Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 93 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013

Tác giả

Đào Thị Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Thành Tự Anh và Thầy
Phan Chánh Dưỡng đã truyền cho tôi cảm hứng về môn học, tạo điều kiện cho tôi có cơ
hội tiếp xúc thực tế và có những trải nghiệm vô cùng quý giá. Đặc biệt, tôi xin được gửi
đến Thầy Vũ Thành Tự Anh lời cảm ơn sâu sắc vì Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tác
chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích và giúp tôi có thể hoàn thành
được đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.



iii

TÓM TẮT
Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, lợi thế về vị trí địa lý, du lịch luôn được Kiên Giang
xem như ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế trong thời gian gần đây, điều này được thể
hiện rõ trong mục tiêu chung đến năm 2015, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh, phát triển Kiên Giang là một trong những trung tâm du lịch trong khu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2000- 2012, số lượt khách tăng bình quân
12.02%/ năm, doanh thu du lịch tăng 30.71%/ năm. Tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động du
lịch đóng góp không đáng kể vào nguồn thu của tỉnh, trong khi đó doanh thu du lịch vẫn
còn phụ thuộc quá nhiều vào Phú Quốc. Bên cạnh tài nguyên du lịch, Kiên Giang còn được
thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, khiến tỉnh không thể
thoát khỏi vòng xoáy công nghiệp hóa. Đứng trước thực trạng này đề tài được thực hiện
nhằm trả lời ba câu hỏi chính sách: (i) Kiên Giang có tính cạnh tranh như thế nào về du
lịch? (ii) tại sao ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển? (iii) cần phải làm gì để nâng cao
năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh?. Qua đó, đề tài đánh giá năng lực cạnh
tranh cụm ngành du lịch của Kiên Giang, và đưa ra các khuyến nghị cho các nhà chính
sách định hướng giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa công nghiệp và du lịch để tìm ra con
đường giúp tỉnh phát triển một cách bền vững.
Bài nghiên cứu dựa trên mô hình kim cương của Michael E.Porter để phân tích năng lực
cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang và nhận thấy rằng cụm ngành này chưa thực
sự phát triển do các nguyên nhân cơ bản mà đa số các tỉnh thành khác ở Việt Nam đều gặp
phải, đó là: (i) cơ sở hạ tầng chất lượng kém; (ii) đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực
yếu: hơn 90% lao động trong ngành du lịch có trình độ thấp hơn trung cấp, tỉnh chưa có cơ
sở đào tạo chuyên môn, các chương trình liên kết đào tạo đa số ở trình độ sơ cấp; (iii)
nguồn vốn ít, lại đầu tư dàn trải; (iv) các thể chế và dịch vụ hỗ trợ chưa có sự liên kết, chưa
được quy hoạch phát triển một cách tích hợp; (v) chương trình truyền thông chưa được
thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nguyên nhân nổi trội khiến du lịch Kiên Giang chưa phát triển
là do: (vi) tỉnh chưa giải quyết được bài toán mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và công

nghiệp khiến môi trường du lịch bị đe dọa bởi sự phát triển của công nghiệp vật liệu xây
dựng, nguồn thu từ hoạt động du lịch nhỏ hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng 10% so với
nguồn thu từ các nhà máy xi măng chủ lực của tỉnh; (vii) hình thức du lịch biển- đảo là
định hướng phát triển của tỉnh nhưng chất lượng vệ sinh môi trường ở các bãi biển đang bị


iv

xuống cấp, và chưa có hoạt động môi trường nào được triển khai nghiêm túc: theo kết quả
khảo sát 113 khách du lịch, gần 54% khách du lịch tìm đến Kiên Giang với hình ảnh là một
tỉnh có biển, đảo đẹp, nhưng chỉ có 25% khách quốc tế tham gia tắm biển; (viii) chưa biết
khai thác hết thế mạnh của tỉnh: chỉ có 5% khách du lịch cho rằng Kiên Giang sở hữu diện
tích rừng phong phú trong khi tỉnh có khu dự trữ sinh quyển thế giới rộng 1.1 ha, với hệ
động thực vật đa dạng; (ix) Kiên Giang có nhiều sản phẩm du lịch đặc thù nhưng chưa có
kế hoạch để phát triển.
Để phát triển cụm ngành du lịch cần phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, tuy nhiên
những chính sách quan trọng cần phải thực hiện trước là gỡ những nút thắt lớn nhất. Trong
những nguyên nhân nêu trên thì hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển cụm ngành du lịch
Kiên Giang là nhận thức của chính quyền địa phương về phát triển công nghiệp và định
hướng công nghiệp hóa theo khai khoáng. Cản trở lớn thứ hai là tính kém chuyên nghiệp
của thể chế, tổ chức và con người phục vụ du lịch, dẫn đến nhiều mặt hoạt động của ngành
du lịch dường như thả nổi và không bảo vệ được nền tảng tự nhiên cho du lịch. Thứ ba là
sự yếu kém của cơ sở hạ tầng du lịch. Với ba hạn chế này, có ba nhóm gợi ý chính sách
được tác giả đề ra là: (i) chính quyền địa phương cần xác định đúng động lực phát triển của
tỉnh; (ii) quy hoạch và phát triển ngành du lịch một cách chuyên nghiệp, đặc biệt là bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên cho du lịch; (iii) tập trung nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng du
lịch, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng ở Phú Quốc.


v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................
TÓM TẮT ..................................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................................
DANH MỤC HỘP ......................................................................................................................
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..........................................................................................................
1.1

Bối cảnh nghiên cứu ..............................................................................................

