Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.01 KB, 26 trang )

Thực trạng công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK Thủy Sản Miền
Trung.
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
KINH DOANH:
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
a. Lịch sử hình thành:
Trong những năm 1978-1980, nền kinh tế nước ta nói chung, ngành thủy sản
nói riêng- rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trước sự sa sút nghiêm trọng đó,
được sự cho phép của Chính Phủ, ủy ban kế hoạch nhà nước đã có công văn số
447 ngày 18-04-1981 cho ngành thủy sản làm thử cơ chế mới với nội dung” Nhà
nước giao nhiệm vụ kế hoạch nhưng Nhà nước không cân đối đủ vốn cho ngành
thủy sản. Do vậy, ngành thủy sản phải xuất khẩu lấy để tự lo, tự liệu, tự cân đối-
tự trang trải nhằm duy trì và phát triển sản xuất, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước,
dưới sự giám sát của Nhà nước và nằm trong quỹ đạo xã hội chủ nghĩa”, “ được
quyền sử dụng ngoại tệ, vay vốn ngoại tệ, thông qua xuất khẩu để tự cân đối- tự
trang trải, Nhà nước không thu chênh lệch ngoại thương và cũng không bù lỗ cho
xuất khẩu thủy sản”. Đó là cơ sở pháp lý ban đầu để Công ty XNK Thủy Sản
Miền Trung xây dựng mô hình làm ăn mới.
Đầu năm 1983( ngày 26-12-1983) đáp ứng nhu cầu khách quan của sự
phát triển kinh tế thủy sản khu vực Miền trung, chi nhánh XNK thủy sản Đà
Nẵng( nay là Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung) đã được thành lập thay thế
cho Trạm tiếp nhận Thủy sản Đà Nẵng.
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung (SEAPRODEX ĐANANG) ra
đời, tồn tại và phát triển với các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ như xây
lắp, cơ điện, kho vận, bao bì, sản xuất thức ăn nuôi tôm, nhà hàng, tài chính. Suốt
thời gian quan Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung đã vận dụng linh hoạt cơ chế
của Nhà nước giao nên đã vượt qua mọi trở ngại và giành nhiều thành công liên
tục.
b. Quá trình phát triển của Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung
Từng hoạt động sản xuất kinh doanh theo những điều kiện có tính nguyên tắc
nhất định công ty đã từng bước đứng vững và trưởng thành, phát triển một cách


liên tục, với doanh số ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, đội ngũ lao
động ngày càng đông đảo và lành nghề, đóng góp cho Nhà nước qua các nghĩa vụ
thuế và chính sách xã hội khác ngày càng lớn, tiếp tục là một trong những thành
viên nòng cốt, vững mạnh của Tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam tại khu vực Miền
Trung.
Quá trình phát triển của công ty có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1983-1988: giai đoạn hình thành, ổn định và phát triển.
Giai đoạn này công ty hoạt động theo cơ chế” tự cân đối- tự trang trải”,với phương
thức quản lý tập trung và chỉ đạo trực tuyến. Cuối giai đoạn này, do nền kinh tế thị
trường phát huy tác dụng, công ty đã sớm chuyển sang mô hình phân cấp, nâng cao
quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên trực thuộc. Công ty đã có những đóng góp
quan trọng góp phần vực dậy ngành kinh tế thủy sản toàn bộ khu vực và tạo vị thế
của ngành trong nền kinh tế chung của đất nước. Lúc này, Công ty chuyển sang
giai đoạn phát triển thứ hai.
* Giai đoạn 1988-1996: Giai đoạn hòa nhập kinh tế thị trường và củng cố đi
lên. Sang giai đoạn này, trên từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các đơn vị thành
viên lần lượt thành lập. Mô hình tổ chức quản lý công ty được đổi mới, các đơn vị
thành viên được công ty giao vốn, tài sản, lao động. Mỗi đơn vị có con dấu riêng,
tài khoản riêng và được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình theo chức năng, nhiệm vụ công ty giao và hoạt động theo
định hướng điều hành thống nhất của giám đốc công ty.
Với mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng- đa phương- đa ngành
được hình thành trong giai đoạn này, cái nọ làm tiền đề cho cái kia, tác động qua
lại, thúc đẩy lẫn nhau tạo ra một quần thể cơ cấu kinh tế hàng hóa phù hợp với
năng lực, tư duy, tâm lý của từng giai đoạn. Mô hình này đã tạo điều kiện cho một
số đơn vị thành viên trưởng thành với tốc độ cao, nhanh chóng đáp ứng được yêu
cầu nền kinh tế thị trường, song cũng trong qúa trình phân cấp này, một số đơn vị
thành viên bộc lộ những yếu kém, không thể thích nghi với cơ chế thị trường,
những đơn vị này buộc phải bị giải thể hoặc sát nhập với các đơn vị thành viên
khác.

