Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giáo án (kê shoạch bài học) chủ đề 1 môn giáo dục công dân 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.73 KB, 19 trang )

Ngày soạn: 29/9/2020
Ngày dạy:
Tiêt 5, 6,7
CHỦ ĐỀ: ỨNG XỬ CÓ VĂN HOÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
- Sau bài học này HS hiểu thế nào là lễ độ, cách ứng xử tế nhị, văn hoá. Trình
bày được yêu cầu cơ bản của hành vi giao tiếp có văn hóa và ý nghĩa của hành vi giao
tiếp có văn hóa.
2. Kĩ năng
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân , của người khác về lễ độ trong giao tiếp,
ứng xử
- Thực hành giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi giao tiếp có văn hóa; phản đối
những hành vi giao tiếp thiếu van hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
4. Các năng lực cần đạt
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, tư duy sáng tạo và trình bày cho HS.
- Khả năng sâu chuỗi, phân tích, so sánh, đưa nhận xét các sự kiện hiện tượng nhân vật
trong các tình huống công dân.
- Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức GDCD; năng lực giao tiếp, năng lực khai
thác và sử dụng tranh ảnh.
- Năng lực hợp tác, tự tin trình bầy trước đám đông.
- Năng lực tập hợp kiến thức liên môn giữa môn GDCD với các môn KHXH khác (Văn,
Sử, Địa lý).
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- GV: Sách hướng dẫn, lập kế hoạch bài giảng
- HS: Vở, Đọc và tìm hiểu bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HĐ HỌC CỦA HS.
1) Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật
dạy học thực hiện trong các hoạt động.


- Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực .
2) Tổ chức các hoạt động:
A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (7P)


a/ Mục tiêu:
- Tạo không khí sôi nổi cho lớp học và dẫn dắt vào hình thành kiến thức.
- Từ việc nghe bài hát , nêu được suy nghĩ về cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống
trong cuộc sống.
b/ Nhiệm vụ:
- Sưu tầm , nghe bài hát “ Chim vành khuyên” của NS Hoàng Vân.
- Trả lời yêu cầu mục A/
c/ Phương thức hoạt động.
- Hoạt động cả lớp, nhóm.
d/ Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Gv chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho cả lớp hát ( hoặc nghe) bài hát“ Chim vành
khuyên” của NS Hoàng Vân.
- Chuyển giao nhiệm vụ trước khi HS nghe ( hát ) bài hát :
? Em có thể rút ra điều gì từ bài hát trên?
- Hoạt động nhóm : 2 phút
- Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm cá nhân các em viết vào vở nháp ,
sau đó lựa chọn 1 sản phẩm cá nhân, thống nhất hoàn thiện thành sản
phẩm nhóm.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Suy nghĩ và trả lời cá nhân vào vở nháp
- Trao đổi, thống nhất với bạn các bạn trong nhóm
- Dự kiến sản phẩm: Bài hát thể hiện sự lễ phép của chú chim Vành
khuyên…..

* Gải quyết sản phẩm của HS :
- GV gọi đại diện một số nhóm lên trình bầy
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- Gv nhận xét, bổ sung và chốt(..)
- Gv chuyển hoạt động:
- Gv: tạo tình huống có vấn đề vào bài. (.................)

RÚT KINH
NGHIỆM


B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về giao tiếp có văn hóa.
a/ Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được các yêu cầu cơ bản của hành vi giao tiếp có văn hóa.
- Thực hiện được các hành vi giao tiếp có văn hóa trong các tình huống, hoàn cảnh
và với từng đối tượng khác nhau.
b/ Nhiệm vụ: Thực hiện các yêu cầu mục 1 / 40
c/ Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm.
e/ Tiến trình hoạt động:
TiÕt 5. Bµi 4 :

