Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích kế hoạch bài dạy chủ đề Khí lí tưởng (Chương trình GDPT mới 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.62 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ “KHÍ LÍ TƯỞNG”
(Chương trình giáo dục phổ thông 2018)
Học viên:
Đơn vị:
Nhóm học tập:

Trương Trung Thành
Trường THPT Lê Hữu Trác, huyện Cư M’gar
Nhóm 2.2

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Học sinh có thể “làm” được:
- Thực hiện được thí nghiệm về chất khí.
- Trả lời các câu hỏi ở Phiếu học tập và giải được bài tập về chất khí.
Câu 2. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ
thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
- Học sinh tự chủ trong hoạt động học tập. (hoạt động nhóm, trình bày phiếu học tập…)
- Tăng cường khả năng giao tiếp, hợp tác ( hoạt động nhóm, thảo luận)
- Học sinh có thể nhận biết về sự vật, hiện tượng (cấu tạo chất khí, chuyển động nhiệt …).
- Trình bày về sự vật, hiện tượng: đo đạc, so sánh, tính toán số liệu…(thí nghiệm, tính
bảng số liệu để rút ra định luật)
- Nhận định và giải thích một số hiện tượng tự nhiên có liên quan(các hiện tượng quả
bóng bàn bị xẹp, khinh khí cầu…)
- Năng lực nhận thức vật lí
+ Tìm tòi khám phá, làm thí nghiệm.
+ Nhận biết các khái niệm, nêu được các khái niệm, trình bày lại hiện tượng vật lí (cơ cấu
của mô hình chuyển động Brown)
+ So sánh lựa chọn phương án.
+ Nhận ra điểm sai và điều chỉnh.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:


+ Lập kế hoạch thực hiện: lựa chọn phương pháp thí nghiệm thích hợp.
+ Viết bài báo cáo và trình bày báo cáo, nhận xét, đánh giá.
- Năng lực vận dụng kiến thức : giải thích , chứng minh, vận dụng phương trình trạng thái
khí lí tưởng.


- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực
Thiết bị, học liệu nào?
Kể tên: mô hình CĐ Brow, bảng hệ thống hóa, bảng kiểm (bảng đánh giá,…)
Câu 3. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành
kiến thức mới là gì?
+ Các câu trả lời của học sinh.
+ Bài học mà học sinh rút ra được.
+ Kết quả thảo luận của nhóm.
+ Phiếu học tập
+ Kết quả làm thí nghiệm.
Câu 4. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để luyện tập/vận
dụng kiến thức mới là gì?
- Làm được thí nghiệm.
- Biết đặt câu hỏi, dự đoán, quan sát, nhận xét, giải thích và làm việc nhóm.
- Đáp án của các bài tập ( tiến trình các bước giải bài tập).
- Phiếu học tập đã được hoàn thiện ( Điền đầy đủ thông tin).
- Bảng kiểm hoạt động nhóm.
- Giải thích một số ứng dụng thực tế.
Câu 5. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
- Đề xuất phương án tiến hành thí nghiệm.
- Đưa ra dự đoán và thảo luận về cách ghi chép, quan sát trong quá trình tiến hành thí
nghiệm
- Đưa ra kết luận.

- Thảo luận nhóm.
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế.
- Hoạt động tiến hành thí nghiệm định luật Boiley.
Câu 6. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ
được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Mô hình brown.
- Bảng hệ thống hóa PTTT chất khí.
Câu 7. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
hình thành kiến thức mới?


- Quan sát, phân tích mô hình chuyển động Brown.
- Làm một số thí nghiệm kiểm chứng định luật Boyle, định luất Charles.
- Nghe và theo dõi thí nghiệm, thực nghiệm mô phỏng.
- Trả lời câu hỏi liên quan thí nghiệm, thực nghiệm mô phỏng.
- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày kết quả, từ đó rút ra các kết luận.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động để luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Phiếu bài tập.
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Bài tập vận dụng.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình
thành nên khái niệm ban đầu. Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để làm thí
nghiệm.
+ Đọc: Học sinh đọc các yêu cầu.
+ Nghe: Học sinh lắng nghe các câu hỏi của giáo viên.
+ Nhìn: Học sinh quan sát thí nghiệm, thực nghiệm mô phỏng.
+ Làm: Học sinh thực hiện thao tác làm thí nghiệm, điền thông tin vào phiếu học tập.

Câu 10. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để
luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- Nhận xét những điểm đúng và chưa đúng trong phiếu học tập hoặc bài tập vận dụng.
- Nhận xét phần trình bày báo cáo của học sinh.
- Chốt lại kiến thức cần nắm.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để
hình thành kiến thức mới của học sinh?
- Làm được thí nghiệm , hiểu được thí nghiệm mô phỏng.
- Biết đặt câu hỏi, dự đoán, quan sát, nhận xét, giải thích và làm việc nhóm.
- Nhận kết quả, mức độ hoàn thành phiếu học tập.


- Chốt lại kiến thức bài học.
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KẾ HOẠCH
- Phương pháp hướng dẫn cách tiếp cận kiến thức chưa rõ ràng, định hướng chưa tốt.
- Chưa đề cập đến dụng cụ thí nghiệm.
- Dùng thuật ngữ chưa chính xác: quả bóng bàn xẹp là hiện tượng vật lý mà tác giả để ở
mục “phương tiện, thiết bị dạy học”.
- Phiếu học tập định hướng quá rõ rang làm hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh
- Chưa có công cụ kiểm tra đánh giá các năng lực (thiếu bảng kiểm đánh giá thí nghiệm)
- Trong bài kiểm tra đánh giá còn nặng kiến thức vật lý, nặng tính toán, chưa có các câu
hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.



×