Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị thu hồi đất sống ở khu công nghiệp giang điền huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.19 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

NGUYỄN MINH TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP
CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT SỐNG


KHU CÔNG NGHIỆP GIANG ĐIỀN

HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

NGUYỄN MINH TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP
CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT SỐNG


KHU CÔNG NGHIỆP GIANG ĐIỀN


HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2012


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình
Danh mục viết tắt
Phần mở đầu........................................................................................................................................ 1
Tóm tắt.................................................................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết đề tài......................................................................................................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài.............................................................................................................. 4
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu.......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................6
1.1 Phân tích luật đất đai trong việc thu hồi đất của người dân...................................... 6
1.2 Nghiên cứu từ phía các Ngân hàng phát triển................................................................ 7
1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập dựa trên khung sinh kế bền vững
(DFID, 2003)...................................................................................................................................... 8

1.3.1 Khung sinh kế bền vững..................................................................................................... 9
1.3.1.1 Các yếu tố tạo nên khung sinh kế bền vững............................................................ 9


1.4 Khái quát các nghiên cứu về sinh kế và thu nhập trước đây..................................... 13
1.5 Xây dựng khung phân tích nghiên cứu.............................................................................. 15
1.5.1 Phân tích khung lý thuyết................................................................................................... 17
1.5.1.1 Phân tích nhóm biến động.............................................................................................. 18
1.5.1.2 Phân tích nhóm tài sản sinh kế...................................................................................... 18
1.5.1.3 Phân tích nhóm sinh kế chiến lược.............................................................................. 19
1.5.1.4 Phân tích nhóm kết quả sinh kế.................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 21
2.1 Sơ lược vùng nghiên cứu........................................................................................................ 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 22
2.2.1 Phân tích định tính các yếu tố tác động đến thu nhập hộ bị thu hồi đất............23
2.2.1.1 Nhóm yếu tố con người................................................................................................... 23
2.2.1.2 Nhóm yếu tố tự nhiên....................................................................................................... 26
2.2.1.3 Nhóm yếu tố việc làm...................................................................................................... 26
2.2.1.4 Nhóm yếu tố tài chính, đầu tư....................................................................................... 27
2.2.2 Mô hình định lượng đề nghị.............................................................................................. 28
2.2.2.1 Mô hình định lượng tổng quát Binary Logistic...................................................... 28
2.3 Nguồn số liệu.............................................................................................................................. 31
2.4 Phương pháp lấy mẫu, khảo sát........................................................................................... 31
2.4.1 Quy trình điều tra................................................................................................................... 31


2.4.2 Phương pháp lấy mẫu........................................................................................................... 31
2.5 Các phần mềm sử dụng trong phân tích dữ liệu............................................................ 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 33
3.1 Đặc điểm kinh tế vùng nghiên cứu (Trảng Bom).......................................................... 33

3.1.1 Phân tích cơ cấu kinh tế vùng đến thu hồi đất và thu nhập người dân..............35
3.2 Kết quả nghiên cứu................................................................................................................... 37
3.2.1 Nhận định chung về kết quả nghiên cứu....................................................................... 37
3.2.2 Thống kê mô tả về ảnh hưởng thu nhập của các yếu tố lên hộ dân....................38
3.2.2.1 Thu nhập ảnh hưởng bởi trình độ học vấn................................................................ 38
3.2.2.2 Độ tuổi chủ hộ đến thu nhập hộ dân vùng nghiên cứu........................................ 40
3.2.2.3 Tỷ lệ phụ thuộc đến nguồn thu nhập hộ.................................................................... 41
3.2.2.4 Diện tích đất thu hồi.......................................................................................................... 42
3.2.2.5 Số lượng lao động đến thu nhập hộ dân.................................................................... 43
3.2.2.6 Yếu tố đầu tư kinh doanh đến thu nhập hộ............................................................... 44
3.2.2.7 Nguồn thu nhập khác (phụ) ảnh hưởng đến thu nhập hộ dân...........................44
3.2.2.8 Khả năng lao động trong KCN ảnh hưởng đến thu nhập hộ............................. 45
3.3 Kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng................................................................. 46
3.4 Bằng chứng về hai trường hợp có nhập giảm và tăng................................................. 50
CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM CẢI THIỆN NGUỒN THU
NHẬP CHO HỘ DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT................................................... 52
4.1 Tóm lược phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 52


4.1.1 Nhận định phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả các yếu tố...................52
4.1.2 Nhận định mô hình dự báo kinh tế lượng..................................................................... 53
4.2 Các đóng góp, khám phá chính của bài nghiên cứu..................................................... 53
4.3 Các gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu.................................................................... 56
4.3.1 Yếu tố đầu tư cho sản xuất kinh doanh.......................................................................... 57
4.3.2 Yếu tố trình độ học vấn chủ hộ......................................................................................... 58
4.3.3 Yếu tố tỷ lệ phụ thuộc.......................................................................................................... 58
4.3.4 Một số gợi ý chính sách khác............................................................................................ 59
4.4 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu mới..................................... 60
4.4.1 Hạn chế về số liệu điều tra và khảo sát.......................................................................... 60
4.4.2 Hạn chế của mô hình kinh tế lượng................................................................................ 60

