Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ TRÍ DŨNG

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ MỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ TRÍ DŨNG

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ MỚI
Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI

Hà Nội - 2012



MỤC LỤC
Danh mục hình vẽ........................................................................................................................ i
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC
CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ.................................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận:...................................................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm, vai trò của tập đoàn kinh tế.................................................................. 6
1.1.2. Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế.................................................................. 18
1.1.3.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam............................................................................................................................................... 20
1.1.4. Lý thuyết chung về hội nhập kinh tế quốc tế.................................................... 22
1.2. Kinh nghiệm về tổ chức quản lý của một số doanh nghiệp viễn thông lớn
và bài học cho VNPT.............................................................................................................. 28
1.2.1. Kinh nghiệm của Công ty TNHH viễn thông Trung quốc (China
Telecom Corporation Limited)............................................................................................ 28
1.2.2. Kinh nghiệm của NTT............................................................................................... 32
1.2.3. Kinh nghiệm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội........................................... 39
1.2.4. Kinh nghiệm của Bưu chính Đức.......................................................................... 41
1.2.5. Bài học cho VNPT...................................................................................................... 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.................................................................... 48
2.1. Thực trạng hoạt động của VNPT............................................................................... 48
2.1.1. Giai đoạn trước 2007:................................................................................................ 48
2.1.2. Giai đoạn từ 2007........................................................................................................ 58
đến nay......................................................................................................................................... 58
2.2. Mô hình tổ chức của VNPT......................................................................................... 63
2.2.1. Công ty mẹ..................................................................................................................... 63


2.2.2 Mô hình tổ chức quản lý của VNPT...................................................................... 65

2.2.3. Công ty con.................................................................................................................... 67
Các công ty con của VNPT gồm:....................................................................................... 67
2.2.4. Công ty liên kết............................................................................................................ 68
2.2.5. Khối đơn vị sự nghiệp:.............................................................................................. 68
2.3. Đánh giá mô hình tổ chức của VNPT...................................................................... 68
2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................................... 68
2.3.2. Nhược điểm.................................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN
LÝ CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM......................75
3.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam .. 75
3.1.1 Xu hướng phát triển kinh doanh dịch vụ BCVT trên thế giới..................... 75
3.1.2. Định hướng phát triển cho VNPT......................................................................... 77
3.1.3. Các định hướng về mục tiêu phát triển của VNPT:........................................ 79
3.1.4. Giải pháp thực hiện..................................................................................................... 82
3.2. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý mới của VNPT và lộ trình thực hiện .. 85
3.2.1. Mô hình tổ chức quản lý........................................................................................... 85
3.2.2. Lộ trình thực hiện........................................................................................................ 92
3.3. Phân tích mô hình quản lý mới của VNPT............................................................ 92
3.3.1. Công ty mẹ..................................................................................................................... 92
3.3.2 Công ty con, các đơn vị trực thuộc......................................................................... 94
3.3.3. Công ty liên kết............................................................................................................ 95
3.3.4. Khối đơn vị sự nghiệp................................................................................................ 96
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 101


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình chung của các TĐKT Việt Nam................................................... 20
Hình 1.2: Mô hình tổ chức của NTT West...................................................................... 34

Hình 1.3: Mô hình tổ chức của NTT East....................................................................... 36
Hình 1.4: Mô hình tổ chức của NTT DoCoMo............................................................. 38
Hình 1.5: Mô hình tổ chức của Bưu chính Đức............................................................ 43
Hình 2.1: Thị phần kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính theo doanh
thu tính đến 31/12/2010......................................................................................................... 60
Hình 2.2: Thị phần thuê bao điện thoại cố định tính đến 31/12/2010..................61
Hình 2.3: Thị phần thuê bao điện thoại di động tính đến 31/12/2010..................61
Hình 2.4: Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
đến 31/12/2010.......................................................................................................................... 62

i


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Do yêu cầu của việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để
phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam
sẽ nới rộng các điều kiện để cho phép nhiều nhà khai thác viễn thông, công
nghệ thông tin trong và ngoài nước đầu tư và mở rộng hoạt động trên thị
trường Việt Nam. Những năm qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành viễn
thông - công nghệ thông tin của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao so với
nhiều nước khác trên thế giới, song sự xuất hiện của các nhà khai thác dịch vụ
viễn thông mới trong nước và các nhà khai thác nước ngoài đã tạo sức ép cạnh
tranh ngày càng mạnh.
Bên cạnh đó, Luật Viễn thông và các văn bản dưới Luật được ban hành
đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ trương xã hội hoá công nghệ thông tin, viễn
thông, khuyến khích các thành phần kinh tế (kể cả tư nhân) tham gia phát triển
hạ tầng mạng, đồng thời giúp cho công tác khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên thông tin có hiệu quả hơn. Điều đó buộc Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam (VNPT) phải thay đổi chiến lược kinh doanh, đổi mới tổ chức

