Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Blue – chips & Penny stock

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.87 KB, 4 trang )

Blue – chips &
Penny stock
Từ blue – chips ((BCs) bắt nguồn từ loại thẻ đổi tiền khi chơi bài poker tại
các sòng bạc. Chips là loại thẻ nhựa đổi tiền khi đánh bạc. Giá trị quy đổi
của chips sẽ phục thuộc vào màu sắc của chips (gồm xanh, đỏ, vàng,
trắng). Theo thông lệ, chips màu xanh (blue) có giá trị quy đổi cao nhất.
Khái niệm này sau đó đã được ứng dụng vào thị trường chứng khoán để
phân loại các cổ phiếu. Loại cổ phiếu BCs thường được hiểu là có thu nhập
ổn định, cổ tức thấp và độ rủi ro thấp. Rất nhiều cổ phiếu BCs được lấy là
cơ sở để tính chỉ số của TTCK như chỉ số Dow Jones. Theo một cách khác,
cổ phiếu BCs còn được định nghĩa như là cổ phiếu của các công ty có giá
trị vốn hóa thị trường lớn. Chẳng hạn như ở các TTCK quốc tế, cổ phiếu
của các công ty như: Shell, Coca Cola, IBM, Microsoft… là các cổ phiếu
BCs. Trước khi bị phá sản năm 2001, cổ phiếu Enron cũng đã từng được
coi là cổ phiếu BCs.
Một cổ phiếu được coi là blue- chips phải là một cổ phiếu của công ty có
tiếng tăm, có doanh thu ổn định à không có nợ quá mức cho phép. Phần
lớn cổ phiếu BCs thì luôn được trả cổ tức đều đặn, nay cả khi hoạt động
kinh doanh trở nên xấu hơn bình thường. Khi muốn đầu tư vào một cổ
phiếu tương đối an toan, ổn định, thì BCs luôn là lựa chọn số 1, cho dù giá
cổ phiếu loại này tương đối cao.
Một thuật ngữ tương đương nữa với blue-chips là cổ phiếu dẫn dắt
(Bellewther). Trên thực tế, đó là cổ phiếu của một công ty được công nhận
là công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình. Trên TTCK, có thể
coi Microsoft là cổ phiếu dẫn dắt trong ngành công nghiệp phần mềm, Wall-
Mart là cổ phiếu dẫn dắt trong lĩnh vực phân phối hàng hóa… Thường thì
các hoạt động kinh doanh của các công ty này được coi như dự báo ngành
công nghiệp đó sẽ phát triển như thế nào? Một khái niệm tương tự blue-
chips là “large cap”. Những cổ phiếu lạo này là những cổ phiếu của các
công ty có lượng vốn hóa thị trường đặt biệt lớn, về cả số lượng cổ phiếu
niêm yết và thị giá.


Cổ phiếu Penny Stock là cổ phiếu có trị giá nhỏ hơn 5$
Tại thị trường tái chính của Mỹ, thuật ngữ PS được áp dụng cho tất cả các
loại cổ phiếu giao dịch bên ngoài các TTCK chính thức NYSE, NASDAQ
hoặc AMEX. Và thường bị các nhà đầu tư chuyên nghiệp coi thường. Tuy
nhiên, định nghĩa của UBCKNN về PS lại là loại cổ phiếu có giá trị thấp và
có tính đầu cơ của những công ty rất nhỏ không phụ thuộc vào vón hóa thị
trường của cổ phiếu đó cũng như nó được giao dịch ở thị trường chính
thức hay thị trường OTC.
PS còn có các thuật ngữ tương tự như: microcap stocks (cổ phiếu có mức
vốn hóa thị trường nhỏ), small caps hoặc nano caps. Tuy nhiên, UBCK lại
định nghĩa cổ phiếu PS là cổ phiếu có thị giá thấp chứ không căn cứ vào
mức vốn hóa thị trường hoặc nơi giao dịch.
Tại TTCK Anh, PS là cổ phiếu của công ty có vốn hóa thị trường nhỏ hơn
100 triệu bảng, hoặc có thị giá nhỏ hơn 1 bảng. Các cổ phiếu PS thường có
giá trị vốn hóa thị trường nhỏ hơn 500 triệu USD và được coi là cổ phiếu có
độ rủi ro rất cao. UBCK của Anh thường cảnh báo rằng PS thường được
giao dịch với mức thanh khoản thấp, nghĩa là những người nắm trong ty cổ
phiếu này sẽ gặp khó khăn khi bán do không tìm được người mua có nh
cầu tương ứng và vì vậy rất khó định giá. Các nhà đầu tư đầu tư vào PS
cần lường trước khả năng sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư khi không thể bán
được cổ phiếu này trên thị trường.
Thanh khoản kém và biên độ dao động lớn của giá làm cho cổ phiếu PS là
loại cổ phiếu dễ bị tổn thương nhất đối với các nhà đầu cơ.
Đầu tư rủi ro cao
Những nhà đầu tư mới thường bị ma lực của những cổ phiếu PS thu hút
do giá của chúng rất thấp và tiềm năng có thể thu được lợi lớn với mức lãi
suất có thể lên đến hàng trăm % và ngược lại cũng có thể mất toàn bộ do
cổ phiếu này sẽ vô giá trị dài hạn. UBCK Mỹ thường cảnh báo rằng đầu tư
PS là loại đầu tư có độ rủi ro cao. Mức độ rủi ro cao được nói đến bao gồm:
Tính thanh khoản hạn chế, thiếu báo cáo tài chính và dễ bị lừa đảo. Về khía

