Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.3 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------

BÙI THỊ HỒNG SƯƠNG

LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------

BÙI THỊ HỒNG SƯƠNG

LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lương

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi
đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình
của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn và tri ân
những tình cảm và sự giúp đỡ này rất nhiều.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Văn
Lương - người đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
Học viên

Bùi Thị Hồng Sương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp
đỡ của Thầy hướng dẫn và những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống
kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện
nay.

Tp.HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2011
Học viên

Bùi Thị Hồng Sương



MỤC LỤC

Mở đầu……………………………………………………………………. 1
Chương 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế……….. 4
1.1 Tổng quan về lạm phát……………………………………………. 4
1.1.1 Khái niệm lạm phát…………………………………………….. 4
1.1.2 Phân loại lạm phát……………………………………………….4
1.1.2.1 Căn cứ vào khả năng dự đoán………………………………. 5
1.1.2.2 Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát…………………………………… 5
1.1.3 Một số chỉ tiêu đo lường lạm phát………………………………6
1.1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index)………... 6
1.1.3.2 Chỉ số điều chỉnh GDP……………………………………… 9
1.1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát………………………………….. 9
1.1.4.1 Lạm phát do cầu kéo………………………………………... 9
1.1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đình đốn….................10
1.1.4.3 Lạm phát do sức ỳ của nền kinh tế………………………......11
1.2 Tăng trưởng kinh tế………………………………………………......11
1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế……………..................................11
1.2.2 Các phương pháp đo lường GDP……………………………......11
1.2.2.1 Phương pháp chi tiêu…………………………………............11
1.2.2.2 Phương pháp thu nhập……………………………………......12
1.2.2.3 Phương pháp giá trị gia tăng…………………………….........12


1.3 Những nhân tố tác động đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. .12
1.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế........................... 13
1.5 Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế………………………………………………….................15

1.5.1 Một số nghiên cứu nước ngoài………………………………....15
1.5.2 Một số nghiên cứu trong nước…………………………............16
Kết luận chương 1……………………………………………………….. 19

Chương 2: Thực trạng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam…..........................................................................................................20
2.1 Diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
1995 – 2010……………………………………………………......20
2.2 Đánh giá nguyên nhân lạm phát và

các biện pháp kiềm chế lạm

phát để tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ năm 1995 -2010………... 25
2.2.1 Một số nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao ở Việt Nam……..... 28
2.2.1.1 Lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo………..... 28
2.2.1.2 Lạm phát do cung tiền tăng………………………………...28
2.2.1.3 Lạm phát do hiệu quả đầu tư không cao…………………... 31
2.2.2 Các biện pháp kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
chính phủ trong thời gian vừa qua …………………………….. 35
2.3 Định hướng của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát gắn với
mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2011………………………… 37
2.4 Tác động của lạm phát đến hoạt động kinh tế....................................... 39


2.4.1 Đối với hoạt động sản xuất............................................................................ 39
2.4.2 Đối với môi trường đầu tư.............................................................................. 40
2.4.3 Đối với cán cân thương mại…………………………………...41
Kết luận chương 2………………………………………………………. 42

Chương 3: Thực nghiệm đo lường mối quan hệ giữa lạm phát – tăng

trưởng kinh tế ở Việt Nam và các kiến nghị……………………………43
3.1 Thực nghiệm đo lường mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế……………………………………………………………………..43
3.1.1 Mô hình nghiên cứu……………………………………………43
3.1.2 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm……………. 44
3.1.2.1 Dữ liệu nghiên cứu………………………………………… 44
3.1.2.2 Phương pháp thực nghiệm…………………………………. 44
3.1.3 Kết quả nghiên cứu……………………………………………. 45
3.1.3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị………………………………….. 45
3.1.3.2 Lựa chọn bước trễ tối ưu……………………………………46
3.1.3.3 Phân tích cân bằng dài hạn – Phân tích đồng liên kết theo
phương pháp Johansen và Juselius (1990) cho 2 biến lnCPI và
lnGDP…………………………………………………………. 47
* Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của phần dư t bằng phương pháp
KPSS (Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-Shin)…………………. 49
3.1.3.4 Phân tích cân bằng ngắn hạn – Mô hình ECM…………….. .50


