Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TL thông tin đại chúng thế giới đương đại THÁCH THỨC của TRUYỀN THÔNG đại CHÚNG VIỆT NAM TRONG TOÀN cầu hóa và các GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.19 KB, 23 trang )

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ TOÀN
CẦU HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
1.1.

Khái niệm truyền thông đại chúng
Truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố

hàng đầu làm cho con người tự nhiên trở thành con người xã hội và thúc đẩy xã
hội phát triển không ngừng. Xã hội càng phát triển, càng tạo ra các điều kiện
thuận lợi cho sự mở rộng quy mô, tăng cường tính đa dạng và hiệu quả của hoạt
động truyền thông. Ngày càng có nhiều người tham gia vào các giao tiếp xã hội,
điều kiện đó làm cho truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân không thể đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Con người tìm đến những quá trình
truyền thông ở quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật thông
tin mới.
Như vậy, truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi,
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đối tượng tham gia truyền thông
đại chúng là các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi. Vì phạm vi của truyền
thông đại chúng có thể vượt qua khuôn khổ các quốc gia dân tộc, ảnh hưởng đến
cả quốc gia khu vực hoặc toàn cầu, do vậy truyền thông đại chúng ngày càng có
vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.
Trong tiến trình lịch sử, loài người đã tạo ra cho mình các loại hình
phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau. Truyền thông đại chúng ra đời
và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội con người và bị chi phối trực
tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật công nghệ thông tin.
Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông, người ta
chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau: sách, báo in, phát
thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, quảng cáo, internet, điện ảnh, băng đĩa
hình và âm thanh.
1.2.


Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng


Từ đầu những năm 80 thế kỉ XX trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu
hóa. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh
hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia,các dân tộc trên thế giới.
Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là một hiện tượng khách quan, nằm
trong xu thế vận động chung cũng như sự tác động lẫn nhau của nhiều lĩnh vực
khác nhau và sự vận động của các lĩnh vực ấy tác động qua lại, thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng. Có thể nói toàn cầu hóa truyền thông
đại chúng bắt đầu từ giữa thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành một hiện thực
không thể cưỡng nổi, là một xu thế tất yếu của tiến trình lịch sử.
Biểu hiện của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là sự phát triển nhanh
chóng của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, sự mở rộng quy mô
ảnh hưởng, thu hẹp không gian, thời gian giao tiếp đồng thời đẩy các tiêu chuẩn
khác nhau về kỹ thuật, cách thức, phương pháp thành quy chuẩn thống nhất.
Nguyên nhân, tiền đề của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là nhờ những tiến
bộ khoa học, kỹ thuật trong thế kỷ XX. Ngoài ra còn do sự tác động của sự vận
động các quan hệ quốc tế - tiến trình hội nhập quốc tế, chính trị, kinh tế, văn
hóa, giao thông vận tải và yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu như chiến
tranh xung đột sắc tộc, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, vũ khí hạt nhân,…
Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là một xu hướng tất yếu của tiến
trình phát triển của nhân loại và những hệ quả của nó cơ bản là mang tính tích
cực. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng mang thông tin đến với tất cả mọi
người trên khắp thế giới, vượt quan ranh giới vùng miền, dân tộc, quốc gia, vùng
lãnh thổ. Sự giao lưu mọi mặt giữa các dân tộc trên thế giới như văn hóa, kinh
tế, trao đổi công nghệ, kỹ thuật và đầu tư được tăng cường, các quốc gia sẽ xích
lại gần nhau hơn. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng tạo môi trường thuận lợi
cho việc học tập toàn cầu, mở mang tri thức. Hệ thống truyền thông đại chúng

toàn cầu hóa là phương tiện tạo thành môi trường để nhanh chóng quốc tế hóa
các thành tựu, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường sản


xuất. Ngoài ra, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng còn có vai trò như một
phương tiện cung cấp thông tin, phục vụ cho hoạt động chính sách đối ngoại của
các cơ quan bộ ngành, biểu hiện là các bộ ngành đều có các đại diện, văn phòng
báo chí, truyền thông. Về phương diện xã hội, truyền thông đại chúng toàn cầu
thực sự trở thành phương tiện giải quyết nhiều dịch vụ, phục vụ nhu cầu đời
sống của con người, thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả các tiến trình tuyên
truyền, cổ động trên phạm vi toàn thế giới như chống dịch bệnh, bảo vệ môi
trường (như chiến dịch giờ Trái Đất),…Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng còn
mang lại những cơ hội hợp tác đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả giữa các quốc
gia.
Ở Việt Nam – một quốc gia đang phát triển đang thực hiện công cuộc đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã
mang lại những tác động tích cực. Hệ thống thông tin đại chúng trong nước đã
được quan tâm đầu tư cả về con người và cơ sở vật chất kỹ thuật. Đảng, Nhà
nước ta đã có những chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển hệ thống truyền
thông, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin đại chúng trong nước đã mở rộng
phạm vi tuyên truyền, thông tin trên phạm vi quốc gia và quốc tế, làm cho nhân
dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, nhất là về đường
lối và kết quả công cuộc đổi mới đất nước.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và truyền thông năm 2014, đến ngày
25/12/2014, cả nước có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm báo chí (trong
đó các cơ quan Trung ương có 86 báo in và 507 tạp chí; địa phương có 113 báo
in và 132 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương;
trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh,
truyền hình địa phương; 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp
của các cơ quan báo chí.

