Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân loại nghĩa vụ dân sự, tìm tình huống thực tiễn minh hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.5 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2
ĐỀ BÀI SỐ: 01
Phân loại nghĩa vụ dân sự, tìm tình huống thực tiễn minh
hoạ

HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NGÀNH

:
:
:
:


Hà Nội, 2020

MỤC LỤC
BÀI LÀM.............................................................................................................................3
I.

Khái quát...............................................................................................................3
1.


Nghĩa vụ dân sự..........................................................................................................3

2.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự.....................................................................3

4.

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự...........................................................................4

5.

Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự............................................................................4

II.

Giải quyết vấn đề..........................................................................................5

1.

Phân loại nghĩa vụ dân sự.....................................................................................5

2.

Phân loại nghĩa vụ dân sự, tìm tình huống thực tiễn minh hoạ.........7

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................9


BÀI LÀM

I.
Khái quát
1. Nghĩa vụ dân sự
Điều 274 BLDS 2015 quy định:
“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là
bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì
lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”
2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
Điều 275 BLDS 2015 quy định:
“Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.”
3. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự
Điều 372 BLDS 2015 quy định:


“Điều 372. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
5. Nghĩa vụ được bù trừ;
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một;

7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt
tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực
hiện;
9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không
thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà
quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được
thay thế bằng nghĩa vụ khác;
11. Trường hợp khác do luật quy định.”
4. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự


Điều 276 BLDS 2015 quy định:
“1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện
hoặc không được thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.”
5. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai
người đứng về hai phía chủ thể khác nha.
Nghĩa vụ dân sự là quan hệ về tài sản.
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự.
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật mà trong đó chủ thể
luôn được xác định.
Quyền của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là quyền đối nhân
(Trong quan hệ NVDS quyền của chủ thể chỉ có thể được thỏa
mãn nếu có hành vi thực hiện nghĩa vụ của người mang nghĩa
vụ).
II.


Giải quyết vấn đề

Đối với nghĩa vụ, có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên
nhiều căn cứ khác nhau. Những cách phân loại tinh tế nhất
được tìm thấy trong luật nghĩa vụ. Tuy nhiên có những cách
phân loại được đưa vào các đạo luật. Trong khi đó còn nhiều


cách phân loại khác được phát triển bởi thực tiễn tư pháp và
thông qua nghiên cứu chưa được phản ánh trong các đạo luật.
Do đó khi thực tiễn xảy ra tình huống mà nhà làm luật không dự
liệu trước được thì người ta lại tìm cách phân loại để tìm ra giải
pháp cho tình huống thực tiễn đó.
1. Phân loại nghĩa vụ dân sự
a. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh gồm:
- Nghĩa vụ theo hợp đồng: nghĩa vụ phát sinh trên co sở
thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
- Nghĩa vụ ngoài hợp đồng: nghĩa vụ phát sinh theo ý của
nhà nước, gồm:
+ Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
+ Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật;
+ Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
b. Căn cứ đối tượng của nghĩa vụ
Căn cứ đối tượng của nghĩa vụ gồm:


- Đối tượng là tài sản: bên có nghĩa vụ phải chuyển giao
một tài sản cho bên có quyền.

- Đối tượng là công việc:
+ Đối tượng là công việc phải thực hiện: bên có nghĩa vụ
phải thực hiện một công việc được xác định cụ thể trước
bên có quyền;
+ Đối tượng là công việc không được thực hiện: bên có
nghĩa vụ không được thực hiện một công việc được xác
định cụ thể trước bên có quyền;
c. Căn cứ phạm vi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ và mối
liên quan giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong
quan hệ nghĩa vụ
- Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ:
+ Có nhiều chủ thể cùng đứng về một bên của quan hệ
nghĩa vụ;
+ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoàn toàn độc lập
với nhau.
- Nghĩa vụ dân sự liên đới:
+ Nhiều chủ thể cùng đứng về một bên của quan hệ nghĩa
vụ;


+ Quyền và nghĩa vụ của chủ thể có mối liên hệ chặt chẽ.
Trường hợp có nhiều người mang quyền liên đới: một
trong số những người mang quyền có thể yêu cầu người
mang nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa
vụ đối với mình dẫn đến quan hệ chấm dứt cả với những
người khác. Phát sinh quan hệ nghĩa vụ hoàn lại giữa
người có quyền liên đới đã nhận toàn bộ nội dung nghĩa vụ
với những người còn lại.
Trường hợp có nhiều người có nghĩa vụ liên đới: từng
người thực hiện phần nghĩa vụ của mình hoặc một người

có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dẫn đến quan hệ nghĩa
vụ chấm dứt cả với những người khác.
Một người thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình
trong khi những người khác chưa xong thì quan hệ nghĩa
vụ chưa chấm dứt.
d. Căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc giữa các nghĩa vụ
- Nghĩa vụ chính: tồn tại hiệu lực một cách độc lập không
phụ thuộc vào nghĩa vụ khác.
- Nghĩa vụ phụ: sự tồn tại hiệu lực của nghĩa vụ phụ thuộc
vào nghĩa vụ chính.