3.1.3.5 Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế theo phương pháp Granger…………………………. 52
3.1.3.6 Phân tích phân rã phương sai………………………………. 53
Kết luận kết quả của mô hình định lượng………………..55
3.2 Một số kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tăng trưởng
kinh tế…………………………………………………………………… 55
3.2.1 Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ….. 56
3.2.2 Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm
bội chi ngân sách nhà nước………………………………………….57
3.2.3 Kiềm chế nhập siêu, khuyến khích xuất khẩu. Thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng……………………………….. 58
3.2.4 Hạn chế việc tăng giá điện – nước – xăng dầu……………….. 58

3.2.5 Tăng lương cho người lao động………………………………. 59
3.2.6 Chống những hành vi trục lợi, tham nhũng, lãng phí…………. 60
3.3 Hạn chế của mô hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
…………………………………………………………………… 60
Kết luận chương 3……………………………………………………… 61
Kết luận chung…………………………………………………………. 62

Tài liệu tham khảo………………………………………………………. 63
Phụ lục 1…………………………………………………………………. 65
Phụ lục 2…………………………………………………………………. 67


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
 ADF Test: Augmented Dickey- Fuller Test – Kiểm định DF mở rộng
 CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
 DF Test: Dickey- Fuller Test – Kiểm định DF
 DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
 ECM: Error correction model – Mô hình sai số hiệu chỉnh
 GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
 GNP: Tổng sản phẩm quốc dân
 GSO: Tổng cục Thống kê Việt Nam
 ICOR: Incremental Capital Output Ratio – Hệ số sử dụng vốn
 IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
 KPSS Test: Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-Shin Test – Kiểm định KPSS
 NHNN: Ngân hàng Nhà nước
 NNP: Sản phẩm quốc dân ròng
 PP Test: Philips and Perron Test – Phương pháp kiểm định PP
 VECM: Vector Error Correction Model – Mô hình ước lượng VECM

 VND: đồng Việt Nam
 WB: Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG

- Bảng 1.1: Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 của
toàn quốc……………………………………………………………………7
- Bảng 2.1: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995 -2010……….20
- Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và của các khu vực giai đoạn
1995 – 2010…………………………………………………………………24

- Bảng 2.3: CPI của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á………………..27
- Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng cung tiền của Việt Nam và các nước giai
đoạn từ năm 2001 – 2010…………………………………………………...29
- Bảng 2.5: Thống kê các thời điểm điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN
từ năm 2002 – 2011…………………………………………………………30
- Bảng 2.6: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế từ 1995 -2010……………32
- Bảng 2.7: ICOR Việt Nam giai đoạn từ 1991 – 2010…………………….34
- Bảng 3.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị……………………………..45
- Bảng 3.2: Lựa chọn bước trễ tối ưu………………………………………46
- Bảng 3.3: Bảng kiểm định vết ma trận và giá trị riêng cực đại………….48
- Bảng 3.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của phần dư t. ……………50
- Bảng 3.5: Kết quả phân tích cân bằng ngắn hạn – Mô hình ECM………51
- Bảng 3.6: Kết quả phân tích mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế theo phương pháp Granger…………………………………53
- Bảng 3.7: Kết quả phân tích phân rã phương sai………………………...54


DANH MỤC HÌNH VẼ


- Hình 2.1: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995 -2010………..23
- Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và của các khu vực giai đoạn
1995 -2010………………………………………………………………….25
- Hình 2.3: So sánh CPI của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á………27
- Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng cung tiền của Việt Nam và các nước giai đoạn
từ năm 2001 – 2010………………………………………………………...29
- Hình 2.5: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế từ 1995 – 2010…………..33
- Hình 2.6: Tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP tính theo giá năm 1994, từ năm 1999 –
2009………………………………………………………33