Toàn quốc có 63 nhà xuất bản; khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp, trong
đó có 145 cơ sở in thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, còn lại
là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; hơn 13.700 cơ sở phát


hành xuất bản phẩm, trong đó có 117 công ty, đơn vị phát hành sách tỉnh, thành
phố, 80 công ty thuộc thành phần kinh tế khác và hơn 13.500 trung tâm, siêu thị
sách, nhà sách, hộ kinh doanh, các điểm bán sách trên toàn quốc.
Tính đến nay có khoảng 24 doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết
lập mạng viễn thông công cộng; hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp
dịch vụ viễn thông. Số lượng thuê bao internet băng rộng đạt 11.923.000 thuê
bao.
Nhờ có toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, các tiến bộ của khoa học, kỹ
thuật thông tin nhanh chóng được phổ biến và áp dụng trong lĩnh vực truyền
thông; các dịch vụ thông tin được mở rộng và cung cấp kịp thời đáp ứng được
nhu cầu sử dụng thông tin trong nước. Về chất lượng thông tin, nhờ có truyền
thông đại chúng truyền thông đại chúng mà ngày càng được nâng cao. Thông tin
đã mang tính đang dạng, khách quan, có cơ sở và điều kiện để phân tích, chọn
lọc, làm cho đối tượng sử dụng thông tin không bị động, có nhiều phương án lựa
chọn để sử dụng.
Do quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng và trong cơ chế hiện tại,
các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng có điều kiện đầu tư cạnh tranh
lạnh mạnh để phát triển. Từ sự cạnh tranh ấy, chất lượng thông tin (nội dung,
hình thức, tính thời sự...) ngày càng được cải thiện. Các chương trình truyền
hình và điện ảnh đã có sự giao lưu, học hỏi, hợp tác với các quốc gia, các hãng
trên toàn thế giới, từng ngày mang đến sự đổi mới, hấp dẫn hơn cho công chúng.
Đối với đội ngũ những người làm công tác truyền thông đại chúng, khi
tiếp cận với quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã học hỏi, nghiên
cứu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất những kiến thức, những tiến bộ của
công nghệ thông tin, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, sớm hòa

nhập vào sự phát triển và lớn mạnh chung của truyền thông đại chúng thế giới.
Nói tóm lại, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã có tác động mạnh mẽ
đối với truyền thông đại chúng nước ta, đã tạo cơ hội cho truyền thông đại


chúng nước ta phát triển cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của
đại đa số nhân dân, của yêu cầu phát triển đất nước.
CHƯƠNG 2. THÁCH THỨC CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VIỆT
NAM TRONG TOÀN CẦU HÓA
2.1. Sự phát triển không đồng đều của truyền thông đại chúng ở các quốc
gia
Qúa trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng diễn ra không đều trên thế
giới. Các nước có nền kinh tế phát triển, các loại hình phương tiện truyền thông
đại chúng phát triển trước và mạnh mẽ do có điều kiện thuận lợi về mọi mặt, về
tài chính, nhân lực, kỹ thuật công nghệ. Khuynh hướng này gắn liền với những
công ty, tập đoàn truyền thông của các nước phương Tây. Các tập đoàn này đang
tạo sức ép rất lớn đối với các nước chậm và đang phát triển. Đối với các quốc
gia này, sự thiếu thốn nguồn lực không cho phép nhanh chóng đổi mới công
nghệ truyền thông. Mặc khác, không thể mở rộng quy mô, nâng cao ảnh hưởng
của thông tin truyền thông nếu không đổi mới thường xuyên kỹ thuật công nghệ.
Các nước có quyền lực như Mỹ sẽ được bao bọc dưới lớp vỏ khách quan
của dòng thông tin khổng lồ, áp đảo trong hệ thống truyền thông đại chúng thế
giới. Về thực chất, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, trước hết là mở rộng
phạm vi và quy mô ảnh hưởng của truyền thông đại chúng các nước mạnh, các
nước phát triển cao. Qúa trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng càng phát
triển thì sự chi phối quyền lực của các tập đoàn truyền thông khổng lồ sẽ càng
tăng lên. Sức ép từ các tập đoàn truyền thông ấy sẽ tác động lên các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
2.2. Thách thức từ những thông tin bất lợi về chính trị
Các nước có quyền lực trên thế giới lợi dụng truyền thông đại chúng để

bành trướng sức ảnh hưởng của mình, can thiệp vào các vấn đề, các sự kiện
chính trị của các nước nhỏ, các nước yếu hơn. Chẳng hạn như Mỹ, các nước
phương Tây và Trung Quốc đã áp đặt quan điểm của mình, đưa tin sai lệch để


hình thành dư luận xã hội có lợi trên phạm vi rộng lớn. Sau sự kiện máy bay
MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi (năm 2014) trong không phận
Ukraine, truyền thông Mỹ mặc dù đã có những hình ảnh chụp từ vệ tinh mà qua
đó có thể thấy trách nhiệm về việc này thuộc về quân đội của nước cộng hòa
Ukraine, lại đưa tin thiếu trung thực bằng cách đưa tin gắp lửa bỏ tay người, áp
đặt thông tin nhằm gây bất lợi cho các nước khác. Hoặc truyền thông Trung
Quốc với luận điệu giả dối khi đưa tin về việc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên
vùng lãnh hải của Việt Nam,…
Nguy hiểm hơn nữa trong việc lợi dụng toàn cầu hóa truyền thông đại
chúng của các nước lớn là sử dụng “diễn biến hòa bình”. Bên cạnh đưa những
thông tin sai lệch để chống phá Nhà nước ta qua các trang web, mạng xã hội, các
thế lực thù địch sử dụng diễn biến hòa bình như một công cụ khi mà tình hình
không cho phép dùng vũ lực để chống lại lực lượng tiến bộ. Đây chính là thủ
thuật, thủ đoạn truyền thông mà những nước lớn sử dụng, tác động dần để tạo ra
hiệu ứng xã hội, dẫn đến sự chuyển hóa về tư tưởng của con người theo chiều
hướng có lợi đối với các nước đế quốc. Sự tinh vi thể hiện ở chỗ là thông qua
phương tiện truyền thông đại chúng các tư tưởng quan niệm chống phá cách
mạng được thể hiện một cách nhẹ nhàng, được che đậy bởi lớp vỏ tự do và dân
chủ.
2.3. Thách thức trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Toàn cầu hóa về thông tin dẫn đến sự du nhập của những dòng văn hóa
ngoại lai khác nhau trên thế giới. Bên cạnh những cái tốt, văn minh để làm giàu
thêm cho văn hóa Việt Nam thì có những cái mới du nhập có những tác động
tiêu cực, đó chính là nguy cơ mất bản sắc văn hóa, đặc biệt là với những quốc
gia đnag phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng từ những sản phẩm phi văn hóa,

phi truyền thống và sự áp đặt của sản phẩm ngoại lai dẫn đến sự nhất thể hóa
văn hóa và mai một nền văn hóa dân tộc bản địa.