LÔ ®é

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Truyện đọc

Nội dung cần đạt
1. Truyện đọc: “Em Thủy”


a) Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu truyện
b) Nhiệm vụ : Học sinh đọc chú thích sgk và thực
hiện yêu cầu của giáo viên.
c) Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân,
nhóm.
d) Yêu cầu sản phẩm : Phiếu học tập, làm vào vở ghi
đ) Tiến trình hoạt động :
GV: hướng dẫn HS đọc truyện
HS: đọc truyện
GV: hướng dẫn HS thảo luận theo lớp, theo câu
hỏi.
? Kể lại việc làm của Thủy khi khách tới nhà?
* Việc làm của Thủy khi khách tới nhà
- Giới thiệu khách với bà
- Kéo ghế mời khách ngồi
- Đi pha trà
- Thủy xin phép bà nói chuyện với khách
- Thủy tiễn khách khi khách ra về
? Nhận xét cách cư xử của bạn Thủy?
HS: trao đổi

* Nhận xét:
- Thủy nhanh nhẹn, lịch sự
khi tiếp khách.
- Thủy biết chào hỏi, thưa gửi
niềm nở khi khách đến.


GV: định hướng


- Thủy nói năng lễ phép làm
vui lòng khách đến và để lại một
ấn tượng đẹp.
-> Thủy là một cô bé ngoan, lễ
độ.

Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là lễ độ, ý
nghĩa của việc cư xử lễ độ.

1. Nội dung bài học

b) Nhiệm vụ : Học sinh đọc chú thích sgk và thực
hiện yêu cầu của giáo viên.
c) Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân,
nhóm.
d) Yêu cầu sản phẩm : Phiếu học tập,làm vào vở ghi
đ) Tiến trình hoạt động :
? Qua phần tìm hiểu truyện đọc trên, em hiểu thế nào
là lễ độ?
* Thảo luận nhóm
- Tổ 1 + 3: Tìm hành vi biểu hiện lễ độ
- Tổ 2 + 4: Tìm hành vi biểu hiện thiếu lễ độ.
HS: Thảo luận, cử nhóm trưởng ghi ra bảng phụ
 cử người đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
* Hành vi thể hiện lễ độ:
- Chào hỏi lễ phép
- Đi xin phép, về chào hỏi

- Kính thầy, yêu bạn
- Gọi dạ, bảo vâng…
* Hành vi trái với lễ độ:

a.Thế nào là lễ độ?

- Cãi lại bố mẹ
- Nói trống không
- Lời nói cộc lốc, xấc xược.

- Là cách cư xử đúng mực của
mỗi người trong khi giao tiếp với
người khác

GV: chốt các ý cơ bản

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý

- Hay ngắt lời người khác


GV: Nhận xét phần thảo luận của các nhóm.
? Việc cư xử lễ độ có ý nghĩa gì ?

mến của mình đối với mọi
người.

GV: Nêu thêm câu hỏi để HS trao đổi, liên hệ bản b. ý nghĩa của việc cư xử lễ độ
thân
- Lễ độ là biểu hiện người có

? Bản thân em đã thể hiện đức tính lễ độ như thế văn hóa, só đạo đức giúp cho
nào khi ở nhà cũng như ở trường?
quan hệ giữa con người với con
người trở nên tốt đẹp hơn góp
- HS: tự liên hệ
- GV: Chốt vấn đề: Như vậy trong cuộc sống hàng phần làm cho xã hội văn minh.
ngày chúng ta cần thể hiện sự lễ độ. Lễ độ sẽ giúp
chúng ta có quan hệ với mọi người xung quanh tốt
đẹp hơn.
GV: Yêu cầu HS giải thích thành ngữ:
- Đi thưa về gửi
- Trên kính, dưới nhường
HS giải thích
- Trên kính dưới nhường: Đối với bề trên phải
kính trọng, đối với bề dưới phải nhường nhịn.
HS: Làm việc cá nhân.
HS: trình bày
GV: nhận xét, đánh giá
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

3.Bài tập:

a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức để làm bài
tập.
b) Nhiệm vụ : Học sinh nghe và thực hiện các yêu
cầu của giáo viên.
c) Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân, nhóm
d) Yêu cầu sản phẩm : Làm vào vở ghi
đ) Tiến trình hoạt động :
* Bài tập 1: Hs hoạt động cá nhân


1. Bài tập 1 (SGK/11)
* Bài tập 2: Tổ chức trò chơi sắm vai.
- Nêu luật chơi

- Có lễ độ: 1, 3, 5, 6
- Thiếu lễ độ: 2, 4, 7
2. Bài tập 2:


- Phân công vai
- Nhận xét cách ứng xử của các nhân vật

Tổ chức chơi sắm vai. Em sẽ
ứng xử như thế nào trong tình
huống sau:
- Tình huống 1: Trường hợp
hỏi thăm đường của 1 cụ già từ
quê ra.
- Tình huống 2: Trường hợp
sang đường của 1 cụ già.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3p)
a) Mục tiêu: Giúp hs nắm chắc nội dung bài học
b) Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân
d) Sản phẩm: Câu trả lời hs
đ) Cách tiến hành:
? Thế nào là lễ độ ? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính lễ độ ?
+ Hoạt động cá nhân (2p)

+ Sản phẩm: trình bày miệng.
* Tổ chức thực hiện:
+ Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Giáo viên quan sát, theo dõi học sinh hoạt động, giúp đỡ khi học sinh gặp khó
khăn.
* Báo cáo sản phẩm: Hs lên bảng báo cáo kết quả sản phẩm của mình.
* Dự kiến sản phẩm cần đạt:
- Lễ độ là:
+ Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
+ Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
+ Chào hỏi lễ phép
+ Đi xin phép, về chào hỏi
+ Kính thầy, yêu bạn
+ Gọi dạ, bảo vâng…
- Em đã rèn luyện đức tính lễ độ:
+ Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
+ Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
+ Chào hỏi lễ phép


+ Đi xin phép, về chào hỏi
+ Kính thầy, yêu bạn
+ Gọi dạ, bảo vâng…
* Đánh giá sản phẩm:
+ Hs khác nhận xét phần báo cáo sản phẩm của bạn.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1p)
a) Mục tiêu: Học sinh có ý thức tìm hiểu, đọc thêm các câu chuyện cùng nội dung.
b) Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ bản thân.
c) Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

d) Tiến trình hoạt động:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Học bài, làm bài tập.
- Tìm đọc các câu chuyện và ghi tên lại một số câu chuyện, tình huống có liên quan
đến nội dung bài học.
- Hình thức hoạt động:
+ Hoạt động cá nhân ( Làm ở nhà)
+ Sản phẩm: trình bày miệng.
* Tổ chức thực hiện:
+ Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Giáo viên quan sát, giúp đỡ, định hướng cho học sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ.
* Dự kiến sản phẩm cần đạt: Hs ghi lại tên và các tình huống thể hiện đức tính lễ độ.
* Đánh giá sản phẩm: tiết học sau, kiểm tra xác xuất khoảng 5 – 7 sản phẩm.
TiÕt 6, 7

Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ

I. Mục tiêu bài học: như tiết 5
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK,SGV
- Nêu vấn đề - giải quyết vấn đề; đàm thoại, nêu gương...
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (4 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
b) Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của giáo viên
c) Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân


d) Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ và trả lời

đ) Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
? Khi có khách đến nhà, em thường làm gì ?
- Hình thức hoạt động: Hoạt động chung cả lớp
* Tổ chức thực hiện:
+ Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Gv quan sát, theo dõi giúp đỡ học sinh hoạt động.
* Báo cáo sản phẩm: Hs đứng tại chỗ trình bày miệng.
* Dự kiến sản phẩm cần đạt:
- Em mời khách vào nhà, pha trà mời nước
- Mời ông bà, bố mẹ ra trò chuyện với khách
- Không nói leo khi ông bà, bố mẹ trò chuyện với khách
* Đánh giá sản phẩm:
+ Hs nhận xét phần trình bày của bạn.
+ Gv nhận xét, căn cứ vào câu trả lời của học sinh để dẫn dắt vào bài: Những hành
động đó có phù hợp với chuẩn mực đạo đức hay không, chúng ta cùng tìm hiểu bài
học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
H§ cña giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống

1. Tình huống

a)Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu tình huống
b) Nhiệm vụ : Học sinh đọc sgk và thực hiện yêu cầu của
giáo viên.
c) Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân, nhóm.

d) Yêu cầu sản phẩm : Phiếu học tập, làm vào vở ghi.
đ) Tiến trình hoạt động :
HS đọc
? Buổi học ngày hôm đó của lớp 6A có điều gì đặc biệt ?
- Vào ngày 8/3- Ngày Quốc tế phụ nữ
? Nhân ngày 8/3 khi vào lớp thầy giáo đã có cử chỉ gì đối
với học sinh ?
- Thầy có những lời chúc mừng tới các bạn nữ......


