Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận ngôn ngữ truyền thông, sử DỤNG NGÔN NGỮ TRONG bản TIN “văn hóa VIỆT” TRÊN KÊNH VTC10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.1 KB, 22 trang )

Nội dung
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢN TIN “VĂN HÓA VIỆT” TRÊN
KÊNH VTC10
1.1.

Khái quát chung
Bản tin “Văn hóa Việt” là dạng bản tin phát sóng hàng ngày có thời lượng

khoảng gần 10 phút.
Khung giờ phát sóng: 22h 15 phút hàng ngày trên kênh VTC10, phát lại 2
lần vào 4h 45 phút sáng và 13h 30 chiều ngày hôm sau.
Nhiệm vụ của bản tin:
- Cung cấp thông tin một cách kịp thời, nhanh cho khán giả về đời sống văn
hóa trong nước, các sự kiện văn hóa trên các vùng miền khác nhau, các đại diện
tiêu biểu cho các lĩnh vực văn hóa, cung cấp thông tin và quảng bá hình ảnh về
các công trình, di sản văn hóa của đất nước.
- Thông tin mang tính chất định hướng, quảng bá giới thiệu những nét đẹp
của văn hóa đất nước.
Một bản tin Văn hóa Việt có chất lượng phải đảm bảo những yêu cầu sau. Về
nội dung: tin tức cập nhật, nhanh, thông tin hấp dẫn, có tính định hướng. Về hình
thức: kết cấu hấp dẫn và linh hoạt, âm thanh và hình ảnh tốt, các thể loại trong bản
tin hấp dẫn, người dẫn chương trình hoàn thành tốt vai trò, thời lượng phù hợp.
Hiện nay các phóng viên và biên tập viên của kênh VTC10 đang nỗ lực phấn đấu
để đạt được mục tiêu đặt ra trong việc nâng cao chất lượng, đổi mới các sản phẩm
truyền hình, trong đó có bản tin “Văn hóa Việt”.
1.2.

Format bản tin
Về thời lượng gần 10 phút của bản tin “Văn hóa Việt”, có thể thấy thời

lượng như trên là hợp lý cho một bản tin hằng ngày về văn hoá.


Về khung giờ phát sóng: 22h 15 phút hàng ngày trên kênh VTC10, phát
lại 2 lần vào 4h 45 phút sáng và 13h 30 chiều ngày hôm sau. thời điểm 22h 15
phút là hơi muộn cho một bản tin, đề nghị nên đẩy thời gian phát sóng sớm hơn.

1


1 bản tin “Văn hóa Việt” có khoảng 5 tin và 1 phóng sự, có những bản tin có 2
phóng sự tùy thuộc vào nội dung từng số. Bản tin có phụ đề bằng Tiếng Anh để
phục vụ đồng bào ở nước ngoài.
Bản tin gồm 2 phần: phần 1 là tin tức văn hóa truyền thống, phần 2 là tin
tức văn hóa đương đại và phóng sự. Ngoài ra còn có là hình ảnh và thông tin về
một công trình văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh ở các vùng miền và hình cắt
thường đặt ở giữa hoặc cuối bản tin.
Bản tin có khung khá rõ ràng và rành mạch, và gần như tất cả đều là tin
sản xuất, không có sự khai thác tin nước ngoài bởi vì tính đặc thù là những tin
tức về văn hóa Việt trên khắp vùng miền của tổ quốc. Bộ nhận diện như trên
nhìn chung là hợp lý với một bản tin có độ dài gần 10 phút. Ban biên tập xây
dựng phần đầu có tiết tấu nhanh hơn tạo sự hấp dẫn cho khán giả qua các tin
ngắn và giọng đọc. Tiết tấu bản tin chậm dần với hình ảnh và thông tin về di sản
văn hóa. Nhạc cắt và hình cắt đánh dấu cho việc chuyển sang tin dài hơn và
phóng sự. Cách xây dựng tiết tấu này làm nhịp điệu của bản tin được giãn ra,
giúp người xem không bị quá cuốn vào thông tin, từ đó việc tiếp nhận thông tin
cũng hiệu quả hơn.
Hình hiệu của bản tin có độ dài 18s. Hình hiệu bắt đầu bằng hình ảnh
trống đồng Đông Sơn, 3 con hạc từ bề mặt trống đồng bay qua ba hình ảnh
tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung - Nam của Tổ quốc là chợ Bến Thành,
Thành nội Huế và chùa Một Cột. Những hình ảnh này có ý nghĩa biểu tượng cho
văn hóa Việt trên khắp đất nước Việt Nam. Sau đó là hình ảnh quả cầu biểu thị
cho “News” (thời sự) và tên bản tin xuất hiện “Văn hóa Việt” (Vietnamese

Culture) với chữ V được cách điệu theo hình con hạc. Hình hiệu của bản tin có
độ dài vừa phải và có ý nghĩa khái quát. Nhạc hiệu phù hợp với giai điệu khá
nhanh. Đồ hoạ của phần hình hiệu, hình cắt đẹp mắt, phông nền sau lưng người
dẫn chương trình là hình ảnh họa tiết trên bề mặt trống đồng.
Hình cắt của chương trình khá đơn giản, kéo dài 3s và hiện tên bản tin
Văn hóa Việt. Nhạc cắt ngắn gọn và tiết tấu nhanh nhằm ngắt giữa hai phần nội
dung của bản tin. Nhạc kết thúc có tiết tấu réo rắt, là tiếng sáo - một nhạc cụ âm
2


nhạc truyền thống của dân tộc. Nhìn chung âm nhạc cho phần hình hiệu, hình
cắt và kết thúc khá hấp dẫn và phù hợp với nội dung của bản tin.
1.3.

Nội dung bản tin
Nội dung tác phẩm báo chí là một phạm vi, một bộ phận cuộc sống hiện

thực được phản ánh qua sự lựa chọn, nhận thức sáng tạo của nhà báo. Tương
ứng với điều đó, bản tin “Văn hóa Việt” là bản tin chuyên biệt về văn hóa trong
nước bao gồm văn hóa truyền thống và văn hóa đương đại.
2.2.1. Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của nhà nước, các bộ
ngành liên quan đến văn hóa
Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của nhà nước là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Bản tin “Văn hóa Việt” cung cấp những
thông tin này giúp phổ biến và định hướng thông tin về văn hóa, giáo dục, xã hội
cho người dân.
Điển hình là tin về chủ trương về du lịch “Đề nghị tăng số quốc gia được
miễn Visa”(8/7/2015), hoặc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo di
tích thành Cổ Loa (9/7/2015).
2.2.2. Phản ánh đời sống văn hóa xã hội cộng đồng

Bản tin đưa tin về các hội nghị, ngày lễ liên quan đến văn hóa, như tin
“Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt được tổ chức vào ngày Quốc Khánh
2/9” (29/7/2015).
Bản tin dành thời lượng lớn cung cấp các nội dung tin tức, phóng sự về các
lễ hội văn hóa diễn ra trên khắp các địa bàn cả nước. Lễ hội là một hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống
người dân Việt Nam, đặc biệt ở các làng quê. Đây là dịp tưởng nhớ, tạ ơn của
người dân với đối tượng thờ cúng , giúp họ nhớ về cội nguồn của mình và cũng
là dịp để người dân vui chơi, giai trí. Sinh hoạt lễ hội góp phần không nhỏ vào
việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất
nước. Lễ hội ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian, hiện nay nước ta có hơn 500 lễ hội trải dài khắp
các vùng miền của đất nước.
3


