Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em 25 60 tháng tuổi dân tộc thiểu số và một số liên quan tại hai xã vùng cao huyện bảo yên tỉnh lào cai năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 100 trang )

B GIO DC & O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

PHM HONG THI QUANG

Thực trạng SUY dinh d-ỡng trẻ em 25-60
tháng tuổi dân tộc thiểu số Và một số yếu tố
liên quan Tại hai xã vùng cao huyện bảo yên
tỉnh lào cai năm 2019
LUN VN THC S Y HC D PHềNG
Mó s: 8720163

Cỏn b hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Ninh Th Nhung
2. TS. Phan Hng Dng

THI BèNH - 2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng quản lý
đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Dược Thái
Bình; Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bảo Yên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận
tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận văn


và khóa học này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn trân trọng
nhất tới cô NGUT.PGS.TS. Ninh Thị Nhung và thày TS. Phan Hướng Dương đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp
luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những người
thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho
tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp
đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để
tôi vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Thái Bình, tháng 6 năm 2020
Tác giả

Phạm Hoàng Thái Quang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dân
tộc thiểu số từ 25 đến 60 tháng và một số yếu tố liên quan tại hai xã vùng
cao huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai năm 2019” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ninh Thị Nhung
và TS. Phan Hướng Dương.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Thái Quang



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

: Body Mass Index- Chỉ số cơ thể

FAO

: Food and Agricutlture Organization of the United NationTổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới

NCKN

: Nhu cầu khuyến nghị

MICS

: Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ

PCSDD

: Phòng chống suy dinh dưỡng

GDP

: Gross Domestic Produc)- Tổng sản phẩm quốc nội

SDD

: Suy dinh dưỡng


TTDD

: Tình trạng dinh dưỡng

UNICEF

: United Nation Children's Fund - Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc

VCDD

: Vi chất dinh dưỡng

WB

: World Bank - Ngân hàng thế giới

WHO

: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Một số nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em .............. 3
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng ........................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em ............................... 3
1.1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em .............................................. 5
1.2. Tình hình SDD ở trẻ em hiện nay ........................................................... 7

1.2.1. Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới.............................................. 7
1.2.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam .............................. 9
1.2.3. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số Việt Nam ... 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 27
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ............................................... 28
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................... 29
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu .......................................... 30
2.2.5. Tổ chức triển khai ........................................................................... 32
2.2.6. Xử lý số liệu .................................................................................... 32
2.2.7. Các biện pháp khống chế sai số ...................................................... 33
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................... 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
3.1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số từ 25 đến 60
tháng tuổi tại hai xã vùng cao huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai năm 2019. ..... 34


3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến Suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 25
đến 60 tháng tuổi dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu. .......................... 43
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 53
4.1. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số từ 25 đến 60 tháng
tuổi tại hai xã vùng cao huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai năm 2019. ............... 53
4.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 25 đến 60
tháng tuổi dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu....................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72

KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5
tuổi cao nhất tại Việt Nam .......................................................... 16

Bảng 3.1.

Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo giới tính và tháng tuổi .... 34

Bảng 3.2.

Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo giới tính và địa bàn
nghiên cứu ................................................................................... 34

Bảng 3.3.

Giá trị trung bình cân nặng, chiều cao của trẻ theo giới tính,
nhóm tuổi và địa bàn nghiên cứu ................................................ 35

Bảng 3.4.

Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ theo giới tính và
nhóm tuổi, địa bàn nghiên cứu.................................................... 36


Bảng 3.5.

Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới tính ............... 36

Bảng 3.6.

Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em theo giới,
nhóm tuổi, địa bàn nghiên cứu.................................................... 39

Bảng 3.7.

Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em theo giới tính,
nhóm tuổi, địa bàn nghiên cứu.................................................... 39

Bảng 3.8.

Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ em theo giới tính,
nhóm tuổi, địa bàn nghiên cứu.................................................... 40

Bảng 3.9.

Tỷ lệ trẻ mắc phối hợp với các thể suy dinh dưỡng khác theo
giới tính ....................................................................................... 41

Bảng 3.10. Tỷ lệ trẻ mắc phối hợp với các thể suy dinh dưỡng khác theo
nhóm tuổi .................................................................................... 41
Bảng 3.11. Tỷ lệ trẻ mắc phối hợp với các thể suy dinh dưỡng khác theo
địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 42
Bảng 3.12. Tỷ lệ trẻ mắc phối hợp với các thể suy dinh dưỡng khác theo
dân tộc ......................................................................................... 43

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ với giới, địa bàn
nghiên cứu ................................................................................... 43


Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ với cân nặng sơ
sinh và dân tộc của trẻ................................................................. 44
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ theo trình độ học
vấn, nghề nghiệp của bà mẹ và người chăm sóc ........................ 45
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ với hoàn cảnh gia đình .. 46
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với số con của bà mẹ và
khoảng cách sinh ......................................................................... 46
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với số con dưới 5 tuổi của
bà mẹ và trẻ là con thứ mấy ........................................................ 48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với tăng cân khi mang thai
của bà mẹ và số lần khám thai .................................................... 48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ với bà mẹ được
uống vi chất dinh dưỡng ............................................................. 49
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với lao động khi mang thai
và thời gian đi làm trở lại sau sinh.............................................. 49
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với bà mẹ được hướng dẫm
cách nuôi con và bà mẹ tham gia buổi giáo dục dinh dưỡng ..... 50
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với bà mẹ biết các nguyên
nhân dẫn tới con bị suy dinh dưỡng và bà mẹ cho trẻ đi
tiêm/uống vacxin......................................................................... 51
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với tình trạng ốm của trẻ
trong tháng qua và kiểm tra cân nặng cho trẻ của CBYT .......... 51
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tình trạng SDD với tình trạng tiêu chảy,
viêm đường hô hấp của trẻ trong 2 tuần qua .............................. 52



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.

Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến 2020 ở các nước đang phát triển ... 9

Biểu đồ 1.2.

Xu hướng tình hình suy dinh dưỡng thể thấp còi theo nhóm
dân tộc: Việt Nam, năm 2010-2015........................................ 16

Biểu đồ 3.1.

Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo dân tộc ....... 37

Biểu đồ 3.2.

Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi ........ 38

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ trẻ mắc phối hợp với các thể suy dinh dưỡng khác
theo địa bàn nghiên cứu .......................................................... 42

Biểu đồ 3.4.

Mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ với cân nặng sơ
sinh và dân tộc của trẻ ............................................................ 44

Biểu đồ 3.5.


Mối liên quan giữa tình trạng SDD với số con của bà mẹ và
khoảng cách sinh..................................................................... 47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em. Phần lớn các mục tiêu
của Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia liên quan đến suy dinh dưỡng (SDD) trẻ
em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt hoặc vượt; mức an ninh
lương thực cũng đã được tăng cường và khẩu phần ăn của người dân đã được
tăng lên về số lượng và đa dạng hóa về chất lượng; kiến thức và thực hành
dinh dưỡng của người dân đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm tương đối nhanh và liên tục…[6]. Tuy
vậy, suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao. Đặc biệt ở các khu vực miền
núi biên giới khó khăn và các dân tộc thiểu số. Bệnh gây nhiều hậu quả không
tốt đến phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ em những năm sau này. Về mặt xã
hội, suy dinh dưỡng kìm hãm và gây nhiều thiệt hại về kinh tế bởi nó trực tiếp
ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới giống nòi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao thường đi đôi với nghèo đói. Ngân hàng thế giới (WB) đã ước tính suy
dinh dưỡng làm giảm 5% GDP mỗi năm ở các nước Đông Nam Á. Những
nghiên cứu gần đây còn cho thấy, những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng vào những
năm đầu của cuộc đời sau này thường có nguy cơ cao bị béo phì so với trẻ
bình thường [43].
Tại Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm trong 5
năm qua; tỷ lệ trẻ em nhẹ cân giảm từ 17,5% vào năm 2010 xuống còn 13,8%
trong năm 2016. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gần 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng thấp còi (24,3% năm 2016). Đặc biệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số cao gấp gần 2 lần so với

trẻ em người dân tộc Kinh (32,1% so với 16,2%). Nguyên nhân là do đồng
bào dân tộc thiểu số thường sinh sống ở vùng sâu, vùng xa và gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe; việc di chuyển từ nhà


2

đến các cơ sở y tế thường rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Phụ nữ dân tộc
thiểu số thường cho trẻ ăn thức ăn thô từ rất sớm (từ 2-3 tháng tuổi). Tại một
số vùng, người dân không đủ lương thực, nước sạch và vệ sinh... Trẻ em dân
tộc khi sinh ra chỉ có trung bình 20% bị suy dinh dưỡng nhưng đến khi 5 tuổi
con số này đã tăng lên xấp xỉ 40% [22], [35].
Tỉnh Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, đời sống của nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán của người dân tộc còn nhiều lạc hậu.
Đặc biệt tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh còn ở mức
rất cao 35,2% [48].
Hai xã Vĩnh Yên, Xuân Hòa là hai xã vùng cao đặc biệt khó khăn của
huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai với tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 96%. Trong
thời gian qua mặc dù được sự quan tâm của các cấp ủy đảng cũng như chính
quyền của huyện Bảo Yên nhưng tình hình kinh tế xã hội của hai xã Vĩnh
Yên, Xuân Hòa vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
còn cao. Để hiểu rõ hơn thực trạng này tại hai xã vùng cao Vĩnh Yên, Xuân
Hòa làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết thực hơn nhằm cải thiện tình trạng
dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em 25 đến 60 tháng tuổi dân tộc thiểu số và
một số yếu tố liên quan tại hai xã vùng cao huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai năm
2019” nhằm mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số từ 25 đến 60
tháng tuổi tại hai xã vùng cao huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai năm 2019.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 25 đến