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................

1.5

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................


1.6

Nguồn thông tin .....................................................................................................

1.7

Cấu trúc của nghiên cứu ........................................................................................

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................
2.1

Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ............................................................................

2.2

Lý thuyết về cụm ngành.........................................................................................

2.3

Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái .................................................................

2.4

Tổng quan kinh nghiệm phát triển DLST ...............................................................

2.4.1

Kinh nghiệm của Costa Rica trong phát triển DLST .........

2.4.2


Chương trình nhãn sinh thái .............................................

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH
TỈNH KIÊN GIANG ................................................................................................................
3.1

Các điều kiện về nhân tố đầu vào .........................................................................

3.1.1

Nguồn tài sản vật chất ......................................................

3.1.2

Cơ sở hạ tầng ...................................................................

3.1.3

Nguồn nhân lực ................................................................

3.1.4

Nguồn kiến thức ...............................................................

3.1.5

Nguồn vốn........................................................................



vi

3.2

Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh ................................................................

3.2.1

Tổng quan PCI .................................................................

3.2.2

Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang .

3.3

Các điều kiện cầu .................................................................................................

3.4

Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan ..................................................

3.5

Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang .....................

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .............................................................
4.1

Kết luận ................................................................................................................


4.2

Gợi ý chính sách ...................................................................................................

4.2.1

Đối với chính quyền địa phương .....................................

4.2.2

Đối với các tác nhân tham gia vào cụm ngành. ...............

4.2.3

Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Phú Q

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................
PHỤ LỤC .................................................................................................................................


vii

Phụ lục 1.1: Mẫu, phương pháp và nội dung phỏng vấn...........................................................47
Phụ lục 2.1: Những lợi ích và hạn chế của sự phát triển DLST................................................57
Phụ lục 2.2: Vai trò của các cơ quan nhà nước trong sự phát triển DLST ở Costa Rica...........58
Phụ lục 2.3: Chương trình Quản Lý Môi Trường Bền Vững ở Costa Rica...............................60
Phụ lục 2.4: Kinh nghiệm thực hiện chương trình nhãn sinh thái.............................................61
Phụ lục 3.1: Phân loại kiểu điểm địa di sản vùng Hà Tiên - Kiên Lương................................. 64
Phụ lục 3.2: Hệ thống giao thông của Kiên Giang....................................................................65

Phụ lục 3.3: Phân loại theo độ tuổi và trình độ lao động...........................................................66
Phụ lục 3.4: Hiện trạng đào tạo nghiệp vụ du lịch từ 2003- 2011.............................................66
Phụ lục 3.5: Kết quả đánh giá điểm cơ sở hạ tầng.....................................................................68
Phụ lục 3.6: Danh sách 10 công ty nộp ngân sách nhiều nhất năm 2012 (ĐVT: triệu đồng)....69
Phụ lục 3.7: Lượt khách đến Kiên Giang qua cơ sở kinh doanh du lịch...................................71
Phụ lục 3.8: Thị trường khách du lịch quốc tế lớn đến Kiên Giang..........................................71
Phụ lục 3.9: Số lần đến Kiên Giang của du khách.................................................................... 72
Phụ lục 3.10: Doanh thu du lịch chia theo các nguồn thu từ năm 2010- 2012..........................72
Phụ lục 4.1: Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành và các khuyến nghị.......................73
Phụ lục 4.2: Khái niệm Khu DTSQ...........................................................................................75


viii

CSHT
DL
DLTN
DT
DTSQ
ĐBSCL
FDI
GDP
GTSC
IMF
KDDL
MDEC
NLCT
ODA
PCI
TNHH MTV

TNMT
TP.HCM
UBND
USAID
UNEP
VH- TT- DL
VLXD
WB


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Lượt khách và doanh thu du lịch của tỉnh................................................................... 2
Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương...........................................................4
Hình 2.2: Mô hình Kim cương Porter......................................................................................... 6
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa DLST và các hình thức du lịch khác..............................................7
Hình 3.1: Chỉ số PCI về cơ sở hạ tầng cứng ở Kiên Giang năm 2011......................................13
Hình 3.2: Trình độ người lao động trong các doanh nghiệp du lịch..........................................15
Hình 3.3: So sánh chỉ số PCI của các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2012.........................................17
Hình 3.4: Các chỉ tiêu thành phần PCI của Kiên Giang năm 2005 và 2012............................. 18
Hình 3.5: Cơ sở hạ tầng Kiên Giang và một số tỉnh có tiềm năng DLST năm 2011................19
Hình 3.6: Đào tạo lao động tại Kiên Giang và các tỉnh có tiềm năng DLST năm 2011...........20
Hình 3.7: So sánh điểm du lịch với tỷ lệ tăng trưởng du khách năm 2005-2009......................21
Hình 3.8: Lượt khách đến Kiên Giang năm 2000-2012............................................................ 25
Hình 3.9: Lượt khách quốc tế đến Kiên Giang..........................................................................25
Hình 3.10: Các kênh tiếp cận thông tin du lịch Kiên Giang của khách du lịch.........................26
Hình 3.11: Các điểm đến của du khách tại Kiên Giang.............................................................27
Hình 3.12: So sánh kỳ vọng và hoạt động thực tế của khách du lịch tại Kiên Giang...............28
Hình 3.13: Đánh giá chất lượng bãi biển của khách quốc tế và khách nội địa..........................29