* Giai đoạn 1997-1998: Giai đoạn đổi mới kỹ thuật, hiện đại hóa- công
nghiệp hóa. Cuối năm 1996- đầu năm 1997, tình hình kinh doanh thủy sản có nhiều
biến động, cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế, Nhà nước đã cho phép mọi
thành viên kinh tế đều được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, một số xí
nghiệp đông lạnh trong khu vực tiến hành tự sản xuất sản phẩm của mình, đồng
thời các khách hàng nước ngoài bắt đầu có xu hướng muốn quan hệ trực tiếp với
nhà sản xuất, do vậy nếu trong giai đoạn 1983-1995 Công ty XNK Thủy Sản Miền
Trung đã lấy khâu thương mại để dẫn lối cho sản xuất đi lên, thì đến giai đoạn hiện
tại công ty buộc phải chuyển hướng mô hình tổ chức và phương thức kinh doanh
của mình theo thương mại trực tiếp làm nhiệm vụ trinh sát, thông tin tìm hiểu thị
trường kịp thời để sản xuất luôn đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài
nước, nhưng cần đặc biệt nâng tầm sản xuất- nhất là sản xuất chế biến thủy sản của
hai xí nghiệp thành viên- lên thêm một bước nữa, phấn đấu là nguồn xuất khẩu
thủy sản chính của công ty. Chính sách buôn bán với thị trường trong và ngoài
nước cũng được cũng cố, phân biệt bạn hàng lâu dài và bạn hàng từng thời vụ, có
chính sách hoa hồng thỏa đáng cho các nhà môi giới khi có hiệu quả. Bên cạnh đó
công ty đã xây dựng hai chính sách riêng là chính sách thị trường thương nhân
trong buôn bán và chính sách thị trường thương nhân trong hợp tác, liên doanh,
đầu tư.
Cùng với sự thay đổi phương thức kinh doanh, mô hình tổ chức công ty
cũng có nhiều thay đổi, bên cạnh việc tiếp tục duy trì và phân cấp quyền tự chủ cho
các đơn vị thành viên, công ty tăng cường công tác giám sát và kiểm tra họat động
sản xuất- kinh doanh- tài chính của các đơn vị này, công ty còn trực tiếp điều hành
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
1. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty:
Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Miền trung sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực như:
- Kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu do Trung tâm thương mại và hợp
tác quốc tế đảm nhận. Hiện tại trung tâm này đã được tách ra thành hai:
Ban Xuất và Ban Nhập hoạt động riêng trên hai lĩnh vực khác nhau.