Các lễ hội được phản ánh đa dạng từ những lễ hội truyền thống cho đến
những lễ hội, ngày hội mang màu sắc hiện đại như “Quảng Nam tổ chức chương
trình Hoa đăng Hội An 2015” (7/7/2015), Khánh Hòa: Tổ chức Festival Biển
Nha Trang 2015 (8/7/2015).
Bên cạnh đó, những thông tin về các buổi triển lãm, các cuộc thi, lễ trao
giải về văn hóa cũng được thường xuyên cập nhật tới khán giả, chẳng hạn “Triển
lãm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp
lý” (9/7/2015) - một buổi triển lãm nhằm hướng về biển đảo quê hương và tôn
lên lòng tự hào dân tộc, “Quảng bá du lịch Việt qua cuộc thi khám phá Việt
Nam” (14/8/2015), “Tái bản 3 cuốn sách của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”
(18/7/2015)
Phong tục, tập quán, nghề truyền thống của các dân tộc Việt Nam cũng là
mảng đề tài được khai thác trong bản tin “Văn hóa Việt”. Bản tin có những
phóng sự về các phong tục, tập quán như: “Người dân bản Pà Cô giữ gìn nghề

dệt thổ cẩm (5/1/2015), “Khám phá Điệu Then Tày Thái Nguyên”
(7/7/2015),...giúp người xem khám phá, hiểu biết về những nét đẹp truyền thống
của các dân tộc trên mọi miền đất nước.
Tin tức về điện ảnh, âm nhạc và võ thuật truyền thống cũng nằm trong nội
dung của bản tin với các thông tin như: “Ra mắt phim Người trở về nhân dịp
Quốc Khánh 2/9 (28/7/2015), “Khai mạc tuần phim Việt Nam tại Mỹ”
(6/7/2015). Công tác gìn giữ và phát huy nghệ thuật âm nhạc , võ thuật truyền
thống cũng được phản ánh qua các phóng sự: “Đà Nẵng thí điểm Đưa tuồng
xuống phố” (31/7/2015), “Ngôi nhà nghệ thuật – Những ánh sáng từ tâm hồn”
(13/7/2015), “CLB Ca Huế - Gìn giữ tinh hoa Văn hóa Việt” (2/8/2015) hay
“Đưa võ cổ truyền vào chương trình giáo dục phổ thông” (14/8/2015).
2.2.3. Phản ánh về tình hình du lịch trên khắp đất nước
Du lịch - ngành công nghiệp không khói có vai trò vô cùng quan trọng với
sự phát triển của đất nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của công chúng về
tình hình du lịch trên khắp mọi miền Tổ quốc, bản tin “Văn hóa Việt” thường
4


xuyên đưa tin về mảng quan trọng này với các thông tin, con số mới nhất và hầu
như bản tin nào cũng có tin tức liên quan.
Điển hình với các tin như sau “Sapa lọt vào Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất
năm 2015” (3/8/2015), “Chỉ 500 khách được thám hiểm Sơn Đoòng năm 2016”
(ngày 2/8/2015).
Mỗi tin tức ngoài những thông tin và con số về số lượng khách du lịch, tỷ
lệ du khách nước ngoài còn là hình ảnh đẹp những hoạt động du lịch điển hình
của từng vùng miền, chẳng hạn như bãi biển, hang động, những dãy núi, hồ,
sông nước hùng vĩ… Tin tuy ngắn nhưng có vai trò cung cấp thông tin về con số
và góp phần quảng bá hình ảnh du lịch cho mỗi địa phương.
2.2.4. Chân dung các điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa
Trong lịch sử phát triển của xã hội, bất kể trong thời đại nào cũng vậy, yếu

tố con người luôn giữ vai trò quyết định, là trung tâm và chủ thể chân chính của
mọi quá trình vận động trong xã hội. Nêu gương những con người tiêu biểu
trong một lĩnh vực nhất định như giáo sư Ngô Bảo Châu trong lĩnh vực toán
học, vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên trong lĩnh vực thể thao,… cũng
là một nội dung quan trọng của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Có
thể hiểu một cách khái quát đó là những con người có phẩm chất, thành tích nổi
bật đặc biệt để trở thành một hình mẫu tiêu biểu trong bất kì một lĩnh vực nào
của đời sống xã hội mà từ những công việc, hành động của họ, có thể thấy rõ
được những tác động và hiệu ứng tích cực tới xã hội.
Lĩnh vực văn hóa cũng không phải là ngoại lệ. Đó có thể là một hay một
nhóm người có đóng góp tích cực trong việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa
truyền thống và hiện đại hay chân dung những thanh niên tiêu biểu có thành tích
trong các hoạt động văn hóa và sáng tạo. Phóng sự chân dung phát huy vai trò
một cách hiệu quả nhất và là gần như là thể loại độc tôn được sử dụng để thể
hiện trong nội dung này. Việc lựa chọn nhân vật cho phóng sự rất quan trọng và
đặc biệt với những phóng sự nhằm mục đích tôn vinh văn hóa. Các nhân vật của
phóng sự là những tấm gương người tốt việc tốt trong xã hội hiện nay, bằng trực
tiếp hay gián tiếp tác động đến những giá trị văn hóa của đất nước.
5


Đó là những con người thời nay đang cố gắng lưu giữ lại những giá trị văn
hóa của cha ông như ông Nguyễn Trường với quán cà phê cổ vật ở Hà Nội
(1/8/2015), NSND Thanh Tâm với tiếng đàn bầu (2/8/2015) góp phần đưa tiếng
đàn bầu Việt Nam ra thế giới và mong muốn giữ gìn giá trị tiếng đàn bầu cho đời
sau. Các nhân vật trong các phóng sự tuy được khắc họa với những cách thể
hiện khác nhau nhưng đều gặp nhau ở vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn và niềm đam mê
với văn hóa truyền thống của con người Việt Nam.
Các nhân vật được phản ánh trong các phóng sự rất rộng, từ văn hóa truyền
thống cho tới văn hóa hiện đại, khoa học nghệ thuật,...qua đó tạo nên những góc

