Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

giáo án PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.45 KB, 8 trang )

Tuần 22 tiết 22
Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ
VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
- Đối tượng: Học sinh lớp 8
- Thời gian: 1 tiết.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn
vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Phân biệt được tính chất nguy hiểm của các vũ khí, chất dễ cháy, dễ nổ và các
chất độc hại khác.
- Có được các biện pháp phòng ngừa tai nạn; nhận biết được được các biện pháp
phòng ngừa của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên.
2. Về thái độ
- Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn
vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng
ngừa.
3. Về kĩ năng
- Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại.
- HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí cháy nổ và
các chất độc hại gây ra.
- Biết đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí cho bản thân và
người khác, biết ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy nổ hoặc chất độc hại
gây ra.
1


B. CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.


2. Các quy định của Nhà nước.
3. Trách nhiệm của công dân.
C. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trực quan.
-Phương pháp thảo luận nhóm.
2. Phương tiện dạy học
- Micro, máy chiếu.
- Bảng đen, phấn.
- Video, hình ảnh minh họa.
3. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD lớp 8.
- Các điều luật 232, 244 bộ luật Hình sự.

2


1. Tổ chức lớp
Ổn định và tổ
chức lớp
(1 phút).
2. Kiểm tra bài - HIV/AIDS là

gì? Kể tên những
(3 phút)
con đường lây
nhiễm?


- HIV là tên của một loại vi-rút gây suy
giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn
cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu
chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính
mạng con người.
- HIV/AIDS lây nhiễm qua 3 con đường:
Từ mẹ sang con, đường máu, đường tình
dục.

- Để phòng chống HIV/AIDS:
- Em cần làm gì + Không dùng chung kim tiêm, vật dụng cá
để phòng tránh nhân.
nhiễm
+ Cần có lối sống lành mạnh tự chủ trong
HIV/AIDS?
các quan hệ với bạn bè.
+ Không sử dụng chất ma túy, mại dâm.
3. Mở bài
(1 phút).

- GV: Cho học sinh xem video.
- GV: Như chúng ta đã biết, chiến tranh đã
lùi về quá khứ nhưng những hậu quả mà nó
để lại thì vẫn kéo dài đến tận ngày hôm
nay. Những quả bom mìn còn xót lại trong
lòng đất, chất độc đioxin, thương tích, tàn
tật,.. Không những thế ngày nay con người
còn phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm
khác. Trên các phương tiện thông tin đại
chúng, những vụ ngộ độc, nhũng vụ cháy

diễn ra ngày càng nhiều trên khắp cả nước
và hậu quả của nó để lại không chỉ về tài
sản mà còn đe dọa tính mạng con người.
- GV: Để hiểu rõ hơn về tai nạn do vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại gây ra như thế
nào. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm
hiểu bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại để tìm ra cách
bảo vệ bản thân và gia đình.
- GV: Các em hãy kể tên các vật dụng, các
chất dễ gây nguy hiểm ở trong nhà của
3


mình?
- HS: Liệt kê.
- GV: Chiếu hình ảnh.
4. Phát triển bài
(35 phút)
4.1.Hoạt động 1: 1. Đọc
Hướng dẫn học thông tin
sinh tìm hiểu
phần đặt vấn đề
trong sách giáo
khoa.

4.2. Hoạt động 2:
Tìm hiểu sự nguy
hiểm,
nguyên

nhân tai nạn do
vũ khí, cháy, nổ
và các chất độc
hại.

- GV: Mời 1 em học sinh đứng lên đọc mẫu
thông tin trong mục đặt vấn đề và yêu cầu
mẫu các em thảo luận và trả lời phần câu hỏi.
- HS: Đọc
- GV: Các em có suy nghĩ gì khi đọc những
thông tin trên?
-HS: Trả lời.
- GV: chốt ý.
+ Tai nạn do vật liệu cháy, nổ, vũ khí đã
ảnh hưởng hết sức to lớn về tính mạng, tài
sản của con người.
+ Nó đã để lại những hậu quả hết sức
nghiêm trọng: con người thì bị tử vong, tàn
phế suốt đời,hao tốn tiền tài, làm hư vật
chất ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
+ Để loại trừ và hạn chế những hậu quả do
tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
gây ra bản thân mỗi chúng ta cần phải có
những hiểu biết cơ bản, những kĩ năng cần
thiết để giúp bản thân và mọi người xung
quanh.