4.4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới.................................................. 60
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 62
Phụ lục 1............................................................................................................................................... 65
Phụ lục 2............................................................................................................................................... 66


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị thu
hồi đất sống ở khu công nghiệp Giang Điền, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai”
hoàn toàn do tôi thực hiện. Các số liệu điều tra là trung thực, các đoạn trích dẫn và
số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực dựa
trên mô hình phân tích và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa
học nào trước đây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy
cô tham gia giảng dạy, hỗ trợ nghiên cứu thuộc trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố
Hồ Chí Minh. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô và đặc
biệt cảm ơn Giảng viên Nguyễn Hoàng Bảo, người trực tiếp hướng dẫn khoa học
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó, tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ đang công tác tại UBND xã An Viễn, Xã
Giang Điền đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng,
xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi, những người
đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Bảng 2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom giai đoạn 2000-2010
Bảng 3.2 Đánh giá thu nhập của hộ dân sau khi bị thu hồi đất
Bảng 3.3 Thu nhập bình quân/nhân khẩu giữa các nhóm hộ bị thu hồi đất
Bảng 3.4 Phân tích học vấn đến thu nhập hộ dân
Bảng 3.5 Phân tích độ tuổi ảnh hưởng đến thu nhập hộ dân
Bảng 3.6 Phân tích tỷ lệ phụ thuộc ảnh hưởng thu nhập hộ dân
Bảng 3.7 Diện tích đất thu hồi ảnh hưởng đến thu nhập hộ dân
Bảng 3.8 Thống kê yếu tố số lượng lao động đến thu nhập hộ
Bảng 3.9 Đầu tư kinh doanh ảnh hưởng thu nhập hộ
Bảng 3.10 Thu nhập phụ ảnh hưởng thu nhập hộ
Bảng 3.11 Yếu tố lao động cho KCN đến thu nhập hộ
Bảng 3.12 Kết quả hồi quy Binary Logistic
Bảng 3.13 Bảng dự đoán mức độ chính xác của dự báo
Bảng 3.14 Ước lượng xác suất cải thiện thu nhập
Hộp 3.1 Phỏng vấn sâu trường hợp thu nhập giảm
Hộp 3.2 Phỏng vấn sâu trường hợp thu nhập tăng


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung sinh kế bền vững
Hình 1.2 Khung phân tích
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom giai đoạn 2000-2011
Hình 3.2 Giá trị sản lượng cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom giai đoạn 2005-2011
Hình 3.3 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom giai đoạn 2005-2011



DANH MỤC VIẾT TẮT
ADB: Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)
CNH & HĐH: Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNTT: Công nghệ thông tin
DFID: Development for International Development (Cơ quan phát triển quốc tế)
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GSO: General Statistic Office (Tổng cục thống kê Việt Nam)
KCN & KCX: Khu công nghiệp và khu chế xuất
HTX: Hợp tác xã
ICD: Tên cảng vụ
MDPA: Mekong Delta Poverty Analysis (Dự án phân tích hiện trạng nghèo đói ở Đồng

Bằng Sông Cửu Long)

SONADEZI: Tên gọi của tổng công ty phát triển công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai
TT-BTC: Thông tin- Bộ Tài Chính
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại quốc tế)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tóm tắt
Tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến việc thu hồi đất đang diễn ra trên
phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc quy hoạch, thu hồi đất ở nhiều nơi thực hiện chưa
tốt, phát sinh tiêu cực, chưa đảm bảo lợi ích người dân. Thực trạng thu hồi đất tác
động đến sự phân hóa giàu nghèo, gây nhiều bất ổn xã hội, cuộc sống người dân gặp

nhiều khó khăn, tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn biến phức tạp, chiếm tỷ
lệ lớn, đến trên 70% tổng số vụ việc khiếu nại tố cáo. Theo thống kê từ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi,
tác động đến 2,5 triệu người gần 630 nghìn hộ gia đình nông dân và cứ 1 hecta đất
thu hồi sẽ có 10 người nông dân bị mất việc. Với những thiệt hại như vậy thì cuộc
sống của người nông dân sẽ như thế nào? Ai là người quan tâm vấn đề trên? Thông
qua bài viết này, tuy không thể lấy mẫu trên phạm vi cả nước nhưng với số mẫu thu
thập được tại các ấp ven KCN Giang Điền, bài viết hy vọng sẽ cho thấy được sự
thay đổi trong thu nhập người nông dân sau khi bị thu hồi đất. Bằng phương pháp
thu thập số liệu mẫu trên địa bàn hai xã An Viễn và Giang Điền và phương pháp
phân tích thống kê mô tả và hồi quy định lượng Logit bài viết chỉ ra ba yếu tố ảnh
hưởng đến sự thay đổi thu nhập người nông dân gồm: khả năng đầu tư sản xuất kinh
doanh, trình độ học vấn chủ hộ và tỷ lệ phụ thuộc. Các nhân tố này vừa đảm bảo về
mặt thống kê, hồi quy và các kiễm định đã có mức độ giải thích rất mạnh đến ảnh
hưởng thu nhập của người dân trong điều kiện sinh kế mới. Hơn nữa, bài viết căn cứ
vào kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý những chính sách cho chính quyền địa phương nơi
tiến hành nghiên cứu để đề ra những giải pháp tích cực trong công tác tái định cư
cho những hộ dân trong diện bị thu hồi đất và nhận tiền đền bù từ chính quyền. Bài
viết hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo và có những đóng góp cho chính quyền làm tốt
công tác thu hồi và ổn định đời sống người dân theo hướng bền vững.