hoạt động, … cho phù hợp hơn trong điều kiện sản xuất kinh doanh mới.
Ngoài ra, do sự phát triển của công nghệ, những nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông mới tận dụng lợi thế công nghệ mới, có khả năng xây dựng mô hình
tổ chức và kinh doanh theo hướng tập trung một cách hết sức linh hoạt và tiết
kiệm chi phí. Điều này đã tạo nên sức ép cạnh tranh, đòi hỏi các nhà cùng cấp
dịch vụ viễn thông truyền thống trên thế giới đã và đang chuyển đổi mô hình tổ
chức. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, mô hình tổ chức của VNPT đã bộc
lộ một số hạn chế cần được khắc phục.
Với những lý do trên, vấn đề "Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập


kinh tế quốc tế mới" đã được lựa chọn làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ này.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong giai đoạn 2003-2005, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam đã nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Thí điểm
thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”. Ngày 23/5/2005, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và ngày
09/01/2006, Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập công ty mẹ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Tuy nhiên, tại thời điểm
đó, Việt Nam chưa gia nhập WTO, thị trường viễn thông Việt Nam chưa mở
cửa, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn là doanh nghiệp nhà nước
độc quyền trong lĩnh vực viễn thông. Đã có một số tài liệu và luận văn nghiên
cứu những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với viễn thông Việt
Nam, tiêu biểu như bài tham luận của Ông Đỗ Trung Tá - Bộ trưởng Bộ Bưu
chính Viễn thông (2003) về "Ngành Viễn thông Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế"; nghiên cứu của Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Bưu chính
Viễn thông về "Các tác động ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
Bưu chính Viễn thông Việt Nam";.... Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu
đã được công bố về "Thương mại dịch vụ viễn thông trong Hiệp định Thương

mại Việt-Mỹ và các giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông ở Việt Nam",
“Thương mại dịch vụ theo quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam”
hay "Tìm hiểu văn bản dẫn chiếu của WTO về các nguyên tắc quản lý viễn
thông" nghiên cứu cụ thể cam kết viễn thông của Việt Nam trong Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các đa phương với các quốc gia tại thời
điểm đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy nhiên, những tài liệu, công
trình nghiên cứu này chỉ là phân tích ở góc độ này hay góc độ khác các quy
định về lĩnh vực viễn thông hoặc về cam kết mở cửa viễn thông Việt Nam với
Hoa Kỳ. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về sắp xếp, đổi mới doanh
2


nghiệp nhà nước hoặc đổi mới quản trị doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập
kinh tế. Nhưng các nghiên cứu này đều chỉ nghiên cứu trên góc độ tổng quan,
không cụ thể đối với doanh nghiệp nào. Đồng thời cũng có một số luận án
nghiên cứu về tập đoàn kinh tế, nhưng một số luận án này nghiên cứu về nâng
cao năng lực cạnh tranh hay quản lý nhà nước đối tập đoàn kinh tế. Trong thời
gian qua, VNPT cũng đã có công trình nghiên cứu về sắp xếp, đổi mới nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh như “Phương án tổ chức
kinh doanh mạng viễn thông cố định”. Công trình này chỉ có phạm vi hẹp, chỉ
đề cập tới mạng lưới kinh doanh điện thoại cố định, không bao trùm toàn bộ
việc đổi mới mô hình tổ chức của toàn bộ Tập đoàn.
Chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích về việc đổi mới mô hình tổ
chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể vấn
đề "Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam".
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: Đề xuất mô hình tổ chức hoạt động mới của VNPT nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT.
3.2. Nhiệm vụ:
- Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh của

VNPT.
-

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp kinh doanh bưu chính - viễn
thông nổi tiếng trong nước và quốc tế.

