Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận- Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở VN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.96 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
LẠM PHÁT- TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM
(CUỐI 2007-2008)
NHÓM 6
Thái Hoàng Duy
Vũ Bích Hằng
Nguyễn Thanh Bình
Nguyễn Thị Thùy Trang
Lê Thị Lan Phương
Vũ Bảo Trung
Ngô Quang Tuấn
Lê Trọng Tấn
Nghiêm Vũ Hoàng
TP.HỒ CHÍ MINH, 12/2008
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới,hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu
chung - tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số
dư. Trong các mục tiêu này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu
có tầm quan trọng hàng đầu, quan hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau.
Như chúng ta đã biết trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm
2008 lạm phát ở nước ta đã tăng đến mức báo động, buộc các nhà hoạch định
chính sách phải quyết định lựa chọn tăng trưởng kinh tế hay lạm phát- một bài
toán kinh tế cơ bản nhưng hết sức nan giải.
Để hiểu rõ thêm về điều này nhóm 6 quyết định chọn đề tài lạm phát –
tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chúng ở Việt Nam những tháng
cuối năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008
Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn
chế,bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót.Mong thầy và các bạn thông


cảm.Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.Xin chân thành cảm ơn!
1. Tăng trưởng kinh tế
1.1 Định nghĩa
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định
1.2 Tình hình thực tế:
1.2.1 Năm 2007
Năm 2007, tăng trưởng kinh tế nước ta có những bước tiến thần kỳ, đạt được
mức cao của mục tiêu do Quốc hội đề ra, thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần làm cho quy mô kinh tế lớn lên.
GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người đạt
khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ USD và 839 USD/người! Đây là tín
hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện được mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém
phát triển có thu nhập thấp vào ngay năm tới.
Theo Tổng cục Thống kê ngày 31-12, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%). Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng
vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.
Phải nói rằng nền kinh tế Việt nam tăng trưởng một cách toàn diện
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước đạt
461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8%
so với năm 2006.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3
tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn
cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.
Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá
so sánh năm 1994 ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong
đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước tính tăng 17,1% so với năm
2006.Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so
với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng.
Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6%
so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ đạt 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá
trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD,
tăng 24,9%.
Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê
bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số
thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước
tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát
triển mới năm 2007 ước đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử
dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.
Lượng khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt
người, tăng 18% so với năm 2006.
kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 11 năm


1.2.2 Năm 2008
T
ỐC Đ
Ộ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM(tỷ lệ %)
8.2
5.6
4.8
6.8
6.9
7.1
7.3
7.8

8.4
8.2
8.5
6.5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6,5% so với
cùng kỳ năm 2007. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7%; dịch vụ tăng
7,6%; khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,04%.
Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm nay đạt 60,6%, tổng chi ngân
sách nhà nước đạt 51,8% mức dự toán cho cả năm.
Sản xuất công nghiệp: Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công
nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó,
khu vực kinh tế nhà nước tăng 6,9%; khu vực ngoài nhà nước tăng 22,3%; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,4%. Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, ngành
công nghiệp chế biến tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp khai
thác mỏ giảm 4,2% do sản lượng dầu thô giảm 7,9% và sản lượng than sạch tăng 8%
(thấp hơn mức tăng 12,4% của 6 tháng đầu năm 2007)...
Thương mại, giá cả và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước đạt 447,3 nghìn tỉ đồng, tăng 30% so với
cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì còn tăng 8%). Như vậy, mức tăng

này thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước 15%. Giá tiêu dùng tháng 6-2008 đã chững
lại ở mức tăng 2,14% so với tháng 5-2008. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 6
tháng đầu năm nay, nhưng là mức tăng cao nhất so với chỉ số giá tháng 6 của một vài
năm gần đây. Giá vàng và đô-la Mỹ tăng, giảm không ổn định trong 6 tháng đầu năm
nay.
Tình hình đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế
ước đạt 265,4 nghìn tỉ đồng( tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái), bao gồm vốn khu
vực nhà nước đạt 106,1 nghìn tỉ đồng, tăng 15,2%; vốn khu vực ngoài nhà nước đạt
80 nghìn tỉ đồng, tăng 15,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 79,3 nghìn tỉ đồng,
tăng 37,7%. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao, tính từ đầu năm
đến ngày 20-6-2008, có 478 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với số vốn
đăng ký 30,9 tỉ USD. Tuy giảm so với cùng kỳ năm ngoái 29,5% về số dự án, nhưng
tăng 324,3% về số vốn. Mức vốn đăng ký bình quân một dự án đạt 64,7 triệu USD,
cao hơn cùng kỳ năm trước 53,9 triệu USD so với một dự án. Nếu tính cả 661,2 triệu
USD cấp bổ sung của 158 lượt dự án đã được cấp phép trước đây thì tổng số vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của cả nước trong 6 tháng đầu năm đạt 31,6 tỉ USD, gấp hơn
3,7 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt xa con số 21,3 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam của cả năm 2007.
Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 theo giá
so sánh 1994 đạt 93,1 nghìn tỉ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó,
nông nghiệp tăng 3,4%; lâm nghiệp tăng 0,9% và thủy sản tăng 8,7%.
Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa tháng 6-2008 ước tính đạt 5,5 tỉ USD,
giảm 4,4% so với tháng trước, nhưng tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2007. Tính
chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,7 tỉ USD, tăng
31,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của 6 tháng đầu
năm ước đạt 44,5 tỉ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm 2007.
(nguồn Tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng năm 2008-BIDV)
(bảng số liệu so sánh với các nước trên thế giới)
--đánh giá:
2.Lạm phát:

2.1Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008
2.1.1 Năm 2007
Hiện tượng lạm phát phi mã gần đây ở VN có tất cả những dấu hiệu của lạm
phát ở các nước chậm tiến hay đang phát triển, đã được nhiều chuyên gia và các tổ
chức quốc tế đề cập đến và cảnh báo khá nhiều
Theo đó CPI tháng 2/2007 so với tháng 1/2007 chỉ là 2,17% và lạm phát 2
tháng đầu năm 2007 chỉ ở 1 con số là 6,5%.
Hiện tượng giá cả thị trường tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2007 đã gây
nên nhiều lo ngại. Sau hai năm liên tục ở mức cao (9,5% năm 2004 và 8,4% năm
2005), lạm phát dường như đã có dấu hiệu suy giảm và chỉ còn 6,6% năm 2006. Tuy
nhiên, áp lực lạm phát lại bùng phát ngay từ đầu năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm,
chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%. Nếu so với 6 tháng năm 2006, chỉ số giá tiêu dùng
tăng 7,8%. Hầu hết các nhóm hàng đều có mức tăng giá cao so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,34%, nhóm hàng ăn - dịch vụ
ăn uống tăng 6,8%.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và các nước trong khu vực

Đây được coi là mối quan ngại lớn về kinh tế vĩ mô hiện nay bên cạnh các dấu
hiệu tích cực như tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP), xuất khẩu, đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nếu so sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ lạm
phát của Việt Nam cao hơn khá nhiều.
** Trong 6 tháng cuối năm 2007, lạm phát tiếp tục gia tăng ở mức báo
động. lạm phát phi mã tưởng chừng không thể nào dừng lại được. Hầu hết 11 nhóm
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng.
 Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, nhóm thực phẩm (chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong "rổ" hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng) giá tăng cao nhất (tháng 12 tăng tới
4,69%, cả năm tăng tới 21,16%).
 Nhóm lương thực (nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong "rổ" hàng
hóa, dịch vụ tiêu dùng) có giá tăng cao thứ ba (tháng 12 tăng 2,98%, cả năm tăng
15,4%).

 Giá nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất
đốt và vật liệu xây dựng) tháng 12 tăng 3,28%, cả năm tăng tới 17,12% (cao thứ hai
sau nhóm thực phẩm).
 Giá vật liệu xây dựng tăng cao đã làm cho giá bất động sản tăng kép
(tăng do giá đất tăng, tăng do giá xây dựng tăng), khác với các lần sốt trước chỉ có giá
đất tăng.
 Giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 tăng 4,38%, nhưng nếu không
kể giá bưu điện giảm (- 0,77%) thì giá phương tiện đi lại còn tăng cao hơn nữa, do giá
xăng dầu tăng cao. Đây mới là tháng 12 giá xăng dầu trực tiếp tăng (vào cuối tháng
11)
 Đáng lưu ý là tốc độ tăng giá tiêu dùng đã cao hơn nhiều so với lãi suất
huy động tiết kiệm, nhất là lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại
nhà nước (lãi suất cả năm chỉ dưới 8%); ngay các ngân hàng thương mại cổ phần có
lãi suất trên dưới 9%/năm thì cũng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng.
Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm:
2.1.2 Sáu tháng đầu năm 2008
Lạm phát ở Việt Nam đến thời điểm này, hiện đang cao nhất khu vực, bất chấp
các nước khác có cùng điều kiện quốc tế khách quan chung, nhưng dù cao như Trung
Quốc cũng chỉ nhỉnh hơn 1/3 của Việt Nam (8,5% của Trung Quốc so với 25% của
VN so cùng kỳ), phần lớn các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…tính
đến nay CPI của họ chỉ “cao” bằng ¼ của Việt nam!
 CB Richard Ellis Group, công ty môi giới bất động sản lớn nhất thế
giới, tháng 2/2008 công bố giá thuê văn phòng tại Việt Nam cao nhất châu Á.
 Đến hết tháng 5/2008, lạm phát ở Việt Nam đã là 15,96% so với
31/12/2007 và 25% so cùng kỳ năm trước - Mức cao nhất trong 15 năm
quakểtừ1993!...
Tuy nhiên, sau nhiều gói biện pháp hạn chế lạm phát của chính phủ và ngân
hàng nhà nước, tình hình lạm phát ở Việt Nam đã có phần “giảm nhiệt”. Lạm phát
tháng 6/2008 đã giảm mạnh: Tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,14%, là mức thấp
nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 tháng đầu năm chỉ số giá

tăng 18,44%. Yếu tố làm chỉ số giá tăng thấp có nguyên nhân quan trọng là giá hàng
ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 chỉ tăng 3,29%, đây là nhóm hàng quyết định tới
khoảng 80% mức tăng chỉ số giá.
 Chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm 2008: tháng 1 là 2,38%;
Tháng2: 3,56%; Tháng3: 2,99%; Tháng4: 2,2% và tháng 5 là 3,91%

×