
(đoạn trích được học) của Nguyễn Huy Tưởng.
BÀI LÀM
Giới thiệu chung ( 0,5 điểm)
- Vũ Như Tô là vở kịch xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch Việt Nam hiện đại. Tác
phẩm được sáng tác năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch s ử x ảy ra ở kinh thành Thăng Long vào
thời hậu Lê.
- Trong đoạn trích được học ghi ấn tượng sâu sắc nhất là bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô.


Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô (2.0 điểm)
a) Những nét chính trong bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô
Bi kịch Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão l ớn, nh ưng không gi ải
quyết được những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc bi ệt là không gi ải quy ết
được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì:
- Vũ Như Tô muốn xây dựng một công trình kiến trúc vĩ đại, tuy ệt mĩ, t ổ đi ểm cho non sông và
mục đích hết sức cao đẹp, xuất phát từ thiên chức c ủa người ngh ệ sĩ, t ừ lòng yêu n ước và tinh th ần
dân tộc.
- Nhưng trên thực tế Cửu Trùng Đài xây trên ti ền của, mồ hôi x ương máu c ủa nhân dân và n ếu
được hoàn thành, nó cũng chỉ là nơi ăn chơi sa đọa c ủa vua chúa. Vũ Nh ư Tô đã sai l ầm khi l ợi d ụng
quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng của mình chỉ đứng trên l ập tr ường ngh ệ sĩ nên tr ở
thành kẻ đối nghịch của nhân dân.
- Chính vì vậy, nhân dân căm hận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguy ền r ủa ng ười ki ến
trúc sư và cuối cùng đã giết chết cả Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy Cửu Trùng Đài.
b) Trình bày cảm nghĩ

- Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm đam mê nghệ thuật, đam mê sáng t ạo, s ẵn sàng hy
sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rồi thực t ế mà phải tr ả giá đ ắt b ằng sinh m ệnh và c ả công trình
nghệ thuật của mình.
- Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác ph ẩm ngh ệ thu ật không ch ỉ mang cái đ ẹp
thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người ngh ệ sĩ ph ải có hoài bão l ớn, có khát v ọng
sáng tạo giữa công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xừ lí đúng đắn mối quan hệ giữa
khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi của muôn dân.
- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý tr ọng nâng niu
những sản phẩm nghệ thuật đích thực.
Kết luận
Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi nh ững suy t ư sâu s ắc v ề m ối
quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dân.
Bài viết của thầy Phan Danh Hiếu. Tổ Ngữ Văn. THPT Bùi Thị Xuân. Đồng Nai
“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc c ủa Nguy ễn Huy T ưởng và c ủa
nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, d ựa trên m ột s ự ki ện l ịch
sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác ph ẩm g ồm 5 h ồi. Đo ạn trích “Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn t ượng sâu s ắc nh ất
trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.
Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau:
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, th ợ xây đài v ới Vũ Nh ư Tô và b ạo chúa
Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối ngh ịch trong tri ều đình đã d ấy binh n ổi
loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản.
Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thi ềm
hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì t ự tin mình “quang minh
chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu.
Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại th ần, hoàng h ậu, cung n ữ c ủa y
cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo.


Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ng ộ. Chàng tr ơ tr ọi, đau

đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường.
Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng c ủa cá nhân v ới
thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hi ện khát v ọng, lý t ưởng c ủa mình nên r ơi
vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông th ường là n ỗi đau kh ổ
vò xé dai dẳng không có cách nào gi ải thoát. Trong Vĩnh bi ệt c ửu Trùng Đài, Vũ Nh ư Tô là ng ười
nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không gi ải quy ết đ ược m ột cách đúng
đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nghĩa là không gi ải quy ết đ ược m ối quan h ệ
phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.
Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rất tỉ
mỉ: "Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp nh ững thanh n ứa làm thành ki ểu m ẫu
cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua b ằng lòng phong cho Nh ư Tô làm đô đ ốc đ ứng
trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, l ại kh ởi công làm C ửu trùng đài. " (Khâm
Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên, quy ển 26). Tuy nhiên C ửu Trùng Đài đã làm "Dân
chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh b ắt
các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập h ợp nhau lấy h ồ, khiêng đ ất. Vua hàng ngày b ất
thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài b ạc. Có ch ỗ đã làm xong l ại ph ải
làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không d ứt. Quân lính đ ắp thành
mắc chứng dịch lệ đến một phần mười." (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà
Lê, Tương Dực Đế). Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, d ẫy binh, Vũ Nh ư Tô b ị th ợ thuy ền gi ết
chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi k ịch đó c ủa h ọ Vũ là
sự oan khuất bởi ông chỉ là người thừa lệnh của vua làm C ửu Trùng Đài vì th ế nhân dân l ầm t ưởng
ông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Năm 1941, Nguy ễn Huy T ưởng đã minh oan cho h ọ
Vũ bằng vở kịch năm hồi này.
Trong vở kịch Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài, là hi ện thân c ủa ni ềm khao
khát say mê sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ có một....có thể sai khiến gạch đá nh ư viên
tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không h ề tính sai m ột viên g ạch nh ỏ…ch ỉ
vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa th ần tình bi ến hóa nh ư c ảnh hóa công ”. Qua vài lời của tác
giả ta thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân cách cao đ ẹp, m ột ngh ệ sĩ có hoài
bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng ngh ệ thu ật c ủa ông l ớn lao h ơn bao gi ờ h ết,
ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “ bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh

diện” . Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuy ệt mĩ, tô đi ểm cho non sông đ ất n ước: “ để ta xây
một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm n ữa C ửu Trùng Đài hoàn thành, cao c ả huy
hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai.... Đ ời ta không quý b ằng C ửu Trùng Đài ”. Tâm Hồn
của Vũ dành hết cho Cửu trùng đài.
Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể chỉ tính
đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghe qua cũng đã đ ủ kinh hoàng (“ hai
trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ng ần ”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn
mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra ”). Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng chính t ầm vóc ý
tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người sẽ tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị, v ượt xa t ất
cả những kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đ ời t ừng bi ết
đến, từng truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt. Xây công trình, h ọ Vũ không
thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công ”! Đó là hiện thân của cái Đẹp,
không phải cái Đẹp nói chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”.
Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy, t ất nhiên c ực
kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn ph ải tính b ằng
cả mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho k ẻ ăn ch ơi sa đ ọa là vua dâm Lê T ương D ực.
Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U vương vì Bao Tự mà bắt dân xây Giao Đài đ ể ăn ch ơi h ưởng
lạc, khiến cho lòng dân trong nước oán hận rồi cuối cùng đời Tây Chu cũng di ệt vong. Cái m ầm
mống bi kịch của Vũ Như Tô ở đây là ước mơ khát vọng to l ớn nh ư v ậy nh ưng b ản thân thì không
thực hiện được vì không có tài chính. Còn phụng sự cho hôn quân b ạo chúa Lê T ương D ực thì ông
không bao giờ hợp tác. Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hi ện: sắc đẹp, l ời ngon ti ếng ngọt và s ự tôn kính
của Đan Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng và bằng lòng xây Cửu Đài. Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống
bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó.
Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài đ ược xác l ập trên nhi ều m ối quan
hệ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện


thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quy ền l ực và ăn ch ơi. V ới
dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… từ đó bi kịch đã đến v ới Vũ Như Tô.
Vì quá đam mê thi thố tài năng Vũ Như Tô nào có hi ểu đ ược sâu xa, trên th ực t ế, C ửu Trùng Đài

đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành thì nó cũng ch ỉ là n ơi ăn
chơi xa xỉ, sa đoạ của vua chúa, giống như công trình ki ến trúc “ Vạn Niên” của triều đình Nguyễn
sau này : “Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân ”. Như vậy, Vũ Như Tô đã
sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng ngh ệ thu ật c ủa mình. Chỉ đứng
trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên đã vô hình chung, tr ở thành kẻ đ ối ngh ịch v ới nhân dân, gây
đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu thu ế, b ắt thêm th ợ gi ỏi,
tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng n ước ki ệt; th ợ oán Vũ
vì nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ bỏ tr ốn. Vì th ế cho nên nhân dân căm gi ận
bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận ki ến trúc s ư đ ầy tài năng Vũ
Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo chúa Lê T ương D ực l ẫn Vũ Nh ư Tô, đ ốt cháy
cả Cửu Trùng Đài.
Mâu thuẫn đỉnh điểm được giải quyết bằng vũ lực. Trịnh Duy Sản cầm đầu b ọn phản ngh ịch
đã náo loạn kinh thành. Chúng tìm Lê Tương Dực và gi ết chết tên hôn quân ấy. Chúng đ ốt phá C ửu
trùng đài, chúng tìm Vũ Như Tô để rửa hận. Nhưng Vũ đúng là m ột nhân v ật bi k ịch. Ông không th ể
nào trả lời câu hỏi “xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có công hay có tội?. Thật đau đớn thay,
bi kịch thay cho đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thi ềm mặt cắt không còn hột máu, h ốt ho ảng đ ến
báo cho Vũ Như Tô, nếu không chạy trốn thì ông sẽ bị gi ết, nh ưng Vũ Nh ư Tô v ẫn không ch ịu đi và
vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải tr ốn?”. Thậm chíVũ Như Tô
còn khẳng định “ Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Ng ười quân t ử không bao gi ờ s ợ ch ết.
Mà vạn nhất có chết, thì cũng để cho mọi người biết rằng công vi ệc mình làm chính đ ại quang minh.
Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không th ể xa C ửu Trùng Đài m ột b ước.
Hồn tôi để cả đây!”. Khi được Đan Thiềm giục giã chạy trốn bởi nguy hiểm cận kề, Vũ Nh ư Tô
còn “Ngây thơ” : “Họ tìm tôi nhưng có lý gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì v ới ai” . Câu nói thể
hiện sự bảo thủ và có phần mê muội. Ngay cả khi bị bắt Vũ vẫn không tin là s ự th ật, v ẫn vĩnh bi ệt
Đan Thiềm “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri k ỷ” . Khi bị
quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn không ngừng nói về Cửu đài: “…vài năm nữa, Đài cửu trùng sẽ hoàn
thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có m ột cảnh B ồng Lai ”. Đến chết vẫn hi vọng sẽ
thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu một phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách
phũ phàng tàn nhẫn, không như ảo tưởng của Vũ Như Tô. An Hoà H ầu đã cho quân đ ốt phá kinh
thành, đốt phá cả Cửu trùng đài. Cửu Trùng đài tan thành tro bụi.

Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu hu ỷ thì Vũ m ới b ừng
tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tu ỵệt v ọng “ Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi!
Phú cho ta cái tài để làm gì. Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thi ềm! Ôi C ửu Trùng Đài! Thôi th ế là h ết! D ẫn ta
đến pháp trường”. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “ Đan Thiềm, mộng lớn Cửu Trùng Đài ” dồn dập
vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca bi tráng, ai oán, đ ầy ti ếc th ương. Đó chính là âm h ưởng
chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã phải trả giá
cho chính hành động của mình. Cái chết của người nghệ sĩ vừa đáng thương lại vừa đáng gi ận.
Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn kh ẳng đ ịnh tài năng c ủa mình,
muốn tô điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đ ời, nhưng khát v ọng ngh ệ thu ật và đam mê sáng
tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa r ời th ực t ế, nên đã ph ải tr ả giá b ằng
chính sinh mệnh của bản thân và của cả công trình thấm đẫm m ồ hôi tâm não c ủa mình.Ng ười đ ọc,
người xemthương người nghệ sĩ có tài có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng t ạo, s ẵn sàng hi
sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đ ắt b ằng c ả sinh m ệnh và c ả công
trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo cuả mình
Đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung đã để lại giá tr ị nhân văn sâu s ắc r ằng: “Không có cái
đẹp tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó ph ải
có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn ch ương không ch ỉ là văn ch ương
mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là n ơi đi t ới c ủa văn ch ương”. Ng ười ngh ệ sĩ
phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đ ại cho muôn đ ời, nh ưng cũng bi ết x ử
lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với đi ều ki ện th ực tế cuộc s ống v ới đòi h ỏi c ủa muôn
dân”. Một vấn đề đặt ra nữa là “Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đ ắp tài
năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực”.


Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguy ễn Huy T ưởng g ợi nh ững suy nghĩ
sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thu ật và th ực t ế đ ời s ống
nhân dân. Vì vậy vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, gi ờ đây bước sang thiên niên k ỉ m ới, nó v ẫn còn
nguyên giá trị.

