Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và hiệu quả mô hình giám sát chủ động vector truyền bệnh tại tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

PHẠM HOÀNG XUÂN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG
VECTOR TRUYỀN BỆNH TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình - 2020


Formatted: Font: 16 pt

B GIO DC V O TO

B

Y T
TRNG I HC Y DC THI BèNH

PHM HONG XUN

một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt
xuất huyết dengue và hiệu quả mô hình
giám sát chủ động vector truyền bệnh


tại tỉnh bình ph-ớc

Formatted: Font: 16 pt

Formatted: Font: .VnHelvetInsH, 20 pt, Not
Bold
Formatted: Line spacing: single

mt s c im dch t hc bnh st xut huyt dengue v
hiu qu mụ hỡnh giỏm sỏt ch ng vector truyn bnh ti
tnh bỡnh phc
Formatted: Left

LUN N TIN S Y T CễNG CNG

Formatted: Font: 16 pt

M S: 9720701
Formatted: Left

HNG DN KHOA HC:
1. GS.TS. Trn Quc Kham


2. PGS.TS. Ngô Thị Nhu

Thái Bình - 2020


LỜI CẢM ƠN


Formatted: Font: 15 pt

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào
tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy, cô giáo của Trường Đại học Y
Dược Thái Bình đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Trần Quốc Kham và PGS.TS. Ngô Thị Nhu,
những người Thầy/cô đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các Phòng Ban, Trung tâm của
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, các đơn vị liên quan và những
người dân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu, thực
hiện và hoàn thành đề tài của luận án này.
Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi chia sẻ kinh
nghiệm học tập, động viên, khuyến khích tôi trong học tập và công tác.

Thái Bình, tháng 03 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Formatted: Font: 15 pt

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu do bản thân tôi trực
tiếp tiến hành. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn trung
thực theo kết quả điều tra và chưa từng được công bố tại các công trình khoa học
nào khác.
Tác giả luận án


Phạm Hoàng Xuân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ae. aegypti

Aedes aegypti

Ae. albopictus

Aedes albopictus

BI

Breteau Index - Chỉ số Bretau

CI

Containner Index – Chỉ số vật chứa nước

CSDCCBG

Chỉ số dụng cụ có bọ gậy

CSNBG

Chỉ số nhà có bọ gậy

CSNCM


Chỉ số nhà có muỗi

DEN-1

Dengue type 1

DEN-2

Dengue type 2

DEN-3

Dengue type 3

DEN-4

Dengue type 4

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DI

Density Index - Chỉ số mật độ

ELISA

Enzyme Linked Immunobent assay
(Thử nghiệm miễn dịch gắn men)


HI

House Index - Chỉ số nhà có muỗi

PCR

Polemerase Chain Reaction
(phản ứng chuỗi polymerase)

PCSXH

Phòng chống sốt xuất huyết

SD

Standard Deviation – Độ lệch chuẩn

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

Formatted: Font: 15 pt, Bold, Portuguese
(Brazil), Do not check spelling or grammar
Formatted: Font: 15 pt, Bold, Do not check

spelling or grammar
Formatted: Font: 15 pt


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết ............................................. 4
1.1.1. Khái niệm sốt xuất huyết Dengue và lịch sử phát hiện bệnh .......... 4
1.1.2. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết ..................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết trên thế giới ................................. 9
1.1.4 Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam ................................ 14
1.2. Các nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết ............... 21
1.2.1. Một số phương pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết22
1.2.2. Mô hình cộng đồng tham gia phòng chống sốt xuất huyết ........... 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 34
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ....................................... 34
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 34
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 37
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ................................................................. 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 38
2.2.2. Tính cỡ mẫu và chọn mẫu ........................................................... 41
2.2.3. Các biến số .................................................................................. 45
2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: ...................................... 46
2.2.5. Nội dung can thiệp: ................................................................. 5150
2.2.6. Biện pháp khắc phục sai lệch trong điều tra ............................. 5352

2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................ 5453
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 5554