Dòng chảy thông tin truyền thông hiện đại vượt qua ranh giới quốc gia,
vùng lãnh thộ đang từng giờ, từng ngày tác động đến từng gia đình, từng dân
tộc. Từ đó con người dần bị cuốn theo những giá trị văn hóa của một số nhỏ các
nước phương Tây. Bản sắc văn hóa của dân tộc dần dần bị mai một và thực sự
rất khó để các nước này chống trả lại bởi sự chênh lệch, yếu kém hơn về công
nghệ, trình độ truyền thông. Sự nhất thể hóa văn hóa sẽ áp đặt từ từ và có sức lôi
cuốn, đặc biệt với thanh niên. Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc
bị thu hẹp dần, điều này tạo ra sự nguy hại to lớn cho cốt cách quê hương, cốt
cách dân tộc. Sự duy trì bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề thiết yếu và phải
liên quan chặt chẽ với những giải pháp khắc phục hạn chế tiêu cực của toàn cầu
hóa truyền thông đại chúng.
Nhiều quốc gia đang phát triển đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của dòng
văn hóa ngoại lai đến từ phương Tây, từ sách báo, phim ảnh, truyền hình,… cổ
vũ cho lối sống hưởng thụ, tự do, cá nhân ích kỷ, buông thả, đi ngược lại với
thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sức ép của dòng thông tin đến từ các nước
phương Tây đang thu hút sự chú ý, đáp ứng thị hiếu tầm thường của một bộ
phận giới trẻ hiện nay.
2.4. Sự cạnh tranh của từ nước ngoài và nguy cơ mất tính sáng tạo
Như đã đề cập ở trên, hiện nay văn hóa Việt Nam đang vấp phải sự du
nhập của dòng văn hóa ngoại lai. Và những sản phẩm văn hóa của dân tộc đang
phải cạnh tranh gay gắt để tồn tại, điều đó thể hiện rõ qua từng phương tiện
truyền thông đại chúng.
 Sách
Những năm gần đây, thị trường sách Việt khá trầm lắng vì nhiều lý do
khác nhau. Một trong những nguyên nhân cơ bản là người Việt Nam đọc sách ít,
trung bình một năm chỉ đọc được 1 đến 2 cuốn sách. Chưa kể với sự phát triển

của sách ngoại văn thì sách Việt Nam ngày càng mất dần đi độc giả.


Về tình hình thị trường sách xuất bản trong nước như sau: Mảng sách
thiếu nhi là mảng sách bán chạy nhất hiện nay, đặc biệt là trong mùa cao điểm,
chiếm tỷ trọng cao về tổng doanh thu sách quốc văn. Mảng sách giáo khoa, sách
bổ trợ là là mặt hàng có doanh thu cao nhưng rủi ro lớn, dễ bị tồn kho số lượng
nhiều phải thanh lí. Sách tham khảo là loại sách bán tốt trong mùa cao điểm hè,
tuy nhiên một số sách tham khảo bị ảnh hưởng bởi điện tử nên đầu năm đến nay,
doanh thu hai mảng sách này bị suy giảm.
Thể loại sách văn học là mảng thể hiện rõ nhất sự cạnh tranh trong xu thế
toàn cầu hóa thông tin đại chúng. Bên cạnh sách văn học của một số tác giả trẻ
trong nước như Gào, Kawi Hồng Phương, Nguyễn Ngọc Thạch thì sách văn học
bán tốt hiện nay tập trung vào mảng sách văn học dịch của Trung Quốc. Đối
tượng đọc chủ yếu là nữ học sinh cấp 2, 3, sinh viên và nhân viên văn phòng.
Văn học lãng mạn châu Âu kể cả hiện đại lẫn những tác phẩm cổ điển hiện nay
có chiều hướng tiêu thụ chậm lại.
Về thị trường sách nhập khẩu: Sách nhập khẩu hiện nay phát triển chính
vẫn là giáo trình của các nhà xuất bản lớn như Oxford, Cambrige, Pearson,
Macnillan…, mạnh nhất là các tựa sách cung cấp vào các thị trường công lập,
đồng thời thị trường cũng sôi động bởi cạnh tranh quyết liệt trong mùa vụ giữa
các nhà phát hành, các công ty chuyên kinh doanh sách ngoại văn.
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử, kỹ thuật
số, cán cân thị phần giữa sách giấy và sách điện tử trên thế giới ngày càng thay
đổi. Mảng sách văn học, truyện đọc, giáo khoa sẽ dần chuyển dịch sang sách
điện tử.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế trên nhưng quá trình phát triển
chậm hơn nhiều so với các nưới có ngành công nghệ điện tử, kỹ thuật số phát
triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc,… Trong tương lai khi xu hướng phát
triển nội dung số và các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đọc sách điện tử ngày
càng gia tăng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Còn đối với thị trường Việt

Nam hiện nay, thị trường sách điện tử hiện nay vẫn còn rất nhỏ, mảng sách in
vẫn còn phát triển.


Vậy lý do tại sao sách ngoại văn và sách văn học dịch từ Trung Quốc,
Anh Mỹ,.. lại thu hút độc giả hơn sách Việt? Một trong những lý do khiến thị
trường sách Việt chưa bằng được nước ngoài là bởi nhu cầu trong nước không
cao bằng. Nói riêng thị trường văn học là phát triển nhất thì hầu hết là văn học
dịch, ở Việt Nam các nhà xuất bản không thể cạnh tranh nổi để mua bản quyền,
dịch thuật và xuất bản.
Sách Việt Nam khó có thể cạnh tranh về nội dung và hình thức trình bày
so với sách ngoại văn. Sách ngoại văn cùng một tựa sẽ có rất nhiều phiên bản
khác nhau như bìa cứng, bìa mềm, bìa mỏng giá rẻ,…Vì vậy sách của họ sẽ có
giá cả rất phong phú cho người đọc lựa chọn được loại sách phù hợp với túi tiền.
Còn đối với ở Việt Nam thì một tựa sách hầu như chỉ có một nhà xuất bản, sau
vài năm sẽ có tái bản lại nhưng với giá cao hơn trước dù chất lượng cũng không
khác biệt nhiều lắm ngoài việc thay ảnh bìa mới hay chỉnh sửa một số lỗi in hay
chính tả. Đối với các cuốn sách thuộc hàng kinh điển thì ở Việt Nam thì một số
quyển cũng sẽ có nhiều bản khác nhau nhưng số lượng không nhiều. Hơn nữa,
sách Việt Nam còn thua kém sách ngoại văn về công nghệ in và xuất bản. Không
ít đầu sách của các nhà xuất bản Việt Nam giá cao nhưng chất lượng lại không
được như mong muốn. Ví dụ như giấy mỏng, in chữ bị lệch, sai chính tả...còn
những cuốn bìa cứng thì giấy quá mỏng, khổ sách không thống nhất.
Trong xã hội hiện đại thì mọi người hầu như không đọc sách nhiều như
xưa, ngày nay có thể đọc sách trên tất cả các phương tiện như điện thoại máy
tính thậm chí nghe theo dạng audio rất nhiều người đã quay lưng lại với sách
giấy. Các nhà xuất bản cần có những sự thay đổi, khắc phục những hạn chế về
chất lượng cũng như hình thức để văn hóa đọc sách Việt tiếp tục được duy trì và
phát triển, sách Việt lấy lại niềm tin của độc giả, có thể cạnh tranh được với thị
trường sách ngoại văn.

