Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.25 KB, 21 trang )

Lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp
1. Vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán trong công tác
quản lý và sử dụng TSCĐ.
1.1 Khái niệm và vai trò của TSCĐ.
1.1.1. Khái niệm TSCĐ.
TSCĐ được hiểu là toàn bộ hữu hình hoặc vô hình tham gia một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy
theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định mà
có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ. ở nước ta hiện nay, trong
quyết định số 166/1999/QĐ- BTC. Ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính
ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ đã quy định tiêu chuẩn
giá trị và thời gian sử dụng ở điều 4 như sau: Các TSCĐ hữu hình hoặc vô hình.
* Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
* Có giá trị từ (năm triệu đồng) 5.000.000 đ trở lên.
Mọi tư liệu lao động hay mọi khoản chi phí thực tế đồng thời thỏa mãn 2
điều kiện trên được coi là TSCĐ.
1.1.2.Vai trò của TSCĐ.
- TSCĐ là một bộ phận tư liệu lao động sản xuất giữ vai trò tư liệu lao động
chủ yếu trong quá trình sản xuất.
- TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát
triển nền kinh tế quốc dân.
1.2. Đặc điểm của TSCĐ.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ có đặc
điểm như sau:
+ TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn giữ được hình thái hiện
vật ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
+ Giá trị của TSCĐ hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp... Như vậy TSCĐ phát huy tác dụng vào nhiều
chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ được thay thế khi hết thời hạ sử dụng hoặc
không có lợi về mặt kinh tế.
+ TSCĐ được mua về với mục đích được sử dụng chứ không phải để bán.,


đây là một tiêu thức để phân biệt TSCĐ với các tài sản khác và là cơ sở lý luận để
tổ chức kế toán TSCĐ.
1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐ.
Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình
hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ
đối với công tác quản lý và sử dụng hợp công suất của TSCĐ góp phần thúc đẩy
sản xuất, thu hồi vốn đầu ra nhanh để tái sản xuất. Như vậy đòi hỏi phải quản lý
TSCĐ là một yêu cầu cần thiết.
1.3.1. Yêu cầu quản lý.
Như chúng ta biết TSCĐ bao gồm cả hình thái vật chất và giá trị cho nên
TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị.
- Về mặt hiện vật đòi hỏi phải quản lý suốt thời gian sử dụng. Điều này có
nghĩa là phải quản lý từ việc mua sắm đầu tư, xây dựng đã hình thành, quá trình sử
dụng TSCĐ ở doanh nghiệp cho đến khi không sử dụng được nữa.
- Về mặt giá trị phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc phân bố chi
phí khấu hao một cách khoa học, quản lý để thu hồi vốn đầu tư phục vụ cho việc
tái dầu tư TSCĐ, xác định chính xác giá trị còn lại để giúp cho công tác đánh giá
hiện trạng của TSCĐ để có phương hướng đầu tư, đổi mới TSCĐ.
1.3.2. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán TSCĐ.
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý TSCĐ trên thì sự cần thiết là người
quản lý phải tổ chức hạch toán TSCĐ mọt cách hợp lý. Để đảm bảo ghi chép kịp
thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cung cấp những thông tin hữu
hiệu nhất cho quản lý thì cần tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học. Vì vậy,
tổ chức hạch toán là cần thiết.
1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nghiệp vụ
sau đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ,
kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di
chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở

doanh nghiệp.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán,
phân bổ, hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản
ánh chính xác chi phí thực tế và sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
và chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ tham gia đánh
giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ
ở doanh nghiệp.
2. Phân loại và đánh giá TSCĐ.
2.1. Phân loại TSCĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có rất nhiều loại TSCĐ được doanh
nghiệp sử dụng và mỗi loại TSCĐ lại có đặc điểm khác nhau do đó dể thuận lợi
cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần phân loại TSCĐ theo các tiêu thức
khác nhau.
2.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2
loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái hiện vật cụ thể như nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc...
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có thực thể hữu hình nhưng đại diện
cho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ được hưởng quyền lợi kinh tế.
Thuộc TSCĐ vô hình là chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát
triển, bằng phát minh sáng chế....
2.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.
Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại
TSCĐ tự có và TSCĐ thu ngoài.
* TSCĐ tự có: là TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn
vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay,nguồn vốn liên doanh các quỹ
của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng... Đây là những TSCĐ của doanh

nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
* TSCĐ thuê ngoài: là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất
định theo hợp đồng đã ký kết. Tuỳ theo hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia
thành:
* TSCĐ thuê tài chính: là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền
kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Theo thông lệ
TSCĐ được gọi à thuê tài chính nếu nó thoả mãn một trong bốn điều sau:
+ Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp
đồng.
+ Hợp đồng cho phép bên đi thuê được chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp
hơn giá thực tế củ TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại.
+ Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 (75%) thời gian hữu
dụng của tài sản thuê.
+ Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị
của TSCĐ thuê.
* TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản
nào của hợp đồng thuê tài chính như đã nói ở trên. Bên đi thuê chỉ dược quản lý, sử
dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả khi kết thúc hợp đồng.
2.1.3. Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
Theo đặc trưng kỹ thuật, các TSCĐ được chia thành từng loại sau:
- Đối với TSCĐ hữu hình gồm :
+ Nhà cửa, vật kiến trúc.
+ Máy móc, thiết bị.
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý.
+ Cây lâu năm, gia súc cơ bản.
+ TSCĐ khác.
- Đối với TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp.