2

1. Sự cần thiết đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, vai trò của KCN và KCX rất quan trọng; phản ánh tiềm
năng phát triển công nghiệp của mỗi nước, thể hiện việc tăng trưởng GDP, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết triệu việc làm, tăng thu nhập và đặc biệt là có ý nghĩa
trong việc phát triển kinh tế địa phương. Hiểu được vai trò đó, quá trình hình thành
phát triển KCN đã diễn ra rộng rãi tại các tỉnh thành trên khắp cả nước. Do đó,

Đồng Nai cũng là một tỉnh một trong số đó. Trong những năm gần đây, Đồng Nai đã
có nhiều chính sách trong việc đẩy nhanh quá trình CNH và HĐH để phát triển nền
kinh tế trong tỉnh. Song song với quá trình này, việc xây dựng các KCN và KCX
mọc lên tại nhiều đại phương trên địa bàn tỉnh. Việc các KCN và KCX mọc lên
cũng đồng nghĩa với việc thu hồi đất của người nông dân sống tại khu vực này để
giải phóng mặt bằng. Chính vì thế, cuộc sống của người nông dân tại các vùng ven
KCN và KCX và những người bị thu hồi đất này sẽ như thế nào? Và làm sao để
cuộc sống của những hộ dân này sẽ tốt hơn trước? Đó chính là hai câu hỏi mà các
cấp chính quyền địa phương cần phải quan tâm. Thực tế và những nghiên cứu về đề
tài này trước đây cũng đã cho thấy, một số hộ sau khi bị thu hồi đất cuộc sống họ tốt
hơn nhưng cũng phần lớn cho thấy cuộc sống sinh kế người dân bị đảo lộn, mất căn
bằng không được như ban đầu. Đứng trên góc độ đó, bài viết nhận định một trường
hợp điển hình là tại KCN Giang Điền, Huyện Trảng Bom, chính quyền đã tiến hành
thu hồi đất và cuộc sống của người nông dân phải chịu nhiều ảnh hưởng. Từ động
lực đó, bài viết ” Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị thu hồi đất sống
ở KCN Giang Điền, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai” đứng trên góc độ kinh tế
và xem xét ở khía cạnh nguồn thu nhập, bài viết muốn xem xét những nhóm yếu tố
nào sẽ tác động đến nguồn thu nhập của người dân trong điều kiện sinh kế mới, để
từ kết quả nghiên cứu của bài viết gợi ra những chính sách cho các cấp chính quyền
địa phương làm tốt công tác ổn định cuộc sống sinh kế người dân và đặc biệt nâng
cao nguồn thu nhập cho hộ dân. Khi hộ dân có nguồn thu nhập cao và ổn định thì
đời sống sinh kế sẽ phát triển theo chiều hướng bền vững.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân sống ở các ấp
ven KCN và KCX với mục tiêu chung là tìm ra các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này

đến thu nhập hộ dân. Để thực hiện được mục tiêu chung này bài viết đề ra những
mục tiêu cụ thể như sau:
Qua quá trình thu thập số liệu, bài viết khái quát quát đặc điểm kinh tế vùng và
làm nổi bật lên vấn đề nghiên cứu là việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng sinh kế và
đặc biệt thu nhập của người dân sẽ thay đổi.
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn sơ bộ, tham khảo ý kiến chuyên gia, và các
yếu tố rút ra từ cơ sở lý thuyết để đưa ra các nhóm yếu tố sẽ tác động thu nhập
hộ dân bị thu hồi đất.
Từ kết quả khảo sát, kết quả nghiên cứu, bài viết sẽ gợi ra những nhóm chính
sách phù hợp trong việc cải thiện thu nhập cho người dân bị thu hồi đất và
sống tại các ấp ven KCN Giang Điền, địa bàn nghiên cứu khảo sát.
3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập người dân bị thu hồi đất sống
ở các ấp ven KCN và KCX đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu sau:

Những yếu tố nào thật sự tác động đến nguồn thu nhập của người dân bị thu
hồi đất sống ở các ấp ven KCN và KCX?
Mức độ ảnh hưởng các nhóm yếu tố này tác động như thế nào đến thay đổi thu
nhập của người dân bị thu hồi đất?
Khi thu hồi đất có hai vấn đề cần xem xét: (a) Người dân chuyển sang phương
thức kinh doanh mà phụ thuộc vào đất sẽ tăng, hay giảm? Mức độ tăng giảm là
bao nhiêu? (b) Người dân chuyển sang kinh doanh không dựa vào đất nhiều thì
nhận tiền đền bù để kinh doanh sẽ tăng hay giảm? Mức độ tăng giảm là bao
nhiêu?
Bên cạnh đó, căn cứ vào vấn đề nghiên cứu đề tài đưa ra một số giả thuyết như sau:


4

Mức thu nhập của người dân có thật sự bị ảnh hưởng khi họ bị chính quyền địa

phương thu hồi đất và đền bù hay không?
Những nhóm yếu tố mà đề tài đưa ra phân tích có mức ảnh hưởng mạnh đến
thu nhập của người dân bị thu hồi đất hay không?
Đối tượng nghiên cứu xem xét là những hộ có đất bị thu hồi, đang sinh sống tại
các ấp ven KCN và KCX, vấn đề đi lại làm việc không ảnh hưởng thu nhập
Thu nhập trong nghiên cứu là thu nhập hộ gia đình thường xuyên hàng tháng
và chất lượng đất thu hồi đồng nhất, các tiện ích phi thu nhập được đảm bảo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức
Nghiên cứu sơ bộ dựa trên kết quả thảo luận nhóm, tham khảo chuyên gia, các
nghiên cứu trước để tìm ra những yếu tố mới sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Qua
đó, những yếu tố mới sẽ được kết hợp với những yếu tố được rút ra từ cơ sở lý
thuyết để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. Bên cạnh đó, nghiên cứu sơ bộ sẽ
loại bỏ những câu hỏi không phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà các nghiên cứu
trước đề cập.
Nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện bằng phương pháp xây dựng mô
hình định lượng, do biến phụ thuộc thuộc dạng nhị phân nhận hai giá trị 0 và 1
để ước lượng xác suất tăng thu nhập của hộ nông dân nên bài viết tiếp cận
bằng mô hình hồi quy Binary Logistic. Bài viết dùng kỹ thuật thu thập thông
tin trực tiếp bằng bảng phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp, xử lý số liệu, chạy
mô hình hồi quy, kiểm định mô hình từ đó đưa ra kết luận và gợi ý chính sách.
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài

Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa thực tiễn cho chính quyền địa phương
nơi có KCN để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người dân sinh sống khi bị thu
hồi đất, cụ thể như sau: (a) Giúp cho các nhà lãnh đạo tại địa phương hiểu rõ hơn



5

các yếu tố ảnh hưởng thu nhập và an sinh xã hội của người dân đang sinh sống tại
các ấp ven KCN. Từ đó, chính quyền sẽ có những công tác tốt hơn trong việc tăng
thu nhập, ổn định đời sống người dân trong điều kiện sinh sống mới. (b) Nghiên cứu
còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên những khóa sau tiếp tục nghiên
cứu dựa trên những hạn chế mà đề tài chỉ ra.
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Phần mở đầu bài viết khái quát sơ lược tổng thể nghiên cứu qua luận điểm, luận cứ,
các giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu mà bài viết hướng đến. Hơn nữa, bài viết
cho thấy các phương pháp, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 1 là cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chương này, bài viết
trình bày tổng quan lý thuyết mà nghiên cứu áp dụng. Trên cơ sở tổng quan lý
thuyết, bài viết xây dựng khung phân tích.
Chương 2 là thiết kế nghiên cứu. Thông qua chương này, bài viết cho thấy được các
thứ tự công việc mà nghiên cứu thực hiện như việc xây dựng bảng câu hỏi, mô
phỏng quá trình thu thập số liệu, xử lý thông tin sơ cấp và các bước hồi quy để ra
được kết quả nghiên cứu.
Chương 3 là kết quả nghiên cứu. Bài viết tiếp cận kết quả nghiên cứu bằng phương
pháp thống kê mô tả các tác động của từng biến và tiếp cận bằng phương pháp hồi
quy kinh tế lượng.
Chương 4 là gợi ý chính sách. Bài viết thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất những
chính sách trong việc phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, trong chương này
còn chỉ ra những hạn chế mà nghiên cứu gặp phải và mở ra các hướng nghiên cứu
mới.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nhận định được vai trò quan trọng của cơ sở lý thuyết, bài viết khái quát kết cấu
chương cơ sở lý thuyết thông qua các nội dung. (a) Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng thông qua luật bồi thường đất đai đến sinh kế người dân. Phân tích thiệt hại
đến sinh kế sống người dân sau khi họ nhận tiền bồi thường. (b) Nghiên cứu các
nhận định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (World
Bank) đến sinh kế người dân sau khi bị thu hồi đất. Trên nhận định các ngân hàng,
bài viết sẽ nêu ra các giải pháp mà các ngân hàng đề cập để cải thiện đời sống sinh
kế cho người dân. (c) Phân tích khung sinh kế bền vững (DFID, 2003), căn cứ các
yếu tố thuộc tài sản sinh kế để rút ra những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến thu nhập người
dân. Bài viết tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của từng yếu tố
trong nhóm tài sản sinh kế để chọn những yếu tố có ý nghĩa và phù hợp cho vùng
nghiên cứu. (d) Tham khảo kết quả rút ra được từ các nghiên cứu tương tự trước đây
để kiểm chứng những yếu tố được rút ra từ khung sinh kế (DFID, 2003) thực sự có
ý nghĩa hay không? (e) Kết thúc chương cơ sở lý thuyết, bài viết căn cứ vào các yếu
tố rút ra xây dựng khung phân tích. Phân tích cấu trúc trong khung phân tích để làm
rõ hơn ý nghĩa các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập.
1.1 Phân tích luật đất đai trong việc thu hồi đất của ngƣời dân
Theo như hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992) khẳng định quyền của công
dân được sử dụng và bảo vệ quyền sử dụng đất. Đồng thời, chính phủ cũng đã ban
hành nhiều luật, nghị định, các quy định pháp lý làm cơ sở cho việc hình thành
khung chính sách về thu hồi, đền bù, tái định cư. Chính sách thu hồi đất làm cho
người dân có nhiều thay đổi về sinh kế sống về mặt kinh tế, xã hội, môi trường
sống. Theo TS Nguyễn Hoàng Bảo (2010), “Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất
phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam”, kết quả khảo sát ý kiến của
người bị thu hồi đất, (a) rất nhiều ý kiến cho rằng người được bồi thường rất lo ngại
khi nhận tiền đền bù, hỗ trợ nhưng không thể mua được đất khác để sử dụng, (b)
người dân dễ chi tiêu vào những việc chưa cần thiết như mua sắm phương tiện đi lại