 Báo chí


Nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa đang có sự ảnh hưởng sâu rộng đến
đời sống xã hội của đất nước ta. Với xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng
đang diễn ra mạnh mẽ, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với các tư tưởng
khuynh hướng mới của thế giới là không đơn giản. Hội nhập quốc tế, báo chí
truyền thông Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn giữa báo chí
trong nước và báo chí nước ngoài mà đa phần là vượt trội về công nghệ, kỹ
thuật, tài chính, tính chuyên nghiệp...
Báo chí truyền thông nước ngoài từ các nước phát triển như Tây Âu và
Mỹ với những ưu thế nhiều mặt sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến nhu cầu
báo chí trong nước, có thể gây ra rối loạn thông tin chèn ép và áp đặt thông tin,
ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước và báo
chí truyền thông Việt Nam. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên hiện nay nhìn
chung có những hạn chế về tính chuyên nghiệp như trình độ tin học ngoại ngữ,
hiểu biết thông lệ và luật pháp quốc tế còn yếu; kỹ thuật truyền thông chưa cao.
Những yếu kém đó gây khó khăn, bất cập cho quá trình hội nhập quốc tế của
nhà báo nói riêng và báo chí truyền thông Việt Nam nói chung.
Cùng với những thách thức trên, quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại
chúng còn đặt ra những thách thức khác như lập trường, bản lĩnh của nhà báo,
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tính sáng tạo của quốc gia,…là những vấn đề
cần được giải quyết hài hoà và tỉnh táo, đòi đòi hỏi mỗi nhà báo phải phấn đấu,
tu dưỡng rèn luyện toàn diện để đáp ứng yêu cầu mới.
Xu hướng toàn cầu hóa truyền thông đại chúng thể hiện rõ trong báo chí ở
loại hình báo truyền hình. Truyền hình trong nước vấp phải sự cạnh tranh đến từ
nước ngoài khi nhiều khán giả trẻ thích xem các chương trình truyền hình thực
tế đến từ Hàn Quốc, Mỹ hơn là các gameshow thuần Việt. Điển hình có thể kể
tới như Running Man, Bố ơi mình đi đâu thế (Hàn Quốc), The Voice của Anh,
Mỹ, Cuộc đua kỳ thú phiên bản Mỹ, Nhân tố bí ẩn của Anh/Mỹ,… Lý do mà

nhiều khán giả Việt Nam thích xem các phiên bản của nước ngoài vì tính chuyên


nghiệp trong việc tổ chức các chương trình truyền hình, tính cạnh tranh hấp dẫn
và đặc biệt là format chương trình hợp lý và hấp dẫn.
Trên sóng truyền hình hiện nay có rất nhiều ác chương trình truyền hình
thực tế được mua bản quyền, Việt hoá như Cuộc đua kỳ thú (The Amazing
Race), Vua đầu bếp (MasterChef), Người đi xuyên tường (Hole in the Wall),
Cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc (X-Factor), Giọng hát Việt (The Voice),
Thần tượng âm nhạc Việt Nam (Việt Nam Idol), Không giới hạn Sasuke Việt
Nam,…Đặc điểm chung của các chương trình này đều là được mua bản quyền
của nước ngoài và Việt hóa tại Việt Nam. Điều không thể phủ nhận là hầu hết
các gameshow, chương trình truyền hình thực tế của nước ngoài được đưa về
Việt Nam đều rất nổi tiếng, luôn cuốn hút đông đảo khán giả tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Với sự nổi tiếng sẵn có, cộng thêm với các chiêu PR, tạo sự kiện,
cùng với việc phát sóng trong khung giờ vàng… nên các chương trình này đã
thu hút được khối lượng người xem đông đảo. Tuy nhiên, được sản xuất ở nước
ngoài, cho khán giả nước ngoài, và bởi người nước ngoài, nên không phải
chương trình nào nào cũng thích hợp với thị hiếu của người Việt. Thực tế là khi
các chương trình mua bản quyền ở nước ngoài về đến Việt Nam vẫn phải tuân
thủ theo những nguyên tắc bắt buộc của đối tác nước ngoài như format sân khấu,
cách thức chơi, tuyển chọn… Cũng vì việc quá tuân thủ một cách máy móc, rập
khuôn này mà một số chương trình đã gây phản cảm với người xem.

Sức hút của các chương trình được mua bản quyền là phiên bản nước
ngoài đã đo được thị hiếu và có thời gian thử nghiệm độ thành công ở các nước
qua một thời gian dài, công nghệ sản xuất hiện đại lại có thêm sức cộng hưởng
từ truyền thông. Đưa về Việt Nam, nhà sản xuất chỉ cần chọn người chơi và ban
giám khảo theo format định sẵn dù chi phí mua rất tốn kém. Hạn chế của
chương trình thuần Việt hiện nay là chưa hay, chưa chuyên nghiệp và còn khá cũ

kỹ, lạc hậu dù rằng có những trò chơi vui nhộn, đa đạng hợp với phong tục, đời
sống và tâm lý của người Việt.


Thực tiễn này đặt ra câu hỏi, sự sáng tạo của Việt Nam ở đâu trong làn
sóng mua bản quyền truyền hình nước ngoài. Có thể nói, trong số các chương
trình game show, truyền hình thực tế do người Việt Nam sáng tạo mặc dù không
phải là ít nhưng lại bị thất thế trước gameshow được Việt hóa từ Mỹ, Hàn Quốc,
Nhật.