+ Bằng phát minh sáng chế.
+ Chi phí nghiên cứu phát triển.
+ Chi phí về lợi thế thương mại.
+ TSCĐ vô hình khác.
Loại TSCĐ có tác dụn riêng nhưng mục đích của tất cả các cách phân loại
đều để tăng cường quản lý TSCĐ.
2.2. Đánh giá TSCĐ.
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền teo những nguyên tắc
nhất định. Đánh giá TSCĐ là điềukiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao
và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng,
TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
2.2.1. Nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí bình thường và hợp lý mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ, đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Đối với TSCĐ mua sắm (kể cả trường hợp mua TSCĐ mới hay đã dùng).
Là toàn bộ chi phí từ khi mua đến khi TSCĐ được đưa vào sử dụng bao gồm giá
mua, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt
chạy thử (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm không bao gồm thuế
GTGT đầu vào, hoặc thuế GTGT ở khâuhập khẩu khimua TSCĐ (nếu TSCĐ này
được dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp
trực tiếp hoặc TSCĐ không dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho các mục đích sự nghiệp, dự án, phúc lợi, thì
nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT ở khâu nhập
khẩu khi mua TSCĐ.
Đối với TSCĐ hữu hình xây dựng mới, nguyên giá được hạch toán thành 2
phần :
+ Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp và các chi phí lắp đặt chạy thử theo

thiết kế kỹ thuật sau khi trừ phần gía trị thu hồi của sản phẩm chạy thử (nếu có).
+ Phần chênh lệch do đánh giá trị công trình theo mặt bằng giá khi đưa công
trình vào sử dụng (được cấp quản lý có thẩm quyền duyệt y- Đối với doanh nghiệp
Nhà nước).
Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới không bao gồm thuế GTGT đầu vào (nếu
TSCĐ này được dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo
phương pháp trực tiếp, hoặc TSCĐ không dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh,
hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT
đầu vào của TSCĐ.
- Đối với TSCĐ hữu hình tự chế: Nguyên giá gồm giá thành thực tế (giá trị
quyết toán) của TSCĐ tự chế và chi phí lắp đặt chạy thử hợp lý, hợp lệ (nếu có).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự chế không bao gồm thuế GTGT đầu vào (nếu
TSCĐ này được dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo
phương pháp trực tiếp hoặc TSCĐ không dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT
đầu vào của TSCĐ.
- Đối với TSCĐ nhận của đơn vị khác góp vốn liên doanh thì nguyên giá là
giá trị thoả thuận của các bên liên doanh cộng vói các chi phí vận chuyển, lắp đặt
chạy thử (nếu có).
- Đối với TSCĐ được cấp. Nguyên giá là giá ghi trong “biên bản bàn giao
TSCĐ” của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có).
- Đối với TSCĐ được tặng biếu Nguyên giá là giá tính toán trên cơ sở gí thị
trường của các TSCĐ tương đương.
- Đối với TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá được xác định tuỳ thuộc vào
phương thức thuê (thuê mua, thuê trực tiếp, thuê qua công ty cho thuế TSCĐ...) và
tuỳ thuộc vào nội dung ghi trong hợp đồng tài sản.
Trường hợp thuê TSCĐ trực tiếp, nguyên giá ghi sổ TSCĐ đi thuê được tính
bằng giá trị hiện tại của hợp đồng.

Việc ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá cho phép đánh giá tổng quát năngực sản
xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và quy mô cua rdn. Chỉ tiêu nguyên
giá còn là cơ sở để tính khấu hoa, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu và
xác định hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Kế toán TSCĐ phải triệt dể tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá.
Nguyên giá của từng đối tượng TSCĐ ghi trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác
dịnh một lần khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của tài
sản tại doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại TSCĐ.
+ Xây dựng trang bị thêm cho TSCĐ.
+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của
TSCĐ.
+ Tháo dỡ bớt một số bộ phận làm giảm giá trị TSCĐ.
2.2.2. Giá trị còn lại của TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị của nó bị hao mòn dần và được tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, do đó giá trị của TSCĐ sẽ bị giảm dần.
Vì vậy, yêu cầu quản lý và sử dụng tưc đặt ra là cần xác định giá trị còn lại của
TSCĐ để từ dó có thể đánh giá được năng lực sản xuất thực của TSCĐ trong
doanh nghiệp.
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ

×