7


cao cấp, mua các đồ gia dụng đắt tiền, thậm chí đưa tiền vào chi cho những tiêu cực
xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, và các tệ nạn xã hội khác cho đến khi hết tiền.
(c) Người dân thất nghiệp, mọi hoạt động của gia đình bị ngừng lại, người lớn

không đi làm và trẻ con cũng không đủ điều kiện đi học. Hoàn cảnh này tác động rất
lớn đến đời sống của hầu hết những người bị thu hồi đất. Khi một cộng đồng rơi vào
hoàn cảnh này thì vấn đề sinh kế của cả một khu dân cư sẽ trở thành vấn đề xã hội
đáng quan tâm. (d) Hơn nữa, việc thu hồi đất gây tổn thất về kinh tế như chi phí giải
phóng mặt bằng, hành chính, và các thủ tục khác. Việc khiếu nại, tố cáo sẽ làm cho
người dân mất mát lòng tin với lãnh đạo địa phương các cấp. Khi người dân không
có lòng tin với cán bộ thì việc quản lý ở địa phương sẽ trở nên rất phức tạp. Vì vậy,
với lý do trên, nếu một chính sách nhà nước đưa ra không có kế hoạch phát triển
theo hướng bền vững sẽ mang lại những hệ lụy xấu về sau và không đạt được những
kỳ vọng như mong muốn. Do đó, chính sách đưa ra cần phải được chú ý, phát triển
theo hướng bền vững, nâng cao được đời sống của người dân, xem xét việc thu hồi
đất của người dân và ngưỡng đền bù phải mang lại sự thỏa mãn cho người dân và có
những chính sách phụ trợ trong việc ổn định đời sống. Chính sách thu hồi đất cần
phải tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, khoa học và hợp lý để hạn chế tối đa những
xung đột, khuất tất, tránh lạm dụng, nhũng nhiễu, trục lợi, sử dụng đất sai mục đích
thu hồi.
1.2 Nghiên cứu từ phía các Ngân hàng phát triển
Theo như nhận định Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 1995) cho thấy các quyết
định thu hồi đất cần phải chú ý các yếu tố về sinh kế người dân trong vùng thu hồi
đất. Chúng ta cần phải xem xét những yếu tố nào tác động đến sinh kế của người
dân? Mức độ ảnh hưởng ra sao? Và cần chú trọng vào các yếu tố nào ảnh hưởng đến
nguồn thu nhập của người dân để cải thiện mức sống, các giá trị đời sống tinh thần,
phong tục tập quán lối sinh hoạt trước đây?
Theo như nhận định của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2004), đất đai bị thu hồi
sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân, đặc biệt là thu nhập bị ảnh hưởng