60 tháng tuổi dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dƣỡng ở trẻ em
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn
của trẻ không đảm bảo đủ nhu cầu protein và năng lượng, kèm theo đó là các
bệnh nhiễm khuẩn. Những nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng đã chỉ ra các
nước thuộc châu Phi, châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á từ trước cho đến nay
vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Không chỉ có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao mà
còn có tỷ lệ tử vong cao nhất do bị suy dinh dưỡng [40], [56], [64].
Mức độ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trung bình chung của cả
nước đang ở ngưỡng ý nghĩa sức khỏe cộng đồng mức trung bình cho cả chỉ
tiêu nhẹ cân và thấp còi. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi không chỉ là hậu
quả của thiếu ăn và các bệnh nhiễm trùng, mà chính suy dinh dưỡng làm cho
sức đề kháng kém, trẻ dễ mắc nhiễm trùng hơn, từ đó tạo ra vòng xoắn suy
dinh dưỡng và nhiễm trùng ở trẻ.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em
 Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân phổ biến của tình trạng SDD trẻ em là do chế độ ăn
không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ và tình trạng
mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nguyên
nhân này càng phổ biến hơn ở các vùng nông thôn nghèo, những địa bàn có
điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội còn hạn chế, khả năng tiếp cận thông tin
truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân còn gặp khó khăn, kiến thức,
thực hành chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em của bà mẹ và người chăm

sóc trẻ không đầy đủ. Thiếu VCDD gây nên tình trạng biếng ăn khiến trẻ
không hấp thu được các dưỡng chất cần thiết dẫn đến trẻ bị SDD [15], [54].


4

- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ:
Việc nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho
trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, mẹ thiếu kiến thức
dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái là nguyên nhân hàng
đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó là khẩu
phần ăn chưa cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị (NCKN) các VCDD như iốt,
sắt, kẽm, vitamin A, D, C, vitamin nhóm B [2], [65].
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng sau 6 tháng được nuôi
hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ dưới 1 tuổi cần được cung cấp các thực phẩm dinh
dưỡng bổ sung để đảm bảo mức độ tăng trưởng tối đa. Tuy nhiên, trẻ em dân
tộc thiểu số không có điều kiện để tiếp nhận chế độ dinh dưỡng đó. Nhìn
chung, chỉ có 39% trẻ là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 6 - 23 tháng
có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, so với 69% trẻ em là người Kinh/Hoa.
Dinh dưỡng rõ ràng là yếu tố then chốt nhưng tổng số năng lượng ăn
vào không đủ có khả năng là yếu tố ảnh hưởng tới thấp còi vì thấp còi thường
không kết hợp với gầy còm, nghĩa là năng lượng thường đủ để đứa trẻ duy trì
cân nặng của nó phù hợp với chiều cao. Chất lượng khẩu phần cần xem xét
hơn là số lượng khẩu phần, trong đó vai trò của protein động vật, chất béo,
các vi chất, vitamin, các axit amin và axit béo cần thiết [18], [30], [61], [70].
- Trẻ bị nhiễm khuẩn và các bệnh lý khác:
Tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng do trứng giun truyền qua đất từ lâu
đã được biết đến là nguyên nhân ảnh hưởng đến dinh dưỡng ở trẻ, khiến trẻ
kém hấp thụ các chất dinh dưỡng. Theo nhận định của Điều tra đánh giá các
mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2014 của Việt Nam, tiêu chảy là một

bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Kết quả
điều tra cho thấy, 18,5% trẻ em dân tộc thiểu số bị tiêu chảy tại thời điểm
khảo sát, so với chỉ 6,5% trẻ em là người Kinh/Hoa [35].