-

Đề xuất đổi mới mô hình tổ chức hoạt động mới cho VNPT để nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3


4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực
trạng mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT; bao gồm cả
các kinh nghiệm của những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu trên thế giới
trong việc đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Mô hình tổ chức, thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh của VNPT, bao gồm công ty mẹ - Tập đoàn VNPT và một số
công ty con chủ lực trong VNPT.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT trong giai đoạn 2006-2010
5. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử, trong đó các phương pháp chủ yếu vận dụng trong thực hiện luận
văn bao gồm:
i)

Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp; trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa
một số công trình nghiên cứu của các học giả; các số liệu phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của VNPT và các báo cáo của cơ quan quản lý nhà
nước.

ii) Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích cả định tính và định

lượng các số liệu từ các báo cáo tổng kết, đặc biệt là sử dụng ma trận SWOT để
phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với VNPT trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mới.
Việc sử dụng các phương pháp trên có phân tích và so sánh sao cho phù
hợp với nội dung cần nghiên cứu của luận văn, đặc biệt là có kế thừa, sử dụng
các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các tư liệu hiện có trong
sách báo, tạp chí, Internet và các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu. Các phương
pháp này được sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của luận văn:
Phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ những hạn chế, yếu kém của
4


mô hình tổ chức hiện tại của VNPT, đề xuất mô hình tổ chức hoạt động mới
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan
quản lý, các nhà hoạch định chính sách, VNPT trong việc nghiên cứu đổi mới
mô hình tổ chức hoạt động của VNPT.
7. Bố cục luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức của tập đoàn
kinh tế.
Chương 2: Thực trạng mô hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới mô hình tổ chức của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA
TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1 Khái niệm, vai trò của tập đoàn kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau về tập đoàn
kinh tế (TĐKT) được sử dụng đối với một loại hình, quy mô, lĩnh vực, địa bàn
hoạt động khác nhau nhằm chỉ sự liên kết như Cartel (liên hiệp các doanh
nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ để kiểm soát giá - nôm na gọi là Hội buôn);
Group (Nhóm doanh nghiệp); Consortium (Tổ hợp); hoặc theo cấu trúc vốn,
hình thức của nhóm công ty như Stock corporations (Công ty - Công ty cổ
phần); General corporations (Tập đoàn công ty cổ phần); hoặc tập đoàn kinh
doanh chuyên sâu như tập đoàn dầu khí, tập đoàn Tài chính - ngân hàng, tập
đoàn truyền thông; hoặc theo phạm vi hoạt động có thể được gọi là tập đoàn đa
quốc gia nếu tập đoàn đó có cơ sở kinh doanh ở các quốc gia khác; hoặc các
doanh nghiệp có thể dựa trên cơ sở liên kết kiểu gia đình như dạng Family
Business (như của Ford, Cargill, Wall-mart, Motorola,.... ở Châu Á, các tập

đoàn được gọi là Zaibatsu, Keirestu (Nhật), Chaeblols (Hàn Quốc), ...
Quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế trên thế giới có những nét
khác biệt nhau, tuy nhiên về bản chất phát triển chung của các tập đoàn thì đều
cho thấy các tập đoàn thường là kết hợp giữa phát triển nội sinh (tự phát triển)
và phát triển ngoại sinh thông qua việc tập trung kinh tế như sáp nhập, hợp
nhất, mua lại doanh nghiệp khác hoặc liên kết kinh tế nhằm tích tụ vốn, nâng
cao vị thế, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra nhiều lợi ích nhất.
Định nghĩa tập đoàn kinh tế

6


Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Tập đoàn kinh tế”,
nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. Tại các nước Tây
Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “Tập đoàn kinh tế” người ta thường sử dụng các từ:
“Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay
“Group”.
Ở Châu Á, trong khi người Nhật gọi TĐKT là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì người

Hàn Quốc lại gọi là “Cheabol”; còn ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi” được
sử dụng để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là Tổng công ty).
Mặc dù về mặt ngôn ngữ, tùy theo từng nước, người ta có thể dùng
nhiều từ khác nhau để nói về khái niệm TĐKT, song trên thực tế, việc sử dụng
từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng
loại TĐKT. Các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về TĐKT; ví
dụ: “TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị
trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó
các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy
lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại” (Leff, 1978);
“TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau trong

một thời gian dài” (Powell & Smith- Doesrr, 1934); “TĐKT dựa trên hoạt
động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một
mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các công ty,
mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau thành một tổ chức
duy nhất” (Granovette, 1994).
Ở Việt Nam, những năm đổi mới vừa qua đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

tích luỹ về vốn, kỹ năng, tri thức quản trị, nhân lực, hệ thống phân phối, quy mô
thị trường, thương hiệu.... Trừ những TĐKT nhà nước, Tổng công ty nhà nước,
đã có nhiều doanh nghiệp từ khối dân doanh đã có số
7