Học hỏi từ các chương trình truyền hình nước ngoài là điều tốt, tuy nhiên
nếu việc mua bản quyền tràn lan như hiện nay sẽ làm tăng nguy cơ mất tính sáng
tạo của các chương trình nội địa. Những chương trình mang đậm chất Việt như
“Vượt lên chính mình”, “Đuổi hình bắt chữ”, Cuộc thi “Sao Mai”, “Đồ Rê Mí”,
“Bài hát Việt”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Chúng tôi là chiến sĩ” cần phải
được duy trì và thực tế là các chương trình này đã có không ít sự đổi mới về
cách thức chơi để tiếp tục tồn tại. Trong tương lai, gameshow thuần Việt sẽ có
được vị thế cao hơn, được công chúng yêu thích hơn nếu được đầu tư kỹ lưỡng,
áp dụng công nghệ hiện đại và có sự sáng tạo cao vì nó thường gần gũi với tâm
lý, tình cảm của công chúng, tránh được những cú sốc văn hóa như các chương
trình format ngoại. Việc xây dựng các game show thuần Việt là điều luôn được
mong đợi, cổ vũ nhưng sức sống của các chương trình tự sản xuất này sẽ ra sao
lại là bài toán khó. Đối với khán giả truyền hình, việc thích hay không thích,
xem hay không xem một game show nào đó có lẽ không quá phụ thuộc vào
game được mua bản quyền hay do Việt Nam sản xuất. Điều quan trọng là nó
phải sức hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của khán giả.
 Quảng cáo
Thị trường quảng cáo Việt Nam đang trên đà phát triển với ngày càng
nhiều hợp đồng hàng triệu đô và các tập đoàn lớn luôn rộng cửa cho các doanh
nghiệp cả nội lẫn ngoại đấu thầu cung cấp dịch vụ. Dù các doanh nghiệp ngoại

thường chiếm hết những hợp đồng khủng từ các tập đoàn toàn cầu và nhiều tập
đoàn lớn của Việt Nam, nhưng doanh nghiệp quảng cáo Việt cũng có những lợi
thế địa phương để tìm cửa sống riêng cho mình. Trong các thông báo mời thầu,


hiện nay nhiều công ty toàn cầu để ngỏ cơ hội cho cả doanh nghiệp ngoại lẫn nội
đấu thầu thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho mình. Đây là cơ hội lớn cho
ngành quảng cáo Việt Nam, một ngành đang được cả doanh nghiệp nội và ngoại
quan tâm.
Tuy nhiên, đơn vị thắng các gói thầu giá trị lớn thường là những cái tên
ngoại. Chẳng hạn, Vinamilk thuê nhiều đơn vị, trong đó có Hãng quảng cáo
TBWA của Mỹ. Công ty quảng cáo Dentsu Vietnam của Nhật thầu hết hợp đồng
quảng cáo cho các hãng Nhật có mặt tại VN như Toyota, Yamaha, Ajinomoto,
Canon, Aeon Mall và cả các doanh nghiệp Việt Nam như Saigontourist hay Dầu
thực vật Cái Lân. Công ty quảng cáo Lowe thuộc Interpublic của Mỹ giành được
những hợp đồng lớn như Coca-Cola, Cô gái Hà Lan, OMO, Masan Consumer.
Thông thường các công ty ngoại làm không hết việc mới thuê các đơn vị
nội làm phụ ở những khâu có giá trị gia tăng thấp như tổ chức sự kiện, in ấn tài
liệu... Tình hình hiện đã khác hơn khi những người làm tại các công ty nước
ngoài đó tách ra làm riêng. Có kinh nghiệm và mối quan hệ tốt, những người
này kéo được một số thương hiệu lớn về làm khách hàng của mình. Các công ty
quảng cáo lớn thường hoạt động theo mô hình: tư vấn, lập chiến lược quảng bá
cho khách rồi sau đó kết nối với đầu mối truyền hình, báo giấy cùng các phương
tiện truyền thông đại chúng để thực hiện chiến dịch. Ở lĩnh vực này, nhờ hệ
thống toàn cầu đã kết nối với khách hàng từ trước, doanh nghiệp ngoại có lợi thế
rõ ràng, doanh nghiệp nội hầu như không thể chen chân vào nữa. Thêm vào đó,
các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng thích sử dụng công ty ngoại cho những hợp
đồng quảng cáo dài hơi của mình để yên tâm.
Tuy nhiên, lợi thế địa phương là điểm mạnh của các doanh nghiệp quảng
cáo Việt Nam. Công ty Việt Nam không thể cạnh tranh với nước ngoài ở mảng

đại lý quảng cáo, nhưng công ty nước ngoài lại không thể cạnh tranh với doanh
nghiệp địa phương về mảng quảng cáo ngoài trời, PR, tổ chức sự kiện bởi những
mảng này cần nhiều nhân công và cần thông tỏ địa phương mới làm được. Ngoài
ra, việc các tập đoàn lớn như Coca-Cola, Adidas, Nike hay Vinamilk đều dành


một phần ngân quỹ quảng cáo trực tuyến cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp
quảng cáo Việt Nam ở quy mô nhỏ.
Đối với thị trường quảng cáo quốc tế, Việt Nam được xem là một trong
những nơi đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp này, vì có sự hiện diện của
nhiều tập đoàn truyền thông quảng cáo toàn cầu hàng đầu. Tuy nhiên, chính điều
đó lại là một cuộc chiến khốc liệt đẩy các công ty và doanh nghiệp quảng cáo
nội địa vào thế bế tắc, nhất là khi mà ngân sách quảng cáo và tiếp thị của các
thương hiệu đa quốc gia vượt trội gấp nhiều lần so với các nhãn hiệu Việt Nam
cùng ngành. Nắm giữ nhiều khách hàng lớn – như Unilever, Coca-Cola,
Samsung, Toyota, Honda, cùng với chiến lược xâm lấn thị trường mạnh mẽ, các
công ty quảng cáo quốc tế đã đẩy hầu hết công ty trong nước vào vai trò làm
thuê hoặc cung cấp dịch vụ quảng cáo cho mình. Theo Hiệp hội quảng cáo Việt
Nam (VAA), dự kiến đến năm 2020, tổng doanh thu cả nước từ lĩnh vực này có
thể lên đến 3 tỉ USD/năm, nhưng các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam quy mô
còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 30% thị phần.
Trong quá khứ đã có rất nhiều mẫu quảng cáo tại Việt Nam được thực
hiện theo kiểu đơn thuần địa phương hóa một hình thức có sẵn mà một thương
hiệu đa quốc gia chỉ đạo dành cho toàn bộ vùng châu Á – Thái Bình Dương. Bên
cạnh đó, ngày càng có nhiều clip quảng cáo đơn giản cho các thương hiệu Việt
trên truyền hình sử dụng ít hàm lượng kỹ xảo, nhưng tăng mật độ văn hóa xã hội
và truyền thống dân tộc trong nội dung thể hiện. Chọn lựa đầu tư vào những
dịch vụ đúng hướng cùng với việc tích cực tìm kiếm các nhân sự giỏi về sáng
tạo và hoạch định chiến lược có thể là con đường để thoát khỏi sức ảnh hưởng
quá lớn từ nước ngoài của các công ty quảng cáo Việt Nam.