- Hình 2.7: ICOR Việt Nam giai đoạn từ 1991 – 2010…………………….34


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách. Trong thời gian từ năm
2007 đến nay, kinh tế thế giới có rất nhiều biến động, trong đó nổi bật là cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh
tế, làm cho tình hình kinh tế nhiều nước trên thế giới bất ổn, tốc độ tăng
trưởng kinh tế suy giảm và lạm phát tăng cao ở nhiều nước trong đó có Việt
Nam.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trưởng bằng các mô hình định lượng. Mallik và Chowdhury (2001) đã
nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP của 4 nước Nam
Á là: Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Tác giả Mallik là giảng viên
còn tác giả Chowdhury là Phó giáo sư Khoa Kinh tế - Tài chính, trường Kinh

tế - Tài chính, Đại học Tây Sydney, vùng Maccathur, bang New South Wales,
Úc. Trong nghiên cứu này, Mallik và Chowdhury (2001) đã sử dụng phương
pháp hồi quy đồng liên kết (cointegration regression) và mô hình sai số hiệu
chỉnh ECM (Error Correction Model) để xem xét mối quan hệ cùng chiều
giữa tăng trưởng và lạm phát trong dài hạn của 4 nước này. Thêm vào các
kiểm định DF (Dickey- Fuller) và ADF (Augmented Dickey- Fuller), bài
nghiên cứu còn sử dụng phương pháp kiểm định PP (Philips and Perron,
1988) để kiểm định tính dừng của chuỗi. Đồng thời, tác giả cũng kiểm định
tính đồng liên kết của hai biến ngẫu nhiên dựa trên thủ tục kiểm định hợp lý
cực đại (maximum – likelihood test) đề xuất bởi Johansen (1988) và
Johansen- Juselius (1990).


2

Mục đích chính của họ là nghiên cứu có hay không sự tồn tại mối quan
hệ của tăng trưởng kinh tế và lạm phát và nó có thuộc bản chất hay không.
Các tác giả đã tìm thấy hai kết quả quan tâm: Thứ nhất, lạm phát và tăng
trưởng kinh tế có quan hệ với nhau một cách chắc chắn. Thứ hai, tính nhạy
cảm của lạm phát đến sự thay đổi mức độ tăng trưởng thì lớn hơn sự nhạy
cảm của tăng trưởng đến sự thay đổi tỉ lệ lạm phát. Những kết quả này đóng
vai trò rất quan trọng trong việc gợi ý các chính sách. Mức độ lạm phát vừa
phải thì có ích cho tăng trưởng, nhưng tỷ lệ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế.
Ở Việt Nam chưa có nhiều bài nghiên cứu kết hợp giữa phân tích định
tính và mô hình định lượng về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh
tế. Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế qua
các năm bằng mô hình kinh tế lượng dựa trên phương pháp nghiên cứu của
các tác giả Mallik và Chowdhury (2001) càng trở nên cần thiết. Từ việc
nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát sẽ đưa ra

các đề xuất và biện pháp nhằm ổn định lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Chính vì thế tôi chọn nghiên cứu đề tài “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam qua
các năm, đặc biệt là trong thời gian từ năm 1999 đến quí 1 năm 2011 cụ thể:
- Lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến
trong ngắn hạn và trong dài hạn.
- Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng có nhiều hơn ảnh hưởng của
tăng trưởng đến lạm phát hay không.


3

- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm ổn định
lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế
qua số liệu của chỉ số giá tiêu dùng CPI và GDP từ năm 1999 đến quí 1 năm
2011 do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố và các số liệu của Quỹ tiền tệ
thế giới (IMF).
- Phạm vi nghiên cứu giới hạn thời gian từ năm 1999 đến quí 1 năm
2011 của nền kinh tế Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương
pháp phân tích định tính qua mô tả số liệu thống kê và phân tích định lượng
qua mô hình kinh tế lượng.
Kế thừa các phương pháp và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước, bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy
đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và phương pháp phân tích

phương sai để nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa tăng
trưởng và lạm phát ở Việt Nam thời kỳ năm 1999 – quí 1 năm 2011.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chương
2: Thực trạng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Chương 3: Thực nghiệm đo lường mối quan hệ giữa lạm phát – tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam và các kiến nghị để ổn định lạm phát, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.


