Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆU TW I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.43 KB, 7 trang )

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆU TW I
I. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆU TW - I.
1. Nhận xét chung.
Công ty Dược liệu TW - I là một đơn vị kinh doanh thương mại, hoạt động
trong nền kinh tế thị trường không còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập
trung quan liên bao cấp kìm hãm. Vì vậy, Công ty có điều kiện tiếp cận với những
quy luật của nền kinh tế thị trường và vận dụng nó một cách linh hoạt vào sự vận
động, kinh doanh, tồn tại và phát triển của Công ty mình. Bên cạnh đó thì thị
trường thuốc trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng như hiện nay không
còn là thị trường độc quyền của Công ty như một số năm về trước nữa, nhiều hãng
sản xuất thuốc nổi tiếng trên thị trường thế giới có tiềm lực mạnh, có uy tín cao và
kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Nhưng Công ty Dược liệu TW - I vẫn tồn tại và phát triển không ngừng.
Từ một Công ty chỉ chuyên kinh doanh các mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc
với trang thiết bị thô sơ, Công ty Dược liệu TW - I đã phát triển không ngừng. Cho
đến nay, Công ty đã có 3 xưởng sản xuất có quy mô công nghiệp và hiện đại. Đặc
biệt là đến năm nay Công ty đã đầu tư nâng cấp xưởng sản xuất thuốc viên đạt tiêu
chuẩn quốc tế (G.M.P). Nhờ đó mà đời sống của người công nhân ngày càng được
cải thiện và ổn định, điều này được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 1998, 1999 và vào những tháng đầu năm 2000.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước không tồn tại
được vì phải tự chủ về kinh doanh, tự chủ về tài chính. Nhìn nhận được vấn đề này,
Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp kinh tế có hiệu quả cao nhằm khắc
phục mọi khó khăn để hoà nhịp với nền kinh tế thị trường. Hiện nay Công ty quan
tâm hàng đầu đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn hiệu quả đến người tiêu
dùng, từng bước nâng cao uy tín trên thị trường.
Để đạt được hiệu quả như trên, nhất là trong điều kiện thị trường cạnh tranh
gay gắt thì phải nói đến sự quản lý tài tình của Ban lãnh đạo của Công ty cùng với


sự đoàn kết phối hợp ăn ý giữa các phòng ban trong Công ty. Trong đó có sự đóng
góp không nhỏ của tập thể Phòng kế toán - tài vụ, chỉ có biên chế 12 người nhưng
việc tổ chức kế toán được chuyên môn hoá khoa học hợp lý. Công ty đã sử dụng hệ
thống kế toán trên máy vi tính và được nối mạng với các phòng ban có liên quan.
Với cách bố trí công việc kế toán như hiện nay không những làm giảm khối lượng
cho kế toán viên mà lại đạt được hiệu quả cao.
2. Cụ thể tại Công ty Dược liệu TW - I.
a. Ưu điểm.
Trước hết, Ban lãnh đạo Công ty đã có sự quan tâm đúng mức tới chế độ
quản lý hàng hoá và chế độ hạch toán tiêu thụ hàng hoá. Hệ thống kho hàng cũng
được bố trí kho học, hợp lý đảm bảo quản lý theo từng mặt hàng, từng lô thuốc
thuận tiện cho việc nhập, xuất hàng hoá, cũng như thuận tiện cho việc bảo quản
hàng hoá không để tình trạng hàng bị giảm chất lượng khi ở trong kho. Bên cạnh
đó, công tác quản lý tiêu thụ hàng hoá, theo dõi, thanh toán công nợ với từng khách
hàng cũng được tiến hành đều đặn. Với khối lượng hàng bán tương đối lớn lại
phong phú về chủng loại, quy cách kế toán tiêu thụ hàng hoá ở Công ty cũng rất nỗ
lực để hoàn thành một khối lượng công việc lớn như hiện nay.
Kế toán ở Công ty đã phản ánh và giám đốc chặt chẽ toàn bộ tài sản và
nguồn vốn của Công ty, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, phục vụ tốt cho
công tác quản lý giúp Ban lãnh đạo Công ty ra được các quyết định đúng đắn, kịp
thời. Tuy nhiên, trên thực tế công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá ở Công ty vẫn còn
một số tồn tại cần được xem xét để hoàn thiện hơn.
Việc Công ty chọn hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký - Chứng từ có
cải tiến là rất phù hợp vì đặc điểm của Công ty là kinh doanh với quy mô lớn,
nhiều phân xưởng, nhiều loại sản phẩm, hàng hoá, nhiều cửa hàng, nghiệp vụ kinh
tế phát sinh lớn, nên Công ty đã cải tiến cho phù hợp để thực hiện hoàn toàn trên
hệ thống máy vi tính nối mạng của Công ty.
b. Một số tồn tại cần khắc phục.
Thứ nhất: Giá trị thực tế hàng xuất giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị...
chưa được tập hợp vào chi phí bán hàng. Khi xuất hàng phụ vụ công tác này, kế