? Cử chỉ đó thể hiện tình cảm gì của thầy đối với các bạn
học sinh ?
- Thầy rất quân tâm, thể hiện niềm tin đối với các bạn.
? Trong không khí vui vẻ tình thầy trò, thầy đang nói lời
chúc mừng tới các bạn nữ thì bỗng nhiên xảy ra tình huống
gì ?
- HS đọc : “thầy đang nói thì 3,4....ạ”.
? Theo em, em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong
tình huống trên? Tại sao?
Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn

2. Nội dung bài học( 25p)

HS đọc
? Buổi học ngày hôm đó của lớp 6A có điều gì đặc biệt ?
- Vào ngày 8/3- Ngày Quốc tế phụ nữ
? Nhân ngày 8/3 khi vào lớp thầy giáo đã có cử chỉ gì đối
với học sinh ?
- Thầy có những lời chúc mừng tới các bạn nữ......
? Cử chỉ đó thể hiện tình cảm gì của thầy đối với các bạn

học sinh ?
- Thầy rất quân tâm, thể hiện niềm tin đối với các bạn.
? Trong không khí vui vẻ tình thầy trò, thầy đang nói lời
chúc mừng tới các bạn nữ thì bỗng nhiên xảy ra tình huống
gì ?
- HS đọc : “thầy đang nói thì 3,4....ạ”.
? Theo em, em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong
tình huống trên? Tại sao?
* Dự kiến sản phẩm:
- Em đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết vì :
+ Bạn có cử chỉ đứng nép ngoài cửa để khỏi làm phiền
thầy và các bạn trong lớp là thể hiện khiêm tốn, lịch sự tế
nhị.
+ Bạn chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng
nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi. Đó là hành vi thể hiện
sự kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ
thầy - trò. Đồng thời cũng thể hiện bạn Tuyết biết ứng xử

a. Lịch sự là gì?


lich sự, tế nhị.
- Còn bạn không chào thể hiện sự vô lễ, đã đi muộn không
xin lỗi vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu lịch sự, thiếu tế
nhị.
- Bạn chào rất to là thiếu lịch sự, không tế nhị.
? Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước
hành vi của các bạn vào lớp muộn ?
- Phê bình gắt gao
- Nhắc nhở nhẹ nhàng...


- Lịch sự là những cử chỉ,
hành vi dùng trong giao
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng tiếp ứng xử phù hợp với
xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống
quy định của xã hội, thể
đạo đức của dân tộc.
hiện truyền thống đạo đức
của dân tộc.
? Em hiểu lịch sự là gì ?

b. Tế nhị là gì?
Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu: Giúp học sinh rút ra nội dung bài học: lịch sự,
tế nhị, biểu hiện, ý nghĩa của lịch sự, tế nhị.
b) Nhiệm vụ : Học sinh đọc sgk và thực hiện yêu cầu của
giáo viên.
c) Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân, nhóm.
d) Yêu cầu sản phẩm : Phiếu học tập,làm vào vở ghi
đ) Tiến trình hoạt động :
Hs thảo luận theo nhóm cặp
*) Trở lại tình huống trong phần 1
? Qua việc tìm hiểu tình huống trên, em cho cô biết cách
ứng xử của bạn Tuyết được biểu hiện qua những hành vi cử
chỉ nào ?
- Cử chỉ đứng nép ngoài cửa, chờ thầy nói hết câu mới bước
ra đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi.
? Cách ứng xử của bạn Tuyết như vậy có phù hợp với quy
định xã hội, có thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc ta
không ? Vì sao ?

- Có. Vì nó thể hiện sự kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo
đức trong quan hệ thầy trò.

b. Tế nhị là gì?