8

nghiêm trọng. Ngân hàng thế giới nghiên cứu và đánh giá, khi người dân bị thu hồi
đất cuộc sống thay đổi rất lớn, đặc biệt là các yếu tố tạo nên nguồn thu nhập bị ảnh
hưởng theo ba chiều hướng, thu nhập tăng hoặc giảm đi hoặc duy trì như ban đầu.
Nhưng mục tiêu chung cần phải tăng chỉ tiêu những hộ dân có thu nhập cao bằng
nhiều giải pháp như: (a) Cung cấp tín dụng trực tiếp cho các hộ có hướng kinh
doanh nhỏ và tự làm chủ bản thân; (b) Mở các lớp đào tạo hướng nghiệp, hướng dẫn
mô hình kinh tế mới thích ứng với thay đổi của điều kiện sống mới; (c) Hỗ trợ kiếm
việc hay giới thiệu việc làm cho người dân vào các công ty, doanh nghiệp mở trên
địa bàn thu hồi đất, ưu tiên việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.
1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng thu nhập dựa trên khung sinh kế bền vững
(DFID, 2003)
Hình 1.1 Khung sinh kế bền vững

Con ngƣời

Bối cảnh
dễ tổn

Chính sách,

thƣơng
Xã hội

Tự
nhiên


- Xu
hướng

- Thời vụ
- Chấn
động
trong tự
nhiên và
môi
trường,
thị
trường,
chính trị,
chiến
tranh và
các chấn
động
khác )

Vật chất

Tài chính

tiến trình và

Các chiến lƣợc
SK

cơ cấu
-Ở các cấp

khác nhau
của Chính
phủ, luật
pháp, chính
sách công,
các động lực,
các qui tắc
-Chính sách
và thái độ
đối với khu
vực tư nhân
-Các thiết
chế công
dân, chính trị
và kinh tế
(thị trường,
văn hoá)

Nguồn: Dựa trên khung sinh kế bền vững (DFID, 2003)

-Các tác nhân xã
hội (nam, nữ, hộ
gia đình, cộng
đồng và các tác
nhân khác)
-Các cơ sở tài
nguyên thiên
nhiên
-Cơ sở thị
trường


- Đa dạng
-Sinh tồn hoặc
tính bền vững

Các kết quả SK
-Thu nhập nhiều
hơn
-Cuộc sống đầy
đủ hơn
-Giảm khả năng
tổn thương
-An ninh lương
thực được cải
thiện
-Công bằng xã
hội được cải
thiện
-Tăng tính bền
vững của tài
nguyên thiên
nhiên
-Giá trị không sử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ


9

Thông qua hình 1.1 khái quát về khung sinh kế (DFID, 2003), bài viết muốn giải

thích sơ lược. Hình vẽ gồm 4 khung hình chữ nhật và 1 khung hình lục giác. Trong
mỗi khung hình chữ nhật thể hiện các nhóm yếu tố sẽ tác động với nhau. Như hình
vẽ, nguyên nhân xuất phát từ nhóm chính sách, tiến trình và cơ cấu, nhóm này sẽ tác
động lên nhóm bối cảnh dễ tổn thương, điển hình trong nghiên cứu là đời sống sinh
kế nông dân bị ảnh hưởng. Các yếu tố trong khung hình lục giác đại diện cho tài sản
sinh kế người nông dân sẽ chịu ảnh hưởng gồm: vật chất, tài chính, tự nhiên, con
người và xã hội. Vì thế trong hình vẽ nhóm yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và
được đặt nằm giữa nhóm chính sách và dễ tổn thương. Khi nhóm yếu tố chính sách
này tác động lên nhóm dễ bị tổn thương thì ảnh hưởng lên nhóm tài sản sinh kế.
Ảnh hưởng của tài sản sinh kế sẽ có lợi và có bất lợi, nhận định được điều này
nhóm yếu tố chính sách sẽ tác động lên nhóm chiến lược sinh kế để có những giải
pháp tăng kết quả có lợi và hạn chế kết quả bất lợi. Kết thúc của tác động này sẽ là
nhóm các kết quả sinh kế nhận được.
1.3.1 Khung sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế bền vững: Khung sinh kế (DFID, 2003) được cơ quan phát triển
quốc tế Vương Quốc Anh phát triển và được định nghĩa như sau: Một sinh kế bền
vững mà được chấp nhận phổ biến khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi nếu bị
tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và
tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn tự nhiên (Tim Hanstad,
Robin Nielsn and Jennifer Brown, 2004).
Dựa vào khung sinh kế, nghiên cứu sẽ áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN và KCX.
1.3.1.1 Các yếu tố tạo nên khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế cho thấy rằng, tác động của việc thu hồi đất để xây dựng các KCN
và KCX có năm nhóm yếu tố cần phải phân tích để có một sinh kế bền vững.


