Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.05 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ THOAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THIỊ VIỆT THU

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Phần mở đầu................................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT................................................................................................................................................................ 5


1.1 Những vấn đề chung về Thanh toán không dùng tiền mặt.................................. 5
1.1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt..................................................................................... 6
1.1.2 Đặc điểm của TTKDTM...................................................................................................... 6
1.1.3 Vai trò của TTKDTM............................................................................................................. 6
1.1.3.1 Vai trò của TTKDTM đối với nền kinh tế.......................................................... 6
1.1.3.2 Vai trò của TTKDTM đối với NHTW................................................................. 7
1.1.3.3 Vai trò của TTKDTM đối với NHTM.................................................................. 7
1.1.3.4 Vai trò của TTKDTM đối với người sử dụng dịch vụ.................................8
1.2 Sự cần thiết của TTKDTM trong nền kinh tế thị trƣờng.................................... 8
1.3 Các phƣơng thức TTKDTM................................................................................................ 10
1.3.1 Thanh toán bằng Lệnh chi hay Ủy nhiệm chi (UNC)........................................ 10
1.3.1.1 Khái niệm Lệnh chi hay Uỷ nhiệm chi (UNC)............................................. 10
1.3.1.2 Phạm vi thanh tóan của UNC................................................................................ 11
1.3.1.3 Ưu, nhược điểm của UNC....................................................................................... 11


1.3.2 Thanh toán bằng Nhờ thu hay Ủy nhiệm thu.......................................................... 12
1.3.2.1 Khái niệm Nhờ thu hay Uỷ nhiệm thu.............................................................. 12
1.3.2.2 Phạm vi áp dụng của nhờ thu hay UNT........................................................... 12
1.3.2.3 Ưu, nhược điểm của UNT....................................................................................... 13
1.3.3 Thanh toán bằng Séc............................................................................................................ 14
1.3.3.1 Khái niệm Séc................................................................................................................ 14
1.3.3.2 Thành phần liên quan đến Séc............................................................................... 14
1.3.3.3 Các loại séc sử dụng trong thanh toán............................................................... 14
1.3.3.4 Ưu, nhược điểm của Séc........................................................................................... 16
1.3.4 Thanh toán bằng Thư tín dụng....................................................................................... 17
1.3.4.1 Khái niệm Thư tín dụng............................................................................................ 17
1.3.4.2 Ưu, nhược điểm của Thư tín dụng...................................................................... 17
1.3.5 Thanh toán bằng thẻ............................................................................................................. 18
1.3.5.1 Khái niệm về thẻ........................................................................................................... 18

1.3.5.2 Các loại thẻ...................................................................................................................... 18
1.3.5.3 Thành phần tham gia vào việc phát hành và sử dụng thẻ........................19
1.3.5.4 Ưu, nhược điểm của thẻ............................................................................................ 20
1.3.6 Hình thức thanh toán khác................................................................................................ 20
1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của TTKDTM.......................................................... 21
1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến TTKDTM........................................................................ 22
1.5.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.................................................................................................. 22
1.5.2 Môi trường pháp lý............................................................................................................... 23
1.5.3 Khoa học công nghệ............................................................................................................ 23
1.5.4 Yếu tố con người................................................................................................................... 24
1.5.5 Yếu tố tâm lý............................................................................................................................ 24


1.5.6 Hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng......................................................... 24
1.5.7 Qui mô Ngân hàng................................................................................................................ 25
1.6 Kinh nghiệm TTKDTM của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam......................................................................................................................... 25
1.6.1 Tổ chức TTKDTM của các Ngân hàng Trung Quốc.......................................... 25
1.6.2 Tổ chức TTKDTM của các Ngân hàng Đức........................................................... 27
1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................................. 28
Kết luận chƣơng 1............................................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH 11.........................31
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh 11........................................................................................................................................... 31
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh 11............................................................................................. 31
2.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh 11............................................................................................ 32
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của VietinBank – CN 11.................................... 33
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng của VietinBank – CN 11................................................ 34

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank – CN 11......................... 35
2.1.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối của
VietinBank –