4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Tổng quan về lạm phát
1.1.1 Khái niệm lạm phát
- Theo Các Mác trong bộ tư bản: lạm phát là việc làm tràn đầy các
kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt.
- Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: “lạm phát xảy ra khi mức chung
của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá
đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”.
- Milton Friedmen thì quan niệm: “ lạm phát là việc giá cả tăng nhanh
và kéo dài”. Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng
tiền tệ.
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì lạm phát là một
căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ. Các nhà kinh tế
này cho rằng biểu hiện của lạm phát là khi mức chung của giá cả hàng hóa và
chi phí sản xuất đồng thời tăng lên trong một khoảng thời gian đủ dài để nhận

rõ xu hướng này.
1.1.2 Phân loại lạm phát
Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau thì có nhiều cách phân loại lạm
phát:
- Căn cứ vào khả năng dự đoán thì lạm phát được phân thành hai loại
là: lạm phát dự đoán và lạm phát ngoài dự đoán.
- Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát thì lạm phát được chia làm ba loại là: lạm
phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.


5

1.1.2.1 Căn cứ vào khả năng dự đoán
Lạm phát có hai loại:
- Lạm phát dự đoán: lạm phát diễn ra đúng như dự kiến.
+ Khi lạm phát dự đoán xảy ra thì dân chúng thường tìm cách giảm
thiệt hại của mình bằng cách tính thêm mức trượt giá vào những chỉ tiêu có
liên quan hoặc chuyển từ hình thức giữ tiền mặt sang vàng, ngoại tệ mạnh,
hàng hóa nếu lạm phát dự đoán xảy ra với tỷ lệ lạm phát cao.
+ Lạm phát dự đoán sẽ tạo chi phí cơ hội của việc giữ tiền và khi nhiều
người đổ xô đi mua vàng, ngoại tệ hay hàng hóa thì sẽ kích thích gia tăng
lượng tiền giao dịch. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
- Lạm phát ngoài dự đoán: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán
của mọi người.
Tỉ lệ lạm phát thực = Tỉ lệ lạm phát dự đoán + Tỉ lệ lạm phát ngoài dự
đoán.
1.1.2.2 Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát thì lạm phát có ba loại: lạm phát vừa phải,
lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Tỉ lệ lạm phát: là tỷ lệ tăng của mức giá
hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

- Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số): tỷ lệ lạm phát chưa đến
10%/năm. Các nước có nền kinh tế phát triển thường duy trì lạm phát vừa
phải nhằm tạo một chất xúc tác thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Lạm phát phi mã (lạm phát hai hoặc ba chữ số): tỷ lệ lạm phát tăng từ
10% đến 100%. Khi lạm phát phi mã xảy ra và tồn tại lâu dài sẽ gây ra những
tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế: đồng tiền mất giá, thị trường tài chính
bất ổn, mọi người tránh giữ tiền mặt mà sẽ giữ vàng, ngoại tệ mạnh hay tích


6

lũy hàng hóa, dân chúng và các nhà đầu tư ngại bỏ vốn đầu tư. Sản xuất bị
đình trệ và nền tài chính bị phá hoại.
- Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát khoảng 1000%/năm trở lên. Siêu lạm
phát hiếm khi xảy ra, chỉ xảy ra khi có các biến cố lớn như có chiến tranh,
khủng hoảng kinh tế - chính trị… Khi đó sự thâm hụt ngân sách cao buộc
chính phủ phải phát hành tiền rất nhiều để bù đắp, giá cả hàng hóa tăng gấp
nhiều lần mỗi tháng. Siêu lạm phát được ví như cơn sóng thần sẽ phá hủy toàn
bộ hoạt động của nền kinh tế.
Siêu lạm phát dù hiếm nhưng đã xảy ra, điển hình là ở Đức từ tháng
1/1922 đến tháng 11/1923 chỉ số giá cả đã tăng 10.000.000 lần.