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 5655
3.1. Đặc điểm dịch tễ học SXHD tại Bình Phước giai đoạn 2008 - 2016 5655
3.2. Hiệu quả mô hình tình nguyện viên giám sát véc tơ truyền bệnh SXH tại
cộng đồng ....................................................................................... 6968
3.2.1. Xây dựng đội ngũ giám sát vec tơ ........................................... 6968
3.2.2. Kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm .................................. 7271
3.2.3. Hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành của người dân sau
can thiệp ................................................................................. 7776
3.2.3. Hiệu quả cải thiện chỉ số giám sát ........................................... 8584
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................... 9089
4.1. Đặc điểm dịch tễ Sốt xuất huyết Dengue tại Bình Phước giai đoạn
2008 - 2016 .................................................................................... 9089
4.2. Xây dựng đội ngũ giám sát véc tơ truyền bệnh SXH tại tuyến y tế cơ
sở và hiệu quả can thiệp giai đoạn 2013-2016 ........................... 101100
KẾT LUẬN ......................................................................................... 120119
KIẾN NGHỊ........................................................................................ 122121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Số ca mắc bệnh trung bình giai đoạn 2008-2016 của đối tượng
theo địa bàn nghiên cứu ........................................................ 5958


Bảng 3.2.

Tuổi mắc bệnh trung bình của đối tượng theo năm nghiên cứu6160

Bảng 3.3.

Chỉ số nhà có bọ gậy (HI-BG) Aedes aegypti phân bố theo tháng6362

Bảng 3.4.

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes trong 100 nhà
điều tra (BI) phân bố theo tháng trong giai đoạn 2008-2016 . 6463

Bảng 3.5.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy phân bố theo tháng giai đoạn
2008- 2016 ........................................................................... 6564

Bảng 3.6.

Chỉ số mật độ muỗi (DI) Aedesaegypti phân bố theo tháng .. 6665

Bảng 3.7.

Chỉ số nhà có muỗi (HI-M) Aedes aegypti phân bố theo tháng6766

Bảng 3.8.

Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm được phân lập virus sốt xuất huyết năm
2014 theo nhóm tuổi ............................................................. 6867


Bảng 3.9.

Kết quả phân lập virus sốt xuất huyết năm 2014 theo giới tính6867

Bảng 3.10. Kết quả đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống hoạt động ....... 7069
Bảng 3.11. Hoạt động của CTV huy động sự tham gia của cộng đồng.... 7170
Bảng 3.12. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu............. 7776
Bảng 3.13. So sánh hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh SXH ................. 7877
Bảng 3.14. Kiến thức của đối tượng về những bệnh lây truyền do muỗi . 7877
Bảng 3.15. So sánh về nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết cho
đối tượng nghiên cứu ............................................................ 7978
Bảng 3.16. So sánh kiến thức về nhận biết bệnh SXHD và cách xử trí ... 8079
Bảng 3.17. So sánh kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc bệnh
nhân sốt tại nhà ..................................................................... 8180
Bảng 3.18. Thái độ của đối tượng về tầm quan trọng của diệt bọ gậy và phun
hóa chất ................................................................................ 8180
Bảng 3.19. Lý do đối tượng cho rằng diệt bọ gậy hiệu quả hơn .............. 8281


Bảng 3.20. Tỷ lệ đối tượng chấp nhận hay ủng hộ các hành động bảo vệ
nguồn nước phòng bọ gậy..................................................... 8382
Bảng 3.21. So sánh tỷ lệ đối tượng thường xuyên kiểm tra nơi có bọ gậy
sinh sống .............................................................................. 8483
Bảng 3.22. Thực hành của đối tượng trong việc diệt bọ gậy và muỗi ...... 8483
Bảng 3.23. So sánh số mắc và tỷ lệ mắc SXH ở 2 nhóm xã .................... 8584
Bảng 3.24. So sánh kết quả giám sát chỉ số nhà có bọ gậy ...................... 8584
Bảng 3.25. So sánh kết quả giám sát chỉ số DCCN có bọ gậy ................. 8685
Bảng 3.26. So sánh kết quả giám sát chỉ số DCCN có bọ gậy trong 100 nhà
điều tra ................................................................................. 8786

Bảng 3.27. So sánh kết quả giám sát chỉ số mật độ muỗi ........................ 8887
Bảng 3.28. So sánh kết quả giám sát chỉ số nhà có muỗi cái Aedes aegypti
trưởng thành ......................................................................... 8988