Hình 3.14: Mức độ hài lòng của khách du lịch......................................................................... 30
Hình 3.15: Chi tiêu trung bình của khách du lịch 2000- 2012.................................................. 31
Hình 3.16: Dự định quay trở lại của khách du lịch tại Kiên Giang...........................................31
Hình 3.17: Mục đích cho chuyến đi sắp tới...............................................................................32
Hình 3.18: Sơ đồ cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.............................................................. 32
Hình 3.19: Cơ sở lưu trú và số phòng........................................................................................35
Hình 3.20: Mô hình kim cương của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.................................38
Hình 3.21: Thống kê khách du lịch tham gia phỏng vấn theo tuổi............................................48


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng lao động du lịch tỉnh Kiên Giang.............................................................. 14
Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch vùng ĐBSCL.............................................16
Bảng 3.3: Số doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên được cấp thẻ ở Kiên Giang................21
Bảng 3.4: Phân tích SWOT của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang....................................... 38
Bảng 4.1: Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành và các khuyến nghị.......................... 73
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Kiên Giang chưa mặn mà với du lịch.................................................................................... 22
Hộp 3.2: Núi đá vôi nên sử dụng để phát triển du lịch hay sản xuất xi măng?............................. 23
Hộp 3.3: Liên kết chỉ mang tính hình thức............................................................................................ 24


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL),

được hưởng nhiều sự ưu đãi từ thiên nhiên, là nơi hội tụ phong phú của biển, rừng, núi,
hang còn đậm nét hoang sơ và hệ động vật đa dạng, có tiềm năng vững chắc cho sự phát
triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái (DLST). Cụ thể, địa phận tỉnh bao gồm đảo Phú
Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, bao quanh bởi hơn 140 hòn đảo và 5 quần đảo lớn nhỏ
khác; tỉnh còn có sự đa dạng địa mạo hình thành chủ yếu từ các núi đá vôi của khu vực Hà
Tiên- Kiên Lương. Thêm vào đó, đây cũng là nơi hội tụ của những khu rừng tràm, rừng
ngập mặn, đặc biệt là sự hiện hữu của khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQ) với diện tích
hơn 1.1 triệu ha, là khu DTSQ lớn thứ hai trong 8 khu DTSQ của Việt Nam được
UNESCO công nhận năm 2006. Tất cả những đặc điểm này giúp Kiên Giang có thể phát
triển một cụm ngành du lịch vô cùng hấp dẫn.
Tuy chưa phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế xã hội, ngành du lịch Kiên Giang đã có
những bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2000- 2012, số
lượt khách tăng bình quân 12.02%/ năm, doanh thu du lịch tăng 30.71%/ năm, trong đó
nguồn thu du lịch Phú Quốc đóng góp hơn 70% tổng doanh thu du lịch của tỉnh. Hà Tiên,
Kiên Lương, chỉ đóng góp khoảng 1% trong tổng doanh thu du lịch tỉnh từ các khu du lịch
Mũi Nai và khu du lịch Hòn Phụ Tử (Hình 1.1).
Song song với lợi thế du lịch, thiên nhiên còn ban tặng cho tỉnh nguồn khoáng sản dồi dào,
khiến tỉnh không thể tránh khỏi vòng xoáy công nghiệp hóa. Kiên Giang có trữ lượng đá
vôi lớn nhất miền Nam, là vùng nguyên liệu khoảng sản dồi dào cho ngành sản suất vật
liệu xây dựng (VLXD). Tỉnh có 6 nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất
hiện tại khoảng 5 triệu tấn/năm, và đây chính là nguồn thu quan trọng nhất của tỉnh nếu
không kể xổ số kiến thiết. Chính thực trạng này khiến tỉnh luôn ưu tiên phát triển công
nghiệp VLXD, đặc biệt là sản xuất xi măng ở Hà Tiên và Kiên Lương- hai nơi có trữ lượng
đá vôi lớn, gây ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến sự phát triển ngành du lịch.


2

Hình 1.1: Lượt khách và doanh thu du lịch của tỉnh


Nguồn: Sở VH-TT-DL Kiên Giang, Báo cáo tổng kết từ năm 2007- 2012
Đứng trước thực trạng này, Kiên Giang cần phải đánh giá lại tiềm năng du lịch của tỉnh và
phải giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa công nghiệp và du lịch để tìm ra con đường giúp
tỉnh phát triển một cách bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung xác định năng lực cạnh tranh (NLCT) của cụm ngành du lịch Kiên Giang.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá NLCT
của Michael E. Porter để xác định thế mạnh, những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất
định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng suất của cụm ngành du
lịch tỉnh Kiên Giang.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu


Kiên Giang có tính cạnh tranh như thế nào về ngành du lịch?



Tại sao ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang chưa phát triển?



Cần phải làm gì để nâng cao NLCT của cụm ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: bài viết tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm
ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang theo mô hình lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter
được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết tập trung phân tích các hoạt động sản xuất, chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp và chính sách của chính quyền địa phương và những tác nhân
có ảnh hưởng đến NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.