nhìn đa dạng về con người Việt Nam. Có những con người say mê với những nét
văn hóa cổ, có những người tâm huyết với nghệ thuật đương đại, tất cả như được
soi chiếu, nối tiếp nhau. Và có những người kết nối những giá trị truyền thống
với hiện đại trong phóng sự “Khi nông dân trở thành đạo diễn phim” (6/7/2015),
bốn hộ nông dân ở Long An tham gia dự án làm phim khi họ tự làm kịch bản,
quay phim để làm nên những thước phim từ chính cuộc sống thường ngày của
mình. Hay phóng sự về ông Hồ Ngọc Cảnh – “Cụ ông 70 tuổi đỗ tốt nghiệp
THPT” (31/7/2015) tôn vinh truyền thống hiếu học được kế thừa qua nhiều thế
hệ của người Việt Nam.
Đề cao và tôn vinh văn hóa để phát triển, hoàn thiện mình hơn và nó không
chỉ là hoài niệm về quá khứ mà còn hướng tới hiện tại và tương lai.
2.2.5. Phổ biến kiến thức về di sản văn hóa của dân tộc
Bản tin có những thông tin mới về tình hình việc bảo tồn các di sản văn hóa
phi vật thể và vật thể qua các tin tức chẳng hạn như tin “Hội An dành 70%
doanh thu từ vé cho việc bảo tồn” (1/8/2015), “Nhà tre lớn nhất được ghi vào
sách Kỷ lục Việt Nam” (3/8/2015), “Yên Bái phát hiện bãi đá cổ Mù Cang Chải”
(5/8/2015).
Ngoài việc đưa tin về tình hình bảo tồn di sản văn hóa, bản tin còn giới
thiệu, quảng bá về các di sản văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau trên mọi
miền của đất nước. Có thể nói tính văn hóa vùng miền được thể hiện sâu sắc ở
mảng nội dung này. Mỗi bản tin đều có những hình ảnh về một công trình kiến
6


trúc nổi tiếng như “Đình Chu Quyến – Điểm sáng về trùng tu di tích
(10/8/2015), “Bảo tàng dân tộc học – Điểm du lịch hấp dẫn du khách”
(11/8/2015)
Ngoài ra tính văn hóa vùng miền còn được thể hiện qua những phóng sự về
tình hình, những nét mới của những vùng miền khác nhau trên đất nước, từ miền
Bắc như “Hà Nội: Hiệu quả khai thác du lịch từ tuyến phố đi bộ (10/8/2015),

đến khúc ruột miền Trung với “Nghệ An tuyệt đẹp trong mắt một người Mỹ”
(2/8/2015) cho tới miền Nam với “Thành phố Hồ Chí Minh: Tuần tra bằng giày
trượt Patin tại phố đi bộ Nguyễn Huệ” (12/8/2015).
2.2.6. Phê phán những hiện tượng đi ngược với các giá trị văn hóa
Đây là một nội dung cũng không kém phần quan trọng khi thể hiện tính
chiến đấu của báo chí. Tuy nhiên bản tin còn đề cập đến mảng nội dung này rất
ít, chẳng hạn như tin “Tạm dừng dự án xây mới trường Châu Văn Liêm”
(13/7/2015) khi dự án này vấp phải sự phản đối của học sinh, giáo viên và người
dân, hoặc tin “Những chuyển biến trong công tác quản lý các công trình di tích
lịch sử” (15/7/2015) phản ánh những nét chuyển biến tích cực trong công tác
này.
Nói chung, về nội dung bản tin đem đến cho khán giả những thông tin về
đời sống văn hóa trong nước vừa diễn ra, về các lễ hội truyền thống, các lễ trao
giải, các cuộc thi liên quan đến văn hoá, phản ánh đời sống của người dân, đặc
biệt là những vùng núi còn nhiều khó khăn, cung cấp thông tin, quảng bá di sản
văn hóa, nét đẹp văn hóa các vùng miền.
1.4.

Phương thức tổ chức, xây dựng kịch bản bản tin
Quy trình sản xuất một bản tin “Văn hóa Việt” với các bước như sau:
Đăng ký đề tài, Làm kịch bản và kế hoạch sản xuất tiền kỳ, Sản xuất tiền

kỳ, Hậu kỳ và phát sóng. Bản tin lên sóng hàng ngày nên việc sản xuất được tiến
hành một cách chặt chẽ, đảm bảo việc phát sóng đúng thời gian quy định và chất
lượng nội dung được kiểm duyệt, nghiệm thu đúng theo quy trình.
Về cơ cấu tổ chức: thuộc phòng thời sự của kênh VTC10.
7


Đội ngũ sản xuất bản tin gồm 17 chức danh sau: Chịu trách nhiệm nội

dung, Chỉ đạo sản xuất, Chịu trách nhiệm biên tập, Giám sát hình ảnh, Chủ
nhiệm chương trình, Tổ chức sản xuất, Trợ lý Tổ chức sản xuất, Dẫn chương
trình, Đạo diễn hình, Quay phim trường quay, Âm thanh, Kỹ thuật dựng, Đồ
họa, Biên dịch, Hiệu đính, Nghiệm thu chương trình, Nghiệm thu tiếng nước
ngoài.
Những năm gần đây, kỹ thuật số và công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm
thay đổi cách thức sản xuất các chương trình truyền hình, truyền dẫn và phát
sóng truyền hình. Kênh VTC10 cũng đã từng bước thực hiện việc chuyển đổi
sang công nghệ truyền hình hiện đại.
Kênh VTC10 đã ứng dụng công nghệ số khép kín, từ khâu viết kịch bản
tin bài, biên tập, duyệt, đọc, thu âm, dựng hình, đồ họa và truyền dẫn đều bằng
vi tính. Việc ứng dụng công nghệ số đã nâng cao chất lượng âm thanh, hình ảnh,
giảm sai sót và rút ngắn thời gian so phương thức sản xuất tin bài truyền thống.
Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ truyền hình hiện đại đã giúp cho bản tin
“Văn hóa Việt” nói riêng và các chương trình của kênh VTC10 nói chung sống
động, hấp dẫn hơn,từng bước được nâng lên cao hơn về chất lượng cũng như
đáp ứng được tính thời sự truyền hình.
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA XU THẾ
TRUYỀN HÌNH HIỆN ĐẠI ĐẾN NGÔN NGỮ TRONG BẢN TIN“VĂN
HÓA VIỆT” TRÊN KÊNH VTC10
Ngôn ngữ ngôn ngữ là một hệ thống những âm, những từ được kết hợp
với nhau theo những quy tắc nhất định, được cộng đồng xã hội thừa nhận, dùng
làm phương tiện thể hiện tư duy và giao tiếp giữa các thành viên trong cộng
đồng người đó. Ngoài ra, nó còn là phương tiện để truyền đạt các giá trị văn hoá
- lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khác với ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hình là sự kết hợp đa
phương tiện: hình ảnh, âm thanh, ký tự, biểu bảng, biểu đồ. Như vậy, chất liệu
giao tiếp chính của truyền hình là: hình (hình ảnh động, hình ảnh tĩnh), âm thanh
(gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc) và chữ viết. Ba chất liệu ngôn ngữ này tạo
8