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số trường hợp mắc/chết SXHD ở khu vực Tây Thái Bình Dương,
giai đoạn 1991 - 2011 ................................................................ 11
Biểu đồ 1.2. Số trường hợp mắc và tử vong ở khu vực Đông Nam Á .......... 13
Biểu đồ 1.3. Tình hình mắc và tử vong do sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam,
1980 - 2017 .............................................................................. 17
Biểu đồ 1.4. Phân bố ca mắc SXHD theo vùng miền .................................... 18
Biểu đồ 1.5. Tình hình mắc, chết SXHD khu vực phía Nam, 1996 - 2012 .... 19
Biểu đồ 1.6. Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng tại các tỉnh khu vực phía Nam
năm 2012 so với năm 2011 và đường cong chuẩn 2005 - 2010 ....... 20

Formatted: Font: 14 pt, Portuguese (Brazil),
Do not check spelling or grammar, Condensed
by 0.4 pt

Biểu đồ 3.1. Số ca mắc/chết do sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2008-20165655
Biểu đồ 3.2. Số ca mắc SXHD giai đoạn 2008 – 2016 theo các tháng trong năm5756
Biểu đồ 3.3. Số ca mắc/chết do sốt xuất huyết Dengue trên 100.000 dân giai
đoạn 2008-2016 .................................................................... 5857
Biểu đồ 3.4. Số ca mắc bệnh trung bình/100.000 dân theo địa bàn ........... 6059
Biểu đồ 3.5. Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue trung bình theo nhóm tuổi 6059
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu mắc sốt xuất huyết Dengue theo 2 nhóm tuổi qua các năm 6261
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu các type virus sốt xuất huyết Dengue........................ 6968

Formatted: Font: 14 pt, Portuguese (Brazil),

Do not check spelling or grammar, Condensed
by 0.4 pt

Formatted: Font: 14 pt, Do not check spellin
or grammar, Condensed by 0.4 pt

Formatted: Font: 14 pt, Portuguese (Brazil),
Do not check spelling or grammar, Condensed
by 0.4 pt


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1.

Đánh giá của cán bộ y tế về sự cần thiết thực hiện hoạt động
giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở .............................. 737172

Hộp 3.2.

Đánh giá của cán bộ y tế về các khó khăn khi thực hiện hoạt
động giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở ........................ 7372

Hộp 3.3.

Đánh giá của cán bộ y tế về các lợi ích khi thực hiện hoạt động
giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở ................................. 7473

Hộp 3.4.

Đánh giá hoạt động của tình nguyện viên khi thực hiện mô hình

giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở ................................. 7574

Hộp 3.5.

Các đề xuất của cán bộ y tế khi thực hiện hoạt động giám sát côn
trùng tại tuyến y tế cơ sở...................................................... 7675

Formatted: Font color: Auto


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Muỗi Aedes aegypti ........................................................................ 5
Hình 1.2. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti .................................................. 6
Hình 1.3: Chu trình tái nhiễm SXH ................................................................ 8


1

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều thập kỷ qua, bệnh Sốt xuất huyết Dengue vẫn là một trong
những bệnh truyền nhiễm gây dịch xảy ra trên nhiều quốc gia và có xu
hướng lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai nơi có
tỷ lệ mắc bệnh cao nhất [119], [121]. Nếu như năm 2003 chỉ có 8/10 quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á có lưu hành dịch sốt xuất huyết Dengue thì
đến năm 2006, 100% số quốc gia trong khu vực đã xuất hiện dịch. So với 50