cạnh thanh khoản, do các loại PS có rất ít cổ đông nên chúng không được
giao dịch nhiều hàng ngày như các loại BCs. Một sự thay đổi đột ngột về
cung hoặc cầu của loại cổ phiếu này sẽ dẫn tới sự tăng giảm với biên độ
lớn của giá cổ phiếu. Tính thanh khoản thấp có thể làm cho giá cổ phiếu
tăng vọt hoặc mất giá trong một thời gian ngắn mà người sở hữu nó không
kịp phản ứng. Thanh khoản kém và biên độ dao động lớn của giá làm cho
cổ phiếu PS là loại cổ phiếu dễ bị tổn thương nhất đối với các nhà đầu cơ.
Tính thành koản kém còn làm cho cổ phiếu cực kỳ khó bán khi có nhiều cổ
đông muốn rút lãi hoặc giảm lỗ trong một thời gian ngắn. Do vậy, đây không
phải là cổ phiếu dùng cho mục đích đầu cơ. Tại các thị trường phát triển
như Anh, Mỹ, các cổ phiếu PS thường được giao dịch tại các thị trường
OTC vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết, nên thường được
giao dịch tại thị trường OTC BB hay Pink Sheets.
TT OTC Pink Sheet có rất ít hoặc hầu như không có các quy định về tiêu
chuẩn niêm yết ó sánh với các thị trường chính thức như: các báo cáo tài
chính được kiểm toán, không có thông báo về sự thay đổi tỷ lệ nắm giữ của
cổ đông chính hoặc các báo cáo về tình hình tài chính của công ty nhằm
mục đích bảo vệ cổ đông.
Báo chí và quảng bá trên Internet
Một sự khác nhau giữa BCs và PS là thông tin về các cổ phiếu PS thường ít
khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin tài chính cũng như các tạp chí
tài chính chuyên ngành mà thường chỉ có ở những bản tin không chính
thức của thị trường OTC và từ những câu chuyện vỉa hè. Điều này cũng
cho thấy một điều là nó không chịu áp lực về tính xác thực của thông tin.
UBCK Mỹ đã từng nhiều lần yêu cầu ngăn cấm việc tung tin giả mạo. Trên
Internet xuất hiện nhiều trang web và email gửi đi nhằm đánh bóng tên tuổi
giá trị của các cổ phiếu này như: bằng các thông tin sai lạc về kết quả kinh
doanh, lợi nhuận và giá cả khớp lệnh của cổ phiếu nhằm lừa các nhà đầu
tư thiếu hiểu biết. Một số kẻ lừa đảo hoặc mạo danh hoặc là người ở chính
ban lãnh đạo của công ty đứng ra thành lập các nhóm mua bán cổ phiếu

với số lượng lớn và giá cao để lừa các nhà đầu tư và lập tức biến mất sau
khi tiêu thụ hết lượng cổ phiếu chỉ có giá trị như những tờ giấy lộn.
PS và thư rác (spam). Hầu hết những người sử dụng internet hiện nay có
địa chỉ email đều không dưới 1 lần nhận được các bức thư điện tử quảng
bá, đánh bóng cho các loại cổ phiếu PS. Theo một kết quả nghiên cứu của
trường ĐH Oxford, 15% thư rác trên thế giới có liên quan đến các vụ lừa
đảo PS. Theo bản điều tra này, những người đã từng tham gia vào việc
mua bán những cổ phiếu này đều mất ít nhất 8% vốn đầu tư của mình trong
một ngày. Ngược lại những người gửi thư rác sở hữu các loại cổ phiếu PS
này thường thu được lợi nhuận từ 5-6% khi bán được chúng.
Những vụ lừa đảo PS
Động cơ của những đợt bơm và đánh bóng cổ phiếu PS không mệt mỏi
chính là lợi nhuận mà chúng có thể đem lại. UBCK Mỹ đã mô tả việc này
như sau: website của một công ty có thể đăng những bản thông cáo báo
chí hoặc những bài báo đã được trả tiền từ những tờ báo lá cải về tính hình
tài chính, sản phẩm mới, phát minh mới, thị trường mới.
Những bài báo này thường mô tả đánh bóng công ty như là những cổ phiếu
sáng giá cuối cùng còn sót lại trên thị trường. Các thông tin tại các diễn đàn
thường thúc giục mọi người phải mua hoặc bán thật nhanh loại cổ phiếu
này trước khi giá của chúng tăng vọt hoặc cắm xuống. Thảm họa thường
xảy ra đối với nhà đầu tư khi các PS này là của các công ty có tên hoặc sản
phẩm gần giống với những tên tuổi lớn.
Những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường quyết định mua các loại cổ
phiếu này một cách đột ngột tạo nên cầu ảo và đẩy giá lên cao. Khi những
bọn lừa đảo cổ phiếu cảm thấy giá lên tới đỉnh, chúng liền bán ra với khối
lượng lớn và biến mất. Bọn lừa đảo cổ phiếu thường áp dụng chiêu này với
công ty nhỏ bởi chúng dễ dàng làm giá do có ít hoặc hầu như không thể tìm
được thông tin hoặc thông tin có đủ độ tin cậy về những công ty này.
Theo TVTD

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×