CN 11

36

2.1.2.5 Dịch vụ kiều hối của VietinBank – CN 11...................................................... 37
2.1.2.6 Dịch vụ thẻ và Ngân hàng điện tử của VietinBank – CN 11.................38
2.2 Thực trạng hoạt động TTKDTM tại VietinBank – CN 11................................41
2.2.1 Phương thức thanh toán Séc tại VietinBank – CN 11........................................ 44


2.2.2 Phương thức thanh toán Ủy nhiệm chi tại VietinBank – CN 11...................45
2.2.3 Phương thức thanh toán bằng UNT hay Nhờ thu tại VietinBank – CN 1146

2.2.4 Phương thức thanh toán Thư tín dụng tại VietinBank – CN 11....................47
2.2.5 Phương thức thanh toán khác.......................................................................................... 48
2.3 Đánh giá về hoạt động TTKDTM tại VietinBank – CN 11............................... 49
2.3.1 Kết quả đạt được của họat động TTKDTM tại VietinBank – CN 11.........49
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động TTKDTM
VietinBank – CN 11........................................................................................................................ 53
2.3.2.1 Những tồn tại trong hoạt động TTKDTM VietinBank – CN 11..........53
2.3.2.2 Nguyên nhân tồn tại trong hoạt động TTKDTM tại
VietinBank – CN 11.................................................................................................................... 57
Kết luận chƣơng 2............................................................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TTKDTM TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH 11..................................................... 63
3.1 Định hƣớng phát triển TTKDTM của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 63

3.1.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................................ 63
3.1.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................... 63
3.2 Định hƣớng phát triển và chiến lƣợc chủ yếu của VietinBank – CN 11 .. 64

3.3 Một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Công Thƣơng Chi nhánh 11............................................................................ 65
3.3.1 Cải thiện hoạt động Marketing tại VietinBank – CN 11................................... 65
3.3.2 Phải xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng theo từng đối tượng tại
VietinBank – CN 11............................................................................................................. 66
3.3.3 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tại VietinBank – CN 11.........................67
3.3.4 Phát triển và mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán................................... 69


3.3.5 Nâng cao trình độ, chuẩn hóa nguồn nhân lực....................................................... 70
3.4 Một số kiến nghị............................................................................................................................ 71
3.4.1 Kiến nghị đối với VietinBank......................................................................................... 71
3.4.1.1 Phát triển công nghệ thông tin tại VietinBank.............................................. 71
3.4.1.2 Tăng cường hợp tác thanh toán song phương vơi các
Ngân hàng bạn............................................................................................................... 73
3.4.2 Kiến nghị đối với NHNN.................................................................................................. 73
3.4.2.1 NHNN trình Chính phủ có lộ trình xây dựng Luật Giao dịch bằng
tiền mặt trong nền kinh tế........................................................................................................ 73
3.4.2.2 Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng74
3.4.2.3 Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất...................................... 74
3.4.3 Kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan, Bô, ngành.............................................. 74
3.4.3.1 Xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt............................. 74
3.4.3.2 Cần ban hành các văn bản pháp quy mang tính pháp lý cao hơn cho
hoạt động TTKDTM............................................................................................................................. 75
3.4.3.4 Hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều
hành hệ thống TTKDTM trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội............................................ 75

3.4.3.5 Đề ra quy định, tất cả những cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có tài
khoản tại Ngân hàng.............................................................................................................................. 75
Kết luận chƣơng 3............................................................................................................................... 76
Kết luận chung....................................................................................................................................... 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1 : Biểu phí VietcomBank
Phụ lục 2 : Biểu phí CitiBank
Phụ lục 3 : Dịch vụ Ngân hàng điện tử VietinBank