10

 Nhóm các hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng


Nhóm hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường bên ngoài, khách quan mà trong
môi trường đó có chứa đựng sinh kế sống của người dân và các tài sản sẵn có bị ảnh
hưởng vừa tích cực lẫn tiêu cực bởi môi trường khách quan đó thay đổi. Môi trường
khách quan đó bao gồm các xu hướng, sự thay đổi đột ngột bởi các chấn động hoặc
tính thời vụ. Khi môi trường khách quan này xảy ra, người dân có thể kiểm soát
được hoặc không thể kiểm soát được. Chúng ta có thể khái quát môi trường khách
quan đó thông qua bảng các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương qua bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các yếu tố hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng
Nhóm xu hướng
Xu hướng dân số
Xu hướng tài nguyên
(gồm cả xung đột trong
sử dụng tài nguyên)

Xu hướng kinh tế trong
nước và thế giới (xu
hướng chính trị)
Xu hướng kỹ thuật

Nguồn: Khung sinh kế (DFID, 2003)
Trong bảng 1.1 thể hiện ba nhóm hoàn cảnh cũng là ba môi trường khách quan sẽ
tác động lên đời sống sinh kế của người dân. Môi trường khách quan thể hiện cho
nhóm xu hướng gồm các yếu tố là nguyên nhân tác động lên đời sống người dân
trong tương lai. Nhóm tác động này giúp người dân nắm bắt xu thế và có những
phản ứng khi xu thế xảy ra. Nhóm hoàn cảnh khách quan thể hiện cho nhóm chấn
động gồm những sự thay đổi xảy ra trong đời sống người dân. Những sự thay đổi


11


này sẽ theo hướng tích cực và tiêu cực. Người dân biết được sự thay đổi sẽ có
những chiến lược sinh kế theo hướng tích cực. Nhóm hoàn cảnh khách quan thể
hiện cho nhóm thời vụ cho thấy các yếu tố sẽ tác động theo chu kỳ lên đời sống.
Người dân biết được sẽ có chiến lược thích nghi tốt với những yếu tố tác động mang
tính chu kỳ này.
 Nhóm tài sản sinh kế

Tài nguyên thiên nhiên
Tài sản quốc gia là khái niệm chỉ kho tài nguyên thiên nhiên mà lưu lượng tài
nguyên và các dịch vụ có lợi cho sinh kế bắt nguồn từ đó. Nói cách khác, người dân
sẽ dựa vào kho tài nguyên đó để tạo nên sinh kế sống cho mình (ví dụ: con người
khai thác dầu khí để tạo nên của cải vật chất phục vụ cho đời sống). Nguồn tài
nguyên thiên nhiên bao gồm: rừng, đất đai, biển, các quần thể động thực vật sống và
các nguồn tài nguyên khác. Trong sinh kế bền vững thì các yếu tố trong hoàn cảnh
dễ bị tổn thương có một mối quan hệ chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên
quốc gia. Những thay đổi của nhóm yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương ảnh
hưởng lên nguồn tài nguyên quốc gia đồng thời lên sinh kế của người dân (ví dụ:
hỏa hoạn gây ra cháy rừng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân làm nghề
trồng rừng; lũ lụt tàn phá đất nông nghiệp làm mất mùa gây ảnh hưởng đến đời sống
người dân).
Nguồn lực con ngƣời
Nguồn lực con người thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, năng lực lao động và sức
khỏe. Các yếu tố này giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau
và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình, nguồn lực con người thể
hiện qua yếu tố về số lượng và chất lượng lao động. Yếu tố số lượng bao gồm số lao
động trong hộ. Yếu tố chất lượng gồm kỹ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình
trạng sức khỏe, kiến thức chuyên môn, khả năng ngôn ngữ, kỹ năng quản lý tài
chính, khả năng kinh doanh của các thành viên trong gia đình.



12

Nguồn lực tài chính
Đây là yếu tố trung gian có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các
yếu tố tài sản khác. Nguồn tài chính có thể là tiền mặt hay các khoản tài chính tương
đương mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Nguồn tài
chính có thể được phân ra làm hai nguồn: nguồn tài chính có sẵn và nguồn tài chính
vào thường xuyên. Nguồn tài chính có sẵn gồm tiền tiết kiệm, vật nuôi, nhà cửa.
Nguồn tài chính vào thường xuyên gồm tiền lương, tiền lãi kinh doanh, tiền nhận
trợ cấp, tiền nhận từ việc chuyển nhượng.
Nguồn lực vật chất
Nguồn tài sản vật chất trong sinh kế gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất
hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng
sử dụng mà chúng ta không cần phải trả phí trực tiếp, chúng sẽ góp phần đáp ứng
nhu cầu cơ bản của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh và đem lại nhiều
lợi ích sinh kế sống (ví dụ: đường giao thông, cầu cống, nhà máy điện, nhà máy
nước và các cơ sở hạ tầng cơ bản khác). Công cụ sản xuất hàng hóa là những công
cụ và thiết bị mà con người sử dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Công
cụ đó có thể thuộc về một cá nhân hay một tập thể và có thể trao đổi, buôn bán, sang
nhượng (ví dụ: xe tải, máy phát điện, máy móc phục vụ sản xuất hàng hóa).
Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội là các mối quan hệ mà con người tạo ra nhằm trao đổi các mục
tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng lưới và
các mối liên kết với nhau. Các mối quan hệ được thiết lập dựa trên sự tin tưởng, trao
đổi, thảo luận, liên lạc và báo cáo lẫn nhau. Ví dụ thể hiện thông qua các câu lạc bộ
chuyên môn, các nhà văn hóa, hợp tác xã làng nghề.


