Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

gdcd9 bai8 NĂNG ĐỘNG – SÁNG TẠO (tiết 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.88 KB, 11 trang )

NĂNG ĐỘNG – SÁNG TẠO (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về tri thức:
- Hiểu cách rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
2. Về kỹ năng:
- Có ý thức học tập những tấm gương về năng động, sáng tạo
3. Về thái độ:
- Hình thành nhu cầu, ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều
kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II. Cấu trúc nội dung bài học:
1. Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất,
tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc
vào những cái đã có.
Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt
xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác,.. nhằm đạt kết quả cao.
2. Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội
hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút
ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang
lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
3. Năng động sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của
mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập
tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.


III. Chuẩn bị:
- Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp thuyết trình.
+ Phương pháp đàm thoại.


+ Phương pháp diễn giải
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học:
+ Phấn, bảng.
+ Hình ảnh về năng động sáng tạo.
+ Tấm gương tốt, những câu ca dao, tục ngữ về đức tính năng động, sáng tạo trong
cuộc sống, đặc biệt là đối với HS.
- Tài liệu tham khảo chính:
+ Giáo dục công dân 9, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.
+ Giáo dục công dân 9 sách giáo viên, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB giáo dục Việt
Nam.


IV. Tiến trình hoạt động:
CẤU TRÚC
THỜI GIAN

NỘI DUNG

1. Tổ chức lớp:
Ổn định và tổ
chức lớp
( 1 phút )
2. Kiểm tra bài - Dựa vào sơ đồ,
cũ. ( 4 phút )
em hãy phát biểu
khái niệm năng
động, sáng tạo là
gì? Nêu một số
biểu hiện của năng

động sáng tạo.

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

GV: Trước khi vào bài học, cô mời
một bạn hoàn thành sơ đồ tư duy trên
bảng.
HS: Trả lời.
GV: Khái niệm: Năng động là tích
cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm
tòi để tạo ra những giá trị mới về vật
chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới,
cách giải quyết mới mà không bị gò


bó phụ thuộc vào những cái đã có.
Biểu hiện: - Không tự bằng lòng với
cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn
3. Phát triển bài 1.Khái niệm
cách làm đã có
(35 phút)
2.Biểu hiện của
- Say mê tìm tòi, phát hiện và linh
3.1. Hoạt động năng động, sáng
hoạt xử lý các tình huống trong học
1: Nội dung bài tạo.
tập, lao động, công tác, ... nhằm đạt
học
3. Ý nghĩa của

kết quả cao.
năng động, sáng
tạo.
- là phẩm chất cần
GV: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu
thiết của người lao
thế nào là năng động sáng tạo và biểu
động trong xã hội
hiện của năng động sáng tạo. Vậy
hiện đại.
năng động sáng tạo có ý nghĩa gì?
- giúp con người
Mời các em xem hình ảnh sau.
có thể vượt qua
GV: Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm
những ràng buộc
gương sáng ngời về nghị lực vượt lên
của hoàn cảnh, rút
số phận.
ngắn thời gian để
Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2
đạt được mục đích
tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả
đã đề ra một cách
chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có
nhanh chóng và tốt
một ước mơ duy nhất là quyết chí đi
đẹp.
học để được như những người bình
- Nhờ năng động

thường. Và ông đã vượt lên sự run rủi
mà con người làm
của số phận, trở thành một nhà giáo
nên những kì tích
ưu tú viết bằng chân.
vẻ vang, mang lại
Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách,
niềm vinh dự cho
làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên
bản thân, gia đình,
một huyền thoại, một tấm gương vượt
đất nước
khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ
thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.


Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài
trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài
có một tờ giấy trắng che lại. Ông vừa
dạy vừa dùng chân kéo tờ giấy che ở
ngoài từ từ xuống, thế là những con
chữ xuất hiện. Cộng với giọng nói
sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết
phục được học sinh.
GV: Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã thu
được những thành công gì?
HS: Trả lời.
GV: Thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy
không được may mắn như mọi người,
nhưng với sự năng động, sáng tạo ông

đã tìm mọi cách để có thể học tập,
sinh hoạt bình thường như bao người
trên chính đôi chân kì diệu của mình,
thầy đã vượt qua sự khắc nghiệt của
số phận, không những thế, thầy đã
làm ra những thành tích vẻ vang cho
bản thân và gia đình. Để có được sự
thành công ấy là nhờ có nghị lực phi
thường và tinh thần làm việc không
mệt mỏi.
Như vậy, năng động sáng tạo có ý
nghĩa như thế nào vậy các em?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và rút ra kết luận về ý
nghĩa.
Năng động là hăng hái, sôi nổi. Sáng
tạo là làm ra cái mới, cái chưa từng
có. Đây là hai hoạt động mang tính


4. Mối quan hệ
năng động và
sáng tạo:
- Năng động là cơ
sở để sáng tạo.
- Sáng tạo là động
lực để năng động.
5. Rèn luyện như
thế nào?
Năng động sáng

tạo là kết quả của
quá trình rèn luyện
siêng năng, tích
cực của mỗi người
trong học tập, lao
động và cuộc sống.