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do và mục đích chọn đề tài:
Trong những năm qua nền kinh thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói

riêng đã đạt được những kết quả rất khả quan. Với tốc độ phát triển trong những
năm gần đây luôn đạt 7% thì nền kinh tế Việt nam đang được coi là phát triển ổn
định. Ở bất kỳ Quốc gia nào trên thế giới, Ngân hàng cũng có vai trò là trung
gian thanh toán quan trọng trong nền kinh tế. Bằng các nghiệp vụ thanh toán,
Ngân hàng đã thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch
vụ trong đó thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình tuần hoàn và luân chuyển tiền tệ, nhằm hạn chế bớt những tổn thất mà
thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt có thể gây ra.
Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc sử dụng phương thức
TTKDTM đã được áp dụng từ lâu trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, từ các
doanh nghiệp, tổ chức cho đến từng cá nhân và đã thu được hiệu quả rất lớn. Tuy
nhiên, với tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại Việt Nam ở mức 15%-18% tại khu

vực thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 (Theo Lệ Chi, www.vnexpress.vn), trong
khi đó ở Thụy Điển tỉ lệ này là 0.7%, ở Trung Quốc là 10%, Việt Nam vẫn được
xem là một “Nền kinh tế tiền mặt”. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng
hoá và cung ứng dịch vụ vẫn sử dụng phương tiện thanh toán tiền mặt khá phổ
biến, đặc biệt thanh toán giữa các cá nhân đa số là sử dụng tiền mặt. Việc sử
dụng tiền mặt để thanh toán đã làm cho các hoạt động kinh tế bị kéo dài, không
tiện dụng, góp phần kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO – đây là sân chơi lớn vừa mang lại cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội
song cũng có nhiều thách thức. Không nằm ngoài qui luật đó, các Ngân hàng của


2

Việt Nam chịu sự cạnh tranh với các Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng 100%
vốn nước ngoài ở tất cả các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Nhận thức được vấn
đề đó, ngành Ngân hàng nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng đã và
đang đổi mới mạnh mẽ các hoạt động Ngân hàng theo xu hướng hội nhập và
nâng cao năng lực cạnh tranh. Những năm gần đây, các Ngân hàng đã và đang
tập trung nhiều giải pháp hiện đại hóa hệ thống thanh toán và mở rộng dịch vụ
thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt. Một mặt đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế, một mặt tăng thu nhập của Ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đã nêu, là người đang công tác
ở bộ phận giao dịch, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp mở rộng thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Chi nhánh 11”
nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Công thương Chi nhánh 11, qua đó tìm giải pháp góp phần mở rộng
TTKDTM .
2. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu:
Đối tƣợng:

Đề tài lấy quá trình thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam Chi nhánh 11 làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt từ năm 2007 đến
năm 2011 của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh 11.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, nêu lên thực trạng của việc thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi


3

nhánh 11. Qua đó đưa ra các biện pháp góp phần mở rộng công tác thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh
11.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp thống kê, quan sát, mô tả, so sánh, phân tích…
nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực
hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có
thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động
thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền, chi phí vận chuyển, bảo
quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch
thanh toán) là rất tốn kém. Vì vậy, TTKDTM là lựa chọn tối ưu cho nền kinh tế.
Kết quả của đề tài này sẽ góp phần làm cơ sở để các đồng nghiệp, các cán bộ
quản lý ngân hàng tham khảo để phát triển các dịch vụ thanh toán. Các nhà
hoạch định chính sách cũng có thể xem đề tài này như một kênh thông tin quan
trọng để đưa ra những chính sách, biện pháp phát triển TTKDTM để thúc đẩy

hoạt động thanh toán qua NH.
Kết cấu luận văn
Với đối tượng, phạm vi và mục đích đã nêu trên, luận văn ngoài phần mở
đầu và các phụ lục sẽ bao gồm 3 chương chính
Chương 1: Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Chi nhánh 11.


4

Chương 3: Một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh 11.