năm trước, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng gấp 30 lần [118].
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tìm kiếm những biện
pháp hữu hiệu nhằm khống chế bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chiến lược toàn
cầu về phòng chống và kiểm soát sốt xuất huyết Dengue đã khuyến cáo các
quốc gia thay vì các đối phó khẩn cấp cần có những đánh giá nguy cơ chủ
động để có chiến lược cảnh báo, dự phòng sớm [118]. Qua kinh nghiệm triển
khai thực hiện ở một số quốc gia, đã cho thấy dùng hóa chất diệt muỗi chỉ có
tính chất tạm thời, trấn an cộng đồng hơn là phòng chống dịch. Mặt khác, sử
dụng hóa chất đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn [31]. Trong khi
đó, biện pháp tận gốc là phải giảm và triệt nguồn sinh sản của muỗi, điều này
đồng nghĩa với việc kiểm soát bọ gậy một cách có hiệu quả. Nhưng sau nhiều
năm thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue, bệnh
dịch vẫn diễn biến phức tạp, tỷ lệ bệnh luôn tiếp tục gia tăng hàng năm và
không còn mang tính chu kỳ 3, 4 năm như trước đây mà dịch hầu như xảy ra
mang tính chất thường xuyên hơn [102], [115]. Tại Việt Nam, vụ dịch sốt
xuất huyết Dengue đầu tiên xảy ra ở Việt Nam vào năm 1958 và đến nay,
bệnh SXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế
quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong cao nếu không phát hiện, xử trí đúng và
phòng chống kịp thời [26], [42], [50], [59]. Năm 1999, chương trình Quốc gia

Formatted: Font: 14 pt


2

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar

phòng chống bệnh SXHD tại Việt Nam được hình thành và đi vào hoạt động

với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt
động phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Từ khi triển khai chương trình đến
nay, thực trạng hoạt động phòng chống sốt xuất huyết Dengue cho thấy số tử
vong do sốt xuất huyết Dengue có chiều hướng giảm nhưng số mắc không
giảm nhiều, thậm chí có thời kỳ còn gia tăng, bùng phát thành dịch lớn. Do
đó, trong những năm gần đây phòng chống sốt xuất huyết Dengue là vấn đề y
tế được nước ta đặt lên hàng đầu.
Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam
Bộ, nơi có tỷ lệ lưu hành bệnh sốt xuất huyết Dengue khá cao [65], [66]. Mặc
dù, Dự án Quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết Dengue cũng đã được
triển khai phủ khắp các huyện. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn
thường xuyên phát sinh hàng năm, đôi khi phát sinh và lan rộng tại một số xã,
phường. Sau nhiều năm triển khai dự án, do nguồn ngân sách hạn chế, mạng
lưới cộng tác chỉ triển khai thực hiện khoảng 10% số xã, ưu tiên chọn lựa
những xã có tỷ lệ mắc bệnh cao, trình độ dân trí, kinh tế thấp, khó tiếp cận
với các phương tiện truyền thông đại chúng. Các xã còn lại sử dụng các y tế
thôn ấp thực hiện việc tuyên truyền giáo dục người dân phòng bệnh sốt xuất
huyết Dengue lồng ghép vào các nội dung hoạt động khác tại địa phương. Do
vậy, hoạt động tuyên truyền cho cộng đồng có kiến thức về sốt xuất huyết
Dengue tương đối đầy đủ và toàn diện nhưng thực hành về phòng chống sốt
xuất huyết Dengue còn hạn chế do không đủ nguồn lực có cộng tác viên cho
tất cả các xã. Tuy nhiên, sau năm 2013, Dự án Quốc gia về phòng chống sốt
xuất huyết Dengue cũng không còn duy trì mô hình cộng tác viên này nữa.
Hoạt động phòng chống sốt xuất huyết Dengue được lồng ghép chung trong
các hoạt động của trạm y tế. Do đó, với giả thuyết xây dựng một mạng lưới
tình nguyện viên tại cộng đồng cùng với y tế cơ sở sẽ giúp thay thế mô hình

Formatted: Font: 14 pt



3

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar

cộng tác viên để thực hiện hoạt động phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại
cộng đồng có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc
điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue và hiệu quả mô hình giám
sát chủ động vector truyền bệnh tại tỉnh Bình Phước” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2008 - 2016.
2. Đánh giá hiệu quả của mô hình tình nguyện viên giám sát véc tơ truyền
bệnh sốt xuất huyết Dengue tại cộng đồng giai đoạn 2013-2016.

Formatted: Font: 14 pt


4

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Khái niệm sốt xuất huyết Dengue và lịch sử phát hiện bệnh
Sốt Dengue hay sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm virus
Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn.