3

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT của
Michael E. Porter được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh.
Phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn từ khách du lịch, từ các nhà cung
cấp dịch vụ, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành.
Từ thực trạng của cụm ngành, kết hợp với học tập kinh nghiệm từ nước ngoài đưa ra các
khuyến nghị chính sách phù hợp.
1.6 Nguồn thông tin


Phân tích dữ liệu thứ cấp: tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê của tỉnh Kiên
Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số liệu của Cục Thuế, Hiệp hội du lịch
ĐBSCL, và thông tin từ các đề tài, sách báo, tạp chí khác.



Phân tích dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn khách du lịch trong và ngoài nước; nhà cung
cấp dịch vụ như cơ sở du lịch và lữ hành, hộ kinh doanh cá thể (nhà nghỉ, quán ăn),
cơ quan vận tải trong tỉnh; cơ quan chức năng có liên quan. (Phụ lục 1.1)

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 3: Phân tích NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách



4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Hiện nay có rất nhiều lý thuyết giải thích về NLCT, nhưng khái niệm có ý nghĩa duy nhất
về NLCT ở cấp độ quốc gia hay địa phương là năng suất. Năng suất là nhân tố quyết định
của mức sống dài hạn của một quốc gia, và là nguyên nhân sâu sa của thu nhập quốc gia
bình quân đầu người (Porter, 2008, tr. 49). NLCT của một quốc gia hay một địa phương
được đo lường bằng năng suất sử dụng lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên. Theo
Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm: (i) các yếu tố lợi
thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô, và (iii) NLCT vi mô. Vì đối tượng nghiên cứu
của Luận văn là tỉnh Kiên Giang nên khung khổ lý thuyết được điều chỉnh theo khuôn khổ
phân tích NLCT ở cấp độ địa phương của Vũ Thành Tự Anh.
Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương
Chính sách tài khóa, tín
dụng và cơ cấu kinh tế

Các yếu tố sẵn có của địa phương
Tài nguyên thiên nhiên

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)
Các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương được chia thành ba nhóm chính.
Nhóm thứ nhất là “Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương”, bao gồm tài nguyên thiên
nhiên, vị trí địa lý, hay quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ đề cập đến

số lượng mà còn bao gồm cả chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí
hậu, nguồn khoáng sản, địa thế vùng. Nhóm nhân tố thứ hai là “Năng lực cạnh tranh ở cấp


5

độ địa phương”, bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh
nghiệp: (i) chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã
hội, giáo dục, y tế; và (ii) các thể chế chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng
và cơ cấu kinh tế. Nhóm thứ ba là “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp”, bao gồm
chất lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và chiến lược của doanh
nghiệp.
2.2 Lý thuyết về cụm ngành
Trong nhóm nhân tố thứ ba, chất lượng môi trường kinh doanh có tác động trực tiếp đến
năng suất mà các doanh nghiệp dựa vào để cạnh tranh ở một địa điểm. Theo Porter (2008),
chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát,
đó là: (i) các điều kiện nhân tố sản xuất; (ii) các điều kiện nhu cầu; (iii) các ngành công
nghiệp phụ trợ và có liên quan; (iv) bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh
nghiệp. Những nhân tố này tạo nên bốn góc của một hình thoi và được gọi là Mô hình Kim
cương Porter. Ngoài ra cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong
việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập
các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất (Hình 2.2).
Trong bốn góc của hình thoi trên, nhân tố ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan hay còn
gọi là cụm ngành, nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng môi trường kinh
doanh, và là tác nhân kích thích mạnh mẽ cho việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Việc
nhìn một nhóm các công ty và tổ chức như một cụm ngành sẽ tạo ra một diễn đàn mang
tính xây dựng và hiệu quả để các công ty liên quan, các nhà cung ứng, chính phủ, và những
tổ chức quan trọng khác đối thoại với nhau. Cụm ngành tạo thành một mặt của hình thoi lợi
thế cạnh tranh, nhưng đúng nhất chúng phải được xem như thể hiện các mối tương tác giữa
bốn mặt với nhau. Cụm ngành tác động lên cạnh tranh theo ba cách khái quát: thứ nhất,

tăng năng suất của các doanh nghiệp hay ngành trong đó; thứ hai, tăng năng lực đổi mới
của các doanh nghiệp và qua đó làm tăng năng suất; thứ ba, thúc đẩy việc hình thành doanh
nghiệp mới nhằm hổ trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành. Vì đề tài nghiên cứu về cụm
ngành du lịch nên cơ sở lý thuyết sử dụng chủ yếu là mô hình kim cương.