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.
1.1 Những vấn đề chung về Thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng.
Đồng thời nó cũng là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình tái sản
xuất xã hội.
Các phương thức thanh toán qua Ngân hàng: có 2 phương thức
- Một là Thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt là việc chi
trả trực tiếp bằng tiền mặt trong các quan hệ thanh toán thu chi giữa nhân
dân với nhau, giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước với
nhân dân. Thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các mối quan hệ
kinh tế, giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhà nước, các xí nghiệp, tổ chức

kinh tế với người lao động. Việc thanh toán bằng tiền mặt nói chung để
phục vụ các quan hệ giao dịch nhỏ, lẻ hoặc không có điều kiện thanh toán
qua ngân hàng.
- Hai là Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) hay còn gọi là thanh
toán qua ngân hàng. TTKDTM là các quá trình tiền tệ thực hiện chức năng
phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền
mặt mà thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ở Ngân hàng,
tổ chức tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và
những người thụ hưởng.


6

1.1.2 Đặc điểm của TTKDTM
- Một là: Sự vận động của tiền và hàng luôn có sự tách rời về không gian
và thời gian.
Việc thanh toán không phải thực hiện bằng cách trao đổi trực tiếp tiền –
hàng giữa người mua và người bán mà được thực hiện bằng cách trích chuyển từ
tài khoản tiền gửi của người mua sang tài khoản tiền gửi của người bán trước
hoặc sau khi hàng hóa được vận chuyển từ người bán tới người mua.
- Hai là: Tiền tệ dùng trong TTKDTM là tiền ghi sổ hay bút tệ.
Việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản
của người chi trả sang tài khoản của người thụ hưởng mở tài khoản tại Ngân
hàng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau. Số tiền thanh toán là số tiền được ghi trên
các chứng từ, dựa trên các chứng từ đó ngân hàng thực hiện thanh toán cho các
bên có liên quan.
- Ba là: Trong TTKDTM, mỗi món thanh toán phải có ít nhất 3 bên tham
gia.
Các bên tham gia vào hoạt động TTKDTM bao gồm: Tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán (các NHTM, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức khác

khi được NHNN cấp phép), Người trả tiền (Người mua), Người thụ hưởng
(Người bán). Trong đó vai trò của Ngân hàng là rất to lớn, vừa là người tổ chức
và thực hiện thanh toán.
1.1.3 Vai trò của TTKDTM
1.1.3.1 Vai trò của TTKDTM đối với nền kinh tế
- TTKDTM góp phần làm giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông.
TTKDTM phát triển có thể tiết kiệm được chi phí như in ấn, phát hành,
bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm… Mặt khác, TTKDTM còn tạo ra sự thông


7

suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác kế hoạch hóa và lưu thông tiền tệ.
- TTKDTM góp phần tăng cường hiệu lực quản lý của Ngân hàng.
Các nghiệp vụ TTKDTM đều được lưu lại trên sổ sách kế toán tại ngân
hàng, thông qua đó ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt động của các đơn vị
thuộc nhiều ngành kinh tế khác một cách dễ dàng.
- TTKDTM góp phần chống thất thu thuế một cách có hiệu quả.
1.1.3.2 Vai trò của TTKDTM đối với NHTW
TTKDTM tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng
cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các nguồn vốn khác nhau, tạo điều
kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư
và của cả nền kinh tế. Qua đó thuận tiện cho việc tính toán lượng tiền và điều
hành thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả.
1.1.3.3 Vai trò của TTKDTM đối với NHTM
- TTKDTM không những giảm được chi phí lưu thông mà nó còn bổ sung
nguồn vốn cho ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán
cho tổ chức và cá nhân.
Khách hàng mở tài khoản này với mong muốn ngân hàng đáp ứng kịp thời

chính xác các yêu cầu thanh toán của họ chứ không phải mục đích kiếm lời. Tuy
nhiên đối với séc bảo chi, thẻ tín dụng thì chủ tài khoản phải ký quỹ một lượng
tiền tương ứng với giá trị của nó. Như vậy, Ngân hàng sẽ luôn có một lượng tiền
nhất định tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phí thấp. Nếu sử dụng
tốt nguồn vốn này thì Ngân hàng (NH) không chỉ kiếm được lợi nhuận, giành
thắng lợi trong cạnh tranh mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
- TTKDTM thúc đẩy quá trình cho vay.