cho truyền hình lợi thế truyền tải thông tin vừa sống động, sinh động, hấp dẫn,
vừa cụ thể, chính xác, khách quan.
Bản tin “Văn hóa Việt” có sự kết hợp giữa ba chất liệu ngôn ngữ này để tạo
thành bộ khung ngôn ngữ chung.
2.1. Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ của bản tin
Hình ảnh
Về hình ảnh: Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh
động về hiện thực trực tiếp. Ngoài ra, truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh
tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in. Bằng kỹ thuật dựng hình,
người ta còn có thể dừng các hình ảnh động ở một khuôn hình đặc biệt nào đó
biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý
nghĩa cụ thể.
Tin có thời lượng ngắn và thông tin được chuyển tải chủ yếu qua hình ảnh.
Trong bản tin “Văn hóa Việt”, mỗi cảnh ngắn của tin có độ dài từ 2 đến 3 giây.
Nhìn chung các tin cũng như phóng sự của bản tin có ít lỗi về cỡ cảnh.
Có những hình ảnh chất lượng như trong phóng sự ngắn “Người đưa sách
về nông thôn” (13/7/2015), hình ảnh anh Nguyễn Quang Thạch bước đi trên con
đường với balô đựng đầy sách sau lưng. Khung cảnh trời nắng, bước chân thoăn
thoắt của nhân vật, con đường dài và rộng thênh thang ở phía trước. Đó là những
hình ảnh biểu tượng về lòng quyết tâm đưa sách về với nông thôn của nhân vật
cũng như những khó khăn trên con đường ấy.
Có thể nói, khả năng quan sát và từ đó lựa chọn hình ảnh để đưa vào tin
hoặc phóng sự là một yêu cầu khắt khe đối với mỗi biên tập viên truyền hình.
Chọn hình ảnh nào, nhằm mục đích gì, sử dụng như thế nào luôn là vấn đề được
đặt ra hàng đầu. Hiệu quả và tác dụng của hình ảnh trong mỗi tác phẩm có vai
trò rất quan trọng. Hình ảnh đẹp, sắc nét, rõ ràng, góc quay và cảnh quay đẹp
không chỉ do sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật mà còn là sự sáng tạo không
ngừng, óc quan sát, khả năng nắm bắt vấn đề của đội ngũ quay phim, phóng

viên, biên tập viên. Mỗi hình ảnh là sự lồng ghép, sử dụng hiệu quả và ăn khớp
9


với lời bình, thể hiện vấn đề một cách hợp lý, sáng tạo, độc đáo với cái nhìn
phong phú, đa chiều từ nhiều góc cạnh của cuộc sống.
Hình ảnh trong phỏng vấn trong bản tin cũng xuất hiện nhiều qua các
phóng sự ngắn. Phỏng vấn là một cuộc trao đổi thông tin giữa phóng viên và
nguồn tin. Hơn thế, phương pháp phỏng vấn còn giúp cho nhà báo khai thác, thu
thập những thông tin về sự kiện với hiệu quả chân thực cao nhất. Trong bản tin,
phỏng vấn được sử dụng trong các phóng sự ngắn để khai thác thông tin cho
phóng sự sự kiện hay vấn đề và chân dung nhân vật. Nhìn chung phỏng vấn
được sử dụng khá hiệu quả và linh hoạt, chẳng hạn phóng sự ngắn “Sắc màu âm
nhạc trên phố đi bộ Hà Nội” (18/8/2015) đã có những phỏng vấn với nhiều đối
tượng khác nhau với bối cảnh và khung hình phỏng vấn là đường phố Hà Nội,
phía sau là khán giả đang đang chăm chú theo dõi các nghệ sĩ biểu diễn là rất
hợp lý và phù hợp với nội dung của phóng sự.
Hình ảnh của tin trong bản tin “Văn hóa Việt” khá sắc nét và phản ánh
đúng nội dung sự kiện. Tin “Chắp cánh ước mơ qua những cánh diều”
(27/7/2015) là một tin được thực hiện hiệu quả về chất lượng hình ảnh. Hình ảnh
cận cảnh những cánh diều trước khi được thả, nét mặt chăm chú thưởng thức của
các em thiếu nhi, cảnh trung khi một người trong câu lạc bổ thả diều, cảnh toàn
cho thấy những cánh diều tung bay trên bầu trời rộng lớn, hình ảnh đông đảo các
gia đình cùng đến xem thả diều. Không chỉ dừng lại thông báo sự kiện diễn ra ở
đâu, thời gian, nội dung sự kiện mà tin còn mang tới cho người xem sự say mê
với sáng tạo nghệ thuật, sự gửi gắm tâm tư tình cảm vào những cánh diều của
những nghệ nhân.
Phóng sự của bản tin phản ánh các sự kiện cũng như đánh giá toàn cảnh về
sự kiện đó, chẳng hạn phóng sự ngắn “Khám phá năng lực của người khiếm thị
qua triển lãm ảnh” (18/8/2015) nói về sự kiện triển lãm ảnh mang tên “Chiều sâu

ánh sáng” về nghị lực của người khiếm thị do một nhóm các bạn học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn Hà Nội thực hiện. Phóng sự đã khái quát những hoạt
động của triển lãm, phỏng vấn vài em học sinh là tác giả của những bức ảnh
trong triển lãm, cảm nhận của người đến xem triển lãm,...
10


Phóng sự chân dung có thể đề cập đến cuộc đời của một con người nhưng
cũng có thể đề cập đến khoảnh khắc đời thường của họ... và những hình ảnh
được sử dụng sẽ làm bộc lộ tính cách của đối tượng phản ánh. Ví dụ như hình
ảnh bàn tay của cô bé Nguyễn Kiều Anh điệu nghệ lướt trên phím đàn piano
trong “Tài năng âm nhạc trẻ Nguyễn Kiều Anh hướng về cội nguồn”
(23/7/2015) hay hình ảnh ông Hồ Ngọc Cảnh đeo kính lão vẫn miệt mài học tập
bên sách vở trong phóng sự “Cụ ông 70 tuổi đỗ tốt nghiệp THPT” (31/7/2015).
Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm
thanh. Hai yếu tố này luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau, cùng tạo nên hiệu quả
thông tin của phóng sự. Nếu như hình ảnh thuyết phục người xem bằng người
thật, việc thật thì lời bình giúp họ tổng hợp, khái quát và hiểu được bản chất của
sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm phóng sự. Ở nhiều phóng sự, hình ảnh
chỉ có giá trị thông tin bề nổi, còn thông tin chi tiết và sâu sắc thể hiện ở lời
bình.
Ví dụ trong phóng sự ngắn “Về thăm làng Chiếu Long Định - Tiền Giang
vừa phản ánh bàn tay khéo léo của người nghệ nhân làm chiếu, sự đa dạng về
màu sắc cũng như sự hứng khởi của những người khách nước ngoài khi được
xem tận mắt quy trình làm chiếu truyền thống,...vừa đi sâu vào sự chi tiết về lịch
sử của nghề “Từ năm 1954, nghề này được cư dân vùng chiếu nổi tiếng ở Kim
Sơn - Ninh Bình di cư vào Nam bởi thế kỹ thuật làm chiếu ở đây cũng có nhiều
nét khác biệt so với kỹ thuật làm chiếu thường thấy trong Nam. Chiếu Long
Định bao giờ cũng dày dặn hơn, màu sắc hoa văn cũng tươi thắm và đẹp hơn và
cũng mất nhiều thời gian so với những làng chiếu khác ở miền Tây Nam Bộ.”