e. Căn cứ đặc điểm đối tượng của nghĩa vụ
- Nghĩa vụ thực hiện được theo phần: đối tượng của nghĩa
vụ là tài sản có thể chia được hoặc công việc có thể được
thực hiện theo nhiều công đoạn khác nhau.
- Nghĩa vụ không thực hiện được theo phần: đối tượng của
nghĩa vụ là vật không chia được hoặc công việc phải thực
hiện cùng lúc.
Phân loại nghãi vụ có nhiều cách để phân loại nhưng ở đề bài
này, tôi xin đi đề cập đến phân loại nghĩa vụ theo pháp luật. Cụ
thể:
2. Phân loại nghĩa vụ dân sự, tìm tình huống thực tiễn
minh hoạ
a. Nghĩa vụ riêng rẽ
Đây là loại nghĩa vụ có nhiều chủ thể đứng về một bên của
quan hệ nghĩa vụ tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của họ hoàn
toàn riêng rẽ độc lập với nhau. Phải là nghĩa vụ nhiều người.
Những người có nghĩa vụ và có quyền không liên quan với
những người còn lại.

Tình huống minh hoạ: Bộ phận bếp của nhà hàng A gồm 3 nhân
viên và mỗi người chịu trách nhiệm một công việc riêng của


mình. Trong đó có K phụ trách làm bếp chính, L phụ trách làm
bếp phụ, M phụ trách bưng bê, P phụ trách dọn dẹp.
b. Nghĩa vụ liên đới
Đây là loại nghĩa vụ có nhiều chủ thể đứng về một bên của
quan hệ nghĩa vụ, bên có quyền có thể yêu cầu một chủ thể
của bên mang nghĩa vụ hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của tất cả
các chủ thể thuộc bên có nghĩa vụ. Là nghĩa vụ nhiều người.
Những người có nghĩa vụ liên đới có liên quan đến nhau với
người có quyền.
Tình huống minh hoạ: A cần vay một khoản tiền, B và C là
người đứng ra bảo lãnh cho A vay tiền. A gặp một sự cố trong
làm ăn dẫn đến không còn đủ khả năng trả nợ. Trong hoàn cảnh
này thì B và C có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền mà cả 2 đã
đứng ra bảo lãnh cho A trước đó. Cụ thể:
- B không đủ khả năng trả số tiền trên thì C phải là người đứng
ra trả số tiền đó.
- B chỉ đủ khả năng trả được 50% số tiền đó thì 50% còn lại sẽ
do C trả.
c. Nghĩa vụ hoàn trả
- Phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ liên đới.


- Phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và quan hệ bảo
lãnh.
- Phát sinh từ việc pháp nhân bồi thường thiệt hại do người
pháp nhân gây ra.

Tình huống minh hoạ: A vừa mua 1 chiếc điện thoại mới liền
khoe với B. B thấy chiếc điện thoại rất thích và mượn A dùng
thử. B lỡ tay làm rơi hư chiếc điện thoại. B phải trả lại số tiền
mà A vừa bỏ ra để mua chiếc điện thoại đó.
d. Nghĩa vụ bổ sung
Với vai trò nhằm hoàn thiện phần nghĩa vụ dân sự chính trước
đó khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ. Vì vậy, nghĩa vụ dân sự bổ sung
luôn có mối liên quan với nghĩa vụ dân sự chính, làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của không chỉ hai bên chủ thể mà còn liên
quan đến bên thứ ba.
Tình huống minh hoạ: A là con trai của B. A cần vốn kinh doanh
nên đã vay một khoản tiền, nhưng không may làm ăn thất bại.
A chỉ có thể trả 50% số tiền đã vay trước đó nên B có nghĩa vụ
phải trả 50% số tiền còn lại mà A đã vay.
e. Nghĩa vụ thực hiện được chia theo phần


Là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ phân chia được nghĩa vụ ra
thành nhiều phần.
Tình huống minh hoạ: công ty cần chuyển 10 tấn hàng đến
công ty B. Công ty A đã tìm đến công ty chuyển hàng C, công ty
C đã nhận đơn vận chuyển hàng hoá 10 tấn từ công ty A để
giao cho công ty B, thời gian là trong vòng 10 ngày. Vì số hàng
lớn mà xe chở hàng của công ty lại không đủ để chở hàng. Nên
công ty C đã vận chuyển 1 ngày 1 tấn hàng, cứ thế trong 10
ngày công ty C đã vận chuyển đủ 10 tấn hàng mà công ty A
yêu cầu chuyển cho công ty B.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự, 2015, NXB Lao Động
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2), Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019
3.



×