5

 Nguyên nhân gián tiếp
- Tiếp cận các dịch vụ y tế: Dịch vụ chăm sóc trước sinh giúp phụ nữ
mang thai được cung cấp các dịch vụ về dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm bổ
sung sắt-axit folic, bổ sung năng lượng và protein để duy trì dinh dưỡng cũng
như dịch vụ tư vấn dinh dưỡng nhằm giúp họ có thực hành phù hợp về nuôi
dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo khảo sát MICS năm 2014, chỉ
có 32,7% phụ nữ là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15 -49 và đã sinh con
trong vòng 2 năm trước cuộc khảo sát đã đi khám thai theo khuyến nghị trong
khi 82,1% phụ nữ là người Kinh đi khám khai từ 4 lần trở lên [35].
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Môi trường sống thể chất
không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến rối loạn chức năng đường ruột và dẫn
đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Theo Khảo sát MICS 2014, chỉ
có 2,4% hộ dân tộc Kinh/Hoa phóng uế bừa bãi trong khi đây là thói quen của
26,8% hộ gia đình dân tộc thiểu số. Hơn nữa, 81,7% hộ gia đình là người
Kinh/Hoa, so với 38,7% hộ gia đình dân tộc thiểu số, có sử dụng nguồn nước
sinh hoạt cũng như các công trình vệ sinh đảm bảo [35].
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ chưa được đảm bảo. Kết hôn
sớm và mang thai ở tuổi vị thành niên có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ
mang thai và trẻ sơ sinh, tăng tình trạng nhẹ cân khi sinh và suy dinh dưỡng
thể thấp còi ở trẻ. Theo Khảo sát MICS năm 2014, 23,9% phụ nữ dân tộc
thiểu số ở độ tuổi 15 - 19 tuổi đã trải qua sinh nở, so với 5,1% phụ nữ người
Kinh/Hoa [19], [35], [52], [58].
1.1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em

a. Hậu quả về y tế
SDD thấp còi gây ra các tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe không
chỉ ở hiện tại mà còn tác động đến cả các thế hệ sau này. Các nguy cơ về sức
khỏe gắn liền với tình trạng thấp còi bắt đầu từ khi lọt lòng và kéo dài trong


6

suốt cuộc đời của trẻ và thường di truyền sang thế hệ tiếp theo. Trong “Báo
cáo dinh dưỡng là trọng tâm của sự phát triển”, có trích dẫn: “Con của các bà
mẹ bị SDD thấp còi hoặc nhẹ cân thường có xu hướng bị thấp còi hoặc nhẹ
cân. Bằng cách này, SDD được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một
sự kế thừa không mong muốn”.
SDD thấp còi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bà mẹ và người
trưởng thành. Chậm tăng trưởng ở giai đoạn đầu đời không chỉ liên quan đến
chiều cao thấp khi trưởng thành mà còn gây ra một số rối loạn chuyển hóa và
các bệnh mạn tính ở người trưởng thành [44], [50].
b. Hậu quả về kinh tế - xã hội
SDD thấp còi còn ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tếxã hội của cả một quốc gia. Ngân hàng thế giới ước tính rằng: mất 1% chiều
cao người trưởng thành do còi cọc ở trẻ em đồng nghĩa với việc giảm 1,4%
năng suất kinh tế. Còi cọc có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của một
quốc gia lên đến 3% [62], [68].
SDD thấp còi gây nhiều thiệt hại về kinh tế, kìm hãm sự phát triển của
xã hội bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến giống
nòi. Ở những vùng có tỉ lệ SDD cao thường là các vùng có nền kinh tế chậm
phát triển. Ngân hàng thế giới đã ước tính SDD thấp còi ở nước ta làm giảm
5% GDP mỗi năm [44].
c. Suy dinh dưỡng thấp còi hạn chế khả năng học tập và lao động.
Thấp còi có liên quan chặt chẽ với khả năng học hỏi và đóng góp xây
dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân. Trình độ học vấn thấp và khả năng phát

triển nhận thức hạn chế. Thiếu dinh dưỡng và thường xuyên mắc các bệnh
nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao mà còn gây tổn
thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ, do đó làm chậm quá trình phát
triển nhận thức suy giảm nhận thức lâu dài. Kết quả của tổng điều tra dinh


7

dưỡng cho thấy: SDD thấp còi xảy ra trong 2 năm đầu đời có liên quan đến
giảm số năm đến trường (giảm đi 0,9 năm), chậm đi học và tăng nguy cơ bị
đúp (16%) [44]. Nghiên cứu từ các nước đang phát triển khác cũng cho thấy:
SDD thấp còi xảy ra trong khoảng 12 - 36 tháng tuổi thường đi kèm với khả
năng nhận thức kém hơn cũng như thành tích học tập thấp hơn ở tuổi thiếu
niên [59], [66].
1.2. Tình hình SDD ở trẻ em hiện nay
1.2.1. Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới
Từ 576 cuộc điều tra đại diện của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong
giai đoạn 1990 đến 2010 cho thấy năm 1990 trên thế giới tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi
bị SDD thể thấp còi chiếm khoảng 40,0%. Vùng châu Mỹ La tinh và Caribe là
24,6%. Tỷ lệ SDD thấp còi châu Á năm 1990 là 48,4%. Các quốc gia đang
phát triển là 44,6%; các quốc gia phát triển 6,1%. Đến năm 2010 trên toàn
cầu, thấp còi ở trẻ em đã giảm từ 39,7% xuống còn 26,7%. Tuy nhiên, mức độ
giảm tỷ lệ SDD thấp còi có sự khác nhau rõ rệt giữa các khu vực. Ở châu Phi
tỷ lệ thấp còi hầu như ít thay đổi. Sau 20 năm, tỷ lệ SDD thấp còi vẫn dao
động trong mức 40,0%; trong khi đó châu Á có những chuyển biến mạnh mẽ,
giảm đáng kể tỷ lệ SDD thấp còi từ 49,0% năm 1990 xuống còn 28,0% trong
năm 2010 [51], [69]. Tuy nhiên, ở đa số các nước đang phát triển, thấp còi
vẫn còn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn hiện
nay. Khoảng 80% trẻ dưới 5 tuổi thấp còi trên thế giới nằm ở 14 quốc gia
trong đó nhiều quốc gia như Đông Timor, Burundi, Niger và Madagascar,