8

Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kì hạn, NH có cơ hội để tăng lợi nhuận
cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. NH thu hút được nguồn vốn
với chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các doanh
nghiệp, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư vào kinh tế.
- TTKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh
toán.
TTKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hiệu quả, an
toàn, tin cậy, chính xác và tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trên cơ sở đó tạo
niềm tin cho công chúng vào hoạt động của hệ thống NH, thu hút người dân và
doanh nghiệp thanh toán qua NH.
1.1.3.4 Vai trò của TTKDTM đối với ngƣời sử dụng dịch vụ
- Quá trình thanh toán nhanh hơn thanh toán bằng tiền mặt.
TTKDTM nhanh hơn thanh toán bằng tiền mặt do không phải kiểm đếm
tiền, vận chuyển tiền. Người hưởng có thể nhận được tiền ngay sau vài phút.
- Không phải quan tâm đến rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền như
trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn.
- Khách hàng được trả lãi trên số dư tài khoản tiền gửi, được cung cấp các
dịch vụ ngân hàng với nhiều ưu đãi.

1.2 Sự cần thiết của TTKDTM trong nền kinh tế thị trƣờng.
Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh
toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao
dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn
như là việc chi trả thanh toán đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nước và
các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, hoạt động
thương mại dịch vụ, hàng hóa xuyên biên giới.


9

Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện
phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể
dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động
thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo
quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống Ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao
dịch thanh toán) là rất tốn kém; luôn tiềm ẩn rủi ro và nguy hiểm trong quá trình
vận chuyển. Hơn nữa, việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối
lượng lớn là môi trường cho tội phạm lưu hành tiền giả, dễ bị các đối tượng
phạm pháp lợi dụng để buôn lậu, gian lận, trốn thuế…
Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống Ngân hàng phát
triển rất mạnh, cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng và những ứng
dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hoá, ... có rất nhiều hình thức
TTKDTM tiện lợi trong giao dịch, an toàn đã và đang được sử dụng phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới
Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào
trong đó có Việt Nam. Song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở
mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Vì vậy TTKDTM cần thiết đƣợc mở rộng vì những lí do sau đây:
- Thứ nhất là TTKDTM phục vụ tích cực cho quá trình tái sản xuất, thực

hiện sự tuần hoàn vốn tiền tệ, làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho
nền kinh tế.
- Thứ hai là TTKDTM có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn , tích
tụ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng trong dân cư.
- Thứ ba là TTKDTM còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các
cá nhân, các tổ chức kinh tế.


10

- Thứ tư là TTKDTM giúp Ngân hàng trung ương quản lý, kiểm soát chặt
chẽ, thường xuyên lượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế. Sử dụng
chính sách tiền tệ để quản lý lượng cung tiền trong nền kinh tế.
- Thứ năm là TTKDTM giúp Ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả năng
thanh toán
- Thứ sáu là công tác TTKDTM càng phát triển bao nhiêu thì càng có ý
nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông
bấy nhiêu.
- Thứ bẩy là TTKDTM an toàn, thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
- Thứ tám là nâng cao sức cạnh tranh cho Ngân hàng qua việc nâng cao
chất lượng dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng, tạo nguồn thu nhập cho
Ngân hàng trong việc thu phí dịch vụ, đồng thời tạo được nguồn vốn cho
vay ngắn hạn.
1.3

Các phƣơng thức TTKDTM

Theo quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ban hành về Quy chế Hoạt động thanh toán qua các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì tồn tại các phương thức thanh toán qua

Ngân hàng như sau:
1.3.1 Thanh toán bằng Lệnh chi hay Uỷ nhiệm chi (UNC)
1.3.1.1 Khái niệm Lệnh chi hay Ủy nhiệm chi (UNC)
UNC (hoặc Lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh
thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho Ngân hàng nơi mình mở tài
khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho
người thụ hưởng.