Vào những năm 1778 - 1780, những vụ dịch SXHD đầu tiên được ghi
nhận xảy ra ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời
của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng
như vectơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hàng trăm
năm trước. Vào thời gian này SXHD chỉ được xem là một bệnh nhẹ. Đến sau
chiến tranh thế giới lần thứ II, một vụ đại dịch SXHD xuất hiện ở Đông Nam
Á và từ đó lan rộng trên toàn cầu.
Virus Dengue là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết Dengue
(SXHD). Lâm sàng của bệnh đã được biết từ những năm 1800, nhưng mãi
đến năm 1944 người ta mới tìm ra virus. Virus đầu tiên được Sabin A.B tìm
ra trong thế chiến thứ II trong những binh lính ở Calcutta, New Guinea và
Hawaii. Các virus được phân lập ở Ấn Độ, Hawaii và một chủng ở New
Guinea có kháng nguyên giống nhau được gọi là DEN-1. Ba chủng khác còn
lại ở New Guinea có kháng nguyên khác với chủng trên, được gọi là DEN-2.
Sau đó, 2 type huyết thanh khác là DEN-3 và DEN-4 lần lượt được Hammon
W. MCD tìm ra từ bệnh nhân mắc SXHD ở Manila vào năm 1956. Cho tới
nay, đã có rất nhiều virus Dengue được tìm ra ở nhiều nơi trên thế giới, song
tất cả đều nằm trong 4 type huyết thanh đã phân loại. Sự nhiễm với bất kì type
nào cũng không bảo vệ bệnh nhân khỏi sự nhiễm với 3 type còn lại. Nhưng
việc bị nhiễm liên tiếp với nhiều type là một trong những tiền đề cho hội
chứng sốc Dengue [90].

Formatted: Font: 14 pt


5

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar


1.1.2. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue
SXHD là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và
muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh. Bệnh thường có triệu chứng sốt
cao, đột ngột kéo dài trong vòng 2-7 ngày kèm theo đau đầu, đau cơ, đau
xương khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có xuất huyết với nhiều mức độ
khác nhau và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue, tử vong [4].
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue gây bệnh SXHD do côn trùng truyền bệnh gọi là virus
Arbo thuộc nhóm Flaviridae. Các giả thuyết đã cho thấy tổ tiên của loại virus
này đã xuất hiện cách đây khoảng 1 ngàn năm trong một chu kỳ lây nhiễm
liên quan đến động vật linh trưởng không phải là con người và muỗi. Còn sự
lây truyền sang người xảy ra cách đây khoảng vài trăm năm với sự xuất hiện
cả 4 type huyết thanh: I, II, III, IV. Khi vào cơ thể, virus nhân lên trong tế bào
bạch cầu đơn nhân để gây bệnh. Ở mỗi nước hay khu vực có thể gặp cả 4
type, nhưng trong mỗi vụ dịch tùy theo có type nổi trội hơn.

Hình 1.1: Muỗi Aedes aegypti

Formatted: Font: 14 pt


Formatted: Centered

6

Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar
Formatted: Font: 14 pt


Muỗi trưởng thành

Cung quăng

Trứng

Bọ gậy

Hình 1.2. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti
1.1.2.2. Nguồn truyền nhiễm
Nguồn truyền nhiễm chính là bệnh nhân. Trong đó nhóm người mắc
thể nhẹ, ít được phát hiện là nguồn bệnh quan trọng. Các nhà nghiên cứu ở
Malaysia đã chứng minh được loài khỉ hoang dại là nguồn truyền nhiễm trong
tự nhiên, nhưng chưa có bằng chứng từ khỉ truyền cho người.
1.1.2.3. Đường lây truyền
- Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà qua muỗi
Aedes đốt người bệnh rồi truyền virus sang người lành qua vết đốt. Ở Việt
Nam có hai loài muỗi truyền bệnh chính là:
+ Muỗi Ae. aegypti.
+ Muỗi Ae. albopictus.
Trong đó quan trọng nhất là Ae. aegypti.
Aedes aegypti là loại muỗi vằn, có nhiều ở thành phố, thị xã, khu đông
dân cư, thích trú đậu trong nhà, ưa đốt người, đốt dai (đốt nhiều lần đến khi