Banglades, Campuchia, Camarun, Etiopia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi
cao nhất (hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi). Đến năm 2012 tỷ
lệ thấp còi chung toàn thế giới khoảng 25,0%; trong đó 56,0% ở Châu Á,
36,0% ở châu Phi [55], [57], [59], [63].


8

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới công bố tháng 5/2012 cho thấy
trong 15 năm vừa qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới chỉ giảm
được 1,5% trẻ em SDD nhẹ cân. Theo báo cáo về tình hình an ninh lương
thực thế giới năm 2016, FAO đã nhận định rằng số ca SDD toàn cầu tuy có
giảm sau 15 năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Do đó, tình trạng này sẽ khó có
khả năng đạt được “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ nhất’’ giảm một nửa
tỷ lệ SDD tại các nước đang phát triển từ 20,0% vào năm 1990-1992 xuống
còn 10,0% vào năm 2015 [71].
Trong khi 98,0% nạn đói trên thế giới tập trung ở các nước đang phát
triển và chiếm đến 16,0% dân số thế giới thì tại từng khu vực cho thấy châu Á
là nơi tập trung chủ yếu của tình trạng SDD, đã tạo nên gánh nặng lớn về kinh
tế khi cải thiện tình trạng SDD tại khu vực này cũng như cản trở việc đạt được
mục tiêu thiên niên kỷ thứ nhất [67].
Tại khu vực Đông Nam Á, tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi
cũng tương tự: tỉ lệ SDD thấp còi năm 1990 là 58,6% giảm xuống 33,9% vào
năm 2014; SDD nhẹ cân giảm từ 46,9% năm 1990 xuống 24,8% vào năm
2014. Báo cáo của WHO cho thấy, đến năm 2015 trên toàn cầu có 156 triệu
trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23,0% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều
bằng chứng cho thấy mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn cao,
nhưng tỉ lệ phân bố không đều ở các khu vực trên thế giới. SDD thấp còi có
mức độ trầm trọng hơn SDD thể nhẹ cân. Ở các nước đang phát triển, trẻ ở
nông thôn có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao gấp 1,5 lần so với trẻ ở thành

phố. Chiều hướng giảm SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng tương tự như
với SDD nhẹ cân. Tỷ lệ SDD thấp còi ở các nước đang phát triển là 26,8%
(2014), toàn thế giới là 22,5% (2013). Dự đoán đến năm 2020, tỷ lệ SDD thấp
còi trên toàn thế giới tiếp tục giảm. Tỷ lệ SDD thấp còi ở các nước đang phát
triển sẽ tiếp tục giảm từ 29,8% năm 2000 xuống khoảng 16,3% năm 2020. Ở
Châu Phi mức độ giảm ít hơn rất nhiều, từ 34,9% xuống còn 31,1% trong
khoảng 20 năm tới [53], [60].


9

Biểu đồ 1.1. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến 2020 ở các nước đang phát triển
1.2.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc 80,0% trẻ bị SDD thấp còi trên thế
giới tập trung ở 14 nước, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, tình trạng SDD tại
Việt Nam phổ biến ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số [46].
Tỷ lệ này cũng khác nhau giữa các vùng sinh thái. Điều tra của Viện
Dinh dưỡng năm 2014 cho thấy những vùng có tỷ lệ SDD cao là Tây
Nguyên (22,6%), tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc (19,8%). Nhìn
chung ở vùng đồng bằng tỷ lệ SDD trẻ em thấp hơn ở các vùng khác [].
Như vậy, tỷ lệ SDD trẻ em miền núi ở cả 3 thể luôn cao nhất. Sự khác biệt
khá lớn về tỷ lệ SDD trẻ em ở các vùng sinh thái, giữa vùng nghèo ở khu
vực nông thôn và các vùng khác, cũng như giữa các mức chi tiêu. Giá trị
dinh dưỡng của khẩu phần người dân vùng nông thôn nghèo kém hơn rất
nhiều so với khu vực thành thị [35]. Hiện có 28 tỉnh có tỷ lệ suy dinh