6

Hình 2.2: Mô hình Kim cương Porter
Chính sách kinh tế, thị trường (hàng hóa, tài
chính), trợ cấp, giáo dục, định hình nhu cầu,
thiết lập các tiêu chuẩn
Các quy định và động lực khuyến khích đầu

Vai trò

tư và năng suất; độ mở và mức độ của cạnh

chính phủ

tranh trong nước

Bối cảnh cho
chiến lược và

cạnh tranh

Các điều kiện

Các điều kiện


nhân tố sản xuất

nhu cầu

Tiếp cận các yếu tố
đầu vào chất lượng
cao

Ngành công

Mức độ đòi hỏi và khắt

nghiệp phụ trợ và

khe của khách hàng và
nhu cầu nội địa

liên quan

Sự có mặt của các nhà cung cấp và các
ngành công nghiệp hỗ trợ

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)
1

Ngoài ra, nghiên cứu Điểm đến cạnh tranh: Định nghĩa và các chỉ tiêu của Dwyer và Kim
(2003) đã chỉ ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến, đặc biệt trong
ngành du lịch, như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo, các yếu tố hỗ trợ (cơ sở hạ
tầng (CSHT), chất lượng dịch vụ,…), vấn đề quản lý, tình hình vĩ mô, yếu tố cầu, và những

chỉ tiêu về thị trường. Nghiên cứu này được tác giả tham khảo để xây dựng câu hỏi phỏng
vấn khách du lịch.
1

Destination competitiveness: Determinants and Indicators


7

2.3 Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về các loại hình du lịch kết hợp với
quản lý tài nguyên thiên nhiên như du lịch bền vững, du lịch thiên nhiên (DLTN), du lịch
sinh thái. Những hình thức du lịch này được xem như một sự phát trển kinh tế đảm bảo an
toàn cơ bản cho môi trường.
Ngoài đặc điểm dựa vào môi trường thiên nhiên, nhấn mạnh vào việc mang lại trải nghiệm
và kiến thức thực tế cho khách du lịch, điểm khác biệt quan trọng nhất của DLST so với
các hình thức DLTN khác là nó hoạt động trong mối quan hệ phát triển bền vững giữa môi
trường, kinh tế và văn hóa- xã hội (Weaver, 2002, tr. 3). DLTN chỉ xuất phát từ những khu
vực thiên nhiên sẵn có mà không có một sự quan tâm cụ thể nào về việc bảo vệ chúng,
trong khi DLST không chỉ đơn giản là tận hưởng cảnh quan thiên nhiên, mà nó phải thay
đổi thái độ và hành vi của khách du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Orams,
1995 trích trong Kline, 2001, tr.2).
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa DLST và các hình thức du lịch khác
Du lịch dã ngoại (Wildlife tourism)trong khu du lịch hoặc trong rừng.
Tham quan hoặc có tiếp xúc với động
vật hoang dã. Có thể bao gồm một
phần của du lịch thám hiểm và du lịch

Du lịch thiên nhiên


sinh thái

(Natural Area

Du lịch thám hiểm (Adventure
Du

động thám hiểm, có thể xảy ra trong

(Ecotourism)- dựa vào

- hình thức du lịch

thiên nhiên, giáo dục và

dựa vào thiên nhiên

một môi trường thiên nhiên

lịch

sinh

Tourism)

Tourism)- nhấn mạnh vào các hoạt

thái

hỗ trợ bảo tồn thiên

nhiên

Nguồn: Gale và Hill, Ecotourism and Environmental sustainability: An Introduction
(2009, tr.5)
Theo UNEP (2002, tr. 10), những yếu tố tạo thành DLST bao gồm: (i) sự đa dạng sinh học;
(ii) sự thân thiện của người dân địa phương; (iii) sự học tập từ trải nghiệm; (iv) sự hành

động có trách nhiệm của du khách và ngành du lịch; (v) khách hàng mục tiêu là các nhóm
nhỏ và dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp quy mô nhỏ; (vi) sự sử dụng tối thiểu


8

các nguồn tài nguyên không tái chế được; và (vii) nhấn mạnh sự tham gia, cơ hội kinh
doanh của những người địa phương, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. DLST tạo
việc làm trong nước và các cơ hội kinh tế cho người dân địa phương, nhưng nếu không
theo dõi cẩn thận, và vì mục tiêu lợi nhuận, quốc gia sẽ phát triển lệch hướng với những dự
án quy mô lớn để thu hút và phục vụ lượng du khách lớn. Ngoài ra, nếu các dự án phát
triển độc quyền bởi các doanh nghiệp nước ngoài vì lợi ích ngắn hạn, cả môi trường và
nhân dân địa phương có thể phải trả giá (Garen, 2000 trích trong Dasenbrock, 2001) (Xem
phụ lục 2.1).
2.4 Tổng quan kinh nghiệm phát triển DLST
2.4.1 Kinh nghiệm của Costa Rica trong phát triển DLST
Trong khi nhiều quốc gia đang tập trung vào công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng,
Costa Rica đã đầu tư phát triển DLST như là chìa khóa để phát triển kinh tế từ những năm
1980 (Koens, Dieperink vàMiranda, 2009). Năm 2008, ngành du lịch và lữ hành đóng góp
cho đất nước Trung Mỹ này 3.77 tỉ USD, chiếm 13.5% GDP.
Ngành DLST của Costa Rica được hưởng lợi nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía chính phủ,
sự giúp sức của các cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái. Cụ
thể, sự thành công của ngành DLST Costa Rica có được nhờ các yếu tố sau:

- Đa dạng sinh thái: Costa Rica có sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc nằm trong một khu

vực tương đối nhỏ, bao gồm núi, núi lửa, các bãi biển và rừng nhiệt đới. Hệ động thực vật
đa dạng được bảo vệ trong 24 công viên quốc gia, chiếm 21% lãnh thổ của đất nước.
- Vị trí: tiếp giáp với Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu du lịch số 1 thế giới. Hàng năm Hoa Kỳ đóng

góp gần 50% du khách nước ngoài tới Costa Rica.
- An toàn và tính ổn định: Costa Rica vẫn đảm bảo là một địa điểm du lịch an toàn, dù tình

trạng hỗn loạn liên tục xảy ra ở nước láng giềng.
- Sự tham gia tích cực của cơ quan nhà nước và hệ thống quy chuẩn môi trường chặt chẽ:

có sự vận động môi trường một cách thuyết phục và mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu được
thực hiện bởi chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các trường đại học đã chỉ ra mối quan hệ
giữa bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động kinh tế. Các chương trình được thực hiện trong
10 đến 15 năm đã dẫn đến sự hiểu biết rằng các khu bảo tồn đa dạng sinh học tạo ra nhiều
lợi ích cho sự phát triển kinh tế của đất nước như hệ thống khu bảo tồn quốc gia, chương
trình thanh toán cho dịch vụ môi trường và chứng nhận du lịch bền vững (Phụ lục 2.2 và
2.3).


9

- Sự hỗ trợ từ quốc tế: nỗ lực bảo vệ môi trường và sự phát triển của ngành DLST Costa

Rica nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các nước và các tổ chức thế giới như IMF, WB, và
USAID.
- Sáng kiến liên kết DLST với các quốc gia láng giềng càng thúc đẩy cho DLST của Costa

Rica phát triển.

- Đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực: Ở Costa Rica, 54% số nhân viên trong ngành du

lịch có trình độ trung học hoặc đại học.
- Phát triển CSHT quy mô nhỏ thay vì những khách sạn cao tầng để duy trì sự cân bằng

giữa môi trường và DLST.
2.4.2 Chương trình nhãn sinh thái
Hiện nay chương trình nhãn sinh thái được các nước trên thế giới sử dụng rất phổ biến, có
thể kể đến chương trình Hoa môi trường của EU, Lá xanh của Thái Lan, tiêu chí du lịch
bền vững toàn cầu GTSC (Phụ lục 2.4). Nhãn sinh thái được cấp cho hàng hóa hoặc dịch
vụ có tác động đến môi trường ít hơn sản phẩm cùng loại, đáp ứng tập hợp các tiêu chí môi
trường công bố bởi quốc gia. Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao nhận thức về bảo
vệ môi trường, thành lập hệ thống cấp chứng chỉ khách sạn đạt tiêu chuẩn môi trường trong
cả nước từ đó nâng cao NLCT của ngành du lịch.


10

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH
TỈNH KIÊN GIANG
3.1 Các điều kiện về nhân tố đầu vào
3.1.1 Nguồn tài sản vật chất
Vị trí địa lý
Kiên Giang là tỉnh nằm về phía Tây Nam của Việt Nam và là một trong 13 tỉnh thuộc vùng
ĐBSCL, giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây
Nam giáp vịnh Thái Lan với hơn 200km bờ biển; phía Bắc giáp Campuchia với đường biên
giới dài 56.8km. Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, cách
thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 250 km về phía Tây (khoảng 6 giờ đi xe ô tô), cách
thành phố Cần Thơ 115 km (khoảng 2-3 giờ đi xe ô tô).

Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, khí hậu
chia làm 02 mùa mưa, nắng rõ rệt. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, phân bố khắp
địa bàn tỉnh, với chiều dài 2,054.93 km, tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát
triển.
Tài nguyên thiên nhiên


Tài nguyên rừng

Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng ĐBSCL với tổng diện tích
đất lâm nghiệp năm 2011 là 91,286 ha, chiếm 14.47% diện tích toàn tỉnh, trong đó rừng sản
2

xuất 22,675 ha, rừng phòng hộ 28,887 ha và rừng đặc dụng 39,727 ha . Nổi bật hơn hết,
Kiên Giang có khu DTSQ Thế giới với diện tích trên 1.1 triệu ha, bao gồm 6 huyện: Kiên
Lương, Hòn Đất, An Biên, An Minh, Phú Quốc, U Minh Thượng và 3 khu bảo tồn quan
trọng là Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ
Kiên Giang- Hà Tiên- Kiên Hải, có tính đa dạng sinh học cao với 1,500 loài thực vật có
mạch, 77 loài động vật, 222 loài chim, 107 loài bò sát và lưỡng cư (GIZ và AusAID, 2011).
Trên đảo Phú Quốc còn có rừng cây họ Dầu còn sót lại ở Việt Nam với khoảng 12,000 ha.
Thêm vào đó, Kiên Giang là một trong số ít các tỉnh vùng ĐBSCL có đồng thời hai loại
rừng tràm: rừng tràm tự nhiên và rừng tràm trồng. Hệ sinh thái rừng tràm ở Kiên
2

Cà Mau có diện tích đất lâm nghiệp khoảng 100,000 ha, là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng ĐBSCL


11

Giang là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, bên cạnh các giá trị bảo tồn thiên

nhiên, bảo vệ môi trường, đây còn là một nhân tố tiềm năng phát triển DLST (Nguyễn
Quang Trung, 2008, tr.16). Tuy nhiên, tính nguyên vẹn và đa dạng sinh học tại đây đang bị
đe dọa bởi các công trình xây dựng và mở rộng đường giao thông dọc theo bờ biển.