*) Với cách ứng xử đó thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp.
Vậy em hiểu lịch sự là gì ?
*) Bạn Tuyết không chỉ lịch sự trong giao tiếp mà bạn ứng
xử giao tiếp với thầy giáo cũng rất tế nhị.
*) Tiếp tục các em lại chú ý vào lời nói, cử chỉ của bạn
Tuyết khi giao tiếp ứng xử với thầy Hùng.
? Em có nhận xét gì về cử chỉ, ngôn ngữ của bạn Tuyết khi
giao tiếp ứng xử với thầy Hùng?
- Bạn đã sử dụng cử chỉ, ngôn ngữ khéo léo: đứng nghiêm
chào thầy, biết nói lời xin lỗi, xin phép thầy cho vào lớp thể
hiện bạn là người có hiểu biết có văn hoá.
? Cách ứng xử của bạn Tuyết như vậy thể hiện sự tế nhị
trong giao tiếp. Vậy em hiểu tế nhị là gì?
*) Như vậy các em đã tìm hiểu thế nào là lịch sự và thế nào - Tế nhị là sự khéo léo sử
dụng những cử chỉ, ngôn
là tế nhị.
ngữ trong giao tiếp ứng xử,
thể hiện là con người có
hiểu biết có văn hoá

Yêu cầu hs thảo luận nhóm cặp
? Em hãy so sánh cho cô giáo sự giống và khác nhau giữa
lịch sự và tế nhị?
- Giống nhau: Đều là những hành vi ứng xử giao tiếp phù

hợp với yêu cầu của xã hội.
- Khác nhau; Tế nhị là nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của
hành vi giao tiếp ứng xử.
*) Ta thấy lịch sự và tế nhị có liên quan mật thiết với nhau,
bổ sung cho nhau là một phẩm chất đạo đức của con người.
Lịch sự tế nhị được biểu hiện như thế nào-> c
? Trong tình huống các em vừa tìm hiểu ở phần trên, ta thấy
cách ứng xử lịch sự, tế nhị của bạn Tuyết khi giao tiếp với
thầy giáo được thể hiện qua những khía cạnh nào?
- Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp rất khéo léo, rất lễ
phép
- Biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định

c. Biểu hiện của lịch sự,
tế nhị


chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những nguời
xung quanh.
? Qua đây em thấy lịch sự, tế nhị có những biểu hiện như - Lịch sự, tế nhị thể hiện ở
thế nào?
lời nói và hành vi giao
? Em hãy nêu 1 vài ví dụ về những biểu hiện của lịch sự, tế tiếp, biểu hiện ở sự hiểu
nhị mà em biết?
biết những phép tắc, những
- Không nói leo trong lớp.
quy định chung của xã hội
trong quan hệ giữa con
- Biết cảm ơn, xin lỗi

*) GV giới thiệu thêm về biểu hiện của lịch sự tế nhị qua người với con người, thể
trang phục( Phù hợp với tuổi tác, hoàn cảnh sống, công hiện sự tôn trọng người
giao tiếp và những người
việc)
xung quanh.
? Đã bao giờ em bị người khác cư xử thiếu lịch sự, tế nhị
d.ý nghĩa của lịch sự tế
với mình chưa? Tâm trạng của em lúc đó thế nào?
nhị
- Rồi. Em cảm thấy bị xúc phạm, không tôn trọng họ, không
muốn giao tiếp với họ
? Em có cảm nghĩ gì khi được mọi người cư xử lịch sự, tế
nhị với mình?
- Yêu mến, tôn trọng học hỏi người đó
- Sẵn sàng chia sẻ, quan tâm giúp đỡ.
? Vậy trong giao tiếp ứng xử, lịch sự tế nhị có ý nghĩa như - Lịch sự, tế nhị trong
giao tiếp ứng xử thể hiện
thế nào đối với con người?
trình độ văn hoá đạo đức
Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành nguời lịch sự tế
của mỗi người.
nhị?
Hoạt động nhóm:
? Em hãy so sánh cho cô giáo sự giống và khác nhau giữa
lịch sự và tế nhị?
- Giống nhau: Đều là những hành vi ứng xử giao tiếp phù
hợp với yêu cầu của xã hội.
- Khác nhau; Tế nhị là nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của
hành vi giao tiếp ứng xử.
*) Ta thấy lịch sự và tế nhị có liên quan mật thiết với nhau,

bổ sung cho nhau là một phẩm chất đạo đức của con người.
Lịch sự tế nhị được biểu hiện như thế nào-> c