Hay những lời bình mang tính triết lý, chất tư tưởng và biểu cảm trong phóng sự
“Về Vũng Chùa thăm mộ Đại tướng ngày cuối năm”: “ Từng con sóng vỗ bờ nơi
Vũng Chùa Đảo Yến như xướng lên khúc nhạc ngợi ca về Người. Nơi đây sẽ
mãi chở che cho người con ưu tú của vùng đất Quảng Bình...”
Ngược lại đối với phóng sự về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, du
lịch, hình ảnh lại giữ vai trò chính. Phóng sự “Nghệ An tuyệt đẹp trong mắt một
11


người Mỹ”(2/8/2015) là một ví dụ. Bản thân những hình ảnh đẹp về những địa
điểm trên đã gây ấn tượng về vẻ đẹp thiên nhiên cho khán giả xem truyền hình.
Tóm lại, tuy mối quan hệ hình ảnh và âm thanh có thể khác nhau, nhưng điều
cốt yếu nhất là chúng bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau để truyền đạt ý đồ tư
tưởng của tác giả phóng sự ngắn.
Âm thanh
 Lời nói
Trong hầu hết trường hợp, vị trí, tầm quan trọng của ngôn ngữ hình ảnh
và ngôn ngữ lời nói gần như ngang bằng nhau. Trong giao tiếp truyền hình, hình
ảnh luôn cần đến sự dẫn giải bằng ngôn ngữ lời nói. Dù hình ảnh có sống động,
chân thực bao nhiêu, nhưng với tư cách là phương tiện cung cấp thông tin, sẽ
không hoặc vô cùng ít ỏi cái gọi là hình ảnh câm.
Nếu thiếu lời nói, hình ảnh sẽ mơ hồ khó hiểu, rối rắm, kém chính xác,
không còn là tác phẩm báo chí. Những ý niệm, khái niệm trừu tượng, thế giới
cảm xúc và tư duy sâu kín, tế vi, phức tạp của con người phải cần đến lời nói để
chuyển tải. Ở những chương trình đối thoại, giao tiếp với công chúng, lời nói
thậm chí giữ vai trò trung tâm; hình ảnh làm nhiệm vụ hỗ trợ, bổ sung, làm sinh
động, chính xác hóa cho lời. Trên truyền hình, lời nói còn làm nhiệm vụ khơi
nguồn phản hồi của đối tượng tiếp nhận thông tin, khuyến khích, tạo cơ hội cho
công chúng xuất hiện nhiều hơn trên sóng. Bên cạnh đó, lời nói của nhà báo trên
sóng truyền hình còn có tác dụng định hướng, dẫn dắt lời ăn tiếng nói của công

chúng.
Vậy, lời nói truyền hình là gì? Lời nói truyền hình là sản phẩm ngôn ngữ
tồn tại dưới dạng âm thanh của những đối tượng tham gia vào hoạt động trao đổi
thông tin trên sóng đài truyền hình với tư cách là cơ quan báo chí.
Trên truyền hình, có lời nói của nhà báo và của nhân chứng - công chúng.
Lời nói của nhà báo là dạng lời nói chính yếu nhất. Có thể hiểu, lời nói của nhà
báo truyền hình là sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm thanh của nhà báo,
được phát trên sóng, nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa nhà báo –đại diện
cho đài truyền hình, với công chúng khán giả.
12


Trong bản tin “Văn hóa Việt”, lời nói ở 3 dạng: lời nói của người dẫn
chương trình, lời bình trong tin tức – phóng sự, lời của nhân chứng (người trả lời
phỏng vấn).
Lời nói của con người, có hai dạng lời nói: lời bình của biên tập viên, lời
dẫn của người dẫn chương trình và lời của các nhân vật được phỏng vấn. Lời
bình phải cho người xem cái mà họ không thấy được ở hình ảnh chứ không phải
những gì họ đang nhìn thấy. Lời bình phải truyền đạt được nội dung tư tưởng
của tin và phóng sự, giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự
việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói với
những người làm báo: “Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt
không phải cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu có đuôi”. “Muốn cho người xem
hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem,
viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng nhiều chữ”.
Cùng với nhu cầu tiếp nhận phương thức nói, khán giả hiện đại còn có nhu
cầu tiếp nhận thông tin ngắn gọn. Điều đó có nghĩa, lời nói truyền hình không
chỉ phải đúng mà còn phải trúng, không chỉ phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận mà còn
phải hấp dẫn, không chỉ phải đầy đủ mà còn phải ngắn gọn, súc tích. Nhà báo
không còn là người áp đặt thông tin một chiều mà phải là người tương tác, chia

sẻ, không còn là người thuyết giảng mà phải là người bạn đồng hành với thính
giả. Bên cạnh đó, hiện nay, còn tồn tại khoảng cách ngày càng lớn giữa một bên
là nhóm khán giả có trình độ học vấn cao, với một bên là nhóm thính giả có
trình độ học vấn thấp hơn. Điều này tất yếu dẫn tới sự ra đời của của các sản
phẩm ngôn ngữ mang tính bác học bên cạnh các sản phẩm ngôn ngữ mang tính
bình dân.
Lời bình thường được thể hiện một cách ngắn gọn, giàu sức gợi cảm, tránh
lối viết lời bình dài dòng, trừu tượng, khó hiểu, mô tả lại hình ảnh. Lời dẫn của
người dẫn chương trình cũng tương tự như vậy, ngắn gọn nhằm mục đích dẫn
dắt người xem vào phần nội dung ở phía sau. Ngoài ra người thể hiện lời bình
cũng phải biết cách đọc từng câu chữ với các thể loại tin, bài phản ánh khác
nhau. Có những trường hợp, người xem rất tinh khi phát hiện ra sự không ăn
13


khớp của một, hai từ trong lời bình với hình ảnh, vì vậy hình ảnh và lời bình trở
nên thiếu liên kết. Về điều này có thể do là từ ngữ trong lời bình chưa chuẩn xác
hoặc là cách đọc lời bình của biên tập viên chưa đúng nhịp, đúng chỗ. Lời bình
của các tin, phóng sự, ghi nhanh của bản tin“Văn hóa Việt” được viết sau ghi
hình, trên cơ sở hình ảnh, tư liệu đã có.
Ngôn ngữ của tin truyền hình chính là âm thanh và hình ảnh. Lời bình cho
tin truyền hình nên ngắn gọn, tránh dài dòng, mô tả lại hình ảnh. Những cụm từ
dùng để ví von, so sánh cũng cần hạn chế. Các câu trong tin tức nên viết ở thể
chủ động và có cấu trúc đơn giản: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ. Hầu hết các tin của
bản tin “Văn hóa Việt” đều được viết theo cấu trúc hình tháp ngược. Theo cấu
trúc này thì những chi tiết, sự kiện, số liệu quan trọng, có giá trị nhất, từ là hạt
nhân của tin được đưa lên đầu, sau đó giảm dần giá trị của sự kiện ở phần thân
tin và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc giải thích. Đa số tin sự kiện đều có cấu
trúc như trên, chẳng hạn tin “Quảng bá du lịch Việt qua cuộc thi Khám phá Việt
Nam” (14/8/2015) mở đầu bằng “Đây là một trong những hoạt động thuộc