vốn thực tế kinh doanh đến cả nghìn tỷ đồng, quản lý trên 10.000 nhân công,
có hệ thống phân phối phủ khắp các tỉnh thành trong toàn quốc, có thương hiệu
được nhiều người biết đến... và theo đó là xuất hiện một nhu cầu nội tại của
chính các doanh nghiệp mong muốn mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động, bổ
sung các nguốn lực như vốn, lao động, công nghệ... do đó, họ rất cần một “cái
áo” đủ rộng để đáp ứng tốc độ, quy mô phát triển của mình. Và đương nhiên,
việc lựa chọn mô hình “Tập đoàn kinh tế” là một xu thế có thể hiểu được của
các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Mặc dù Luật doanh nghiệp năm 2005 lần
đầu tiên đã có một điều khoản quy định về “tập đoàn kinh tế”, Điều 26, Nghị
định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cũng đã có hướng dẫn bổ sung về
TĐKT, theo đó khẳng định “Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư
cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua
đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết
khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các
dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh
nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. TĐKT không có tư
cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh

nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn
tự thỏa thuận quyết định”, nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn có cách
hiểu khác nhau về tập đoàn, nhiều doanh nghiệp đã lấy cụm từ “tập đoàn” để
gắn vào tên Công ty như “Công ty TNHH Tập đoàn”, “Công ty Cổ phần tập
đoàn”. Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP đã xác định rõ
bản chất pháp lý của TĐKT, trừ mô hình TĐKT nhà nước với cơ chế pháp lý
riêng, nhưng vẫn còn có một số luật sư, chuyên gia vẫn yêu cầu có khung pháp
lý để coi TĐKT như là một thực thể Công ty và có tư cách pháp nhân như các
loại hình công ty khác hiện nay. Bên cạnh Luật doanh nghiệp, các quy định của
pháp luật về đầu tư, cạnh tranh liên quan đến việc tập trung kinh tế, mua bán và
sáp nhập, cạnh tranh và
8


chống độc quyền cũng đã ra đời là nền tảng pháp lý quan trọng để các TĐKT
hình thành và phát triển.
Luật Doanh nghiệp 2005 đề cập đến mô hình TĐKT như là một hình
thức của nhóm công ty. Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ
gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ
kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm: công ty mẹ - công ty con, tập đoàn
kinh tế và các hình thức khác. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty
khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc có quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ
nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám
đốc hoặc có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đó. Tùy
thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con và bản chất mối quan hệ mà công
ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công ty con với tư cách
thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông. Các hợp đồng, giao dịch giữa công ty mẹ
và công ty con phải thực hiện bình đẳng như giao dịch giữa những chủ thể
pháp lý độc lập, ngoại trừ những chi phối mang tính chất thực hiện các quyền
của công ty mẹ đối với công ty con theo quy định. Tuy nhiên, Luật Doanh

nghiệp 2005 chưa quy định cụ thể về loại hình TĐKT.
Tại Nghị định số 101/2009/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm thành lập theo Nghị định này là nhóm công

ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình
thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
2. Tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm:
a) Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ

100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ;
9


b) Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh

nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên,
tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong
trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài;
c) Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo;
d) Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi

phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công
ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên
kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích
kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc
doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn.


3. Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp
nhân; có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
của mình theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận chung của tập đoàn.
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty
mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết. ”.
1.1.1.2. Vai trò của tập đoàn kinh tế:
Thứ nhất, thu hút, tích tụ và đầy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Ở thời kỳ đầu công nghiệp, các nước NIES Châu Á đều thiếu vốn trầm trọng cho

đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Các TĐKT của các nước này đã là đầu mối,
đối tác quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các TĐKT lớn trên thế
giới, tiếp nhận các nguồn vốn để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường
trong nước và dần dần cho thị trường quốc tế thông qua chính các TĐKT nước
ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, thông qua hợp tác, liên doanh với
các TĐKT lớn trên thế giới mà tích lũy được vốn

10


và kinh nghiệm quản lý. Nhờ vậy, các nước NIES Châu Á trở thành những
nước có kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội.
Sự đa dạng và linh hoạt trong quá trình hoạt động của các TĐKT Châu
Á đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ hàng hóa cần nhiều sức

lao động sang hoàng hóa cần nhiều vốn và công nghệ, tập trung vào những sản
phẩm có giá trị cao. Cơ cấu ngành nghề thay đổi đáng kể từ sản xuất nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó khu vực dịch vụ ngày
càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Một số nước trở thành nước xuất khẩu,