? Trong tình huống các em vừa tìm hiểu ở phần trên, ta thấy
cách ứng xử lịch sự, tế nhị của bạn Tuyết khi giao tiếp với
thầy giáo được thể hiện qua những khía cạnh nào?
- Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp rất khéo léo, rất lễ
phép
- Biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định
chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những nguời
xung quanh.
? Qua đây em thấy lịch sự, tế nhị có những biểu hiện như
thế nào?
+ Không ngừng học tập
? Em hãy nêu 1 vài ví dụ về những biểu hiện của lịch sự, tế
tốt để có kiến thức, hiểu
nhị mà em biết?
biết.
- Không nói leo trong lớp.
+ Có ý thức rèn luyện cử
*) GV giới thiệu thêm về biểu hiện của lịch sự tế nhị qua chỉ, hành vi, sử dụng ngôn
trang phục( Phù hợp với tuổi tác, hoàn cảnh sống, công ngữ sao cho lịch sự, tế nhị.
+ Tôn trọng mọi người
việc)
+ Cần phê phán, nên án
? Đã bao giờ em bị người khác cư xử thiếu lịch sự, tế nhị
những cử chỉ, ngôn ngữ
với mình chưa? Tâm trạng của em lúc đó thế nào?

- Rồi. Em cảm thấy bị xúc phạm, không tôn trọng họ, không thiếu lịch sự, tế nhị, đồng
thời giúp họ cùng rèn
muốn giao tiếp với họ
luyện.
? Em có cảm nghĩ gì khi được mọi người cư xử lịch sự, tế
nhị với mình?
- Biết cảm ơn, xin lỗi

- Yêu mến, tôn trọng học hỏi người đó
- Sẵn sàng chia sẻ, quan tâm giúp đỡ.
? Vậy trong giao tiếp ứng xử, lịch sự tế nhị có ý nghĩa như
thế nào đối với con người?
Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành nguời lịch sự tế
nhị?
* Dự kiến sản phẩm:
- Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ


văn hoá đạo đức của mỗi người.
+ Không ngừng học tập tốt để có kiến thức, hiểu biết.
+ Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ
sao cho lịch sự, tế nhị.
+ Tôn trọng mọi người
+ Cần phê phán, nên án những cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lịch
sự, tế nhị, đồng thời giúp họ cùng rèn luyện.
( HS trình bày, nhận xét)
Gv nhận xét đối chiếu đáp án, cho điểm.
*) GV ra tình huống để HS xử lý
Tình huống 1: Khi bị ba mẹ mắng oan, em sẽ có thái độ
như thế nào ?

- Em bình tĩnh, không cãi lại để đợi khi ba mẹ nguôi giận,
em sẽ thuật lại chuyện để ba mẹ hiểu.
Tình huống 2: Trong giờ học bạn em ăn kẹo cao su, em sẽ
làm gì?
- Nhắc nhở và khuyên bạn không nên có hành vi nh vậy vì
đó là hành vi thiếu lịch sự, tế nhị.
Tình huống 3: Ngồi trên xe buýt thấy người già lên xe khi
trên xe đã hết chỗ ngồi
- Đứng dậy nhường chỗ và mời cụ ngồi vào chỗ của mình.
Tình huống 4: Em sẽ làm gì khi thấy bạn bị ngã xe và sách
vở văng ra ngoài?
- Em sẽ lại gần và giúp đỡ bạn dựng xe, nhặt sách vở
? Với những cách mà các em đã ứng xử trong các tình
huống trên đã thể hiện được điều gì?
- Thể hiện mình là người lịch sự, tế nhị.
? Các em thấy ở trường ta đã có những phong trào nào để
xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự?
- Phong trào: Nói lời hay, làm việc tốt
Nét đẹp tuổi học trò
Lịch sự tế nhị trong đời sống học đường
? Bản thân em đã có những việc làm cụ thể nào góp phần
tham gia vào các phong trào đó?