Đề 2 : Bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong "Vĩnh biệt C ửu Trùng Đài" (trích kịch

Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)
Hướng dẫn làm bài
- Đây là một kiểu bài nghị luận văn học thuộc loại đề m ở nghĩa là đ ề ch ỉ nêu v ấn đ ề ch ứ
không nêu yêu cầu, thực chất là yêu cầu phân tích, bình luận.
- Trọng tâm của đề là làm sáng rõ bi kịch của Vũ Như Tô (và Đan Thi ềm) t ức là s ố ph ận bi
thảm của hai người do không giải quyết được mối mâu thuẫn gi ữa khát v ọng ngh ệ thu ật và th ực t ế
xã hội hay nói khác đi là do không giải quyết đúng mối quan hệ đó.
- Đây là một đoạn trích nhưng là đoạn cuối nên khi phân tích, bình lu ận c ần đi sâu vào đo ạn
trích cũng là đi sâu vào cao trào và kết cục của kịch, đồng thời có thể mở rộng ra, liên hệ với toàn tác
phẩm để ý để được sáng rõ hơn.
Giới thiệu bài văn tham khảo
Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là vở kịch lấy đề tài t ừ l ịch sử nh ưng không thiên v ề ph ản
ánh đầy đủ sự kiện lịch sử nghĩa là không nhằm mục đích làm s ử mà ch ủ y ếu thể hi ện bi k ịch c ủa
người nghệ sĩ thiên tài không thực hiện được lí tưởng nghệ thuật mà còn phải chịu số phận bi đắt
do không giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật to lớn và thực tế xã hội khắc nghi ệt.
Bi kịch là thể loại kịch dựa vào xung đột bi đát của nhân vật anh hùng có k ết thúc bi th ảm và
tác phẩm đầy chất thống thiết. Đó là một thể loại nghiêm ngặt đ ến kh ắc nghi ệt, nó miêu t ả th ực
tại theo lối nhấn mạnh, phơi bày những xung độ sâu sắc của thực t ại d ưới d ạng bão hoà, căng
thẳng đến cực hạn, mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật
Mâu thuẫn bi kịch phải hội tụ đủ bốn tính chất: tính nội t ại, có ý nghĩa xã h ội to l ớn, không
giải quyết, mọi cách khác phục mâu thuẫn dẫn đến sự di ệt vong nh ững giá tr ị quan tr ọng (Theo
Phạm Vĩnh Cư). Vũ Như Tô là một nghệ sĩ thiên tài, m ột ngh ệ sĩ có khát v ọng ngh ệ thu ật l ớn. Ông
muốn xây một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ. Ông nói với v ợ v ề C ửu Trùng Đài "b ằng trăm
đình làng ta. Đây là ta làm cái đàn cho cả n ước. N ước Tầu cũng không b ằng kia". Nghĩa là Vũ Nh ư Tô
có khát vọng lớn về cái đẹp, cái phi thường, cái đẹp không ti ền khoáng h ậu, cái đ ẹp tranh tinh x ảo
với hoá công, cái đẹp bất tử, cái đẹp cho mọi người. Đó là lí t ưởng ngh ệ thu ật mà ch ỉ có thiên tài
nghệ thuật mới thực hiện được. Vũ Như Tô nói thẳng v ới Lê T ương D ực: "Hoàng Th ượng c ứ gi ữ l ấy
bản đồ (thiết kế Cửu Trùng Đài), cầm lấy quyển sổ (tính toán số liệu xây d ựng C ửu Trùng Đài), ti ện
dân không dám nói sao, nhưng tiện nhân tin r ằng không một k ẻ nào làm n ổi. B ản đ ồ kia ch ỉ là ph ần
xác nhưng phần hồn chỉ ở lòng tiện nhân, mà phần hồn mới là phần chính". Lúc đ ầu Vũ Nh ư Tô

cũng đã truyền được khát vọng nghệ thuật ấy cho thợ, thợ lúc đầu cũng đã h ồ h ởi lao đ ộng, phát
huy tài năng sáng tạo khéo léo, làm cho cả bọn khác trú (Tầu) cũng phải khen phục.
Vũ Như Tô đã vượt lên mối hận riêng và những vất v ả kh ổ s ở c ủa b ản thân và gia đình đ ể xây
dựng Cửu Trùng Đài (mẹ bị xô chết, các con thiếu đói, đau y ếu, b ản thân b ị quan tri ều khinh th ị, l ại
bị đá đè gãy chân). Ông đã vượt lên tất cả, hi sinh t ất c ả vì thành công c ủa ki ệt tác ngh ệ thu ật: "Ta
chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi gi ống m ột tòa lâu đài hoa l ệ,
thách cả những công trình sau trước tranh tinh xảo v ới hoá công", "Vài năm n ữa C ửu Trùng Đài hoàn
thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao l ực, có một c ảnh b ồng lai". C ửu Trùng Đài là lí t ưởng c ụ
thể của ông. Khi Ngô Hạch cảnh báo Vũ Như Tô về cái chết, ông nói "Đ ời ta không quý b ằng C ửu


Trùng Đài" và khi nghe tin Cửu Trùng Đài đã bị đốt cháy, ông đau đ ớn rú lên và than m ột cách chua
chát: "Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường". Không phải Vũ Nh ư Tô không bi ết Lê T ương D ực là
hôn quân, lúc đầu ông đã cự tuyệt mặc dù Lê Tương Dực đánh trói d ọa gi ết. Nh ưng nghe theo Đan
Thiềm, ông đã nhận xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực - vì sự nghi ệp ngh ệ thu ật "Ông có tài, ông
phải đem cống hiến cho non sông, không thể m ục nát v ới c ỏ cây Đây là lúc m ượn tay vua H ồng
Thuận mà thực hiện cái mộng lớn của ông. Dân ta được nghìn thu hãnh di ện, h ậu th ế sẽ xét công
cho ông và nhớ ơn ông mãi". Vũ Như Tô coi Đan Thiềm nh ư tri âm, tri k ỉ "C ửu Trùng Đài đã vì bà mà
có, lại nhờ bà mà toàn bích Đài ấy tôi sẽ đặt tên là đài Đan Thi ềm". Tr ước khi ch ết, Vũ Nh ư Tô còn
nói: "Đời ta chưa tận Ta sẽ xây một đài vĩ đại để t ạ ơn tri k ỉ". Đan Thi ềm không nghĩ đ ến tính m ệnh
mình mà chỉ lo cho Vũ Như Tô, Đan Thiềm không đi trốn mà ở l ại đ ể khuyên Vũ Nh ư Tô tr ốn đi. Bà
nói: "Tôi chết không thiệt hại cho đời. Ông phải đi đi m ới đ ược". Vũ Nh ư Tô xúc đ ộng nói" T ấm lòng
của bà chỉ có lòng cha mẹ tôi mới sánh kịp".
Nhưng chính lòng say mê nghệ thuật thuần túy đến quên mình cũng đã d ẫn Đan Thi ềm đ ến
cái chết. Quân nổi loạn cho rằng do Đan Thi ềm tác động nên Vũ Nh ư Tô m ới nh ận xây C ửu Trùng
Đài và mới xây Cửu Trùng Đài hăng hái thế. Họ căm thù c ả Vũ Nh ư Tô l ẫn Đan Thi ềm, còn b ọn cung
nữ vì ghen ghét và vì muốn khỏi bị trừng phạt đã dồn h ết t ội cho Đan Thi ềm. B ọn h ọ ch ỉ vào Đan
Thiềm nói: "Chính nó là thủ phạm, kẻ hay xúc xiểm vua là ả kia chính nó mê ho ặc vua. Chính nó dan
díu với Vũ Như Tô" Cái chết của Vũ Như Tô, Đan Thiềm có nhiều nguyên nhân:
- Sự tàn bạo của những kẻ cầm đầu quân nổi loạn (cũng là một tập đoàn phong kiến).