10

dưỡng thể thấp còi cao hơn mức trung bình toàn quốc, trong đó có 12 tỉnh

trên 35%, là mức được xếp loại rất cao theo tiêu chuẩn của WHO. Các tỉnh
tập trung chủ yếu vào 3 vùng: Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Bắc
miền Trung [49].
Năm 2014, điều tra trên toàn quốc trong khuôn khổ hoạt động giám sát
dinh dưỡng hằng năm. Số liệu điều tra thường được thu thập do Trung tâm Y
tế Dự phòng tỉnh tiến hành dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Viện Dinh dưỡng cho
thấy Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 24,9%, nhẹ cân là 14,5% và
gày còm là 6,8%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 5,5%. Tỷ lệ
thấp còi và nhẹ cân ở trẻ trai cao hơn so với trẻ gái. Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi,
không có sự khác biệt nào về tình trạng thấp còi, nhưng có một chút khác biệt
về tình trạng nhẹ cân và gầy còm [47].
Tỷ lệ thấp còi, nhẹ cân và gầy còm khác biệt tuỳ thuộc tỉnh thành điều
tra. Ở Đà Nẵng, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 14%, nhẹ cân là
3,9% và gày còm là 4%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 11%.
Ở Hà Nội tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 15%, nhẹ cân là 6,1% và
gày còm là 5,8%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 4,6%. Ở
Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 7,1%, nhẹ
cân là 4,9% và gày còm là 2,6%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì
là 12,9%. Tuy nhiên ở một số tỉnh thành lại cao hơn hẳn như ở Hà Giang, tỷ
lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 35,2%, nhẹ cân là 23,1% và gày còm
là 9,8%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 2,8%. Ở Ninh Thuận
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 27,3%, nhẹ cân là 18,9% và gày
còm là 6,6%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 3,5%. Ở Đắk
Nông tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 33,3%, nhẹ cân là 22,1% và
gày còm là 7,1%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 2% [47].


11

Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam đến năm 2014

cho thấy: Phân bố SDD ở nước ta không đồng đều giữa các vùng sinh thái,
nhiều địa phương miền núi tỷ lệ SDD cao hơn hẳn vùng đồng bằng. Tại Đồng
bằng sông Hồng tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 20,3%, nhẹ cân là
10,2% và gày còm là 5,2%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là
4,7%.Vùng núi và cao nguyên phía Bắc tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp
còi là 30,7%, nhẹ cân là 19,8% và gày còm là 8,2%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị
thừa cân và béo phì là 3,9%. Bắc miền Trung và ven biển miền Trung tỷ lệ trẻ
dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 28,1%, nhẹ cân là 17% và gày còm là
6,7%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 4,7%. Vùng Tây Nguyên
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 34,9%, nhẹ cân là 22,6% và gày
còm là 7,8%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 3,5%. Đông Nam
Bộ tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 18,3%, nhẹ cân là 8,4% và gày
còm là 5,4%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là 10,5%. Đồng
bằng sông Cửu Long tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 24%, nhẹ cân
là 13% và gày còm là 6,8%; trong khi đó tỷ lệ trẻ bị thừa cân và béo phì là
5,6% [47].
SDD cũng có liên quan mật thiết với tình trạng kinh tế, xã hội của
người dân. Tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em ở nông thôn (13,8%) cao hơn vùng
thành thị (7,1%). Tương tự, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em ở vùng nông thôn
(21,8%) cao hơn vùng thành thị (12,1%), tỷ lệ SDD gày còm của trẻ em ở
vùng nông thôn (6,6%) cao hơn vùng thành thị (5,0%) [47].
Kết quả của tác giả Nguyễn Thanh Hà khi nghiên cứu về tình trạng đa
vi chất của trẻ từ 6-36 tháng tuổi SDD thấp còi tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc
Ninh cho thấy, thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm trên trẻ SDD thấp còi
đều ở mức nặng theo phân loại của WHO. Trẻ bị SDD thấp còi có tỷ lệ thiếu
đa vi chất khá cao. Có 37,6% số trẻ SDD thấp còi thiếu 1 loại vi chất, 23,5%