7

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar


no), sau khi đốt thì đậu ở nơi tối, đốt chủ yếu ban ngày, đặc biệt lúc sáng sớm
và chiều tối (còn gọi là muỗi ngày), bay xa khoảng 400m, đậu cao từ 2m trở
xuống, thích đậu ở chỗ tối, mát, ở các giá thể sẫm màu. Sinh sản thuận lợi ở
những dụng cụ chứa nước gần nhà. Nhiệt độ thuận lợi cho trứng phát triển là
trên 26oC (11-18 ngày), ở nhiệt độ cao hơn: 32-35oC chỉ cần 4-7 ngày. Muỗi
cái đẻ trứng trong suốt đời sống của nó khoảng 6 - 7 lần, mỗi lần khoảng 60
- 100 trứng, tuy nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm muỗi có thể đẻ đến
13 lần. Muỗi Aedes aegypti nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trung bình
sống từ 20 - 40 ngày [81], [92], [106], [107].
1.1.2.4. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dễ
bị nhiễm hơn với bệnh cảnh thường nhẹ so với người lớn. Sau khi khỏi bệnh
cơ thể sẽ có miễn dịch suốt đời với type virus Dengue gây bệnh nhưng không
có miễn dịch đầy đủ với các type virus Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ
hai do type virus Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ
xuất hiện sốc Dengue.
1.1.2.5. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền:
Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày. Thông thường từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là
nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu đây là giai đoạn trong
máu có nhiều virus. Muỗi bị nhiễm virus từ 8-12 ngày sau khi hút máu và có
thể truyền bệnh suốt đời.
1.1.2.6. Điều kiện phát sinh dịch và phân vùng dịch tễ
Dịch SXHD trong những năm gần đây có xu hướng lan rộng ra nhiều
vùng khác trên thế giới. Đông Nam Á, Tây và Nam Thái Bình Dương là
những vùng có dịch lưu hành cao. Việt Nam là một trong những nước nằm
trong khu vực này.

Formatted: Font: 14 pt



8

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar

Bệnh SXHD tuy có nhiều trường hợp nhẹ, nhưng cũng có nhiều trường
hợp nặng như thể sốc, thể não,… và tỷ lệ tử vong cao (từ 2-3 đến 10% tuỳ
theo mỗi nước).
Điều kiện phát sinh dịch
Cần 3 điều kiện:
- Mật độ muỗi Ae. aegypti cao (≥ 1 con/nhà và 50% nhà có muỗi).
- Khí hậu, thời tiết thích hợp: Mùa mưa (nhiều ổ nước đọng), nhiệt
độ > 25oC.
- Đặc điểm dân cư: Mật
độ dân cư cao, chưa có miễn
dịch hoặc mới tiếp xúc hạn
chế với virus Dengue; trẻ em
chiếm tỉ lệ cao trong tập thể.
Điều kiện sinh hoạt vệ sinh
thấp: nhà ở chật chội, ẩm
thấp, tối, thiếu nước dùng

Hình 1.3: Chu trình tái nhiễm SXHD

(phải dự trữ nước), có nhiều
cống rãnh ứ trệ, ao tù…
Ở nước ta, SXHD được chia thành 3 vùng:
- Vùng 1: có bệnh quanh năm, phát triển mạnh vào mùa hè thu, gặp

chủ yếu ở trẻ em (Đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung…).
- Vùng 2: không có bệnh vào những tháng rét nhưng phát thành dịch
vào mùa mưa - nóng, gặp cả ở trẻ em và người lớn (Bắc Trung Bộ, đồng bằng
Bắc Bộ…).