- Sự thô thiển của quần chúng (có lí do chính đáng là quá kh ổ vì b ị bòn rút s ức l ực, c ủa c ải và
cả xương máu nữa).
- Sai lầm của Vũ Như Tô và Đan Thiềm: Nghệ thuật là đáng quý nh ưng không th ể đ ể trên l ợi
ích sống còn của quần chúng, cái đẹp không thể trái v ới cái thi ện, không th ể đ ồng hành v ới cái ác.
Việc xây Cửu Trùng Đài dưới thời hôn quân Lê Tương Dực là không đúng lúc, xây C ửu Trùng Đài
khiến Lê Tương Dực càng có cớ tăng thêm sự áp bức bóc lột của nhân dân.
- Bị kịch của Vũ Như Tô, Đan Thiềm không chỉ của một thời, đó là mâu thu ẫn có tính lâu dài
giữa khát vọng nghệ thuật và thực tại xã hội (thực tại bao gồm ý chí c ủa l ực l ượng th ống tr ị, đi ều
kiện tinh thần, vật chất của nhân dân, của xã hội và tài năng, dũng khí c ủa ngh ệ sĩ). Vũ Nh ư Tô là bi
kịch nhưng không hoàn toàn bi quan vì Vũ Như Tô, Đan Thiềm chết nhưng khát vọng nghệ thuật của
họ vẫn sống trong tư thế hiên ngang, trong những lời nói bất hủ của họ.
Nguyễn Huy Tưởng, tác giả vở kịch, người đã từng than "Mãi vật lộn quên đài cao m ộng l ớn,
công ông cha hay là nỗi thiệt thòi" cũng là người đã tin vào ti ền đ ồ ngh ệ thu ật Vi ệt Nam, vào s ức
sống và sáng tạo của dân tộc Việt Nam " đừng vội tủi, sức sống trên t ừ ải B ắc đến đ ồng Nam" (l ời
tựa Vũ Như Tô).
Đúng vậy, khát vọng nghệ thuật của nhân dân ta đã đang và sẽ được thực hiện khi đã hội tụ đủ
những điều kiện của sự phát triển nhưng đã nói ở trên, đó là s ự lãnh đ ạo đúng đ ắn, đi ều ki ện s ống
về vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, nh ững người ngh ệ sĩ đ ược t ự do sáng tác, đ ược
khuyến khích phát triển tài năng..
Đề 3: Phân tích tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Dàn ý bài làm
1. Tìm hiểu các xung đột kịch trong đoạn trích
+ Mâu thuẫn 1: Tình huống kịch xảy ra trong hồi V xuất phát từ mâu thu ẫn gi ữa nhân dân lao
động khốn khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa cùng các phe cánh của chúng.
– Qúa trình phát triển của mâu thuẫn này đã chỉ ra tính tất yếu của hồi V :


+Mục đích xây Cửu Trùng Đài nguy nga tráng lệ để ăn chơi hưởng lạc .
+Nguyên liệu và công sức để xây Cửu Trùng Đài, là ti ền bạc,c ủa cải mà vua đã ra s ức b ắt thu ế,
tróc thợ từ dân lành, làm cho nhân dân vất vả, đói khát, chết vì bệnh dịch, tai nạn.

->Tương Dực không phải là một ông vua yêu nước, thương dân. Đi ều này t ất y ếu d ẫn đ ến
“loạn” và “biến”.
-Kết quả : hôn quân bị giết, hoàng hậu nhảy vào lửa… Cửu Trùng Đài hi ện thân cho tham v ọng
ăn chơi của Lê Tương Dực bị đốt thành tro.
+ Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn c ủa cuộc đ ời mình ( vì đây là công
trình nghệ thuật tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước) .
->Vì nó, Ông sẵn sàng chấp nhận làm việc cho hôn quân b ạo chúa; dù b ị th ương v ẫn ti ếp t ục
chỉ đạo công việc; trị tội những thợ bỏ trốn
+ Mâu thuẫn 2 : Giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý và lợi ích tr ực ti ếp, thi ết th ực
của nhân dân.
cha đẻ của nó –Vũ Như Tô- chính là kẻ thù của họ cần phải bị trị tội ◊-Ngược lại trong mắt dân
chúng, Cửu Trùng Đài là hiện thân của sự ăn chơi xa xỉ, hiện thân của t ội ác
-> Họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài chaý, Vũ Như Tô ra pháp trường.
– Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, hết mình phụng sự cái đẹp.
– Ông không đứng về phía Lê Tương Dực, nhưng lại muốn m ượn uy quy ền, ti ền b ạc c ủa h ắn
để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình.
– Nhưng lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi đã mâu thu ẫn với th ực t ế đ ời s ống c ủa
nhân dân.
=>Kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hoà của mâu thuẫn.
2. Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô
a. Nhân vật Đan Thiềm
– Đan Thiềm là một cung nữ nhưng lại có “bệnh” đam mê , trân tr ọng, nâng niu cái đ ẹp, cái tài
của Vũ Như Tô – một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp.
– Vì mê đắm cái tài mà Đan Thiềm không quản ngại những đi ều thị phi, quên c ả nguy hi ểm
của bản thân để bảo vệ Vũ Như Tô.
->Đan Thiềm là một người biết “ biệt nhỡn liên tài”.
+ Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài ( ở h ồi 1), nh ưng khi có
biến lại tìm mọi cách thuyết phục ông trốn đi.
-> Cả 2 lời khuyên này đều “có ý nghĩa” duy nhất : bảo vệ cái tài, cái đẹp ( “khi trước trốn đi thì
ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết”).

=> Đan Thiềm là một người không mơ mộng mà tỉnh táo, thức th ời, hi ểu đ ời, hi ểu ng ười (đây
là điểm khác biệt giữa nàng và Vũ Như Tô).