 Mảng phim truyền hình
Những năm trước đây, khi bật các kênh truyền hình, cả truyền hình trung
ương lẫn địa phương và hệ thống cáp sẽ dễ dàng nhận ra phim Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan, phim Mỹ tràn ngập. Với các đài phát thanh truyền hình tỉnh thì


tình trạng này càng phổ biến bởi các giờ phim nước ngoài dày đặc hơn. Tuy
nhiên thời gian vừa qua, nhiều phim truyền hình Thái Lan, Philippines, Ấn Độ,
Venezuela… trên các kênh truyền hình cáp, cạnh tranh với phim Trung Quốc,
Hàn Quốc và đang có sức hút vượt trội so với phim Việt. Điển hình là cơn sốt
phim Ấn Độ “Cô dâu 8 tuổi”. Phim từ các quốc gia này đầy hấp dẫn với khán
giả Việt nhờ sự mới lạ, diễn viên đẹp cùng những câu chuyện được khai thác
theo kịch tính cuốn hút. Phim truyền hình của các quốc gia mới mẻ này liên tục
có cơ hội phủ sóng cũng chính vì giá mua bản quyền rẻ hơn nhiều so với phim
Trung, Hàn. Mới lạ, ăn khách lại giảm đáng kể chi phí đầu tư, phim truyền hình
từ các quốc gia này càng có cơ hội đổ bộ ào ạt lên các kênh truyền hình Việt
Nam cũng là một xu hướng tất yếu.
Phim truyền hình Việt đang lãng phí tiền của khi sản xuất quá nhiều
nhưng khả năng cạnh tranh kém ngay trên chính thị trường của mình. Số lượng
phim tăng lên mỗi năm với con số chóng mặt nhưng chất lượng hầu như chưa
đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, trung bình một năm có hàng ngàn tập phim
truyền hình do Việt Nam sản xuất phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam và
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là chưa kể các kênh truyền hình
cáp, truyền hình kỹ thuật số, các đài địa phương có lượng người xem cao. Đây là
thành quả đáng ghi nhận nhằm tăng tỉ lệ phim Việt trong giờ phát sóng phim trên
truyền hình theo định hướng của nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng phim truyền
hình Việt Nam sản xuất thời gian qua không tăng tỉ lệ thuận với số lượng.
Không có mấy phim truyền hình thực sự được công chúng quan tâm bàn
tán, báo chí nhắc đến và đọng lại trong lòng người xem để nhắc nhớ. Theo con
số thống kê chưa đầy đủ, chiếm khoảng 80% thời lượng phát sóng phim Việt

trên hầu hết các đài truyền hình lớn là phim do công ty tư nhân sản xuất theo cơ
chế đặt hàng của đài truyền hình. Riêng các đài tỉnh không có khả năng sản xuất,
phim của tư nhân sản xuất chiếm 100%. Hãng phim TFS - Đài Truyền hình TP
HCM hiện chỉ có năng lực sản xuất gần 20% lượng phim Việt Nam phát sóng
trên các kênh của HTV. Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam thuộc


Đài Truyền hình Việt Nam - VFC cho biết mỗi năm họ cũng chỉ có thể sản xuất
được trên dưới 30% số tập phim phát sóng của phim truyền hình Việt Nam trên
các kênh VTV. Phim Việt phát sóng trên các kênh truyền hình ăn khách khác
như Let’s Viet, SCTV, VTV9... đều do tư nhân sản xuất.
Số lượng phim được sản xuất khá lớn nhưng chất lượng không cao dẫn
đến khả năng cạnh tranh với phim ngoại trong khu vực phát trên các kênh truyền
hình ở Việt Nam càng khó khăn. Nguyên nhân chính là đội ngũ làm phim truyền
hình ở Việt Nam hiện nay phần lớn không được đào tạo đầy đủ, chủ yếu làm
theo lối học nghề, kinh nghiệm. Do đó vai trò của các hãng phim nhà nước là rất
quan trọng. VFC thời gian qua đã thể hiện vai trò chủ đạo khá tốt khi tổ chức
sản xuất và liên kết sản xuất với các đơn vị trong và ngoài nước, cho ra đời
nhiều bộ phim có chất lượng chuyên môn và sức hút đối với khán giả như: “Bão
qua làng”, “Bánh đúc có xương”, “Mưa bóng mây”, “Sóng ngầm”, “Khi đàn
chim trở về” (phần 3)… Song, VFC cũng cho biết đơn vị cũng không thể đáp
ứng nhu cầu sản xuất đủ lượng phim phát sóng.
Vài năm trở lại đây, xu hướng Việt hoá phim nước ngoài xuất hiện tuy
nhiên thành công thì rất ít mà thảm hoạ thì quá nhiều. Thành công nhất phải kể
đến bộ phim “Cầu vồng tình yêu” được chuyển thể từ kịch bản phim truyền hình
“Vinh quang gia tộc” nổi tiếng của Hàn Quốc. Bộ phim đã tạo nên một cơn sốt
lạ trong năm 2013 khi thu hút được sự quan tâm đông đảo khán giả. Yếu tố lớn
nhất tạo nên sự thành công cho phim không phải là diễn viên đẹp, nhạc phim
hay mà là việc đưa nhiều yếu tố văn hóa Việt vào “Cầu vồng tình yêu”. Ngoài
tình yêu của các cặp đôi, phim còn mang hơi thở xã hội Việt Nam khi đề cập đến