- Không nói tục, chửi bậy
- Kính trọng lễ phép với thầy cô...
- Không vứt rác bừa bãi
*) Làm như vậy là chúng ta đã huởng ứng tích cực phong
trào
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do

ngành GD phát động và tham gia vào việc bảo vệ môi trường.
*) Để giúp các em hiểu rõ hơn về những biểu hiện của lịch
sự, tế nhị và biết cách vận dụng nó trong cuộc sống, cô cùng
các em sẽ chuyển sang phần 3: Bài tập
LUYỆN TẬP

3. Bài tập

a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức để làm bài tập.
b) Nhiệm vụ : Học sinh nghe và thực hiện các yêu cầu của
giáo viên.
c) Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân
d) Yêu cầu sản phẩm : Làm vào vở ghi
đ) Tiến trình hoạt động :
- Gọi học sinh đọc và trả lời

d) Nhận xét

- Tuấn vẫn hút thuốc, ảnh
? Em có thái độ gì trước những hành vi cử chỉ của bạn Tuấn hưởng đến người khác, ô
nhiễm môi trường, cố nói
và Quang?
to là thái độ mất lịch sự.
- bài tập d: HS đọc

- Quang nói nhỏ khi
khuyên bạn là thái độ lịch
sự tế nhị.
=> Học tập cách sống, ứng
xử của Quang, phê phán

cách sống ứng xử của
Tuấn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ:
a) Mục tiêu: Giúp Học sinh


- Củng cố, khắc sâu phần kiến thức về hành vi giao tiếp có văn hóa, trách nhiệm,
nghĩa vụ cơ bản của người cần phải thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc
sống
- Hình thành cho học sinh năng lực tự học, năng lực tiếp nhận và nhận xét một vấn đề
trong thực tiễn.
b) Nhiệm vụ: Lần lượt thực hiện các nhiệm vụ mag giáo viên đưa ra qua các bài tập (
mức độ từ thấp tới cao)
c) Phương thức thực hiện: Cặp đôi, làm việc nhóm
d) Yêu cầu sản phẩm: Làm việc cá nhân vào vở, cùng nhau hoàn thành sản phẩm
cặp đôi, nhóm vào phiếu nhóm( cặp đôi)
e) Tiến trình hoạt động:
* Gv chuyển giao nhiệm vụ: Lần lượt thực hiện hoàn thành các bài tập ( Trong Sách
hướng dẫn/ 43+ 44 ) theo yêu cầu của GV:
Bài tập 1: Gv yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1/ 43
? Em có nhận xét gì về hành vi giao tiếp của các bạn học sinh trong lớp, trong
trường, ở địa phương mình hiện nay ?
? Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi chứng kiến các hành vi đó ?
- Hoạt động cá nhân- thời gian: 3 phút
- Học sinh suy nghĩ cá nhân và chia sẻ ý kiến.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến và kết luận.
Kết luận :
- Một bộ phận thanh thiếu niên học sinh hiện nay còn có một số hành vi
giao tiếp thiếu văn hoá như :
+ Nói tục, chửi thề

+ Vô lễ với người lớn tuổi
+ Thích sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn
+…
– Chúng ta cần có thái độ lên án, phản đối những hành vi giao tiếp thiếu văn hoá
trên.
Bài tập 2: Xử lí tình huống
Cách tiến hành :

Giáo viên giao nhiệm vụ xử lí tình huống, mỗi nhóm một tình huống.





Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả.

Kết luận:
Tình huống 1 : nên chọn cách ứng xử (B)
Tình huống 2 : nên chọn cách ứng xử (C)
Tình huống 3 : nên chọn cách ứng xử (C)
Bài tập 3: Đóng vai
Cách tiến hành :
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai ứng xử trong một
tình huống.
- Học sinh thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
- Mỗi tình huống, giáo viên mời 1 nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai :
+ Em có nhận xét gì về hành vi ứng xử của các bạn trong tiểu phẩm vừa xem ?
Hành vi đó đã có văn hoá chưa ? Vì sao ?