1.1.3 Một số chỉ tiêu đo lường lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) và Chỉ số điều
chỉnh GDP là hai chỉ số đo lường lạm phát. Hai chỉ tiêu này đều có những ưu
điểm và nhược điểm, do vậy tùy vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia mà sử
dụng chỉ tiêu đo lường lạm phát thích hợp.
1.1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh mức độ
biến động qua thời gian về giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.

CPI là giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ này so với giá của giỏ hàng hóa và
dịch vụ như vậy trong một năm cơ sở nào đó.
Chỉ số giá tiêu dùng phụ thuộc vào rổ hàng hóa tiêu dùng và năm được
chọn làm gốc. Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng được Tổng cục Thống kê tính
và công bố lần đầu vào năm 1998 (trước đó là chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ) với gốc so sánh được chọn là năm 1995.


7

Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện và quyền số
chi tiêu dùng cuối cùng để tính Chỉ số giá tiêu dùng ở các năm: năm 2001 với
năm gốc so sánh được chọn là năm 2000; năm 2006 với năm gốc so sánh
được chọn là năm 2005
Tháng 10 năm 2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật quyền
số và danh mục mặt hàng đại diện cho thời kỳ 2009 -2014. Tổng số mặt hàng
đại diện trong “rổ” hàng hóa thời kỳ 2009 - 2014 là 572 mặt hàng, tăng 78
mặt hàng so với “rổ” hàng hóa kỳ trước.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam
thời kỳ 2009 - 2014 được tính theo công thức Laspeyres phù hợp với thông lệ
quốc tế và công thức áp dụng tính CPI của các thời kỳ trước:

Trong đó:

Bảng 1.1: Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ
2009 -2014 của toàn quốc


Các nhóm hàng hóa và dịch vụ


C

Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng

01

I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

Quyền số
(%)
100,00
39,93


8



Các nhóm hàng hóa và dịch vụ

Quyền số
(%)

011

1. Lương thực

8,18

012


2. Thực phẩm

24,35

013

3. Ăn uống ngoài gia đình

7,40

02

II- Đồ uống và thuốc lá,

4,03

03

III- May mặc, mũ nón, giầy dép

7,28

04

IV- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD

05

V- Thiết bị và đồ dùng gia đình


8,65

06

VI- Thuốc và dịch vụ y tế

5,61

07

VII- Giao thông

8,87

08

VIII- Bưu chính viễn thông

2,73

09

IX- Giáo dục

5,72

10

X- Văn hóa, giải trí và du lịch


3,83

11

XI- Hàng hóa và dịch vụ khác

3,34

10,01

(Nguồn: GSO)
CPI có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào căn cứ
vào rổ hàng hóa. Nhược điểm của chỉ số giá tiêu dùng CPI là không thể đo
lường lạm phát một cách chính xác, do tác động bởi hai yếu tố sai lệch là: sai
lệch cơ cấu và sai lệch thay thế. Sai lệch cơ cấu biểu hiện ở chỗ rổ hàng hóa là
cố định trong khi nhu cầu tiêu dùng thay đổi. Sai lệch thay thế biểu hiện người
dân chuyển sang tiêu dùng hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn. Do vậy, nếu tính
lạm phát từ CPI thì có thể dẫn đến một dự báo lạm phát quá mức vì những
mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt hàng ngoài rổ lại đang giảm
giá.
Bên cạnh chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát còn được đo lường bằng chỉ số
giá tiêu dùng cơ bản. Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản cũng được tính toán như chỉ


9

số giá tiêu dùng nhưng có hai nhóm hàng hóa bị loại ra khỏi rổ hàng hóa là
lương thực thực phẩm và năng lượng do hai loại hàng hóa này có giá nhạy
cảm, thường xuyên biến động nên sẽ làm cho việc đo lường lạm phát thực tế

không chính xác.
1.1.3.2 Chỉ số điều chỉnh GDP
Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của một đơn vị sản lượng điển
hình so với giá của nó trong năm cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP còn được gọi
là chỉ số điều chỉnh giá ngầm định của GDP, là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và
GDP thực tế.
GDP danh nghĩa phản ánh giá trị của hàng hóa và dịch vụ tính bằng giá
hiện hành. GDP thực tế phản ánh giá trị của hàng hóa và dịch vụ tính theo giá
cố định (của năm cơ sở).

Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá cả của tất cả các loại hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất ra. Tuy nhiên, chỉ số điều chỉnh GDP chỉ bao gồm
những hàng hóa được sản xuất trong nước nên chỉ số này không phản ánh trực
tiếp sự biến động trong giá hàng nhập khẩu và chỉ số này chỉ tính được lạm
phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó.
1.1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.1.4.1 Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng dẫn đến mức giá chung
của hàng hóa tăng. Lạm phát do cầu kéo rất nguy hiểm cho nền kinh tế, nhất
là khi sản lượng đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng.


10

Tổng cầu AD được tính theo công thức sau:
AD = C + I + G + X – M ; trong đó:
C: chi tiêu của hộ gia đình;
I: đầu tư trong nền kinh tế;
G: chi tiêu của chính phủ;
X: xuất khẩu; M: nhập khẩu

Do vậy, nguyên nhân dư cầu do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực
sản xuất như:
- Chi tiêu của các hộ gia đình tăng đột biến do thu nhập tăng hoặc được
Nhà nước miễn, giảm thuế…hoặc do họ quyết định giảm tiết kiệm tăng chi
tiêu lên, dẫn đến giá cả của những mặt hàng này tăng lên, tốc độ lưu thông
tiền tệ sẽ tăng lên.
- Các doanh nghiệp tăng đầu tư do dự đoán các triển vọng phát triển
kinh tế khả quan trong tương lai.
- Chính phủ tăng chi tiêu cho đầu tư xây dựng công trình công cộng, cơ
sở hạ tầng, tăng chi tiêu mua sắm công, tăng chi tiêu an ninh quốc phòng…,
sẽ dẫn đến mức giá tăng lên
- Khi nhu cầu xuất khẩu tăng thì hàng hóa để cung ứng trong nước
giảm dẫn đến mức giá trong nước tăng lên.
1.1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đình đốn
Lạm phát này xảy ra khi một số loại chí phí đồng loạt tăng lên trong
toàn bộ nền kinh tế.
Khi chi phí sản xuất tăng lên như: tiền lương, giá nguyên nhiên vật liệu,
chi phí điện, nước… sẽ làm hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp và


11

họ sẽ tăng giá bán. Lượng hàng hóa cung ứng sẽ giảm và giá cả tăng lên dẫn
đến lạm phát xảy ra.
1.1.4.3 Lạm phát do sức ỳ của nền kinh tế
Khi giá cả hàng hóa cứ tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định trong thời
gian dài thì tỷ lệ lạm phát này gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ.
Khi đó nền kinh tế không có những thay đổi lớn nào về cung cầu hàng
hóa. Loại lạm phát này là lạm phát dự đoán trước, tỷ lệ lạm phát này sẽ được
hạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế.

1.2 Tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân
GNP (Gross National Product); tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross
Domestic Product) hay sản phẩm quốc dân ròng NNP (Net National Product)
trong một thời kỳ nhất định. Các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu GDP để
đo lường tăng trưởng kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng thu nhập kiếm được trong
nước. GDP gồm cả thu nhập mà người nước ngoài kiếm được trong nước,
nhưng không bao gồm thu nhập mà người dân trong nước kiếm được ở nước
ngoài.
1.2.2 Các phương pháp đo lường GDP
1.2.2.1 Phương pháp chi tiêu
GDP=C+I+G+X–M
GDP = Tiêu dùng của các hộ gia đình + Tổng đầu tư + Chi tiêu của
chính phủ + Xuất khẩu – Nhập khẩu.