- Sản xuất chế biến thủy sản xuất và thủy sản nội địa do hai xí nghiệp Chế
Biến Thủy Sản số 10 và xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản số 86 (hiên tại đã
đổi tên thành Công ty Chế Biến Thủy Sản Thọ Quang) đảm nhận.
- Sản xuẩt gia công, lắp đặt, sửa chữa cơ điện lạnh, phần này do xí nghiệp
Cơ Điện Lạnh (tên giao dịch là SEAREE) đảm nhận. Hiện tại, Xí nghiệp
Cơ Điện Lạnh đã tách ra khỏi Công ty XNKThủy Sản Miền Trung để sát
nhập với công ty Kỹ nghệ lạnh 3/2 Thành Phố Hồ Chí Minh thành công
ty Kỹ nghệ lạnh SEAREFICO .
- Xây lắp và dịch vụ xây lắp được đảm nhận với công ty xây lắp và dịch vụ
xây lắp Thủy Sản Miền Trung. Nay là công ty cổ phần xây lắp và dịch
vụ xây lắp Thủy Sản Miền Trung.
- Nuôi trồng và dịch vụ nuôi trồng thủy sản, lĩnh vực này do Công ty phát
triển nguồn Lợi Thủy Sản chịu trách nhiệm.
- Kinh doanh tín dụng, từ 1-4-1993 trở về trước, lĩnh vực này được đảm
nhận bởi Trung Tâm Tài Chính Tín dụng công ty.
- Ngoài ra công ty còn hoạt động rất mạnh trong các lĩnh vực liên doanh ,
liên kết, đóng góp cổ phần vào một số đơn vị như:
+ Góp vốn cổ phần thành lập công ty cổ phần XNK Thủy Sản Nha Trang ,
trong đó công ty góp 70% vốn vào công ty cổ phần này.
+ Góp vốn vào Công ty tài chính cổ phần seaprodex tại Thành Phố Hồ Chí
Minh và giữ chức Phó Hội Đồng quản trị của công ty.
- Góp vốn vào ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank)
- Góp vốn thành lập nhiều liên doanh thủy sản đối với các địa phương như
Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh thuận.
- Công ty cũng đã huy động vốn của CBCNV thành lập Xí Nghiệp Cổ
phần Bao bì Xuất Khẩu tại Đà Nẵng để cung cấp các loại bao bì cho các
xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
3. Chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
a. Chức năng:
Chức năng tổng quát: Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung thực hiện chức

năng kinh doanh đa dạng: sản xuất kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu và nội địa,
kinh doanh các loại vật tư, thiết bị hàng tiêu dùng, sản xuất thức ăn nuôi tôm, hotạ
động xây lắp, sản xuất bao bì và các hoạt động sản xuất kinh doanh- dịch vụ khác,
đồng thời tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các đơn
vị thành viên trực thuộc công ty theo sự phân cấp quản lý của nhà nước và theo
quy định của pháp luật.
Chức năng cụ thể: Tổ chức sản xuất và chế biến các sản phẩm thủy sản, các
loại thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Thực hiện thương mại xuất nhập khẩu các sản
phẩm thủy sản, xuất nhập khẩu các vật tư, thiết bị phục vụ ngành thủy sản.
b. Nhiệm vụ:
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, phù hợp với mục đích thành
lập xây dung và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ kể cả kế
hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch có liên quan bao gồm kế hoạch dài
hạn, trung hạn, hàng năm để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của
công ty, góp phần phát triển ngành nghề cá ở khu vực.
Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh,dịch vụ đồng thời quản lý, khai
thác, sử dụng (bảo toàn và phát triển) có hiệu quả các nguồn vốn,đảm bảo đầu tư,
mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng,đa tuyến, đa phương, không
ngừng đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất và nhập, làm tròn
nghĩa vụ đối với nhà nước theo duyệt định.
Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoach xuất nhập khẩu ngày càng càng
chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê kế toán, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán
bộ kinh doanh, đủ sức đảm đương công tác kinh doanh có hiệu quả trong tình hình
kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường.
Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương,
các hợp đồng liên kết có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức nhân sự tại công ty hiện nay:
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Ban
Nhập khẩu và Kinh doanh vật tư hàng hoá
Ban Xuất khẩu
Văn
Phòng
Công ty
Ban
Tài Chính -
Kế hoạch - Đầu tư
Phòng
Kinh doanh
kho vận
và dịch vụ
Chi nhánh tạI Hà Nội
XN
Chế biến Thủy đặc sản số 10
Cty chế biến thủy sản Thọ Quang
Các
liên doanh
Công ty phát triển nguồn lợi Thủy sản
Chi nhánh tạI TP HCM
Nhiệm vụ của các bộ phận:
- Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý con dấu của công ty, đóng dấu
các tài liệu do Giám đốc công ty hoặc những người được giám đốc uỷ quyền ban
hành. Điều hành, bố trí lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao
động, xét thưởng hoặc kỷ luật đối với nhân viên, lập kế hoạch và phát động phong
trào thi đua lao động sản xuất hàng năm của công ty góp phần đẩy mạnh sản xuất,
nâng cao năng suất lao động.
- Ban tài chính - Kế hoạch - Đầu tư: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
trong việc điều hành trên các lĩnh vực tài chính, kế toán, kế hoạch thống kê, hợp