2. Nội dung bài
học:
2.1. Hậu quả:

Ngày nay, con
người vẫn luôn
phải đối mặt với
những thảm họa
do vũ khí, cháy
nổ và các chất
độc hại gây ra.
Các tai nạn do vũ
khí, cháy, nổ và
các chất độc hại
đã gây tổn thất to

- GV: cho các em học sinh xem tranh ảnh
về các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, các chất
độc hại gây ra. Các em cho biết tai nạn do
vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại đã để
lại hậu quả như thế nào?
- HS: Trả lời: Bệnh tật, tàn tật, chết người,
hao tốn tiền của.
- GV: Đúng vậy do sự phát triển của xã
hội, lợi ích, sự an nguy của đất nước, việc
chạy đua vũ trang của các nước lớn diễn ra
càng gây gắt .Các loại vũ khí ra đời ngày
càng nhiều, hiện đại, sức công phá lớn, vũ
khí hạt nhân, tên lửa tầm xa ngày càng phát
triển, làm cho toàn cầu đang bị đặt ở tình
thế khó khăn. Ngày trước vì muốn thôn
4



lớn về cả người
và tài sản cho cá
nhân, gia đình và
xã hội.

4.3. Hoạt động 3:
Thảo luận về quy
định của nhà
nước và các biện
pháp.

2.2. Các quy
định của nhà
nước:
Để phòng ngừa,
hạn chế các tai
nạn đó, Nhà nước
đã ban hành Luật
phòng cháy và
chữa cháy, Luật
Hình sự và một
số văn bản quy
phạm pháp luật

tính toàn cầu, muốn phá hoại đất nước ta,
Mỹ ném hàng loạt chất độc màu da cam.
Bom b52 xuống đất nước ta để lại những
hậu quả đau đớn cho người dân nước ta.
(cho HS xem tranh ảnh)
- GV: Tai nạn cháy ,nổ cũng gây ra thiệt hại

hết sức to lớn cho của cải, tài sản, tính
mạng con người mà tiêu biểu là vụ cháy
ITC (trung tâm thương mại Quốc tế) năm
2002 tại Sài Gòn Vụ hỏa hoạn cướp đi sinh
mạng 60 người (được công bố, có nguồn
tin là hơn 200 người), làm 70 người khác
bị thương. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng.
Các đơn vị thiệt hại do cháy có mua bảo
hiểm gồm ITC mua bảo hiểm của Bảo
Minh 12 tỷ đồng, Công ty bảo hiểm quốc
tế Mỹ AIA mua bảo hiểm 7,2 tỷ đồng.
- GV: Những thảm họa do các chất độc hại
gây ra cũng đã ảnh hưởng rất nặng nề đến
môi trường sống của chúng ta. Thầy lấy
một ví dụ: đó là những ngày qua ngộ độc
rượu có chứa methanol đã cướp đi rất
nhiều tính mạng cũng như tiền của: 9 sinh
viên ở Hà Nội bị ngộ độc rượu hôm 8/3
vừa qua.
- GV: Mời một HS đọc phần 1 trong phần
ghi nhớ sgk.
- GV: Một số quy định:
*Điều 232 – Bộ luật hình sự năm 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009:
- Người nào chế tạo , tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười

năm:
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
5


khác, trong đó:
- Cấm tàng trữ,
vận chuyện, buôn
bán, sử dụng trái
phép các loại vũ
khí,các chất nổ,
chất
cháy,chất
phóng xạ và chất
độc hại.
- Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có
trách nhiệm bảo
quản, chuyên chở
và sử dụng vũ khí
cháy nổ, chất
cháy, chất phóng
xạ, chất độc hại
phải được huấn
luyện về chuyên
môn,

đủ

phương tiện cần
thiết và luôn tuân
thủ quy định về
an toàn.