cung cấp dịch vụ lớn nhất trên thế giới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự
đóng góp rất lớn của các TĐKT.
Thứ ba, ứng dụng và phát triển khao học kỹ thuật, tiếp nhận và chuyển
giao công nghệ.
Việc ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật được các TĐKT đặc biệt
chú trọng và trên thực tế chỉ có các TĐKT lớn mới đủ sức đầu tư về con người,
vật chất để phát triển khoa học kỹ thuật. Điển hình như các TĐKT của Hàn
Quốc: trong lĩnh vực chế tạo ô tô; Nhật Bản, Đài Loan: trong lĩnh vực điện tử;
Singapore: trong lĩnh vực đóng giàn khoan dầu ngoài khơi, ... Vai trò trong sự
phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hợp lý của các TĐKT
góp phần thúc đẩy xuất khẩu, mang lại lợi ích nhiều bên, góp phần thay đổi cơ
cấu kinh tế, nâng cao lợi thế so sánh của mỗi nước.
Thứ tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
TĐKT chỉ có thể thành công khi có được đội ngũ các nhà quản lý giỏi,
đội ngũ công nhân lành nghề, vì chỉ có họ mới có khả năng tiếp thu, vận dụng,
sáng tạo các tiến bộ khoa học công nghệ để đưa ra thị trường các sản phẩm,
các dịch vụ đủ sức cạnh tranh. Do đó, tại các TĐKT, các nhà quản lý, các nhà
khoa học, đội ngũ công nhân lành nghề mới có nhiều điều kiện để học tập, rèn
luyện, sử dụng kiến thức của mình. Hơn thế nữa, chỉ có các TĐKT
11


lớn mới đủ sức đầu tư vào quá trình đào tạo, sử dụng nhân tài về mọi mặt. Do
đó, các TĐKT đã đóng góp rất lớn vào quá trình hình thành đội ngũ các nhà
quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng, đội ngũ công nhân lành nghề cho
đất nước, đóng góp to lớn và công cuộc phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Thứ năm, thúc đẩy hội nhập kinh tế.
Bên cạnh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các TĐKT còn
đóng vai trong quan trọng trong hội nhập với khu vực và thế giới. Các TĐKT
hoạt động sản xuất kinh doanh ra nước ngoài mang lại lợi ích cho các nền kinh

tế trên toàn cầu. Hoạt động thương mại, đầu tư của các TĐKT trên thế giới làm
tăng tính phụ thuộc, gắn kết lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia
và các vùng lãnh thổ.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, với sự hiện diện của các TĐKT đã thể hiện vai

trò tích cực ảnh hưởn đến sự phát triển của kinh tế, xã hội đất nước. Những vai
trò này được thể hiện trên các mặt sau:
- Góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất
nước, tạo nguồn ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế
nhập siêu, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
-

Thực hiện vai trò chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế; là lực lượng vật chất quan trọng
để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, bảo đảm cân đối cung

-

cầu và giữ ổn định giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế.
-

Là đầu tàu đi trước, mở đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển.

-

Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở huy
động, tập trung các nguồn lực, tăng nhanh năng lực sản xuất, đầu tư trong các
ngành đòi hỏi công nghệ cao và nhu cầu vốn lớn, lĩnh vực then chốt.


12


- Thực hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và sản xuất, kinh doanh.
-

Cùng với việc tập trung mở rộng phát triển ở trong nước, các TĐKT đã vươn ra
đầu tư mạnh ở nước ngoài, thương hiệu ngày càng được khẳng định, góp phần
tạo dựng được hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

-

Là lực lượng quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng,
bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng,
an ninh lương thực, bảo vệ môi trường.

-

Là lực lượng chủ lực cùng Chính phủ và xã hội thực hiện các chương trình an
sinh xã hội vì cộng đồng.
1.1.2. Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế
1.1.2.1. Phân loại tập đoàn kinh tế:
Theo trình độ liên kết:
Cartel, Trong tiếng Anh, từ “Cartel” cũng rất hay được sử dụng để chỉ
khái niệm “Tập đoàn kinh tế”. Cartel là loại hình tập đoàn kinh doanh, được
hình thành bởi sự liên kết vủa các công ty hoạt động trong cùng ngành, lĩnh
vực sản xuất kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận kinh tế như: thống nhất về giá
cả, sản lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, phân chia thị trường đầu vào, thị trường
tiêu thụ sản phẩm … nhằm hạn chế sự cạnh tranh. Trong Cartel, các công ty
vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, còn tính độc lập về kinh tế bị hạn

