Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.14 KB, 2 trang )
NÉT ĐẶC SẮC CỦA BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Bài thơ về Tiểu đội xe không kính là bài ca về những đoàn xe ra trận
trong những năm “tất cả vì Miền Nam phía trước”. Là người lính trong
đoàn quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” nên Phạm Tiến Duật không
chỉ mang vào thơ hơi thở nóng hổi của chiến tranh mà còn phản ánh
chân thực những khó khăn, thiếu thốn cũng như tinh thần lạc quan, yêu
đời, không sợ hy sinh gian khổ của người lính lái xe.
Bài thơ không hay về vần điệu, ngôn từ. Nhiều câu thơ trong bài
rất gần với lời nói thường ngày đậm chất văn xuôi. Cả bài thơ, tác giả
chỉ dùng một từ Hán Việt “tiểu đội”, 3 hình dung từ: “ung dung”, “phì
phèo”, “chông chênh”; còn lại là từ thông dụng trong giao tiếp hàng
ngày. Nhưng nhà thơ đã “phù phép” cho thứ chất liệu ngôn ngữ thô mộc
ấy thành một bài thơ hay: ám ảnh và lay động mạnh mẽ tâm hồn người
đọc; đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969; được tuyển chọn
vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Vậy yếu tố
nào tạo nên sự đặc sắc của bài thơ?
Toàn bài thơ được xây dựng bằng cấu trúc đối lập. Đối lập giữa tình
trạng xe càng ngày càng hư hỏng, thiếu thốn do bom đạn kẻ thù gây
ra: “Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có
xước” với hoạt động liên tục suốt ngày đêm tiến ra phía trước của xe:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy”, “xe vẫn chạy vì Miền Nam
phía trước”. Đối lập giữa những gian khổ, nguy hiểm dọc đường mà
người lính phải chịu đựng: “bom giật, bom rung”, “bụi phun tóc trắng”,
“mưa tuôn mưa xói”… với tư thế hiên ngang, tinh thần vượt hoàn cảnh,
niềm lạc quan yêu đời, ý chí chiến đấu vì Miền Nam ruột thịt của người
chiến sĩ : “Ung dung buồng lái ta ngồi”, “Chưa cần rửa, phì phèo châm
điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”, “Chưa cần thay, lái trăm
cây số nữa/ Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi” … Các hình ảnh, từ ngữ
trong bài cũng có sự đối lập. Khi nói về sự tàn phá của bom đạn kẻ thù
và ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, nhà thơ sử dụng những động từ