liên tục, có thể nghỉ nhưng không
ngưng trệ, dừng lại bởi trở ngại nào
đó.
Học sinh và giới trẻ ngày nay, trong
xã hội hiện đại thì càng cần phải rèn
luyện năng động, sáng tạo. Bởi đó là
những điều kiện tốt để con người có
thể tạo dựng nên một tương lai tốt
đẹp. Nó giúp ta vượt qua mọi khó
khăn và nó sẽ là hành trang bất cứ nơi
đâu.
GV: Trong học tập, chúng ta năng
động học trên lớp, học bạn bè, học
trong sách,.. sẽ tìm ra nhiều cách học
hay, cách giải bài tập tốt (sáng tạo);
Khi học tốt, tìm ra cách giải mới
chúng ta sẽ vui vẻ, hào hứng để học
tốt hơn nữa, tìm ra nhiều cách giải bài
tập tốt hơn nữa.
GV: Mời một em đọc bài tập 3sgk/30.
Các em nhìn lên bảng, chúng ta cùng
giải bài tập.
HS: Chọn hành vi năng động sáng tạo

và không năng động sáng tạo.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Mỗi người đều cần phải có tính năng
động và sáng tạo trong bất kì công
việc gì. Vậy, em làm như thế nào để
rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
HS: Trả lời.

Để trở thành người
năng động, sáng
tạo, mỗi học sinh
cần tìm ra cách học
tập tốt nhất cho
mình và cần tích
cực vận dụng
những điều đã biết GV: Nhận xét và chốt ý.
vào cuộc sống


GV: Đây là 5 cách để rèn luyện tính
năng động, sáng tạo:
- Rèn luyện tính năng động và sáng
tạo trước hết phải siêng năng, cần cù,
chăm chỉ. Chỉ có lao động mới chứng
thực được khả năng và đức tính của
con người. Chỉ có lao động mới làm
lộ phát khả năng sáng tạo của con
người.
- Hãy luôn tự giác làm mọi việc,
không cần đợi người khác sai bảo hay

nhắc nhở. Miễn ta thấy điều đó là
thiết thực, là hữu ích thì làm.
- Đừng So sánh thiệt hơn, thua thắng.
Đừng ỷ lại hay đua đòi với người
khác. Hãy hướng đến giá trị đích thực
của công việc chứ không phải thể
hiện giả tạo để người khác biết đến
mình.
- Biết vượt qua khó khăn, thử thách
để đạt đến thành công trong công
việc. Không có thành quả nào đến với
ta một cách dễ dàng. Thành công có
được là kết tinh của trí tuệ và sức lao
động miệt mài. Càng khó khăn ta
càng say mê, càng quyết tâm chiến
thắng.
- Tìm ra cách tổt nhất, khoa học nhất


để đạt được mục đích. Đó là suy nghĩ
sáng suốt trong hành động. Bởi không
phải cần cù, nhẫn nại là sẽ thành
công. Hãy tìm cách giải quyết tốt
nhất, hợp lí nhất cho mỗi công việc để
tiết kiệm sức lao động và tránh những
tồn thẩt.

3.2. Hoạt động
2:
Tổng kết nội

dung, luyện tập

3.3. Hoạt động
3:
Hướng dẫn học
tập, dặn dò.

Mỗi người trong chúng ta hãy có cách
tư duy cho riêng mình. Hãy tăng
cường thêm dũng khí để tìm ra những
hướng đi cho riêng mình. Đồng thời
dùng thời gian của mình để tạo ra
nhiều giá trị cho cuộc sống. Và khi đã
tạo ra giá trị thì lợi ích sẽ đến với mỗi
chúng ta. Sáng tạo cũng là cho cuộc
sống của mỗi người tốt hơn.
GV: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm
có 5 phút để thảo luận và làm các bài
tập tương ứng:
Nhóm 1+2: làm bài tập 5 sgk/30
Nhóm 3+4: làm bài tập 7 sgk/30
Sau đó GV mời đại diện mỗi nhóm
đứng lên trả lời và cho nhận xét.

4. Bài tập

GV: Trò chơi “Ô số bí mật”
Chia lớp thành 4 nhóm, phát mỗi
nhóm 4 phiếu đáp án mà giáo viên đã
chuẩn bị, phổ biến luật chơi và quy



định phần quà.
GV: Chiếu sơ đồ tư duy toàn bài, giúp
học sinh hệ thống lại kiến thức đã
học. Mời một em nhìn vào sơ đồ phát
biểu toàn bộ nội dung bài học.
HS: Trả lời.

5. Củng cố

GV yêu cầu học sinh học bài và làm
các bài tập 1,2,,4 trong sách giáo
khoa, đọc trước nội dung bài tuần sau.



TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ



Giáo án Giáo dục công dân 9

BÀI 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

Sinh viên: Võ Thị Như Ý
MSSV: 509150084
Lớp: Giáo dục công dân 5

Khoa: Giáo dục chính trị

TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2017



×