chương trình xúc tiến du lịch góp phần quảng bá, giới thiệu nét đẹp đất nước, du
lịch, con người, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế”. Sau đó trong phần nội
dung tin là thông tin về đối tượng tham gia, thể lệ cuộc thi, hình thức, thời gian
dự thi, thời gian lễ trao giải dự kiến.
Qua khảo sát 2 tháng bản tin cho thấy, việc dùng những từ như: sáng ngày
…, tối qua…, vừa qua … rất phổ biến.
Ví dụ: “Vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Liên hoan ảnh
nghệ thuật khu vực thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2015 do Hội nghệ sĩ
Nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ
chức với chủ đề chính Thành phố Hồ Chí Minh: 40 năm đổi mới và chủ đề
chuyên biệt Những dòng sông quê hương để chào mừng 70 năm Cách mạng
tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945
– 2/9/2015”, ngày 30/7/2015).
 Tiếng động
Tiếng động hiện trường trong các tin và phóng sự truyền hình có tính chất
14


tư liệu thực tế, chứa đựng thông tin bổ sung cho nội dung. Tiếng động hiện
trường tạo không khí chân thực, làm cho người xem cảm nhận được bối cảnh mà
phóng viên muốn phản ánh. Qua khảo sát các việc sử dụng tiếng động hiện
trường luôn được chú ý trong tin và phóng sự, ngoài những tin hội nghị và
những tin mang tính chất thông báo về một dự luật mới, thông báo về việc công
nhận các di sản văn hóa thì hầu như các tin bài đều sử dụng tiếng động hiện
trường, chẳng hạn những điệu nhạc du dương trong bài biểu diễn của anh
Nguyễn Hoàng Minh trong “Lãng tử đất Sài Thành” (30/7/2015), “Nghề làm
chuông Kiên Lao trước nguy cơ mai một” có tiếng động cơ máy hàn khi người
thợ làm chuông đang miệt mài làm việc.
 Âm nhạc
Khảo sát các bản tin phát sóng cho thấy, sử dụng nhạc nền trong các tin bài

là góp phần tăng cường hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo truyền hình hiện nay.
Nhiều phóng sự trong bản tin sử dụng nhạc nền, chẳng hạn như phóng sự “ Tài
năng âm nhạc trẻ Nguyễn Kiều Anh tìm về cội nguồn (23/7/2015) sử dụng nhạc
nền là tiếng piano du dương, ở đoạn cuối phóng sự những hình ảnh tĩnh về nhân
vật thì sử dụng tiếng nhạc nhẹ nhàng kèm với lời bình.
Chữ viết
Chữ viết trong Bản tin “Văn hóa Việt” được thể hiện ở chữ hiện tên của
Bản tin, chữ chạy tên của người dẫn chương trình, tên của tin hoặc phóng sự,
chữ viết các thông tin con số liên quan xuất hiện ở các bảng biểu đồ họa, chữ
viết chạy tên của ekip sản xuất ở cuối bản tin. Nhìn chung về mặt hình thức chữ
viết của bản tin được trình bày đẹp mắt, màu sắc phù hợp và nổi bật, giúp người
xem dễ dàng theo dõi.
Điều đáng chú ý vì đây là bản tin có phụ đề tiếng Anh cho nên phần chữ
viết cũng được trau chuốt khá kỹ lưỡng. Các tít của tin và phóng sự, đặc biệt là
phần tin đều ngắn gọn, súc tích và bao quát được nội dung.
Ví dụ như tin “Việt Nam vô địch Vovinam thế giới lần thứ 4 tại Algeria”
(Vietnam won 4th World Vovinam Championship in Algeria) (2/8/2015), hoặc
15


phóng sự “Chuyện xẩm và tấm lòng của người nghệ sĩ” (Xam Story And The
Heart Of The Artists) (18/7/2015),...
2.2.

Những thay đổi về ngôn ngữ của bản tin nhằm đáp ứng được xu thế
mới của ngôn ngữ truyền hình hiện đại
Bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự giao lưu, trao đổi,

hội nhập về ngôn ngữ giữa các nền văn hóa khác nhau. Hơn nữa, toàn cầu hóa
truyền thông đại chúng cũng tạo cơ hội cho phóng viên, nhà báo, biên tập viên

truyền hình tiếp cận thường xuyên tin tức nước ngoài. Vì vậy sự giao lưu, du
nhập, tiếp biến ngôn ngữ là xu hướng tất yếu. Điều đó yêu cầu nhà báo truyền
hình phải nắm bắt những xu hướng ngôn ngữ mới, vận dụng một cách phù hợp
để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng hệ thống tín hiệu trên truyền hình hiện
nay.
Lời nói của bản tin thời sự truyền hình phải đảm bảo dễ hiểu, gần gũi với
cuộc sống, tạo nên sự thân thiện, hiệu quả. Để đảm bảo nguyên tắc này, tin tức
thời sự truyền hình cố gắng không được lạm dụng thuật ngữ, từ tiếng nước
ngoài, tiếng lóng, từ địa phương không thông dụng, từ tối nghĩa, không lạm
dụng con số.Trong bản tin Văn hóa Việt có sử dụng từ ngữ nước ngoài, tuy
nhiên rất hạn chế sử dụng bởi tính chất của bản tin là bản tin về văn hóa Việt
Nam truyền thống và đương đại. Chỉ trong trường hợp viết tên của các nhân vật
được phỏng vấn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam tham gia và đạt
thành tích ở một giải quốc tế hoặc tên của quốc gia đó mới sử dụng tiếng nước
ngoài. Về câu cú, đa số lời bình, lời nói trong bản tin Văn hóa Việt không sử
dụng câu quá dài, nhiều tầng ý, những lối diễn đạt khó hiểu, mơ hồ…
Trong chương trình thời sự, do đối tượng khán giả ở mọi lứa tuổi, trình
độ, nghề nghiệp nên cách nói năng vừa phải đảm bảo sự chân thành, gần gũi,
đồng thời, vừa đảm bảo sự trang trọng, lịch sự cần thiết. Biểu hiện của tính gần
gũi mà trang trọng bắt đầu được thể hiện từ cách xưng hô, câu chào mời. Ví dụ,
trong bản tin Văn hóa Việt người dẫn chương trình bao giờ cũng mở đầu chương
trình bằng lời chào trang trọng, lịch sự: “Xin kính chào quý vị và các bạn”, và
16


kết thúc bằng lời tạm biệt: “Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong những bản
tin tiếp theo”.
Một biểu hiện khác của sự thay đổi về ngôn ngữ ở bản tin Văn hóa Việt
thể hiện ở sự kết hợp đa dạng các kiểu tín hiệu ngôn ngữ: âm thanh, hình ảnh,
chữ viết, đồ họa bảng biểu (mặc dù yếu tố này còn có phần chưa nhiều).

Ngoài ra bản tin còn được đưa lên trang web của kênh VTC10 hoặc Trang
phát thanh – truyền hình Internet Việt Nam để khán giả có thể truy cập để xem
mới hoặc xem lại bản tin vừa phát sóng trong ngày.
2.3.