tình cảm gia đình, trách nhiệm của bậc cha mẹ và đạo lí làm con.
Không được may mắn như “Cầu vồng tình yêu” là các phim như “Ngôi
nhà hạnh phúc” (chuyển thể từ phim “Full House” nổi tiếng của Hàn Quốc),
“Váy hồng tầng 24” (được chuyển thể từ phim truyền hình “Unbeatable 1” của
Đài Loan), “Cô gái xấu xí” (được mua bản quyền của một hãng truyền hình
Colombia) lại không được sự đón nhận của khán giả. Lý do chung cho sự thất


bại của các phim chuyển thể này là sự thiếu gần gũi, không phù hợp với văn hóa
và cuộc sống của người Việt, kịch bản bất hợp lý.
Việc mua bản quyền của các phim truyền hình nước ngoài cũng là xu
hướng tốt nhưng các nhà làm phim Việt Nam phải cân nhắc kỹ và có những thay
đổi phù hợp cả vấn đề văn hoá để phù hợp với thị hiếu xem phim của khán giả
trong nước. Mua bản quyền một cách rập khuôn không những gia tăng nguy cơ
mất đi sự sáng tạo mà còn tạo nên những sản phẩm thảm hoạ trên sóng truyền
hình. Ngược lại, mua của nước ngoài nhưng vẫn phải có sự sáng tạo – chỉ khi ấy
những bộ phim Việt hoá mới được công chúng trong nước đón nhận.
 Điện ảnh
Trong vài năm trở lại đây, thị trường điện ảnh trong nước thực sự khởi
sắc. Một số phim “bom tấn” ngoại và phim Việt đã đạt được doanh thu triệu đô
tại thị trường Việt. Điều đó tạo đà cho các nhà đầu tư trong nước khiến số lượng
phim tăng lên đáng kể sau các năm. Đơn cử, năm 2014 có khoảng 25 phim Việt
trên tổng số khoảng 100 phim ra mắt khán giả Việt Nam, nhưng năm 2015, con
số này dự tính tăng gấp đôi: gần 50 phim. Trong đó, gần 30 phim Việt đã ra mắt.
Tuy nhiên những bộ phim thu hút số lượng khán giả đến xem nhiều nhất ở thị
trường trong nước lại là những bộ phim nước ngoài như 2 phần phim Biệt đội
siêu anh hùng, 3 phần phim Người sắt, Nữ hoàng băng giá, Kẻ cặp mặt trăng,
Fast and Furious 7,…
Từ đầu năm 2015 tới giờ, phần lớn các phim chiếu rạp của điện ảnh Việt
gặt hái doanh thu khả quan nằm trong hai thể loại hài và kinh dị. Dĩ nhiên phim

hành động cũng được khán giả ưu ái, nhưng nó yêu cầu kinh phí lớn và không
phải nhà làm phim nội nào cũng dám thử sức. Đặc điểm chung của nhóm tác
phẩm này là có kịch bản nhạt nhẽo, dàn diễn viên nhiều trai xinh, gái đẹp nhưng
diễn xuất không có gì nổi trội. Các phim chủ yếu ra rạp trong hoặc sau dịp Tết
nguyên đán (khi mùa phim bom tấn Hollywood chưa bắt đầu) hoặc mùa hè.


Lượng khán giả thường xuyên ra rạp tại Việt Nam chủ yếu là người trẻ.
Thị hiếu của nhóm được tách làm hai: một nhóm yêu thích phim nước ngoài và
muốn ra rạp khi có phim bom tấn; nhóm còn lại có thị hiếu bình dân hơn hơn,
thích xem phim Việt, thiên về thể loại hài, giải trí hoặc có diễn viên mà họ yêu
mến. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khán giả trẻ, các nhà sản xuất liên tục đưa ra
những bộ phim có nội dung dễ dãi nhưng chú trọng về mặt hình ảnh, diễn viên,
trang phục, âm nhạc.
Ở thời điểm hiện tại, bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đang tạo
ra một cơn sốt ở các phòng vé, trên mạng xã hội và thu hút được sự theo dõi của
đông đảo khán giả, điều này cho thấy đây bộ phim Việt hiếm hoi cân bằng được
giữa hai giá trị nghệ thuật và thương mại. Phim do đạo diễn Victor Vũ thực hiện,
dựa trên tác phẩm văn học nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sự
ủng hộ của khán giả dành cho bộ phim cho thấy khán giả Việt vẫn mong muốn
được thưởng thức những bộ phim điện ảnh Việt được đầu tư tâm huyết và kỹ
lưỡng.
Xuất khẩu phim ra nước ngoài vốn là giấc mơ của bất cứ nền điện ảnh
nào, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với nhiều nhà sản xuất phim, đây là cách để
thu hồi vốn. BHD là đơn vị đi tiên phong trong việc tiếp thị, giới thiệu phim Việt
ra nước ngoài. Đa số phim đoạt giải tại các Liên Hoan Phim quốc tế, đều đã
được BHD mua lại và chào bán ra thị trường nước ngoài như: “Áo lụa Hà
Đông”, “Chuyện của Pao”, “Chơi vơi”, “Cánh đồng bất tận”, “Bi, đừng sợ”…
Hiện nay phim hành động và phim kinh dị đang có tiềm năng. Các hãng hoàn
toàn có thể chọn khởi đầu với phim kinh dị. Lý do là ngân sách đầu tư cho thể

loại này không quá cao, còn về kỹ thuật thì đã có sẵn các mô típ. Cho đến thời
điểm này, việc phát hành thương mại phim Việt tại các thị trường ngoại đang có
hai hướng: Phim thương mại phù hợp với các nước có địa lý và văn hóa gần gũi
với Việt Nam, còn dòng phim nghệ thuật phù hợp với khán giả Châu Âu và Mỹ.


CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
TOÀN CẦU HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM
Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã trở thành một xu thế tất yếu.
Quốc gia nào muốn phát triển đều phải tham gia vào quá trình này. Việt Nam
đang cố gắng phát huy tối đa mặt tích cực và hạn chế được những tiêu cực để
vượt qua những thách thức mà quá trình này mang lại. Sau đây là một vài giải
pháp cụ thể:
Với Việt Nam, quan điểm bao trùm để giải quyết những thách thức từ tác
động tiêu cực của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là phát triển đi đôi với
quản lý.
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống truyền thông đại chúng, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vừa đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, vừa đào tạo đội ngũ cán bộ báo chí, cán bộ xuất
bản, cán bộ truyền thông vững vàng về chính trị tư tưởng, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ, tiếp cận được với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới,
chủ động hội nhập toàn cầu hóa thông tin đại chúng. Khai thác, phát huy triệt để
mặt tích cực và hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của toàn cầu hóa thông tin đại
chúng.
Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của truyền thông đại chúng nước ta ra thế
giới. Hình thành chiến lược dài hạn hoặc đưa ra các chính sách nhằm phát triển
truyền thông đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, hạn
chế sự tác động của dòng thông tin truyền thông từ nước ngoài, đặc biệt là từ
Mỹ và các nước phương Tây. Các gia đình hầu hết đều có radio và tivi, số lượng
dân cư có máy vi tính và tỷ lệ truy cập internet ngày càng cao.

Nhà nước cần có những biện pháp nghiêm khắc, những luật và hàng rào
hữu hiệu hơn nữa ngăn chặn những sản phẩm phi văn hóa du nhập vào nước ta
từ những băng đĩa, phim ảnh, đến qua mạng Internet. Các phương tiện thông tin
đại chúng của Việt Nam cũng rất cần hạn chế tối đá, cẩn trong trong việc khai


thác thông tin, tránh tuyên truyền, quảng cáo cho những sản phẩm văn hóa nước
ngoài có chất lượng không cao, chưa được kiểm chứng về mặt chất lượng.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển, đồng thời tăng
cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ quan báo chí. Chú trọng
có các biện pháp tích cực nhằm chống khuynh hướng thương mại hóa báo chí.
Tăng cường năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động
truyền thông đại chúng trong nước và luồng thông tin du nhập từ nước ngoài.
Việc quản lý và kiểm soát thông tin qua luật và các biện pháp kiểm tra, không
cho phép nhập những sản phẩm truyền thông có nội dung xấu như văn hóa phẩm
đồi trụy, bạo lực, trái với truyền thống đạo đức và đi ngược lại với thuần phong
mỹ tục của dân tộc. Tích cực trao đổi, giao lưu với luồng thông tin có giá trị một
cách tích cực của các quốc gia trên thế giới, tiếp thu những giá trị tiến bộ, văn
minh của nhân loại, nâng cao nhận thức, trình độ và nhân sinh quan tiến bộ cho
nhân dân.
Giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, định hướng phát triển lối sống lành
mạnh, tích cực cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và cả xã
hội đối với từng công dân. Phải cung cấp những kiến thức nền tảng về văn hóa,
xã hội, những bài học kinh nghiệm thực tế để hình thành thái độ, quan điểm văn
hóa – xã hội đúng đắn, khoa học, xây dựng lối sống có trách nhiệm với xã hội,
với cộng đồng. Đây là giải pháp có vai trò thiết yếu bởi xét cho cùng, nền tảng
của xã hội, đối tượng tiếp nhận cũng như chủ thể cung cấp thông tin cho hệ
thống thông tin đại chúng chính là con người. Xây dựng một lối sống lành
mạnh, nhân sinh quan đúng đắn, tiến bộ một cách bài bản, có hệ thống sẽ giúp
công dân giữ vững được lập trường, quan điểm và không bị cuốn theo bởi những

dòng thông tin xấu, ngoại lai. Bên cạnh đó cần chú trọng làm tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về những tác
động tiêu cực của toàn cầu hóa thông tin đại chúng từ đó có nhận thức đầy đủ để
tự giác không tiếp cận và kiên quyết đấu tranh chống lại những nội xung xấu.


Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng phải phát huy sức mạnh của cả hệ
thống truyền thông, giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc, có sự tiếp thu có
chọn lọc thông tin văn hóa nước ngoài để hòa nhập mà không hòa tan. Vì thế,
cần đầu tư các ấn phẩm sách, báo chí, điện ảnh,…thành một lực lượng xung kích
hữu hiệu có sức mạnh to lớn trong việc chống lại âm mưu chống phá của các thế
lực thù địch, bảo vệ vững chắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Ngoài ra cần duy trì và quảng bá hiệu quả trên các phương tiện truyền
thông đại chúng những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Đây là một nguồn lực sâu xa cần được bảo tồn và phát huy bằng
những việc làm cụ thể - từ việc tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống trong
nhà trường cho học sinh, sinh viên đến các chính sách bảo tồn, khuyến khích,
phát huy các giá trị văn hóa đó. Cần có những thiết chế, chế tài phù hợp mang
tính chiến lược để bảo tồn văn hóa dân tộc, bao gồm các giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể.
Để giành lấy khán giả, thính giả về phía mình, văn hóa Việt Nam cũng cần
có những sản phẩm mang tính tư tưởng, có chất lượng nội dung và nghệ thuật
cao, được đầu tư kỹ càng với công nghệ kỹ thuật hiện đại. Muốn vậy cần có sự
chăm lo đồng bộ từ khâu đào tạo nghệ sĩ, các chính sách khuyến khích tự do
sáng tạo nghệ thuật trên tinh thần công dân đến các đầu tư mới trang thiết bị kỹ
thuật cho các ngành công nghiệp văn hóa như văn học, âm nhạc, điện ảnh,…
Cần nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thông đại chúng của Việt Nam,
quảng bá, nâng tầm ảnh hưởng ra với thế giới. Bên cạnh đó là chính sách khuyến
khích sự xuất khẩu các sản phẩm văn hóa đi kèm với sách lược tuyên truyền đối
ngoại hiệu quả hơn nữa. Chẳng hạn như tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào

Nguyễn Du, “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dịch ra nhiều
thứ tiếng trên thế giới. Những bộ phim điện ảnh của Việt Nam được đi tham dự
các Liên hoan phim quốc tế uy tin như phim “Mùa len trâu”, “Mùa ổi”, “Áo lụa
Hà Đông”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”,…


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao
Động, Hà Nội.
2. PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (2014), Lý thuyết truyền thông hiện đại,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
3. TS Nguyễn Trí Nhiệm – PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (2014),
Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.


4. GS.TS Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
5. TS Phạm Thị Thanh Tịnh (2011), Lịch sử báo chí thế giới, Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội.



×