tác và đầu tư trong nước và ngoài nước. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra
phối hợp với các đơn vị thành viên trên các lĩnh vực được phân công. Bộ phận kế
hoạch đầu tư thuộc Ban tài chính - Kế hoạch - Đầu tư có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch hàng năm kể cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn dựa vào việc đánh giá tình
hình năm trước, nhận định và dự đoán tình hình sắp đến trên cơ sở năng lực sản
xuất hiện có từ đó đưa ra các chỉ tiêu thích hợp.
- Ban nhập khẩu: Thực hiện việc kinh doanh nhập khẩu, chủ yếu là nhập
hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc uỷ thác trong nước, tìm kiếm và
mở rộng thị trường các mặt hàng nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước giám đốc công
ty về hoạt dộng nhập khẩu của mình.
- Ban xuất khẩu: Thực hiện việc kinh doanh xuất khẩu, chủ yếu là hàng hải
sản, tổ chức mua hàng hoá từ các đơn vị trực thuộc và các đơn vị trong nước khác,
tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Phòng kho vận: Thực hiện nhiệm vụ quản lý kho, đảm bảo an toàn cho kho,
điều phối xe để vận chuyển hàng hoá cho công ty, cho thuê kho.
- Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng
quan hệ giao dịch thị trường trong và ngoài nước, kịp thời nắm bắt thông tin kinh
tế trên thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Xí nghiệp Chế biến Thuỷ sản số 10, số 86: Tổ chức thu mua các nguyên
liệu thuỷ, hải sản sau đó chế biến nguyên liệu này thành sản phẩm phục vụ xuất
khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản: Chủ yếu sản xuất kinh doanh các
mặt hàng như tôm giống, sản xuất thức ăn, nguyên liệu phục vụ cho nuôi trồng
thủy sản. Thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, các vật tư thiết bị phục
vụ nghề nuôi trồng thuỷ sản.
5. Tổ chức kế toán tại công ty:
a. Tổ chức kế toán tại công ty: Hệ thống kế toán bao gồm hai nhân tố chính là
con người và hệ thống chứng từ sổ sách kế toán. Hệ thống kế toán của công ty
được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Công ty áp dụng mô hình tổ chức kế
toán vừa tập trung vừa phân tán nhằm quản lý chặt chẽ luân chuyển chứng từ kịp