Người dẫn chương trình
Bản tin “Văn hóa Việt” có 5 người dẫn là Biên tập viên Vũ Nga, BTV Ngô

Hằng, BTV Minh Ngọc, BTV Bích Thảo, BTV Tâm Thanh. Về mặt ngoại hình:
cả 5 người dẫn nữ đều có ngoại hình sáng, ăn hình và mặc trang phục phù hợp là
áo dài. Tuy nhiên đôi khi do chất lượng phát sóng và cách lựa chọn màu sắc, họa
tiết trên trang phục làm cho việc lên hình chưa đẹp. Chẳng hạn như bản tin ngày
24/8/2015, BTV Vũ Nga chọn áo dài màu đỏ cam, gần giống với màu vàng đậm
của phông nền phía sau làm cho khuôn mặt bị tối đi rất nhiều.
Về giọng nói, các BTV đều có giọng Bắc chuẩn, phát âm tròn vành rõ chữ,
ngắt nhịp đúng chỗ và không mắc phải lỗi phát âm. Trong 4 BTV thì BTV Minh
Ngọc là người có giọng nói truyền cảm nhất, phù hợp với bản tin mang nội dung
văn

hóa

Việt

Nam.



bản

tin


mang

tính

chất

thời

sự

nên người dẫn đều có phong cách nghiêm túc, lịch sự, tươi tắn và không phụ
thuộc vào văn bản. Mỗi một người dẫn chương trình đều có cách biểu đạt và
phong thái khác nhau và giúp cho người dẫn trở nên quen thuộc với khán giả.
Tuy nhiên trình độ của người dẫn chương trình của bản tin chưa đồng đều,
kỹ năng biên tập của vài người còn chưa tốt dẫn đến hạn chế về việc viết lời dẫn,
thể hiện lời dẫn. Điển hình là nhiều lúc lời dẫn còn hơi dài dòng và nhắc quá
nhiều đến nội dung của tin bài ngay sau đó.
2.4.

Hạn chế trong ngôn ngữ của bản tin
Nhiều tin, phóng sự còn có sự thiếu hụt hình ảnh, sử dụng hình ảnh cũ,

không có sự làm mới về mặt hình ảnh, đặc biệt là những hình ảnh về tình hình
17


du lịch ở các địa phương. Và nhiều khi sử dụng nhưng hình ảnh đó tin bài cũng
không chú thích là tư liệu.
Viết lời bình cho các tin và phóng sự còn có những hạn chế với một số lỗi

thường gặp như sau: viết câu quá dài, diễn đạt rối rắm, không chú ý dùng từ ngữ
giản dị, trong sáng, dùng quá nhiều mệnh đề phụ, gây khó khăn cho người nghe.
Diễn đạt một cách rõ ràng là điều ưu tiên bậc nhất trong lối viết cho truyền hình. Ví
dụ, cách diễn đạt rối rắm, một câu có nhiều mệnh đề phụ. Ví dụ:
Không phải ai cũng thấy được hậu quả khi động vật hoang dã biến mất,
các em học sinh lại càng khó hình dung được thiên nhiên đang thay đổi như thế
nào trong những năm qua, thế nên việc giúp các em thấy được vẻ đẹp và giá trị
của động vật hoang dã, nhận thức được mối đe dọa khi động vật hoang dã đã bị
tận diệt và biết cách hành động để bảo vệ chúng là vô cùng cần thiết (phóng sự
ngắn “Giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã”).
Hạn chế lớn nhất của bản tin về âm thanh đó chính là chất lượng âm thanh
khi người dẫn chương trình dẫn chưa tốt, còn pha lẫn tạp âm. Theo khảo sát, có
một số bản tin khi người dẫn lên hình dẫn còn có tiếng động khác, gây khó chịu
và xao nhãng cho người xem truyền hình.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG BẢN TIN“VĂN HÓA VIỆT”
TRÊN KÊNH VTC10
3.1. Nâng cao chất lượng hệ thống tín hiệu phù hợp với xu thế của truyền
hình hiện đại
Thông tin văn hóa truyền thống và văn hóa đương đại phải hài hòa, đồng bộ
giữa lời và nhạc, lời nói và tiếng động. Bản tin nên sử dụng các hình thức bảng
biểu, đồ họa khi cung cấp cho khán giả những con số thống kê, đặc biệt là những
tin tức về du lịch. Những hình ảnh trực quan sẽ gây sự chú ý cho người xem hơn
là việc người dẫn cứ đọc những con số một cách liên tiếp.
Hiện nay các phóng sự chỉ phỏng vấn các đối tượng liên quan mà không có
sự xuất hiện của các phóng viên. Bản tin nên bổ sung thêm nhiều phỏng vấn
trong các phóng sự và sự trao đổi, tiếp xúc giữa phóng viên và nhân vật. Việc
18



này sẽ góp phần nâng cao tính khách quan, hấp dẫn cho phóng sự, đặc biệt với
những phóng sự về làng nghề, ẩm thực truyền thống. Chẳng hạn như phóng viên
trực tiếp tham gia vào quá trình làm chiếu, làm nón, làm bánh gai và học hỏi quy
trình để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh,...
Do đặc thù của truyền hình là âm thanh và hình ảnh động nên cần khai thác
và sử dụng hai yếu tố này một cách hài hòa. Nâng cao chất lượng hình ảnh và
âm thanh là việc làm vô cùng cần thiết. Một cảnh quay đẹp về lễ hội cùng lời
bình không chỉ gây sự hứng thú ở người xem mà còn gợi niềm tự hào, thức tỉnh
trách nhiệm gìn giữ các giá trị văn hóa. Về mặt hình ảnh, bản tin nên chú ý chọn
những hình ảnh mang tính khái quát và biểu tượng cao, chẳng hạn như ánh mắt
xa xăm của người nghệ nhân già khi nghề làm chiếu truyền thống ngày càng bị
mai một hay là cảnh tường nhà của một thư viện xã bị tróc lở, xuống cấp nghiêm
trọng ảnh hưởng đến văn hóa đọc của người dân xã,…
Tin và phóng sự của bản tin “Văn hoá Việt” cần nâng cao hiệu quả hơn nữa
của việc sử dụng tiếng động hiện trường. Khai thác tiếng động thực chất là sử
dụng một phần âm thanh gốc, tạo độ tin cậy cao và góp phần làm đa dạng âm
thanh trên truyền hình, tạo cho chương trình gần gũi và thiết thực hơn. Chẳng
hạn như tiếng sóng biển vỗ rì rào, tiếng vỗ tay của khán giả hay là tiếng nhịp
chày giã gạo,…Tất cả sẽ làm cho bản tin trở nên sinh động, gần gũi với cuộc
sống và có sức thuyết phục cao hơn đối với bạn xem truyền hình. Về lời bình,
lời bình phải khớp và bổ sung thông tin cho hình ảnh và đặc biệt là phải chọn
người đọc lời bình có chất giọng phù hợp với từng dạng phóng sự.
Trong bối cảnh hiện nay, có thể thấy phương thức sản xuất các chương
trình truyền hình đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh việc tương tác
với khán giả, các chương trình truyền hình sẽ gắn chặt với báo mạng điện tử, với
điện thoại thông minh theo hình thức thông tin đa phương tiện. Khán giả sẽ có
thể gửi thư đến chương trình để phản ánh ý kiến, yêu cầu về mặt nội dung thông
tin cụ thể cần được chú trọng hơn. Do đó, kênh cần phát triển thêm loại hình
truyền hình trực tuyến. Hiện nay kênh VTC10 đã có trang web riêng và khán giả
có thể xem lại chương trình khi truy cập internet, tuy nhiên tốc độ đẩy các chương