-Tâm trạng của Đan Thiềm khi nhận ra thất bại của giấc mộng Cửu Trùng Đài:
+ Nàng đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô.
+ Có đến 20 lần nàng thúc giục Vũ Như Tô
“ trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi”.
+ Lời thúc giục vừa van xin, vừa khẩn thiết, quyết liệt:
“ Ông nghe tôi ! …. Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời. Trốn đi !”
+ Có đến 4 lần nàng nhắc lại yêu cầu khẩn thiết đó. + Nàng sẵn sàng l ấy tính m ạng c ủa mình
để đánh đổi sự sống còn của Vũ Như Tô “Đừng gi ết ông Cả . Kẻo t ướng quân mang h ận v ề muôn
đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết”.
Tô.

+ Đến khi “có trốn cũng không được nữa”, Đan Thi ềm tìm m ọi cách van xin tha t ội cho Vũ Nh ư
+ “Ông Cả! Đài lớn tanh tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”. + “ Xin cùng ông vĩnh biệt”.

+ Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đ ớn, ngh ẹn ngào, n ức n ở c ủa Đan
Thiềm.
+ Những đổ vỡ của một giấc mộng lớn bây gi ờ thật tan hoang : ông c ả, Đài l ớn, cái tài, cái đ ẹp,
tất cả đền tan tành trong cơn biến loạn.
=> Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ không thành. Câu nói cuối cùng c ủa Đan Thi ềm là l ời vĩnh bi ệt
mãi mãi Cửu Trùng Đài – vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt.
b. Nhân vật Vũ Như Tô
+ Cái tài của ông được ngợi ca đến mức siêu phàm, một thiên tài “ngàn năm ch ưa d ễ có m ột”,
“có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”. + “ Tài kia không nên đ ể u ổng. Ông mà có
mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai để tô điểm nữa”, “đừng để phí tài trời”.
– Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba.
– Nhưng Vũ Như Tô vì quá khao khát đam mê chìm đắm trong cái đ ẹp mà tr ở nên m ơ m ộng, ảo

vọng.
+ Gíâc mộng ấy bắt đầu từ khi ông quyết định xây Cửu Trùng Đài cho Lê T ương D ực, m ượn tay
bạo chúa để xây dựng một công trình tô điểm cho đời.
+ Càng sáng suốt trong sáng tạo, thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài, ông càng xa r ời th ực t ế, càng
ảo vọng.
-Trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn không t ỉnh, vẫn say sưa v ới gi ấc m ơ C ửu
Trùng Đài.
+ “ Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa x ỉ là vì ông, công kh ố hao h ụt là vì ông, dân gian l ầm
than là vì ông…”, ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm”.
+ Tận mắt chứng kiến cảnh đốt phá, nghe tiếng quân reo tìm mình phanh thây, ông v ẫn cho là
điều “vô lý”.


+ Bị bắt dẫn về trình chủ tướng, ông hy vọng có thể “phân trần”, “gi ảng gi ải cho ng ười đ ời
biết rõ nguyện vọng của ta”
tành.

– Chỉ đến khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô mới nhận ra sự thực về gi ấc mộng l ớn đã tan

+ Vũ Như Tô “rú lên” kinh hoàng và tuy ệt vọng “Đốt th ực r ồi! Đ ốt th ực r ồi!… Ôi m ộng l ớn, Đan
Thiềm, Cửu Trùng Đài!”
->Nỗi đau vỡ mộng hoá thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải – Vũ Nh ư Tô đã ch ết
trước khi ra pháp trường.
– Bi kịch Vũ Như Tô đã thức tỉnh ý thức của chúng ta v ề v ấn đ ề muôn thu ở : M ối quan h ệ gi ữa
nghệ thuật và cuộc sống – NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật mới t ồn t ại và đ ược
nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.
– Đoạn trích đã thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
– Cách dẫn đắt các xung đột kịch thể hiện tính cách, tâm trạng nhân v ật thông qua ngôn ng ữ
và hành động rất thành công.
– Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, các ti ếng reo, ti ếng thét…t ạo m ột

không gian bạo lực kinh hoàng đến chóng mặt.
– Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm với các tên đ ất , tên ng ười c ụ th ể ít nhi ều có
yếu tố sử sách làm cho vở kịch hoành tráng, có không khí lịch sử.

“VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG CỦA VŨ NHƯ TÔ
-NGUYỄN THÀNH THI1. Hồi thứ năm, hồi cuối bi kịch lịch sử Vũ Như Tô xoay quanh một sự ki ện chính: S ự ki ện đ ốt
phá Cửu Trùng Đài, bắt, giết những người đã sáng tạo ra nó, chôn vùi h ọ trong tro tàn C ửu Trùng Đài
và trong tro tàn của lịch sử một triều đại mục ruỗng của hôn quan bạo chúa. Bao trùm h ồi k ịch là
một nỗi đau và một niềm hoang mang lớn thấm đượm một ý vị triết mỹ sâu xa.
Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau:
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, th ợ xây đài v ới Vũ Nh ư Tô và b ạo chúa
Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối ngh ịch trong tri ều đình đã d ấy binh n ổi
loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản.
Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thi ềm
hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì t ự tin mình “quang minh
chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu.
Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại th ần, hoàng h ậu, cung n ữ c ủa y
cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo.
Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ng ộ. Chàng tr ơ tr ọi, đau
đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường.
Ở hồi này, mâu thuẫn, xung đột kịch đã được đẩy lên đến đỉnh đi ểm. Hai mâu thu ẫn [1] cơ bản
của vở kịch đã hòa vào nhau, “ cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày nh ững xung đ ột sâu s ắc c ủa
thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến cực độ mang ý nghĩa t ượng tr ưng ngh ệ thu ật ”[2]. Và,
nếu như trong những hồi đầu mâu thuẫn thứ hai chỉ tiềm ẩn, có vẻ m ờ nh ạt thấp thoáng đ ằng sau
mâu thuẫn thứ nhất, thì giờ đây, nó hầu như đã nhập hòa làm m ột v ới mâu thu ẫn th ứ nh ất. Nó h ầu
như “không thể giải quyết” và, mọi khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đế “ sự diệt vong những giá trị
quan trọng”. Những giá trị quan trọng ấy là Cửu Trùng Đài và những người đã dày công sáng t ạo nên
nó: Trớ trêu thay, gần cuối vở kịch, những người dân nổi loạn (trong đó có nh ững ng ười th ợ xây đài,
vốn trước đây nặng ân nghĩa với Vũ Như Tô) thậm chí, hầu nh ư đã không m ấy quan tâm đ ến vi ệc
trả thù bạo chúa Lê Tương Dực – việc này đã có phe cánh Tr ịnh Duy S ản đ ảm nhi ệm – mà ch ỉ m ải