+ Theo em, cần điều chỉnh lại hành vi đó như thế nào cho có văn hoá hơn ?
Kết luận :
- Tình huống 1 : Tiến nên chủ động đỡ bạn ấy ngồi dậy và xin lỗi.
- Tình huống 2 : Hoa nên nén giận, bình tĩnh nói cho các bạn ấy biết rằng việc xem
trộm nhật kí của người khác là sai, là vi phạm quyền bí mật riêng tư của người
khác ; rằng Hoa rất bực với việc làm đó của các bạn và yêu cầu các bạn lần sau
không được như vậy nữa.
Bài tập 4: Trải nghiệm và chia sẻ
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu tự liên hệ: Trong cuộc sống hằng ngày, em đã bao giờ gặp
những tình huống tương tự chưa? Khi đó em đã giao tiếp, ứng xử như thế nào trong
tình huống đó? Bây giờ nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ thay đổi, điều chỉnh lại
cách ứng xử của mình như thế nào?
- Học sinh hồi tưởng lại và chia sẻ với bạn ngồi bên về những trải nghiệm của mình.
D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp Học sinh
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn gải quyết các tình huống cụ thể,
- Biết suy ngẫm những việc làm của bản thân và người khác về hành vi giao tiếp có
văn hóa


b) Nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ cô giáo giao về nhà
c) Phương thức thực hiện: Cá nhân
e) Tiến trình hoạt động:
Các hoạt động vận dụng gợi ý trong sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân 6
nhằm giúp học sinh ứng dụng bài học trong cuộc sống thực tiễn, cụ thể là :
- Lập kế hoạch để rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hoá của bản thân một cách cụ
thể, rõ ràng.
- Thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hoá theo kế hoạch đã xây dựng, ghi lại cảm
xúc của bản thân và thái độ của đối tượng giao tiếp khi đó ; chia sẻ với bạn bè về

những cảm xúc đó.
- Viết thông điệp để kêu gọi bạn bè và mọi người hãy giao tiếp, ứng xử có văn hoá
với nhau.
Như vậy ba hoạt động này được sắp xếp theo yêu cầu nâng cao dần : từ việc lập
kế hoạch thực hiện hành vi giao tiếp có văn hoá của bản thân, đến việc thực hiện
hành vi giao tiếp có văn hoá và cuối cùng là vận động mọi người cùng thực hiện.
E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Học sinh có ý thức tìm hiểu, đọc thêm các câu chuyện cùng nội dung.
b) Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ bản thân.
c) Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
d) Tiến trình hoạt động:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
Để giúp học sinh mở rộng hiểu biết về hành vi giao tiếp có văn hoá, có thể giao
cho học sinh thực hiện các yêu cầu sau :
1) Tìm và viết những câu nói thể hiện hành vi giao tiếp có văn hoá trong một số
tình huống. Với mỗi tình huống, giáo viên có thể gợi ý 1 – 2 ví dụ để định hướng
cho học sinh hoàn thành nốt phần còn lại (kĩ thuật Hoàn tất một nhiệm vụ)
2/ Sưu tầm và viết bài viết ngắn khoảng 2 – 3 trang về thực trạng hành vi giao tiếp có
văn hoá của học sinh THCS hiện nay nói chung hoặc của học sinh trường em/địa
phương em nói riêng.
3/ Sưu tầm một số quy tắc giao tiếp có văn hoá của một số dân tộc ở Việt Nam và trên
thế giới.


Để thực hiện yêu cầu (2) và (3), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm thông tin
qua báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet hoặc qua phỏng vấn
những đối tượng khác nhau.
* Dự kiến sản phẩm cần đạt: Hs ghi lại một số tình huống về thực trạng học sinh
giao tiếp lịch sự, có văn hoácủa học sinh THCS và câu chuyện thể hiện đức tính lịch
sự, tế nhị.

* Đánh giá sản phẩm: tiết học sau, kiểm tra xác xuất khoảng 3 – 5 sản phẩm.
Rút kinh nghiệm chuyên đề:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày

tháng 10 năm 2020

_______________________________________________________



×