13


 Nhóm các chiến lƣợc và kết quả sinh kế

Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của một cộng đồng để kiếm
sống. Chiến lược thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà
con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Kết quả sinh kế là
những thay đổi có lợi cho cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là
thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn, và sử dụng
bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.4 Khái quát các nghiên cứu về sinh kế và thu nhập trƣớc đây
Nghiên cứu thu nhập dựa trên nhóm yếu tố sinh kế vật chất, tài chính
Liên quan đến nội dung như trên bao gồm các nghiên cứu Ellis (1998), Scoones,
Chambers & DFID cho rằng sinh kế sống sẽ trở nên đa dạng khi mà cấu trúc gia
đình ở nông thôn xây dựng cho mình một sự gia tăng đa dạng danh mục hoạt động
về tài sản để có thể tồn tại và cải thiện chất lượng sống.
Nghiên cứu IS Lam,1997 & Zeller et al, 2003 cho rằng sinh kế sống của người dân
bị ảnh hưởng bởi thiếu hụt tín dụng, coi yếu tố tín dụng là yếu tố trong việc làm đa
dạng hóa sinh kế của con người.
Nghiên cứu J.K Sesabo, R.S.J Tol Department of Economics, Mzumbe University,
Morogoro, Tanzanian July, 8, 2005, nghiên cứu này thu thập dữ liệu tại hai ngôi
làng vùng Tanzanian (Mlingotini and Nyamanzi) chỉ ra rằng quyết định trong việc
tạo ra kinh tế hộ gia đình hay nguồn thu nhập khi tham gia vào các hoạt động kinh
doanh ảnh hưởng bởi nguồn tài trợ vốn tín dụng và điều kiện đặc trưng của khu vực.
Nghiên cứu đưa ra kết quả nguồn cấp vốn là nhân tố chính ảnh hưởng đến tổng thu
nhập hộ gia đình. Yếu tố vốn tín dụng là cơ hội để thúc đẩy người dân tham gia vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau tạo ra nguồn thu nhập.


14


Nguyên cứu thu nhập dựa trên nhóm sinh kế tự nhiên, con ngƣời và xã hội
Liên quan đến nội dung trên bao gồm nghiên cứu Lanjouw, 1999 & Hussain 1989
nghiên cứu NAE ở Ấn Độ, Bangladesh & Pakistan cho rằng sinh kế sống của con
người phụ thuộc vào vai trò của con người, đất đai, giáo dục, sự độc lập, quá trình
đô thị hóa.
Nghiên cứu European Journal of Scientific Research ISSn 1450-216 Vol 37 No 1
(2009) PP 89-103 nghiên cứu “Factor affecting familly economic status” cho thấy
mối quan hệ giữa chức năng quản lý của chủ hộ đến tình trạng kinh tế hộ gia đình.
Nghiên cứu coi đây là một biến quan trọng trong việc tạo nên thu nhập, liên quan
mật thiết đến tình trạng kinh tế hộ. Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố
Kerman City với số lượng mẫu là 390 hộ được khảo sát, kết quả chạy mô hình hồi
quy tuyến tính chỉ ra một vài biến thuộc về nhân khẩu học và chức năng quản lý ảnh
hưởng mạnh mẽ đến tình trạng kinh tế hộ gia đình.
Nghiên cứu Gregory, P.A của School of Arigicultural and Forest Sciences,
University of Wales (2005) “Factors Affecting Income Generation And Livelihood
Diversification Strategies Of The Very Poor”. Nghiên cứu này được thực hiện vào
tháng 6 và tháng 7 năm 2003, điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia
đình. Thông qua kết quả nghiên cứu thấy, sinh kế con người có được nhờ nguồn thu
nhập được tạo ra từ các thành phần chứa đựng trong môi trường sinh kế của con
người. Kết luận nghiên cứu chỉ ra tài nguyên thiên nhiên tạo mọi hoạt động cơ bản
cho thu nhập dù là sản xuất nông nghiệp hay phi nông nghiệp, tài nguyên cơ bản
nhất là đất đai. Bên cạnh đó, giới tính cũng có vai trò đáng kể trong việc đa dạng
kinh tế. Mối quan hệ xã hội cũng được nghiên cứu rút ra trong việc ảnh hưởng thu
nhập. Nghiên cứu còn chỉ ra tín dụng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho việc đảm bảo
sinh kế của người dân.
Nghiên cứu Anneli Kaasa, Eicher and Garica- Pena losa, 2000, Bouillion, Legovini
and Lustig, 1999 “Facors Influencing Income Inequality In Transition Economies”



×