mê đốt phá Cửu Trùng Đài và chăm chăm truy diệt Vũ Nh ư Tô, truy di ệt ng ười cung n ữ “đ ồng b ệnh”
với ông là Đan Thiềm!
Tính đa nghĩa, thâm trầm, giàu sắc thái tri ết mỹ c ủa v ở kịch liên quan nhi ều đ ến các bi ểu
tưởng mà tác giả đã dụng công tạo ra, hướng độc giả ít nhiều các suy t ư về Tự do, Quy ền l ực, S ắc,
Tài, Tình, Nhân dân, Cái Thiện, Cái Ac, Cái Đ ẹp,… Trong đó hình t ượng đa nghĩa mang tính bi ểu
tượng nghệ thuật cần phải nói đến trước tiên là Cửu Trùng Đài.
Một mặt, Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình ki ến trúc mà t ầm vóc không
thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là nh ững con s ố nghe qua cũng đã đ ủ kinh
hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần ”,“hai mươi vạn phiến
đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra ”). Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng
chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người sẽ tạo ra nó: m ột công trình đ ộc nh ất
vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung Quốc, An Độ, Chiêm Thành,… và nh ững công trình mà
người đời từng biết đến, từng truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững, b ất di ệt. Xây công trình,
tác giả của nó không thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “ tranh tinh xảo với Hóa công ”! Đó là hiện
thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nó chung mà là cái Đ ẹp “siêu đ ẳng”. V ới nh ững nhà ki ến trúc
tài cao, đây là dịp thi thố tài năng, thực hiện “mộng lớn”, khẳng định thiên tài kỳ vĩ c ủa mình.
Mặt khác, Đài Cửu Trùng còn là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy, tất nhiên c ực
kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn ph ải tính b ằng
cả mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Đánh đổi bằng tất cả những thứ đó, Đài C ửu Trùng đ ược xây lên
với mục đích gì? Chưa biết trong tương lai thế nào, còn trước m ắt, nh ất là nhìn t ừ l ợi ích c ủa hôn
quân Lê Tương Dực, thì “xây đài” chỉ là để “cho vua chơi”! Nh ưng ví th ử, không g ặp m ột ông vua
hưởng thụ xa hoa như Lê Tương Dực, thì chưa chắc và cũng ch ưa bi ết đ ến bao gi ờ, Vũ Nh ư Tô đ ược
thi thố tài năng? Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó.
Theo đó, ý nghĩa biểu tưởng thâm trầm của Cửu Trùng Đài đ ược xác l ập trên nhi ều m ối quan
hệ. Cho dù đó không phải là một nhân vật bi kịch, song người đọc có th ể t ừ hình t ượng này g ạch các
dấu gạch nối về nhiều phía, xác lập quan hệ với nhi ều nhân vật trong v ở kịch đ ể tìm hi ểu ý nghĩa
phong phú của nó: Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hi ện thân cho “m ộng l ớn”. V ới Đan Thi ềm, C ửu
Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. Với Lê T ương D ực, C ửu Trùng Đài là quy ền l ực

và ăn chơi. Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,…
Trước lúc vở kịch hạ màn, sau khi dân chúng làm cái vi ệc họ tất ph ải làm (đ ốt phá C ửu Trùng
Đài thành tro bụi), Vũ Như Tô và Đan Thi ềm tột cùng đau đ ớn, ti ếc nuối “vĩnh bi ệt” C ửu Trùng Đài,
và vĩnh biệt nhau (ĐAN THIỀM – Đài lớn tan tành! Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh bi ệt!; VŨ NH Ư TÔ –
Đan Thiềm, xin cùng bà vĩnh biệt! ), thì cái tên Cửu Trùng Đài, trong một sắc thái chua chát m ỉa mai,
còn toát ra một ý nghĩa khác: Cửu Trùng Đài là “mộng l ớn” là bi ểu t ưởng cho s ự b ền v ững tr ường
tồn, nhưng, cái Đẹp và sự tồn tại của nó hóa ra lại chỉ ngắn ngủi và mong manh nh ư m ột gi ấc chiêm
bao!
Đó hẳn cũng là lý do để Nguyễn Huy Tưởng chọn cái tác ph ẩm thiên tài c ủa ng ười ngh ệ sĩ
trong vở bi kịch này là một công trình kiến trúc kỳ vĩ (chứ không ph ải là m ột pho t ượng, b ức tranh,
bản nhạc, cuốn tiểu thuyết,…), và người nghệ sĩ tác gi ả của tác ph ẩm ấy, phải là m ột ki ến trúc s ư
(chứ không phải một nhà điêu khắc, họa sĩ, nhạc sĩ, hay m ột nhà văn). S ự l ựa ch ọn c ủa Nguy ễn Huy
Tưởng tất nhiên không bao hàm một cái nhìn thứ bậc, một thái độ trọng khinh, mà chỉ đơn gi ản là vì
sự lựa chọn này giúp ông triển khai được nhiều mối quan hệ và t ạo cho bi ểu t ượng ngh ệ thu ật tr ở
nên lung linh, lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa.
2. Trong hồi kịch này, Vũ Như Tô- Đan Thiềm, cũng là cặp hình t ượng bi k ịch mang tính bi ểu
tượng nghệ thuật cao.
Vũ Như Tô hiện lên như một tính cách bi kịch, vừa b ướng b ỉnh vừa m ềm y ếu v ừa kiên đ ịnh
vừa dễ hoang mang.
Nhân vật bi kịch thường mang trong mình không chỉ những say mê khát v ọng l ớn lao mà còn
mang cả những lầm lạc trong hành động và tư duy của chính nó. Nh ưng, không bao gi ờ khu ất ph ục
hoàn cảnh, nhân vật bi kịch bướng bỉnh vùng lên chống lại và thách thức số phận.
Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô: là tính cách c ủa ng ười ngh ệ sĩ tài ba, hi ện thân cho
niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong một hoàn c ảnh c ụ th ể cái đ ẹp ấy thành
ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí, “cao cả và đ ẫm máu” nh ư m ột “bông hoa ác”. Vì
thế, đi tận cùng niềm đam mê khao khát ấy Vũ Như Tô tất ph ải đ ối m ặt v ới bi k ịch đau đ ớn c ủa đ ời
mình. Chàng trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết.