chế bởi các hợp đồng kinh tế. Hình thức Cartel thường dẫn đến độc quyền,
hạnh chế cạnh tranh, đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.
Ngày nay, ít tồ tại hình tức tập đoàn này. Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động
của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhưng cũng có một số
Cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu đầu vào.
Syndicate, Đây là một dạng đặc biệt của Cartel. Theo đó, trong tập đoàn
dạng này có một văn phòng thương mại chung được thành lập do một
13


ban quản trị chung điều hành và tất cả các công ty thành viên đều phải tiêu thụ
hàng hoá của họ thông qua kênh của văn phòng này. Như vậy, các doanh
nghiệp thành viên giữ vững tính độc lập về sản xuất nhưng hoàn toàn mất tính
độc lập về thương mại. Tính liên kết của dạng tập đoàn này chỉ được thực hiện
ở khâu tiêu thụ sản phẩm.
Trust, Đây là một hình thức TĐKT không chỉ có liên kết ở khâu tiêu thụ
mà còn liên kết ở khâu sản xuất, bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do
một ban quản trị thống nhất quản trị. Các doanh nghiệp thành viên bị mất
quyền độc lập cả về sản xuất và thương mại. Các nhà đầu tư tham gia Trust đều
là những cổ đông và việc thành lập các Trust nhằm chiếm nguồn nguyên liệu,
khu vực đầu tư và nhằm thu lợi nhuận cao.
Consortium, Là một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền
ngân hàng nhằm mục đích chia nhau mua trái quán trong nước và ngoài nước
hoặc tiến hành công việc mua bán nào đó. Nó thường do một ngân hàng lớn
đứng đầu điều hành toàn bộ hoạt động của tổ chức này. Đây là hình thức liên
kết khởi đầu của các tổ chức ngân hàng, tài chính với các doanh nghiệp sản
suất, dịch vụ.
Concern, Đây là một tổ chức TĐKT được áp dụng phổ biến hiện nay ở
nhiều nước dưới hình thức công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác thành các
công ty con, mục tiêu thành lập Concern là tạo thế lực tài chính mạnh để phát

triển kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro. Các công ty con hoạt động trong nhiều
lĩnh vực và chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh của mình, giữ
tính độc lập về pháp lý nhưng phụ thuộc vào Concern về mục tiêu hoạt động
nhằm thực hiện lợi ích chung giữa công ty mẹ và công ty con thông qua các
hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư.
Conglomerate, Đây là TĐKT đa ngành, các công ty thành viên có ít mối
quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ sản xuất nhưng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau về mặt tài chính đây là một TĐKT hoạt động tài
14


chính thông qua mua bán chứng khoán trên thị trường để đầu tư. TĐKT giữ vai
trò chủ yếu là chi phối và kiểm soát tài chính chặt chẽ các công ty thành viên.
Các công ty thành viên vẫn giữ tính pháp lý độc lập và tự chủ cao trong kinh
doanh các sản phẩm của mình. Đây là một tổ chức tài chính đầu tư vào các
công ty kinh doanh tạo lập một chùm doanh nghiệp tài chính - công nghiệp.
Hỗ trợ chủ yếu của TĐKT về vốn đầu tư cho các công ty thành viên có hiệu
quả cao.
Công ty đa quốc gia (Transnational Corporation – TNC) là công ty tư
bản độc quyền, có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên quy mô rất lớn, vượt ra
khỏi biên giới quốc gia thông qua việc thiết lập các chi nhánh (công ty con) ở
nước ngoài. Các chi nhánh - công ty con có thể là công ty 100% vốn của công
ty mẹ chuyển đến hoặc có tỷ lệ vốn của công ty mẹ góp với tỷ lệ ít hơn.
Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) về bản chất cũng là
công ty tư bản độc quyền, thực hiện cắm các chi nhánh ở nước ngoài để tiến
hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh quốc tế, nhưng chỉ có điểm khác biệt
với công ty xuyên quốc gia ở chỗ tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của 2
hoặc nhiều nước.
Theo phương thức hình thành
Một là, hình thức liên kết ngang:

Là cách thức các công ty trong cùng ngành liên kết với nhau theo những
mục tiêu đã định trước để hình thành nên các TĐKT (Cartel, Syndicate,
Trust...). Các mục tiêu có thể là tập trung vốn, công nghệ, thị trường, ...
Với mô hình liên kết ngang, TĐKT có khả năng mau chóng tập trung
được sức mạnh về vốn, công nghệ, thị trường, ... . Tuy nhiên, việc đầu tư vào
cùng một ngành sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và việc liên kết giữa các công ty trong
cùng một ngành thường dẫn đến độc quyền, trái với pháp luật cạnh tranh của
cơ chế thị trường. Do vậy, mô hình TĐKT liên kết ngang còn là mô hình phổ
biến hiện nay.
15