Formatted: Font: 14 pt


9

Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar
Formatted: Centered

- Vùng 3: bệnh tản phát ở vài tháng mưa - nóng, thường không thành

Formatted: Font: 14 pt

dịch (Tây Nguyên, miền núi phía Bắc…).
Về type gây bệnh, theo các nghiên cứu trong các giai đoạn và ở các

Formatted: Expanded by 0.2 pt

khu vực khác nhau, khi nhận xét về mặt huyết thanh học, virus học thì bệnh
SD/SXHD xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1987 đến 2007 tại một
số tỉnh miền Bắc và miền Trung thì các type virus Dengue thường chuyển
dịch từ virus Dengue type 2 sang virus Dengue type 1 rồi đến virus Dengue
type 3. Dự báo trong giai đoạn tới, khi mặt bằng đáp ứng kháng thể của
cộng đồng dân cư đối với các type virus Dengue 1 và 2 thì các vụ dịch có
thể chuyển sang virus Dengue type 3, type 4 nhưng virus Dengue type 2

vẫn luôn có mặt và là nguyên nhân chính gây nên dịch SD/SXHD ở Việt
Nam [12], [18], [42], [47], [51].
Qua các báo cáo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện
Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh, cho thấy tại khu vực miền Bắc thì chủ yếu
lưu hành các type D1 và D2. Đối với các tỉnh phía Nam thì hầu như luôn xuất
hiện cùng lúc 4 type virus D1, D2, D3, D4. Tuy nhiên, đối với các trường hợp
SXHD độ III, IV thì type virus D1 và D2 vẫn chiếm ưu thế.
Trong năm 2011, qua giám sát tại các tỉnh phía nam, kết quả phân lập
type virus cho thấy số mẫu dương tính với D1 chiếm tỷ lệ cao nhất (9,53%)
kế đến là D2 (6,46%); D3 (1,89%) và D4 là 4,91%.
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính hàng năm có khoảng 50-100 triệu
trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và gần một nửa dân số thế giới
sống ở vùng lưu hành sốt xuất huyết Dengue. Riêng khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, hiện tại có gần 75% dân số toàn cầu tiếp xúc với sốt xuất huyết
Dengue [117]. Bệnh SXHD hiện đã trở thành dịch và đang lưu hành ở trên 100

Formatted: Space Before: 6 pt


10

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar

nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới, vùng Đông Nam Á
và Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Phi với khoảng 2,5 tỷ người sống
trong vùng nguy cơ dịch. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai khu
vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. SXHD đang là một trong những gánh nặng

về sức khoẻ cộng đồng và là mối quan tâm chủ yếu của lĩnh vực y tế công cộng
trên toàn thế giới. Số ca mắc SXHD liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Trong giai đoạn từ 1970 đến 1995 trên toàn cầu, số mắc SXHD đã tăng 4 lần, Số
ca nhiễm SXHD hàng năm ước tính khoảng 50 triệu người, 500.000 trường hợp
SXHD phải nhập viện mỗi năm trong đó 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Tỷ lệ
chết trung bình khoảng 5%. Theo Tổ chức Y tế thế giới số ca mắc sốt xuất
huyết Dengue được báo cáo trong khoảng thời gian 55 năm qua đã tăng tới
2.427 lần. Giai đoạn ghi nhận báo cáo đầu tiên 1955-1959 trung bình mỗi năm
chỉ có khoảng 908 ca, tuy nhiên giai đoạn 1960-1969 có số ca mắc trung bình
gấp hơn 15 lần so với giai đoạn trước đó. Và số ca mắc tiếp tục tăng cao
[114], [116], [120].
Trong các khu vực chịu gánh nặng về bệnh SXHD cho sức khoẻ cộng
đồng, vùng có mức độ ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Nam Châu Á và Tây
Thái Bình Dương. Trong đó phải kể đến các nước có tỷ lệ chết và mắc cao trong
những năm gần đây như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Lào, Campuchia [67], [81], [103]. Năm 1987, tại Thái Lan báo cáo
có 175.000 ca mắc và 1.000 ca tử vong. Đến năm 1996, các nước Đông Nam
Á và khu vực Tây Thái Bình Dương đã báo cáo có 1.300.000 ca mắc và 3.500
ca tử vong vào năm 1998. Đến năm 2007, một vụ dịch lớn đã xảy ra tại
Singapore, Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam với hơn 133.000
trường hợp lâm sàng được báo cáo và 850 trường hợp tử vong. Tại Singapore,
năm 2004 là năm có số mắc SXHD cao nhất kể từ năm 1998, số mắc ghi nhận
lên tới 8.500 trường hợp mắc, cao gấp 2 lần số mắc năm 2003 và là số mắc cao