12


trẻ thiếu 2 vi chất kết hợp và 8,2% tổng số trẻ SDD thấp còi thiếu kết hợp cả 3
loại vi chất [14].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Ninh khi mô tả thực trạng suy
dinh dưỡng của trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại Thái Nguyên cho thấy suy dinh
dưỡng vẫn còn ở mức ý nghĩa cộng đồng đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp
còi. Tỷ lệ SDD ở nam cao hơn nữ, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 24-36
tháng, thấp nhất ở nhóm tuổi 0-12 tháng. Nhóm tuổi 18-24 tháng có gần
20% số trẻ bị suy dinh dưỡng độ 2 thể nhẹ cân, gần 30% trẻ suy dinh dưỡng
độ 2 thể thấp còi [26]. Nghiên của tác giả Nguyễn Thị Oanh khi đánh giá
tình trạng SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã phường tỉnh Đồng Tháp, kết
quả cho thấy tỷ lệ SDD chung về cân nặng là 19,4% và về chiều cao là
18,9%. Theo nhóm tuổi, tỷ lệ SDD chiếm cao nhất là nhóm trẻ 4 tuổi, thấp
nhất là nhóm trẻ 1 tuổi [27].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Phương khi xác định tỷ lệ suy
dinh dưỡng thấp còi và một số yếu tố liên quan ở trẻ tại thành phố Cần Thơ
cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi chiếm 14,6%, yếu tố ảnh hưởng đến thấp còi là
sống ở nông thôn, kinh tế nghèo, học vấn cha mẹ thấp, trẻ ăn dưới 3 bữa
chính 1 ngày, không ăn sáng, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá [28].
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hạnh Trang tại Quảng Bình trên 355 trẻ từ 6
đến 59 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân, gầy còm và thấp còi lần
lượt là 17,5%; 4,8%; 54,9%, phần lớn là SDD độ 1 [37].
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương trên nhóm đối tượng tại huyện
Yên Thủy nhằm mục đích đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và tìm hiểu các
yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi. Kết quả cho thấy trong 400 trẻ tham gia
nghiên cứu: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm lần lượt
là 52,2%; 23,5% và 6,9% [17]. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Dũng khi
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại thị xã Thủ Dầu Một,


13


tỉnh Bình Dương kết quả: 710 trẻ < 36 tháng tuổi. SDD thể nhẹ cân 42,7%,
thể thấp còi 61,5%, thể gầy còm 5,6% [11]. Lương Thị Thu Hà nghiên cứu
thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2
xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em
trong nghiên cứu ở mức rất cao: Thể nhẹ cân là 35,4%, thể thấp còi là 41,5%,
thể gầy còm là 8,4%. SDD mức độ nhẹ là chủ yếu gặp ở thể nhẹ cân, thấp còi:
SDD độ I thể nhẹ cân là 29,6%, thể thấp còi là 27,5%. Độ tuổi có tỷ lệ SDD
cao ở nhóm tuổi 13 - 48 tháng tuổi. Ở thể nhẹ cân, tỷ lệ SDD trẻ gái cao hơn
trẻ trai, ở trẻ em người dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em người kinh [13].
Nghiên cứu của tác giả Ninh Thị Nhung tại 2 trường mầm non thuộc 2
xã/phường của Thành phố Thái Bình năm 2011 cho thấy: tỉ lệ SDD là 14,0%
trong đó SDD độ I chiếm 94,3%, còn lại 5,7%, SDD độ II, không có SDD độ
III. SDD cao nhất ở nhóm tuổi 25 đến 36 tháng chiếm 16,5%. Tỉ lệ còi cọc là
19,8%, tăng dần theo các nhóm tuổi. Tỉ lệ gầy mòn là 7,4%, tỉ lệ thừa cân,
béo phì là 2,6%. Năng lượng khẩu phần không đạt so với nhu cầu đề nghị ở
tất cả các nhóm tuổi ở cả 2 khu vực, tỉ lệ trẻ đạt nhu cầu về năng lượng chỉ có
15,6 %. Có trên 90% số trẻ đạt nhu cầu đề nghị về protid trong đó khu vực
thành thị cao hơn khu vực nông thôn [25].
Nghiên cứu gần đây của Trần Quang Trung năm 2014 về thực trạng
SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình cho thấy;
tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi phổ biến nhất là tỉ lệ mắc thể thấp còi
(26,9%) rồi đến thể nhẹ cân (11,1%) và thấp nhất là thể gầy còm (4,5%), tỉ lệ
SDD tăng lên theo tuổi, tăng nhanh từ nhóm 13 - 24 tháng và tỉ lệ cao nhất từ
các nhóm trẻ trên 24 tháng [39].
Nghiên cứu của tác giả Đặng Hoàng Cương năm 2016 khi khảo sát
thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ thấp còi từ 25 đến 48 tháng tuổi tại 3 xã,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, tỉ lệ trẻ em thấp còi 25 - 48 tháng tuổi là