Hai là, hình thức liên kết dọc:
Đây là hình thức TĐKT cấu trúc theo chiều dọc. Các công ty con có mối
liên hệ theo quy trình công nghệ với công ty mẹ, hoặc bản thân công ty khi
phát triển quy mô thành lập các công ty mới để thực hiện các hoạt động bổ
sung, phụ trợ cho hoạt động hiện có của công ty.
TĐKT theo mô hình liên kết dọc có nhiều ưu thế, do nắm được cả khâu
cung ứng đầu vào, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên giành được chủ động, ít
bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp và khách hàng, tạo điều kiện kiểm soát
được chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới,
bảo hộ bằng phát minh, sáng chế, bảo hộ sản phẩm mới khỏi bị cạnh tranh,
tăng cường khả năng kiểm soát chi phí.
Ba là, hình thức liên kết hỗn hợp:
Thực tế cho thấy rằng, để đảm bảo sự phát triển bền vững, các TĐKT
đều là sự kết hợp của tích tụ tập trung dọc và tích tụ tập trung ngang hay còn
gọi là liên kết hỗn hợp. Theo mô hình tổ chức này, TĐKT thường kinh doanh
đa ngành, đa lĩnh vực nên TĐKT có khả năng phân tán được rủi ro về vốn đầu
tư và tránh được việc vi phạm luật chống độc quyền của Chính phủ các nước.
Bốn là, hình thức liên kết tự nguyện

Hình thức liên kết tự nguyện giữa các công ty diễn ra khi các công ty tự
nguyện đàm phán liên kết xoay quanh một công ty có tiềm lực kinh tế lớn hoặc
nắm giữ khâu chủ chốt của dây chuyền công nghệ vì mục tiêu sản xuất hàng
loạt trong đó, mỗi công ty thành viên sẽ đảm nhận một công đoạn nào đó trong
dây chuyền sản xuất.
Năm là, hình thức liên kết bắt buộc:
Hình thức liên kết bắt buộc diễn ra trong hai trường hợp sau:
-

Khi một công ty có tiềm lực tài chính lớn (công ty mẹ) thôn tính các công ty khác
thông qua hình thức mua lại phần lớn các cổ phần để giành quyền kiểm soát
trong Hội đồng quản trị của các công ty này. Với việc nắm
16


giữ cổ phần chi phối, công ty mẹ sẽ lãnh đạo các công ty con đi theo chiến
lược hoạt động chung của TĐKT.
-

Thông qua hình thức tổ chức lại công ty. Trong đó, một công ty có quy mô lớn
tiến hành tổ chức lại theo hướng chuyển đổi thành một tổ hợp gồm một công ty
mẹ và các công ty con bằng biện pháp chuyển đổi hình thức công ty và cổ phần
hóa.
Theo hình thức sở hữu:
Một là, các TĐKT đơn sở hữu:
Đây là dạng TĐKT có nguồn gốc phát triển từ các công ty có sở hữu cá
nhân hay gia đình hoặc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư 100% vốn để
thành lập. Các TĐKT có nguồn gốc do Nhà nước nắm giữ 100% vốn chuyển
đổi thành, trong đó có thể bao gồm một số công ty cổ phần, nhưng về tổng thể,
Nhà nước vẫn nắm giữ quyền sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần chi phối.

Hai là, các TĐKT đa sở hữu:
Trong quá trình phát triển, với xu hướng tích tụ và tập trung vốn giữa
các công ty đơn lẻ, các TĐKT hầu như có hình thức đa sở hữu dưới dạng công
ty cổ phần. Với mô hình tập đoàn đa sở hữu, TĐKT có ưu điểm là mang tính
xã hội hóa cao, là điều kiện thuận lợi để huy động được nhiều vốn trong xã
hội, dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa nguồn lợi nhuận và
phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Theo bản chất liên kết
Một là, TĐKT được hình thành trên nguyên tắc “liên kết mềm”, hay còn
gọi là tập đoàn “liên kết kinh tế”.
Theo đó, các công ty thành viên ký kết thỏa thuận với nhau về các
nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như xác định qui mô
sản xuất, số lượng, giá cả sản phẩm, phân chia thị trường, hợp tác nghiên cứu
khoa học công nghệ, trao đổi bằng phát minh, sáng chế, .... Theo hình thức này,
các TĐKT thường có một ban quản trị điều hành các hoạt động theo một
17