Formatted: Font: 14 pt


Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar


11

Formatted: Font: 14 pt

nhất trong 10 năm trở lại đây ở nước này. Malaysia cũng ghi nhận tới

Formatted: Centered

33.203/58 trường hợp mắc/chết trong năm 2004, số mắc cao nhất kể từ năm
1999 tại nước này. Một số nước khác trong khu vực cũng ghi nhận có tỷ lệ
chết/mắc do SXHD cao là Philippines (0,7%), Srilanca (0,6%) [114], [120].
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sốt xuất huyết Dengue ngày càng ảnh

Formatted: Expanded by 0.2 pt

hưởng nghiêm trọng đến vấn đề kinh tế, xã hội. Thứ nhất gánh nặng kinh tế
xã hội do bệnh SXHD bao gồm các chi phí trực tiếp cho bệnh nhân nằm
viện, thiệt hại kinh tế cho bệnh nhân và người nhà phải nghỉ việc để chăm
sóc người ốm. Thứ hai là thiệt hại do chi phí tốn kém diệt vectơ truyền
bệnh trong các vụ dịch. Thứ 3 là thiệt hại về du lịch. Các quốc gia khác có
số mắc cao lần lượt thuộc về các quốc gia tại Châu Mỹ La Tinh và Châu Á
Thái Bình Dương [115], [117], [120].

Formatted: Expanded by 0.2 pt
Formatted: Expanded by 0.2 pt
Formatted: English (U.S.)

400

1.4


Số ca mắc (x1000)
1.2

Số ca mắc (x1000)

Tỷ suất tử vong (%)
300

1

250
0.8
200
0.6
150
0.4

100

Tỷ suất tử vong (%)

350

0.2

50

2011


2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996


1995

1994

1993

1992

0

1991

0

Năm

Biểu đồ 1.1. Số trƣờng hợp mắc/chết SXHD ở khu vực Tây Thái Bình
Dƣơng, giai đoạn 1991 - 2011 (Nguồn: WHO Western Pacific Regional Office)
Đến năm 2011, các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xảy
ra 244.880 trường hợp mắc, trong đó 839 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,34%.


12

Formatted: Centered
Formatted: Font: 14 pt, Check spelling and
grammar

Tại Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Marshall, Singapore


Formatted: Font: 14 pt

và Việt Nam có hơn 1.000 trường hợp mắc vào năm 2011, số trường hợp mắc
cao hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, có sự biến đổi lớn giữa các quốc gia
trong khu vực về phân phối type huyết thanh. Tại Campuchia năm 2011 có
15.980 trường hợp mắc và 73 trường hợp tử vong với cao điểm dịch vào
tháng 7. Nhóm mắc bệnh là nam vị thành niên và người lớn chiếm tỷ lệ cao
hơn nữ. Có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh qua kết quả giám sát huyết
thanh và phân lập virus: 77% type DEN - 1; 19% type DEN - 2; 2% type
DEN - 3 và 2% type DEN - 4. Tại Lào có số mắc thấp hơn Campuchia với
3.905 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong với một đỉnh dịch xảy ra trong
tháng chín. Riêng Philippine năm 2011 đã có số ca mắc cao nhất trong khu
vực với 125.975 trường hợp mắc và 654 ca tử vong, cao điểm dịch xảy ra vào
tháng 8. Số trường hợp mắc ở nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên. Không
có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh ở quốc gia này, chủ yếu là DEN - 1
(44%), DEN - 3 (43%) và DEN - 2 (13%) [67], [68], [120].
Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000 đến nay SXHD đã lan nhanh ra
toàn khu vực. Năm 2003, có 8 quốc gia trong khu vực có dịch SXHD là:
Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và
Timor - Leste. Tại Nepal đã xuất hiện trường hợp SXHD lần đầu tiên vào
tháng 11/2006. Riêng Hàn Quốc là nước duy nhất của khu vực Đông Nam Á
là không có SXHD. Các nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và xích
đạo như Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Timor - Leste xem dịch
SXHD là một vấn đề y tế công cộng lớn. Chi phí chi trả cho phòng chống,
điều trị bệnh là rất lớn [74], [86], [95].

Formatted: Space Before: 6 pt



×