thời để cung cấp số liệu cho lãnh đạo công ty chính xác đầy đủ.
Xí nghiệp Chế biến Thuỷ sản số 10, Công ty chế biến thủy sản Thọ Quang
và Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản được phép tổ chức kế toán riêng, hạch
toán độc lập. Riêng Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
thì hạch toán báo sổ. Vào cuối tháng toàn bộ chứng từ phát sinh ở các chi nhánh, sổ
sách ở các đơn vị gửi về văn phòng công ty. Trên cơ sở đó kế toán công ty tổng
hợp lại và lập báo cáo quyết toán cho toàn công ty theo theo theo từng phần hành
kế toán cụ thể, từng kế toán viên đảm nhiệm từng công việc cụ thể.
- Kế toán trưởng: Là người được giám đốc công ty đề bạt có sự đồng ý của
ban lãnh đạo Tổng công ty Thuỷ sản Việt nam. Là người phụ trách quản lý, điều
hành chung công việc nghiệp vụ của phòng. Quản lý điều hành chung nghiệp vụ tài
chính tại công ty, chỉ đạo thực hiện các báo cáo quyết toán tài chính và các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh.
- Phó kế toán trưởng: Là người giúp việc cho kế toán trưởng kiểm tra đôn
đốc công việc của các kế toán viên. Quản lý công tác tài chính trong khi kế toán
trưởng đi vắng; Điều hành tham gia cùng bộ phận tổng hợp theo dõi quỹ tiền
lương.
- Nhân viên kế toán phụ trách hàng hải sản: Theo dõi hàng hải sản đông
và khô, đồng thời theo dõi công nợ đối với khách hàng hải sản. Có nhiệm vụ cập
nhật các chứng từ vào máy, cuối tháng in ra bảng kê tổng hợp nhập xuất hàng hải
sản nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.
- Nhân viên kế toán phụ trách hàng vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi nhập
xuất hàng vật tư trên cơ sở các phiếu nhập kho, xuất kho của các hoá đơn bán
hàng,... mở sổ chi tiết theo dõi vật tư, công nợ, cập nhật các chứng từ vào máy,
cuối tháng in ra bảng kê tổng hợp nhập xuất vật tư, các sổ chi tiết về vật tư, công
nợ, cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.
- Nhân viên kế toán phụ trách tiền mặt và thanh toán: Theo dõi thu chi
tiền mặt phát sinh hằng ngày tại công ty, theo dõi thanh toán tạm ứng của cán bộ
công nhân viên. Nhập các phiếu thu chi vào máy, cuối tháng in ra các báo cáo thu
chi tiền mặt, công nợ, tạm ứng của cán bộ công nhân viên

- Nhân viên kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, ký
quỹ của công ty với các ngân hàng mà công ty có quan hệ tài khoản, theo dõi đối
chiếu số liệu giữa ngân hàng và công ty, thực hiện các thủ tục cần thiết để vay vốn
ngân hàng, cuối kỳ in ra các báo cáo thu chi tiền gửi.
-Nhân viên kế toán công nợ, tiền lương, BHXH, tài sản cố định: Theo
dõi công nợ với khách hàng, theo dõi biến động tài sản cố định, tính khấu hao tài
sản cố định, theo dõi tiền lương, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên .
- Nhân viên kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán ở giai đoạn cuối
cùng, thu nhập và xử lý các số liệu từ các phần hành kế toán khác từ đó in ra các
báo cáo tài chính định kỳ tại công ty và văn phòng công ty.
- Nhân viên hạch toán ban đầu tại Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại
thành phố Hồ Chí Minh: Định kỳ gửi các hoá đơn về văn phòng công ty, lên báo
cáo chi tiêu tài chính cùng chứng từ gốc. Theo dõi công nợ ở Chi nhánh Hà nội và
chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi có hàng nhập về, tập hợp các phiếu
nhập chuyền về văn phòng công ty.
- Thủ quỹ: Phụ trách quỹ tiền mặt, lưu giữ các chứng khoán có giá, thực
hiện các thủ tục thu-chi quỹ tiền mặt tại công ty, thường xuyên đối chiếu lượng tiền
mặt tồn quỹ với kế toán tiền mặt tại công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Thủ
qũy
Kế toán công nợ,
Tiền lương, BHXH
Kế toán ngân hàng
Kế toán hàng hải sản
Kế toán hàng vật tư
Kế toán tiền mặt và thanh toán
Kế toán tổng hợp
Nhân viên hạch toán ban đầu tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Nhân viên hạch toán ban đầu tại Chi nhánh Hà Nội

Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
b. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay công ty đã sử dụng máy vi
tính phục vụ cho công tác kế toán theo hệ thống chương trình kế toán lập sẵn theo
hình thức chứng từ ghi sổ. Được thực hiện theo trình tự sau:
Chứng từ gốc
Sổ qũy
Sổ, thẻ kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi h ng ng yà à
Đối chiếu
Định kỳ, hàng tháng,quí
Quá trình luân chuyển chứng từ
- Hàng ngày, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng công ty được phản
ánh trên các chứng từ gốc như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất
kho, hoá đơn,... hoặc các chứng từ do Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh gửi về. Các chứng từ này sẽ được chuyển đến kế toán trưởng hay
phó kế toán trưởng duyệt sau đó được các kế toán viên nhập vào máy trên các bảng
kê chi tiết, số, thẻ kế toán chi tiết. Riêng đối với các chứng từ do ngân hàng phát
hành thì chứng từ gốc đó được ghi vào thẳng chứng từ ghi sổ.
- Định kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ, ghi vào sổ cái tài khoản tổng hợp. Đối
với các tài khoản cần theo dõi chi tiết thì kế toán viên tiến hành lập các sổ, thẻ kế
toán chi tiết.

- Cuối tháng, căn cứ vào các các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành lập
bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái. Trên cơ sở bảng tổng hợp chi tiết và
sổ cái, kế toán tiến hành lập bảng cân đối tài khoản sau đó lập các báo cáo quyết
toán.
• Các nội dung khác:
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: đánh giá theo giá thực tế cho từng loại vật
tư, hàng hoá
+ Phương pháp xác đinh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: kê khai
thường xuyên
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản: đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn
lại của tài sản.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao tuyến tính.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TSCĐ:
1. Đặc điểm:
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung thống nhất quản lý, hạch toán theo dõi
tài sản cố định trong toàn Công ty tại văn phòng công ty.
Hàng năm các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản mua
sắm TSCĐ trình Công ty, Công ty xem xét và phê duyệt tổng thể đầu tư hàng năm.
Các đơn vị thành viên trước khi đầu tư mua sắm TSCĐ phải lập văn bản và dự tóan
trình Công ty xem xét và phê duyệt. Sau khi mua sắm xây dựng cơ bản phải có
quyết toán gửi về Công ty. Đối với TSCĐ đầu tư có giá trị lớn phải có luận chứng
khoa học kỹ thuật để biết thời gian đầu tư cũng như thời gian có thể thu hồi vốn.
2. Phân loại:
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty XNK Thủy
Sản Miền Trung đã thực hiện phân loại TSCĐ một cách hợp lý với đặc điểm sản

xuất kinh doanh của đơn vị mình và tiến hành phân loại theo các tiêu thức sau:
2.1 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác
tình trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp, trong mối quan hệ với
các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tổ chức sử dụng TSCĐ
một cách hợp lý, cân nhắc tính toán khấu hao thu hồi vốn để đảm bảo có nguồn
trang trải vốn vay đồng thời thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
TSCĐ của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.Để tăng
cường quản lý TSCĐ theo nguồn hình thành , Công ty tiến hành phân TSCĐ thành
3 nguồn chính ( đến 31/12/2003):
+ TSCĐ được hình thành từ ngân sách : 3.909.120.944 đ
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự có : 26.575.772.670 đ
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay : 59.833.438.349 đ
2.2 Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc : 35.324.156.885 đ
+ Máy móc thiết bị : 51.420.189.588 đ
+ Phương tiện vận tải : 2.680.357.320 đ
+ Thiết bị quản lý : 893.628.170 đ
III. HẠCH TOÁN TĂNG, GIẢM TSCĐ TẠI CÔNG TY XNK THỦY SẢN MIỀN TRUNG:
1. Hạch tóan chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
1.1. Thủ tục chứng từ và hạch toán chi tiết tăng TSCĐ:
Việc mua sắm TSCĐ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, bộ phận sử dụng
TSCĐ lập tờ trình xin lãnh đạo trang bị thêm TSCĐ
Bước 2: Trên cơ sở giấy đề nghị được duyệt, phòng đề nghị lập kế hoạch
mua sắm thêm TSCĐ cho Công ty

×