14

25,8%, trong đó trẻ thấp còi độ 1 chiếm 92,9 %, độ 2 chiếm 7,1%. Số trẻ mắc
ít nhất một thể SDD chiếm 36,2% tiếp theo là thấp còi đơn thuần (17%), thể
phối hợp (12,9%), thể nhẹ cân đơn thuần (3,3%), thừa cân béo phì (2,8%),
thấp nhất là thể gầy còm đơn thuần (2%) [8].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Chính năm 2018 khi đánh giá
tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả can thiệp gạo tăng cường sắt, kẽm ở trẻ em
từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, cho thấy tỷ lệ
SDD thấp còi của trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi còn cao (26,2%), SDD thể
nhẹ cân là 12,7%, SDD gầy còm là 4,2% và chỉ có 3% trẻ bị thừa cân, béo
phì. Trẻ nam và nhóm trẻ 48-60 tháng tuổi có nguy cơ SDD cao hơn trẻ nữ và
nhóm 36-47 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ thiếu
máu của trẻ cũng rất cao, tới 23,9% [7].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hồng, Lưu Thị Mỹ Thục về
tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi
trung ương cho thấy suy dinh dưỡng ở nhóm tuổi 13-26 tháng chiếm tỷ lệ cao
nhất. Có 130 trẻ bị suy dinh dưỡng trong 1000 trẻ nhập viện, thời gian điều trị
kéo dài ở nhóm trẻ SDD vừa và nặng [16]. Nghiên cứu của tác giả Chu Thị
Phương Mai, Lương Tuấn Dũng và một số tác giả khác cũng cho các kết quả
tương tự [12], [20], [34], [39].
1.2.3. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số Việt Nam
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng
thiếu dinh dưỡng. Nguyên nhân là do đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh
sống ở vùng sâu, vùng xa và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe; việc di chuyển từ nhà đến các cơ sở y tế thường rất khó
khăn, nhất là vào mùa mưa. Phụ nữ dân tộc thiểu số thường cho trẻ ăn thức ăn
thô từ rất sớm (từ 2-3 tháng tuổi). Tại một số vùng, người dân không đủ lương
thực, nước sạch và vệ sinh...



15

Khi phân tích dữ liệu năm 2015 được phân chia theo nhóm dân tộc đã
cho thấy dân tộc Kinh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 17,5%, trong khi
tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc khác là 31,4%. Trên thực tế, khoảng cách về tỷ
lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giữa các nhóm dân tộc chiếm đa số và các
nhóm dân tộc thiểu số thậm chí đã nới rộng, từ mức chênh lệch 14,3 điểm
phần trăm năm 2010 lên mức 16,4 điểm phần trăm năm 2015. Tình trạng suy
dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ các hộ gia đình dân tộc thiểu số không
được cải thiện nhiều với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm 5,0 điểm phần
trăm trong vòng năm năm, so với mức giảm 7,1 điểm phần trăm ở trẻ em dân
tộc Kinh. Tình hình suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cũng có xu hướng tương tự,
trong đó tỷ lệ toàn quốc đã giảm mạnh từ 33,8% năm 2000 xuống còn 14,1%
năm 2015, nhưng tỷ lệ trong nhóm dân tộc Kinh năm 2015 là 9,7% so với tỷ
lệ ở các nhóm dân tộc khác là 21,9%. Trong khi đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể
gầy còm toàn quốc đã giảm từ 8,6 xuống còn 5,6% trong giai đoạn 20002015, nhưng tỷ lệ này trong nhóm dân tộc Kinh là 5,5% so với tỷ lệ này trong
các nhóm dân tộc khác là 8,6% [35].
Tình hình thiếu hụt dinh dưỡng tại khu vực miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên còn nghiêm trọng hơn với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất trong cả
nước. Dữ liệu từ Khảo sát đa cụm chỉ số cho thấy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
thấp còi ở khu vực miền núi phía bắc (30,7%) và Tây Nguyên (34,9%) vẫn
đang ở mức đáng báo động. Hệ quả là các nhóm dân tộc thiểu số chiếm đại bộ
phận dân cư tại hầu hết (nhưng không phải toàn bộ) các tỉnh có tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất [35].


16

Biểu đồ 1.2. Xu hướng tình hình suy dinh dưỡng thể thấp còi theo nhóm

dân tộc: Việt Nam, năm 2010-2015[22]
Bảng 1.1. Các tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
cao nhất tại Việt Nam [22]

21.540

Ước tính tỷ
lệ trẻ là
người dân
tộc thiểu số
53,2

Ước tính tỷ lệ
trẻ là người dân
tộc thiểu số
SDD thấp còi
11,43

47.991

17.486

84,7

16,45

35,3

132.460


46.758

44,0

20,63

Lào Cai

35,0

73.939

25.878

65,4

16,9

Hà Giang

35,1

79.300

27.854

86,8

21,17


Sơn La

34,3

210.392

73.164

82,4

61,12

Cao Bằng

32,2

44.297

14.257

94,2

13,14

Điện Biên

31,9

66.386


21.171

81,6

17,2

Đăk Nông

33,0

54.792

18.081

32,1

5,084

Tỉnh

Tỷ lệ
thấp còi
ở trẻ em

Tổng số
trẻ dưới
5 tuổi

Số trẻ
SDD

thấp còi

Kon Tum

39,3

54.800

Lai Châu

36,4

Gia Lai


×