Tài nguyên núi- biển- đảo
2

Kiên Giang có diện tích tự nhiên lớn nhất ĐBSCL (6,348 km ), trong đó gần 10% là hải
3

đảo với 140 hòn đảo lớn nhỏ và 05 quần đảo , có nhiều bờ biển vẫn giữ được nét hoang sơ
vì chưa được khai thác đầu tư. Việc sở hữu một số lượng lớn hải đảo cùng với đường bờ
biển dài 200km đã tạo ra nét đặc thù cho Kiên Giang, giúp tỉnh có điều kiện thuận lợi để
phát triển hình thức du lịch biển – đảo so với các tỉnh lân cận.
2

Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam, có diện tích 589.23 km , có địa hình độc đáo gồm
dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, xung quanh có 22 đảo nhỏ, có rừng nguyên
sinh chiếm 63.74% diện tích, hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp. Đảo là địa
danh du lịch hấp dẫn với 12,000 ha thảm cỏ biển và 700 ha rặng san hô bao quanh, đây
cũng chính là nơi sinh sống của các loài sinh vật qúy hiếm, đang bị đe dọa như Vích và Bò
biển.
Ngoài Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải nằm cách thành phố Rạch Giá khoảng 30km, với 23
hòn đảo lớn nhỏ nằm trải dài gần 100km đường biển cũng là một địa điểm du lịch mới
được đưa vào khai thác trong những năm gần đây.
Vùng Hà Tiên – Kiên Lương có khoảng 80 hòn đảo với kích thước và hình dạng khác
nhau, nổi bật bởi cảnh quan địa mạo karst với các khối núi đá vôi hình tháp, hình chóp
phân bố biệt lập, và có hệ thống các tầng hang động phong phú (Phụ lục 3.1). Các núi đá
vôi vùng Hà Tiên - Kiên Lương là cảnh quan karst duy nhất ở miền Nam Việt Nam có sự

đa dạng sinh học cao cả về thực vật và động vật (Hà Quang Hải và Nguyễn Ngọc Tuyến,
2011).


Tài nguyên khoáng sản

Bên cạnh tài nguyên du lịch phong phú, Kiên Giang còn là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi
dào. Tỉnh có khoảng 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: nhóm nhiên liệu (than bùn),
nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…),
nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không
3Năm quần đảo là An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc


12

kim loại dùng sản xuất VLXD, xi măng. Theo quy hoạch của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho
khai thác sản xuất VLXD là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi
măng, với công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm.
Lượng tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp VLXD là một trở ngại
lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh. Sự ô nhiễm môi trường, mất vẻ đẹp cảnh quan thiên
nhiên khi các núi đá vôi bị khai thác dở dang dọc trên tuyến đường dẫn vào các khu du lịch
Hà Tiên, Kiên Lương đã khiến cho hoạt động du lịch ở đây không phát triển từ nhiều năm
nay.
3.1.2 Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không kết nối các tỉnh và các
nước trong khu vực thuận lợi cho việc giao lưu phát triển du lịch của tỉnh (Phụ lục 3.2).
Tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ nối các tỉnh lân cận khá thuận lợi, với các quốc lộ
80, 61, 63. Hiện nay có hơn 10 hãng xe ở miền Nam khai thác tuyến về Rạch Giá, đặc biệt
từ TP.HCM và Cần Thơ về Kiên Giang và ngược lại. Tuy nhiên chất lượng đường bộ trong
tỉnh vẫn còn yếu và số lượng đường được rải nhựa còn rất thấp so với các tỉnh được đánh

giá PCI năm 2011 (Hình 3.1). Thêm vào đó, từ TP.HCM đến Kiên Giang mất khoảng 6 giờ
đi xe, trong khi về các tỉnh khác thuộc ĐBSCL chỉ khoảng 2- 4 giờ như Tiền Giang, An
Giang, hai tỉnh có tiềm năng du lịch miệt vườn và du lịch tâm linh. Đây là một trở ngại đối
với du lịch Kiên Giang nếu tỉnh không biết khai thác lợi thế đặc thù so với các tỉnh khác.
Hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi với các tuyến đường sông giao lưu các tỉnh
ĐBSCL và TP.HCM; đường biển nối Rạch Giá, Hà Tiên với các đảo Phú Quốc, Thổ Châu,
Lại Sơn, Nam Du từ 1- 3 giờ di chuyển, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên
tuyến đường thủy chưa được địa phương quy hoạch chặt chẽ nên lượng tàu vận hành trên
các tuyến không ổn định và chưa đảm bảo an toàn cho hành khách, an ninh trật tự ở các
bến cảng vẫn còn phức tạp. Ngoài ra, thời gian lưu chuyển từ các tỉnh và các nước đến
Kiên Giang còn có thể rút ngắn bằng đường hàng không với sân bay chuyên dụng Rạch Sỏi
và cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.