chiến lược chung, nhưng từng công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập
về sản xuất, tài chính và thương mại.
Hai là, TĐKT được hình thành trên nguyên tắc “liên kết cứng” là các
công ty thành viên “liên kết chặt chẽ về vốn”. Theo hình thức này, có các mô
hình phổ biến sau:
- Mô hình 1: Cấu trúc đơn giản
TĐKT có mô hình cầu trúc đơn giản gồm công ty mẹ nắm giữ cổ phần
của các công ty con ở cấp thứ 2, sau đó các công ty con ở cấp thứ 2 lại nắm giữ
cổ phần ở các công ty con ở cấp thứ 3.
Mô hình 2: Công ty mẹ trực tiếp nắm giữ cổ phiếu của công ty con
không thuộc cấp dưới trực tiếp
-


Mô hình 3: giữa các công ty con đòng cấp đầu tư nắm giữ cổ phiếu của nhau
- Mô hình 4: Công ty mẹ là công ty con của một số công ty khác.

1.1.2.2. Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế
Ở những nước khác nhau trên thế giới, TĐKT có cấu trúc khác nhau. Thế giới cũng

đã có rất nhiều các mô hình TĐKT được áp dụng, từ mô hình các tập đoàn ở các
quốc gia Âu - Mỹ cho đến các nước châu Á như Nhật Bản (mô hình Keiretsu),
Hàn Quốc (mô hình Chaebol), Trung Quốc (mô hình Jituan Gongsi) và nhiều mô
hình tập đoàn khác.
Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến nay, Thủ tướng Chính phủ quyết định thí
điểm thành lập 14 TĐKT được tổ chức theo 2 mô hình. Nhóm thứ nhất là các tập
đoàn được thành lập thông qua tổ chức lại các Tổng công ty nhà nước, bao gồm
các tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Bưu chính - Viễn thông, Than - Khoáng sản, Bảo
Việt, Dệt may, Cao su, Công nghiệp tàu thủy. Nhóm thứ hai được thành lập dựa
trên tổ hợp các DN độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động gồm Tập đoàn Công
nghiệp Xây dựng và Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị. Ngoài ra còn nhóm các
tập đoàn được thành lập nên từ các DN khu vực tư nhân.
18


Đặc trưng nổi bật trong mô hình TĐKT nhà nước tại Việt Nam là được
hình thành dựa trên cơ sở quyết định của Chính phủ. Các tập đoàn kinh doanh
trong các ngành kinh tế mũi nhọn với quy mô và tầm mức lớn, hoạt động theo
mô hình công ty mẹ, con dựa trên luật doanh nghiệp thống nhất. Một đặc trưng
khác trong mô hình tại Việt Nam là các TĐKT đứng đầu các lĩnh vực ngành
nghề; đóng vai trò là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ với
phương thức lãnh đạo của Đảng được nhấn mạnh.
Trong giai đoạn đầu thí điểm cho đến nay, các TĐKT thể hiện rõ vị trí

và vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng
vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà
nước. Các TĐKT cũng phát huy được vị trí tiên phong, dẫn dắt và tạo môi
trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư,
sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, các TĐKT lớn cũng đảm nhận vai trò đi
đầu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của
nước nhà. Song song với phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, an
ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường cũng là một vai trò
quan trọng gắn liền với trách nhiệm của các TĐKT lớn. Đây cũng được coi là
lực lượng chủ lực trong các chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng của
Chính phủ.
Nhìn chung, mô hình chung của các TĐKT Việt Nam theo sơ đồ dưới
đây:

19


Hình 1.1: Mô hình chung của các TĐKT Việt Nam
Nguồn http:www.ciem.org.vn.
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới cơ cấu tổ chức của
TĐKT:
Một là, Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các TĐKT muốn tồn tại và phát triển bắt
buộc phải thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có
việc tối ưu cơ cấu tổ chức.
Hai là, Tác động của tiến bộ về khoa học, công nghệ
Dưới tác động của sự phát triển về khoa học, công nghệ, thị trường luôn
biến động, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ luôn thay đổi và đa dạng, phương
thức sản xuất, kinh doanh cũng luôn thay đổi để phù hợp hơn. Do đó, các
TĐKT luôn tìm mọi biện pháp để đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa về hình

thức hoạt động nhằm phòng chống lại rủi ro và sự bế tắc của thị trường, đồng
thời khai thác tối đa lợi thế về hàng hóa và dịch vụ của mình.
Ba là, Xu thế toàn cầu hóa đang trở thành một yếu tố quyết định và chi
phối đến việc đổi mới cơ cấu tổ chức của các TĐKT.

20


×