11

Thời gian thực hiện lệnh chi hay UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán, Khi kiểm soát, hạch toán
lệnh chi, các bên phải thực hiện đúng thời hạn đã quy định để đảm bảo thanh
toán nhanh lệnh chi.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, người mua có thể dùng UNC để ứng
trước tiền hàng cho người bán và cũng có thể thanh toán ngay sau khi nhận đủ
hàng hóa, hoặc sau một thời gian nào đó. Việc dùng UNC đảm bảo thanh toán
nhanh gọn, bảo vệ quyền lợi kinh tế cho người bán.
1.3.1.2 Phạm vi thanh toán của UNC
Phạm vi thanh toán của UNC khá rộng, bao gồm:
- Thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (DVTT)
- Thanh toán giữa hai tổ chức cung ứng DVTT cùng hệ thống
- Thanh toán giữa hai tổ chức cung ứng DVTT khác hệ thống có tham gia
thanh toán bù trừ.
- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
1.3.1.3 Ƣu, nhƣợc điểm của UNC




Ưu điểm:

- Đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.
- Bên mua kiểm soát được bên bán về việc giao hàng và cung cấp dịch vụ.
- Phạm vi thanh toán rộng. Đây là điều kiện thuận lợi cho người mua và
người bán ngay cả khi họ ở xa nhau, qua đó góp phần mở rộng và phát
triển mối quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ trên cả nước.
Đây là hình thức thanh toán áp dụng cho hai bên mua bán thực sự tín
nhiệm lẫn nhau, tạo quyền chủ động thanh toán cho người mua (thanh toán


12

nhanh hay chậm phụ thuộc vào thiện chí của người mua, nếu người mua thanh
toán chậm cũng không bị phạt chậm trả), nên qui trình thanh toán được rút ngắn,
do đó tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí có liên quan, làm tăng nhanh
vòng quay vốn.



Nhược điểm:

- Do quyền chủ động thanh toán thuộc về người mua nên khả năng người
mua chiếm dụng vốn của người bán trong trường hợp người mua đã nhận
hàng nhưng lại không thanh toán vốn ngay cho người bán, dẫn đến người
bán sẽ gặp rủi ro, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
- Do không qui định thời gian thanh toán cụ thể nên ngân hàng không có
căn cứ để đôn đốc người mua thanh toán theo đúng thời hạn hoặc xử phạt
người mua khi chậm trả.
1.3.2 Thanh toán bằng nhờ thu hay Uỷ nhiệm thu.

1.3.2.1 Khái niệm Nhờ thu hay Ủy nhiệm thu.
Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu là phương thức thanh toán mà người thụ
hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng DVTT quy định, gửi
cho tổ chức cung ứng DVTT thu hộ mình một số tiền nhất định.
1.3.2.2 Phạm vi áp dụng của Nhờ thu hay UNT
Nhờ thu hay Ủy nhiệm thu (UNT) được áp dụng trong giao dịch thanh
toán giữa những người sử dụng DVTT có mở tài khoản trong cùng một tổ chức
cung ứng DVTT hoặc khác tổ chức cung ứng DVTT, trên cơ sở có thỏa thuận
bằng văn bản hoặc hợp đồng về điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ
hưởng.


13

Thực chất của nhờ thu hay UNT là giấy tờ thanh toán do người bán lập để
ủy thác cho tổ chức cung ứng DVTT thu hộ một số tiền ở người mua tương ứng
với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng.
Thời hạn thực hiện nhờ thu hay UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán.
Trong thời gian không quá một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được
UNT do tổ chức cung ứng DVTT phục vụ người thụ hưởng gửi đến, tổ chức
cung ứng DVTT phục vụ người chi trả trích tài khoản của người mua nếu trên tài
khoản của người mua đó có đủ điều kiện để thực hiện giao dịch thanh toán, hoặc
thông báo cho người mua biết nếu trên tài khoản của người đó không có đủ tiền
để thực hiện giao dịch thanh toán, đồng thời theo dõi để thanh toán khi tài khoản
của người mua có đủ tiền.
1.3.2.3 Ƣu, nhƣợc điểm của UNT




Ưu điểm:

- Phạm vi thanh toán rộng, thích hợp với các dịch vụ cung ứng định kỳ
như điện, nước, cước phí điện thoại …
- Bên trả tiền không bị ứ đọng vốn.