2.3.Trách nhiệm
của công dân và
học sinh.
- Tự giác tìm hiểu
và thực hiện
nghiêm chỉnh các
quy định về
phòng ngừa tai
nạn vũ khí, cháy,

+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm:
+Vật phạm pháp có só lượng rất lớn;
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
-Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến
hai mươi năm hoặc tù chung thân:
+Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
*Điều 244 của BLHS: tội vi phạm vệ sinh
an toàn thực phẩm:
+ Gây thiệt hại tính mạng hoặc gây thiệt

hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe
người tiêu dùng phạt từ một năm đến năm
năm.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt từ
ba năm đến mười hai năm.
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị
phạt từ bảy năm đến mười lăm năm.
+ Có thể bị phạt tiền từ năm triệu đến năm
mươi triệu, cấm hành nghề, cấm đảm
nhiệm chức vụ, từ một năm đến năm năm.
- GV: Như vậy nhà nước ta đã ban hành rất
nhiều bộ luật nhằm đảm bảo an toàn cho
người dân, thầy mời 1 em đứng lên đọc
phần 2 trong ghi nhớ.
- GV: Theo em, học sinh nên làm gì để
phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các
chất độc hại?
- HS: Trả lời.
- GV: Chốt ý, gọi 1 học sinh đọc phần nội
dung bài học.
- GV: Cho học sinh làm bài tập 4 trong
sgk.
- HS: làm bài tập.
- GV: Giải bài cho các em.
6


nổ và các chất
cháy nổ.
- Tuyên truyền,

vận động gia
đình,bạn bè và
mọi người xung
quanh thực hiện
các quy định trên.
- Tố cáo những
hành vi vi phạm
hoặc xúi giục
người khác vi
phạm các quy
định trên.
5. Củng cố
(4 phút)

a) Can ngăn, khuyên nhủ các bạn không
nên chơi với các vật lạ, và các chất
nguy hiểm đó.
b) Báo cho người lớn gần nhất để họ có
những biện pháp xử lý kịp thời.
c) Can ngăn người đó, trường hợp không
thể can ngăn thì báo ngay cho người
lớn.
d) Báo cho người lớn hoặc âm thầm báo
cho chính quyên địa phương gần nhất
để họ xử lý.

- GV: Cho học sinh làm bài tập 3/sgk
- GV: Cho tình huống giả định thực tế: Nếu
trong nhà xảy ra hỏa hoạn, các em sẽ làm
như thế nào để bảo vệ bản thân?

- HS: Trả lời.
- GV: Nêu cách bảo vệ bản thân khi xảy ra
hỏa hoạn:
+ Bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng
nhất.
+ Nếu có điện thoại hãy gọi 114 hay công
an phường, người thân để báo cho mọi
người biết.
+ Sử dụng các phương tiện sẵn có để dập
cháy. Nếu không được, hãy tìm cách thoát
ra khỏi nhà qua cửa sổ, ban công.
+ Trước khi mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ
bằng cách huơ mu bàn tay (sau đó sờ tay)
lên bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an
toàn mới mở.
+ Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, hãy
dùng giẻ, vải nhúng nước chặn lại và bịt
mũi. Nên nhớ bạn có nguy cơ chết vì khói
khí độc trước khi bị nhiệt thiêu đốt.
- Nếu phải băng qua lửa, hãy làm ướt quần
áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng
nước trùm lên đầu.
- Nếu di chuyển trong phòng có nhiều khói
7


hãy bò hoặc đi khom người vì nồng độ ôxy
ở phía dưới cao hơn.
- GV: Cho HS xem video.
- GV: Cho tình huống: Nếu trong nhà có

em nhỏ bị ngộ độc thực phẩm (không có
người lớn ở nhà), em sẽ làm như thế nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực
phẩm:
+ Gây nôn: Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ
thể, đầu tiên là kích thích để người bị ngộ
độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra
ngoài: Pha một cốc nước muối loãng rồi
cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào
lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các
thức ăn trong dạ dày ra càng tốt, móc họng
hoặc dùng lông gà ngoáy cổ họng.
+ Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều
chất lỏng: Khi người bệnh đã nôn được, để
cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó pha nước
muối đường cho người bệnh uống để bù và
chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa
chất độc trong cơ thể.
+ Đưa đến cơ sở y tế: Sau khi tiến hành sơ
cứu, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế
gần nhất để bác sỹ tiến hành rửa ruột hoặc
các biện pháp điều trị cần thiết cho bệnh
nhân.

Công việc về nhà (1 phút). GV dặn dò học sinh học bài và làm các bài tập còn lại
trong sgk. Xem trước bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của
người khác.

8




×