13

Hình 3.1: Chỉ số PCI về cơ sở hạ tầng cứng ở Kiên Giang năm 2011
DN được thông
báo trước về việc
cắt điện (% thời
gian)
Tỉ lệ % đường trong
tổng số đường do tỉnh
quản
lý được rải
nhựa

Tỉ lệ % đường
trong tỉnh (quốc
lộ, tỉnh lộ, huyện

lộ) được rải nhựa

Đánh giá chất
lượng đường bộ (%
Tốt hoặc Rất tốt)

Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011
Được hỗ trợ bởi sự kết nối thuận lợi với các tỉnh kế cận, nhưng tuyến đường giao thông nội
tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt ở Phú Quốc, nơi thu hút hơn 70% lượng khách du lịch
đến Kiên Giang. Cảng hàng không quốc tế đã mở ra cơ hội cho Phú Quốc phát triển tiềm
năng du lịch, tuy nhiên các hệ thống CSHT giao thông đồng bộ bao gồm tuyến trục giao
thông Bắc- Nam, đường vòng quanh đảo và các tuyến đường nhánh xung quanh chưa kết
nối với sân bay.
Đến nay Phú Quốc vẫn chưa có lưới điện quốc gia, điện được phát bằng các tổ máy chạy
bằng dầu diesel. Đường dây trung áp và hạ áp mới chỉ có ở những trục đường chính và một
số trung tâm xã, thị trấn, chỉ có 75% số hộ trên đảo được sử dụng điện. Hiện Công ty Điện
lực 2 đang triển khai lắp đặt thêm 5 tổ máy phát diesel, nâng công suất phát điện lên 15MW
và thực hiện dự án tuyến cáp ngầm 110KV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc. Tập đoàn Than
và Khoáng sản đã tiến hành khảo sát chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện than ở
Phú Quốc.


14

3.1.3 Nguồn nhân lực
Năm 2011, dân số tỉnh Kiên Giang là 1,721,700 người, là tỉnh đông dân xếp thứ 2 ở
ĐBCSL (sau An Giang) và cao thứ 12 so với cả nước, trong đó có đến 74% hộ sống ở nông
thôn. Trên địa bàn tỉnh chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm
85.67%, dân tộc Khmer chiếm 12.49%, dân tộc Hoa chiếm 1.76%. Dân số phân bố không
đồng đều và có sự khác biệt giữa các vùng của tỉnh, đông dân nhất là vùng Tây Sông Hậu,

chiếm 37.8%; vùng Tứ giác Long Xuyên chiếm 32.1%; vùng U Minh Thượng chiếm
23.4% và vùng hải đảo chiếm 6.6% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động trong độ tuổi của
tỉnh là 1,139,986 người, chiếm 66.2%; tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động của
tỉnh 5 năm qua (2007- 2011) là 2.75%/ năm. Phần lớn lực lượng lao động tập trung ở khu
vực nông thôn (73.05%) (UBND tỉnh Kiên Giang, 2012).
Trong năm 2001 đến 2011, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao
động ở các khu vực có năng suất cao: khu vực công nghiệp xây dựng từ 6.78% lên 12.08%,
khu vực dịch vụ từ 17.13% lên 26.12%, lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ
76.09% xuống 61.80%. Trong đó, lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh tăng bình quân
28.58% từ năm 2005 đến 2010.
Bảng 3.1: Số lượng lao động du lịch tỉnh Kiên Giang
Năm
Người
Nguồn: Sở VH-TT-DL Kiên Giang, Lao động trong ngành du lịch năm 2011
Số lượng lao động du lịch tăng chủ yếu trong các doanh nghiệp, nơi chiếm hơn 98% lượng
lao động du lịch, lao động cơ quan quản lý chiếm rất ít. Trong số lao động ở lĩnh vực du
lịch có hơn 78.45% là lao động trẻ.
Số lượng lao động phục vụ du lịch chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2009
chỉ có 6.36% lao động trong lĩnh vực du lịch đã qua đào tạo, đến năm 2010 số lao động
được đào tạo để phục vụ du lịch tăng không đáng kể, chiếm 6.79% (Phụ lục 3.3). Hơn 90%
lao động trong doanh nghiệp KDDL có trình độ thấp hơn trung cấp.


15

Hình 3.2: Trình độ người lao động trong các doanh nghiệp du lịch

3% 4%
2%4%
Đại học

Cao đẳng, trung cấp
Trình độ thấp hơn
trung cấp

94%
93%

Vòng tròn phía trong: năm 2009; Vòng tròn ngoài: năm 2010

Nguồn: Phòng Quản lý du lịch Kiên Giang, Hiện trạng lao động ngành du lịch năm 2011
Lực lượng lao động tập trung nhiều ở các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, trong khi các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trình độ
ngoại ngữ còn rất yếu. Đến năm 2012, Sở mới cấp 92 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó
chỉ có 3 thẻ hướng dẫn viên quốc tế.
Riêng đối với đảo Phú Quốc, năm 2011, dân số Phú Quốc là 95,038 người, trong đó có 3%
là hộ nghèo. Có 40,269 lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế, chủ yếu là lao
động phổ thông chưa qua đào tạo. Riêng đối với lĩnh vực du lịch, hiện nay chỉ có 20%
nhân lực đã qua đào tạo ngắn hạn hay sơ cấp (Đảng bộ huyện Phú Quốc, 2011).
3.1.4 Nguồn kiến thức
Toàn tỉnh có gần 30 cơ sở đào tạo nhân lực, với trên 60 ngành nghề. Đến nay tỉnh có 01
phân hiệu đại học, 04 trường cao đẳng (trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Cao đẳng Sư
phạm, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật) và 02 trường trung cấp
chuyên nghiệp. Hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề bao gồm 01 trường cao đẳng
nghề, và 02 trường trung cấp nghề và 11 trung tâm dạy nghề.


×