Nhược điểm

- Thủ tục thanh toán phức tạp và có khả năng xảy ra chênh lệch giữa tiền
trên UNT do người bán lập với giá trị hàng hóa mà người mua được cung
cấp thực sự. Do đó nó thường được sử dụng thanh toán các loại dịch vụ có
dụng cụ ghi đo chính xác như điện, nước, điện thoại …


14

1.3.3 Thanh toán bằng Séc.
1.3.3.1 Khái niệm Séc
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân
hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình
mở tại ngân hàng để trả cho người cầm Séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ
Séc (tổ chức kinh tế hay cá nhân).
Séc là một mệnh lệnh chứ không phải là một yêu cầu do đó khi nhận được
séc Ngân hàng chấp nhận vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản của người phát
hành không đủ hoặc không có tiền trả.
1.3.3.2 Thành phần liên quan đến Séc
Có 3 người liên quan đến Séc:
-


Người phát hành

-

Ngân hàng

-

Người thụ hưởng Séc

1.3.3.3 Các loại Séc sử dụng trong thanh toán.
-

Séc ký danh: là séc ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp

nhân thụ hưởng séc. Loại séc này được chuyển nhượng theo luật bằng
phương pháp ký hậu chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng sẽ bị chấm
dứt nếu người chuyển nhượng có ghi cụm từ “ không tiếp tục chuyển
nhượng”. Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ cá nhân hoặc
tên, địa chỉ pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc.
Một tờ séc ký danh nhưng có ghi cụm từ “Trả không theo lệnh…” thì
tờ séc này không được chuyển nhượng.


15

-

Séc vô danh: là loại séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân


thụ hưởng séc. Tên tờ séc này sẽ ghi “Yêu cầu trả tiền cho người cầm
séc”. Loại séc này được chuyển nhượng tự do tức là bằng cách trao tay.
-

Séc tiền mặt: Đây là loại séc mà người thụ hưởng được rút tiền

mặt tại đơn vị thanh toán hoặc được thanh toán bằng chuyển khoản nếu
trên tờ séc không ghi cụm từ “Trả vào tài khoản”.
-

Séc chuyển khoản: Đây là loại séc chỉ được dùng để thanh toán

theo lối chuyển khoản bằng cách ghi có vào tài khoản liên quan. Loại
séc này người ký phát cần ghi rõ cụm từ “Trả vào tài khoản”. Người
hưởng séc chỉ được thanh toán bằng chuyển khoản chứ không được
thanh toán bằng tiền mặt.
-

Séc bảo chi: là loại Séc được Ngân hàng bảo đảm khả năng chi trả

của tờ séc.
-

Séc định mức: Là loại Séc được Ngân hàng bảo đảm khả năng chi

trả của một quyển Séc gồm nhiều tờ với tổng số tiền được xác định
trước. Người phát hành Séc cũng chỉ được phép phát hành trong phạm
vi số tiền đã được bảo đảm chi trả.
-


Séc du lịch (còn gọi là Séc lữ hành): Là loại Séc được sử dụng rất

rộng rãi và phổ biến, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động du lịch trong
phạm
vi quốc gia và phạm vi quốc tế, và đảm bảo cho khách đi du lịch có thể
lĩnh tiền ở nhiều nơi đáp ứng nhu cầu chi tiêu của họ.
Về nguyên tắc, bất cứ một loại Séc nào người phát hành Séc cũng chỉ
được phép phát hành trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi của mình. Trường
hợp tờ Séc được phát hành mà tài khoản tiền gửi của người phát hành không có


16

tiền trả thì tờ Séc vẫn có giá trị thanh toán, nhưng người phát hành Séc phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật
1.3.3.4 Ƣu, nhƣợc điểm của Séc



Ưu điểm
-

Đối với séc chuyển khoản: thủ tục thanh toán đơn giản, gọn nhẹ vì

người mua không cần đến ngân hàng khi phát hành séc đồng thời
không phải lưu ký số tiền trên séc
-

Người trả tiền, người thụ hưởng kiểm soát được việc trả tiền và


giao hàng hay cung cấp dịch vụ vì hàng giao thì séc mới được phát
hành.
-

Đối với séc bảo chi: Đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng chắc

chắn nhận được tiền vì séc đã được xác nhận thanh toán, tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán bảo chi séc có trách nhiệm thanh toán.