19


trình lên còn khá chậm, thường là 2 đến 3 ngày sau, việc này ảnh hưởng đến tính
thời sự của các chương trình, đặc biệt là với những bản tin nếu khán giả có nhu
cầu xem lại nếu lỡ thời gian phát sóng.
Nói tóm lại, bản tin “Văn hóa Việt” không những cần phải đa dạng hóa
thông tin mà phải tính đến đa dạng loại hình, cách thức chuyển tải thông tin. Có
như thế mới phát huy hiệu quả thông tin trên sóng truyền hình và thu hút được sự
theo dõi và quan tâm của đông đảo công chúng.
3.2. Tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ sản xuất bản tin
Nhân lực luôn là vấn đề hàng đầu trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh
tế, chính trị, giáo dục cho tới văn hóa, xã hội. Việc tuyển chọn đội ngũ sản xuất
bản tin luôn là việc làm cấp thiết, kênh VTC10 nên mở những cuộc tuyển chọn
người dẫn chương trình, phóng viên, biên tập viên. Đồng thời thường xuyên có
những buổi trò chuyện và tuyển chọn nhân lực ở các trường đào tạo báo chí,
truyền thông để thu hút được những người có năng lực báo chí cho bản tin.
Hiện nay đội ngũ sản xuất bản tin “Văn hoá Việt” đều có trình độ đại học,
70% biên tập viên, phóng viên được đào tạo chính quy, bài bản về báo chí. Phần
lớn các phóng viên, biên tập viên của bản tin “Văn hóa Việt” có tuổi đời còn trẻ.
Điểm mạnh của họ là năng động, xông xáo, nhiệt tình nhưng lại thiếu về mặt
kinh nghiệm. Nhân lực của bản tin gồm có 4 người dẫn chương trình, 7 phóng
viên kiêm biên tập viên, với số lượng này cho một bản tin hàng ngày là ít, cần
phải bổ sung thêm về nguồn nhân sự cho ekip sản xuất. Vấn đề cấp thiết đặt ra
trước mắt và lâu dài là phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung lực lượng
đội ngũ những người sản xuất bản tin giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về
bản lĩnh chính trị, giàu tâm huyết với nghề.
Cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao vốn kiến thức văn hoá và cả vốn
Tiếng Anh cho những đội ngũ sản xuất bản tin, hơn thế nữa đây còn là bản tin về
văn hóa Việt có phụ đề Tiếng Anh. Nghề báo là nghề đòi hỏi phải giao tiếp rộng

rãi với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp xã hội. Bởi vậy, những người sản xuất
bản tin cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức văn hoá sâu rộng mà trước hết
là văn hoá giao tiếp, ứng xử. Trên thực tế, có nhiều phóng viên, biên tập viên rất
20


thành thạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại yếu về kiến thức văn hoá. Những
yếu kém này biểu hiện qua sự thiếu chuẩn mực trong cử chỉ, lời nói, thái độ,
phong cách khi phỏng vấn, quay phim, lên hình… Điều này gây phản cảm với
công chúng. Không thể truyền bá cái hay, cái đẹp với công chúng nếu bản thân
những người làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền lại thiếu đi cái cơ bản nhất đó
là văn hoá, đặc biệt là với những bản tin chuyên biệt về văn hóa như “Văn hóa
Việt.”
Với những người làm truyền hình, đặc biệt là những chương trình phục vụ
đồng bào ở nước ngoài, đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Tư
tưởng Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng, đạo đức nghề báo là cái gốc của nhà
báo. Do vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng và nâng cao đạo đức cho đội ngũ thực
hiện bản tin là một nhiệm vụ đặc biệt cần thiết, phải được tiến hành thường
xuyên và liên tục. Đạo đức phải được rèn luyện, phải được khẳng định qua từng
nội dung mà người làm truyền hình thể hiện trên sóng. Không chỉ có người dẫn
chương trình trình dẫn dắt bản tin truyền hình trước máy quay, mà tất cả những
người đang làm việc trong các khâu sản xuất, truyền dẫn, phát sóng đều phải có
đạo đức nghề báo và lòng yêu nghề, đắm say với nghề.
Người dẫn chương trình chiếm một vai trò quan trọng trong một chương
trình truyền hình. Do vậy, cần có những lớp học bồi dưỡng năng khiếu, nghiệp
vụ với những người dẫn chương trình. Qua đó, những người dẫn chương trình có
điều kiện nâng cao hơn trình độ chuyên môn cũng như khả năng dẫn chương
trình của họ. Bản tin “Văn hóa Việt” chuyên biệt về văn hóa trong nước rất cần
một người dẫn có văn hóa bởi hiểu biết về văn hóa sẽ đạt hiệu quả cao trong
chuyển tải các giá trị văn hóa đến công chúng. Bên cạnh đó cần có sự phối kết

hợp chặt chẽ hơn nữa với đội ngũ cộng tác viên, cố vấn cho bản tin. Dựa vào
ngoại lực để phát huy nội lực, lấy sự năng động của tuổi trẻ gắn với kinh nghiệm
của những người đi trước sẽ góp phần rất lớn tạo nên sự thành công cho bản tin.
Kênh VTC10 cần tổ chức thường xuyên những lớp học hoặc những khoá
đào tạo về nghiệp vụ báo chí và truyền hình, đặc biệt là nghiệp vụ làm tin tức và
phóng sự. Ngoài ra nên có sự phối hợp với các Khoa Báo chí ở các Trường Đại
21


học, dạy và trao đổi những vấn đề xung quanh việc sản xuất một chương trình
bản tin nói chung cũng như bản tin nói riêng. Qua đó giúp các sinh viên báo chí
hiểu biết sâu sắc và rõ nét hơn về thể loại này. Đồng thời, đây cũng là cách để đào
tạo những người kế cận cho đội ngũ những người sản xuất bản tin, sản xuất bản tin
trong tương lai. Việc đào tạo cần tập trung các kỹ năng sau: quy trình kỹ thuật
sản xuất bản tin, kỹ thuật trình bày trước máy quay, kỹ năng phỏng vấn trực tiếp
tại trường quay hoặc hiện trường, kỹ năng khai thác thông tin, hình ảnh tiếng
động, âm nhạc,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí,
Nxb Lao động, Hà Nội.

2.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông – Lý thuyết và
kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

3.


PGS. TS Vũ Quang Hào (2010), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, tái bản
lần thứ 5, Hà Nội.

4.

GS. Hoàng Phê, Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất
bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

5.

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

6.

GS, TSKH. Trần Ngọc Thêm (2004), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.

22



×