12

1.2.2.2 Phương pháp thu nhập
GDP = W + i + R + 
GDP = Tiền lương + Tiền lãi + Tiền thuê + Lợi nhuận + Khấu hao.
1.2.2.3 Phương pháp giá trị gia tăng
n
GDP = ∑ VAi
i=1
GDP = Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế
= Tổng giá trị đầu ra – tổng giá trị đầu vào
1.3 Những nhân tố tác động đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ chủ yếu góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Do vậy, để đạt được
mục tiêu tăng trưởng và lạm phát đã đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô thì cần thiết
phải có sự phối hợp đồng bộ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể của nền kinh tế mà chính sách tài khóa “mở
rộng” hay “thắt chặt” kết hợp với chính sách tiền tệ “thắt chặt” hay “nới lỏng”
được thực hiện.
- Chính sách tài khóa: là các quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế
khóa để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài
khóa ảnh hưởng đến tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, khi nền kinh tế suy thoái (sản lượng đang ở dưới mức
sản lượng tiềm năng) thì sử dụng chính sách tài khóa mở rộng có thể sẽ
giúp cho tăng sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm
tăng mức giá. Trong dài hạn, tổng cung là đường thẳng đứng và không


13

phụ thuộc vào mức giá do vậy nếu nền kinh tế có mức sản lượng tiềm
năng hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng thì chính sách tài khóa mở
rộng sẽ không phát huy tác dụng, không làm tăng sản lượng mà chỉ làm
tăng giá.
Khi nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng thì chính sách tài khóa thắt
chặt được sử dụng để giảm tổng cầu, làm cho giá cả giảm xuống dẫn
đến lạm phát giảm.
- Chính sách tiền tệ: là chính sách quản lý quy mô cung tiền và mức độ
tăng trưởng của cung tiền để qua đó tác động lên lãi suất. Chính sách
tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định hoặc việc quy
định mức dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng thương mại.
Theo mô hình tổng cung – tổng cầu thì chính sách tiền tệ tác động đến

tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Trong dài hạn, chính sách tiền tệ
không làm tăng trưởng kinh tế mà tác động làm tăng lạm phát. Do vậy,
việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ “thắt chặt” hay “nới lỏng”
phù hợp với tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế là vô cùng quan
trọng.
Nếu chính sách tiền tệ “thắt chặt” được thực hiện trong dài hạn để kiềm
chế lạm phát sẽ làm cho thất nghiệp tăng, tăng trưởng kinh tế chậm lại
do nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm. Khi chính sách tiền tệ “nới lỏng”
được thực hiện trong thời gian dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát
tăng, không làm tăng trưởng kinh tế.
1.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế về mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế. Tùy theo tỷ lệ lạm phát sẽ có sự ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, lạm phát phải được chính


14

phủ các nước kiểm soát vì tỷ lệ lạm phát thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhưng tỷ lệ lạm phát cao sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
- Trường phái tiền tệ cho rằng trong ngắn hạn, khi lượng cung tiền tăng
nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì lạm phát cũng sẽ gia tăng nên
lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều.
- Theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn thì giá cả bị ảnh
hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng. Lạm phát
xảy ra nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu giữ cung
tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
- Theo lý thuyết của Keynes, có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng
trưởng trong ngắn hạn. Nghĩa là, muốn tăng trưởng cao thì phải chấp nhận
một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ lạm phát và tăng

trưởng cùng chiều. Sau giai đoạn này, lạm phát tiếp tục tăng để thúc đẩy tăng
trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi.
- Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng vẫn là vấn đề được bàn đến
nhiều cả lý thuyết và thực nghiệm. Bắt nguồn từ bối cảnh của Châu Mỹ Latin
vào thập niên 1950, vấn đề đã được tranh luận lâu dài giữa chủ nghĩa cấu trúc
và tiền tệ. Chủ nghĩa cấu trúc cho rằng lạm phát cần thiết cho tăng trưởng
kinh tế, trong khi đó chủ nghĩa tiền tệ cho rằng lạm phát gây bất lợi cho sự
phát triển kinh tế. Có hai khía cạnh tranh luận: (a) bản chất của mối quan hệ
nếu nó tồn tại và (b): mặt nguyên nhân. Friedman (1973:41) đã tóm tắt một
cách ngắn gọn không đi đến kết luận bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trưởng kinh tế: “ về phương diện lịch sử, các phối hợp có thể đã xảy
ra: lạm phát cùng hoặc không cùng với tăng trưởng, không lạm phát với
không hoặc có tăng trưởng”.


×