Nhược điểm
-

Đối với séc chuyển khoản: do phát hành séc không qua tổ chức

cung ứng dịch vụ thanh toán nên dễ phát hành quá số dư gây ra ứ đọng
vốn và tốc độ thanh toán chậm
-

Đối với séc bảo chi: khi thực hiện thanh toán séc bảo chi thì người

mua sẽ phải mất thời gian đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm
thủ tực xác nhận bảo chi và trong trường hợp séc bảo chi lưu ký thì
người mua sẽ phải lưu ký số tiền trên tờ séc, gây ứ đọng vốn và sẽ
không được hưởng lãi kể từ ngày bảo chi séc.


17


1.3.4 Thanh toán bằng Thƣ tín dụng.
1.3.4.1 Khái niệm Thƣ tín dụng
Thƣ tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán
có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng)
đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung
cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp
với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng
và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng
từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
1.3.4.2 Ƣu, nhƣợc điểm của Thƣ tín dụng



Ưu điểm:
-

Thư tín dụng đảm bảo quyền lợi cho bên bán. Người bán được

đảm bảo chắc chắn nhận được tiền sau khi đã giao hàng hóa hoặc dịch
vụ cho người mua.Áp dụng hình thức thanh toán này, quyền lợi của bên
bán sẽ được bảo đảm. Vì nó đòi hỏi bên mua phải chuẩn bị trước
phương tiện thanh toán mới nhận được hàng. Do đặc điểm an toàn và
chuẩn xác cao nên được sử dụng khá phổ biến trong quan hệ thanh toán
quốc tế.



Nhược điểm:

-

Thủ tục thanh tóan còn rườm rà, phức tạp, luân chuyển chứng từ

qua nhiều khâu.
-

Bên mua bị ứ đọng vốn do phải ký quỹ tiền để mở thư tín dụng mà

không được hưởng lãi.


18

1.3.5 Thanh toán bằng thẻ
1.3.5.1 Khái niệm về Thẻ
Theo quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 . “Thẻ ngân hàng”
(dưới đây gọi tắt là “thẻ”): Là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để
thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả
thuận.
1.3.5.2 Các loại thẻ
Theo tính chất thanh toán của thẻ thì thẻ có 3 loại:
-

Một là: Thẻ tín dụng (Credit Card).

Thẻ tín dụng là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ
được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng
hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại
thẻ này.

Gọi là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc
điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit
card) hay chậm trả.
-

Hai là: Thẻ ghi nợ (Debit Card)

Thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền
gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những
giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển tiền ngay
lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn đó.


19

Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên
tài khoản của chủ thẻ.
-

Ba là Thẻ rút tiền mặt (Cash Card)

Thẻ rút tiền mặt là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở
ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối
với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ
thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
1.3.5.3 Thành phần tham gia vào việc phát hành và sử dụng thẻ
Có 4 thành phần tham gia vào việc phát hành và sử dụng thẻ:

-

Một là: Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer). Ngân hàng phát hành

thẻ là tổ chức bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán
số tiền do người sử dụng trả cho người thụ hưởng. Ngân hàng phát
hành thẻ có thể kiêm ngân hàng thanh tóan thẻ.
-

Hai là: Người sử dụng thẻ (Carholder). Người sử dụng thẻ là

người trực tiếp mua thẻ tại Ngân hàng và dùng thẻ để mua hàng hoá,
dịch vụ.
-

Ba là: Người tiếp nhận thẻ thanh toán (Merchant). Người tiếp

nhận thẻ thanh toán là các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp, cửa
hàng.. cung
ứng hàng hoá, dịch vụ cho người sử dụng thẻ.
-

Bốn là: Ngân hàng đại lý thanh toán (Acquirer). Ngân hàng đại lý

thanh toán là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng phát hành thẻ
quy định, Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho


×