Cái tài ba được nói đến chủ yếu ở các hồi, lớp trước thông qua hành đ ộng c ủa anh và nh ất là

lời của các nhân vật khác nói về anh: thiên tài “ngàn năm ch ưa d ễ có m ột”. Ngh ệ sĩ ấy có th ể “ sai
khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao c ả, nóc v ờn mây mà không h ề
tính sai một viên gạch nhỏ”. Anh “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa
như cảnh hóa công”. Nhưng chính vì quá đam mê khao khát đắm chìm trong sáng t ạo mà Vũ càng d ễ
xa rời thực tế đời sống; càng sáng suốt trong sáng tạo nghệ thuật thì càng mê mu ội trong nh ững
toan tính âu lo đời thường. Hồi thứ V không nói nhi ều đến tài năng c ủa nhân v ật (ch ỉ duy nh ất có
Đan Thiềm nhắc đến), mà đặt Vũ vào việc tìm kiếm một câu trả lời: xây Đài C ửu Trùng là đúng hay
sai? có công hay có tội? Nhưng Vũ không trả l ời được thỏa đáng câu h ỏi đó b ởi chàng ch ỉ đ ứng trên
lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, trên lập trường cái Đẹp
mà không đứng trên lập trường cái Thiện. Hành động của chàng không h ướng đ ến s ự hòa gi ải mà
thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ đã từng tranh tinh xảo với hóa công , giờ lại bướng bỉnh
tranh phải- trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này thể hi ện
qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô.
Nếu Vũ Như Tô là người đam mê Cái Đẹp và khát khao sáng t ạo Cái Đ ẹp thì tính cách c ủa Đan
Thiềm là tính cách của người đam mê Cái Tài, cụ thể là tài sáng t ạo nên cái đ ẹp. “B ệnh Đan Thi ềm”,
như chữ của Nguyễn Huy Tưởng, là bệnh mê đắm người tài hoa, hay nh ư ch ữ c ủa Nguy ễn Tuân
bệnh của kẻ “biệt nhỡn liên tài”. Nhưng cái tài ở đây không ph ải cái tài nói chung mà là cái tài siêu
việt, siêu đẳng. Đan Thiềm có thể quên mình để khích l ệ, bảo vệ cái tài ấy, nh ưng nàng luôn t ỉnh
táo, sáng suốt trong mọi trường hợp vì nàng hi ểu người hi ểu đời hơn, th ức th ời, m ềm m ại và d ễ
thích ứng với hoàn cảnh hơn Vũ Như Tô. Hai lần nàng khuyên nhủ Vũ Nh ư Tô đều h ết s ức sáng su ốt,
nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu lực, lần thứ hai thì không, bi kịch c ủa Đan Thi ềm ch ủ y ếu
gắn với thất bại này. Tất nhiên nàng chỉ đau xót và tiếc thay cho Vũ Nh ư Tô ch ứ không oán trách
chàng. Giữa nàng với người đồng bệnh Vũ Như Tô vẫn có m ột khoảng cách không th ể v ượt qua.
Tâm lí của Đan Thiềm ở hồi thứ V tập trung diễn biến theo sự thành bại c ủa l ời – cũng là hành đ ộng
– khuyên can này.
Ở hồi cuối cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều lâm vào tr ạng thái kh ủng ho ảng v ới m ột n ỗi đau
chung: sự “vỡ mộng” thê thảm. Nhưng diễn biến tâm trạng c ủa họ có chi ều h ướng v ận đ ộng và
biểu hiện khác nhau.
Đan Thiềm cũng đau đớn nhận ra thất bại của giấc “mộng l ớn” xây Cửu Trùng Đài, nh ưng
nhạy bén, sớm sủa, kịp thời hơn Vũ Như Tô. Tâm trí c ủa nàng gi ờ đây không còn h ướng vào thành

bại của việc xây Cửu Trùng Đài mà hướng vào sự sống còn của Vũ Nh ư Tô, người ngh ệ sĩ “tài tr ời”
nghìn năm có một. Nàng khẩn khoản khuyên Vũ đi tr ốn, và th ấy l ời khuyên c ủa mình vô hi ệu thì h ốt
hoảng đau đớn tột cùng. Trong mấy lớp liên tiếp của hồi V, Đan Thi ềm đã năm l ần b ảy l ượt khuyên
Vũ Như Tô “trốn đi” (15 lần khuyên trốn, điệp khúc trốn đi, lánh đi, ch ạy đi vang lên đ ến 14 l ần; 4
lần nàng van lạy phe nổi loạn “tha cho ông cả”). Đi ệu bộ nàng “h ớt h ơ h ớt h ải” “m ặt c ắt không còn
một giọt máu”. Giọng nàng “thở hổn hển”, đứt đoạn trong âm vang kinh hoàng điên đảo của bạo loạn
chốn cung đình, trong khi mà chính nàng bị sỉ vả bắt b ớ r ất bất công, oan nghi ệt. L ời nói c ủa nàng
khẩn khoản như đẫm máu và nước mắt (ĐAN THI ỀM: – Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin
chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là m ột ng ười tài… ). Đến lúc nhận ra đến cả
việc đổi mạng sống của mình để cứu Vũ Như Tô cũng không được nữa thì Đan Thiềm đành buông
lời vĩnh biệt tất cả. (Nàng nói: “ Đài lớn tan tành! Ong Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt! ”, mà không nói:
“Vĩnh biệt ông Cả!”). Đó cũng là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu trùng đài, vĩnh bi ệt m ột “gi ấc m ộng l ớn”
trong máu và nước mắt.
Vũ Như Tô, trái lại, vẫn không thể thoát ra khỏi tr ạng thái m ơ màng, ảo v ọng c ủa chính mình.
Chàng không thể tin rằng cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là t ội ác, cũng nh ư không th ể tin
sự quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. S ự “v ỡ mộng” c ủa Vũ vì th ế đau đ ớn,
kinh hoàng gấp bội so với Đan Thiềm. Nỗi đau ấy bộc lộ thành ti ếng kêu bi thi ết mà âm đi ệu não
nùng, khắc khoải của nó thành âm hưởng chủ đạo bao trùm đọan kết đã đành mà còn thành m ột
thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của v ở bi kịch. “ Ôi mộng lớn! Oi Đan Thiềm! Oi
Cửu Trùng Đài!”. Đó cũng là những tiếng kêu cuối cùng của Vũ Nh ư Tô khi ngọn l ửa oan nghi ệt đang
bùng bùng thiêu trụi Cửu Trùng Đài, trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. Trong tiếng kêu
ấy “mộng lớn”, “Đan Thiềm”, “Cửu Trùng Đài” đã được Vũ đặt liên k ế v ới nhau, nỗi đau m ất mát nh ư
nhập hòa làm một, thành một nỗi đau bi tráng tột cùng.


Như vậy điễn biến tâm trạng của hai nhân vật ở hồi cuối này góp ph ần thể hi ện tính cách bi
kịch ở mỗi người cũng như những gì được xem là “đồng bệnh”, “tri âm” (hay đ ồng đi ệu) ở h ọ, đ ồng
thời qua đó, góp phần khơi sâu hơn chủ đề của tác phẩm.
Chứng “đồng bệnh” ở Đan Thiềm và Vũ Như Tô được chính hai người nói ra, c ả khi t ự nói v ề
mình – “đôi mắt thâm quầng này do những lúc thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khi

người ghét” – lẫn khi nói về Vũ Như Tô– “ Tài làm lụy ông, cũng như nhan sắc người phụ nữ… tài bao
nhiêu, lụy bấy nhiêu”. Chứng “đồng bệnh” ấy, thực chất là sự đồng điệu trong mộng ước, đồng đi ệu
trong nỗi đau… xuất phát từ sự tự ý thức sâu xa về bi kịch của Tài và Sắc (hay là sự bạc bẽo của thân
phận nghệ sĩ và giai nhân, được thâu tóm cô đúc trong chữ Lụy).
3. Bằng một ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhất là trong hồi cu ối Vũ Như Tô, nhà văn
đã đồng thời khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động, xung đ ột k ịch r ất thành
công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó.
Nhịp điệu được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói – hành động (nhất là qua khẩu khí, nhịp
điệu, sắc thái lời nói – hành động của Đan Thiềm – Vũ Như Tô đối đáp với nhau và với phe đối
nghịch; qua lời nói – hành động của những người khác trong vai trò đưa tin, nhịp đi ệu “ra”, “vào” c ủa
các nhân vật đầu và cuối mỗi lớp – các lớp đều ngắn, có những lớp rất ngắn: chỉ dăm ba l ượt tho ại
nhỏ; những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội từ hậu trường phản ánh c ục di ện, tình hình nguy
cập, điên đảo trong các lời chú thích nghệ thuật hàm súc của tác gi ả).
Với một ngôn ngữ có tính tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ…) và tính hành đ ộng r ất cao nh ư v ậy,
người ta dễ dàng hình dung cả một không gian bạo lực kinh hooàng trong một nhịp đi ệu chóng m ặt:
Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết chết, Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua l ời k ể c ủa Lê Trung M ại);
Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đan Thi ềm suýt b ị b ọn n ội giám th ắt c ổ ngay t ại
chỗ; Vũ Như Tô ra pháp trường. Rồi tiếng nhiếc móc, ch ửi r ủa, la ó, than khóc, máu, n ước m ắt… t ất
cả hừng hực như trên một cái chảo dầu sôi lửa bỏng khổng lồ.
Nhưng đây lại là một bi kịch lịch sử. Viết một vở kịch lịch sử, Vũ Nh ư Tô t ất nhiên d ựa trên các
sử liệu: sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử. Điều quan trọng là khai thác v ận d ụng các s ử
liệu ấy như thế nào, sao cho phù hợp với yêu cầu của bi kịch. Và l ịch s ử có lô gic và qui lu ật c ủa nó,
tàn khốc, lạnh lùng. Cái lõi lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuy ện Vũ Nh ư Tô xây C ửu
trùng đài cho Lê Tương Dực (theo như sách Đại Việt sử kí và Việt sử thông giám cương mục ghi lại).
Đài xây dang dở, người thợ tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc. Ở đây, đ ể góp phần làm
nên cái khung cảnh và không khí bi tráng của l ịch sử, tác gi ả đã đ ặt hành đ ộng k ịch vào trong “m ột
cung cấm”, nhiều nhân vật kịch là những nhân vật l ịch s ử. Nhi ều tên đ ất tên người g ắn v ới tri ều
Lê… Đúng như lời chú thích sân khấu của tác gi ả: S ự vi ệc trong v ở k ịch xảy ra ở Thăng Long trong
khoảng thời gian từ năm 1516 đến năm 1517, dưới triều Lê Tương Dực.
4. Thực tại được phản ánh trong bi kịch theo lối cô đặc các mâu thu ẫn bên trong, ph ơi bày

những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến c ực đ ộ mang ý nghĩa
tượng trưng nghệ thuật. Tác phẩm thường đặt độc giả trước những câu hỏi phức tạp, hóc búa, nhức
nhối của cuộc sống.
Trong lời Đề tựa viết một năm sau khi viết xong vở kịch, chính Nguyễn Huy Tưởng đã công
khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: “ Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên ti ếc? Chẳng
biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải […]. Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như
Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với đan Thiềm”.
Cho đến khi bi kịch hạ màn, người xem vẫn chưa thấy đâu câu trả l ời d ứt khoát c ủa tác gi ả.
Nói đúng hơn ông nhường câu trả lời cho người đọc người xem. Mâu thu ẫn và tính không d ứt khoát
trong cách giải quyết mâu thuẫn này được thể hiện tập trung trong hồi cu ối c ủa v ở k ịch. C ửu Trùng
Đài sụp đổ và bị đốt cháy, nhân dân trước sau vẫn không hi ểu gì vi ệc sáng t ạo c ủa ngh ệ sĩ, không
hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như “mộng lớn” của hai nhân vật hi ện thân cho tài s ắc này. V ề
phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô và Họ Vũ vẫn không thể, không bao gi ờ hi ểu đ ược
việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn.
Mâu thuẫn mà vở bi kịch nêu lên thuộc loại mâu thuẫn không bao gi ờ và không ai gi ải quy ết
cho thật dứt khoát, ổn thỏa được, nhất là trong thời đại Vũ Nh ư Tô. Mâu thu ẫn này may ra có th ể
giải quyết được phần nào thỏa đáng khi mà đời sống vật chất c ủa nhân dân th ật bình ổn, đ ời s ống
tinh thần nhu cầu về cái đẹp trong xã hội được nâng cao lên rõ rệt.
Mặc dầu vậy, chủ đề và định hướng tư tưởng của vở kịch vẫn được phát tri ển t ương đ ối sáng
tỏ.


Một mặt, trên quan điểm nhân dân, vở kịch lên án bạo chúa tham quan, đ ồng tình v ới vi ệc dân
chúng nổi dậy trừ diệt chúng; nhưng mặt khác, trên tinh thần nhân văn, v ở k ịch đã ca ng ợi nh ững
nhân cách nghệ sĩ chân chính và tài hoa như Vũ Như Tô, những t ấm lòng yêu quý ngh ệ thu ật đ ến
mức quên mình như Đan Thiềm.
Đây là chủ đề được thể hiện chủ yếu qua mâu thuẫn thứ hai c ủa v ở kịch: mâu thuẫn giữa
niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của ng ười ngh ệ sĩ đ ắm chìm trong m ơ m ộng v ới l ợi
ich trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân.
(In trong Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007.)




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×