toán vẫn phải phản ánh giá vốn hàng xuất tương tự như hàng xuất thông thường.
Nợ TK 632
Có TK 155
Như vậy là chưa hợp lý bởi xuất hàng tronảngường hợp này không mang lại
doanh thu cho doanh nghiệp.
Thứ hai: Về hạch toán chi tiết hàng tồn kho xuất cho các cửa hàng bán lẻ
vẫn coi nằm trong kho chỉ khi nào xác định là tiêu thụ thì mới ghi thẻ kho. Như
vậy phản ánh không chính xác số lượng hàng hoá tồn kho, mà số lượng hàng hoá
này chỉ còn giá trị trên sổ sách. Do đó Công ty cần mở sổ (thẻ) theo dõi riêng cho
trường hợp này.
Thứ ba: Về phương thức thanh toán. Hiện nay các khách hàng của Công ty
đều thanh toán theo phương thức trả chậm, thanh toán sau 15 ngày nhưng thực tế
khách hàng đều thanh tiền hành sau 20 ngày có khi đến 1 tháng. Điều này dẫn đến
Công ty bị chiếm dụng vốn hợp pháp. Công ty phải trả lãi tiền vay ngân hàng,
khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty không phải trả phần lãi tiền vay này, dẫn
đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của Công ty bị giảm.
Thứ tư: Thời gian báo cáo bán hàng của các nhân viên bán hàng tại các cửa
hàng bán lẻ không theo một quy định thống nhất nào mà ai làm xong trước thì nộp
trước, ai làm xong sau thì nộp sau dẫn đến kế toán bán hàng đôi khi bị thiếu hụt
thông tin làm chậm tiến độ xác định kết quả kinh doanh của phòng kế toán - tài vụ.
Thứ năm: Về chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, chi phí này chiếm khoảng 75% trong tổng chi phí kinh doanh
toàn Công ty tương ứng với khoảng 70 triệu đồng. Đây là một con số không nhỏ.
Công ty nên nghiên cứu cần tìm ra phương thức mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi
nhuận.
Thứ sáu: Hình thức Nhật ký - Chứng từ có sửa đổi của Công ty vẫn còn chỗ
chưa hợp lý biểu hiện:
- Ghi trùng lặp giữa bảng kê xuất, sổ chi tiết thành phẩm và bảng kê tiêu thụ.
- Chưa sử dụng các sổ chi tiết, sổ cái theo mẫu quy định.
Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác

định kết quả kinh doanh, cần phải kết hợp nhịp nhành giữa lý luận và thực tiễn sao
cho vừa giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đen lại hiệu quả kinh tế cao, vừa
chấp hành đúng chế độ kế toán thống kê của Nhà nước đang hiện hành.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHÀM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆU TW-I.
Qua phần nhận xét ở trên, có thể nhận thấy được thực trạng công tác quản lý
hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty, bên cạnh
những mặt tích cực còn có những tồn tại không tránh khỏi của công tác hạch toán,
để hoàn thiện công tác kế toán này trước hết cần phải đát ứng các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính trong chế độ kế
toán, kế toán không chỉ là công cụ quản lý tài chính của các đơn vị mà còn là công
cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, việc tổ chức công tác kế toán ở đơn vị cụ thể
được vận dụng và cải tiến nhưng phải tuân theo khuôn khổ của chế độ kế toán tài
chính do Nhà nước ban hành.
- Hoàn thiện công tác kế toán này phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh,
đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao.
- Hoàn thiện phải đáp ứng được thông tin kịp thời, chính xác phù hợp với
yêu cầu quản lý.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán
tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. Bằng vốn hiểu biết ở lý thuyết
đã học cộng với công việc thực mà phòng kế toán - tài vụ của Công ty Dược liệu
TW - I đang thực hiện, đồng thời được sự hướng dẫn của cố giáo Phạm Bích Chi
và các cán bộ phòng kế toán đặc biệt là cô trưởng phòng cử nhân Nguyễn Hồng
Minh. Em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ
hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh như sau:
Ý kiến 1: Kế toán cần hạch toán rõ ràng.
Kế toán Công ty cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hàng xuất bán cho khách,
thu tiền và hàng xuất sử dụng cho việc chào hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Việc xuất hàng để chào hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chính là một phần chi

phí để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường nên kế toán phải
tính vào chi phí bán hàng và nên hạch toán như sau:
Nợ TK 641
Có TK 155
Ý kiến 2: Yêu cầu mở sổ (thẻ) theo dõi.
Công ty nên mở sổ (thẻ) theo dõi riêng cho hàng xuất cho cửa hàng bán
lẻ, vì giá trị hiện vật không còn trong kho nhưng thẻ kho vẫn phải theo dõi về
mặt hiện vật nên hạch toán chi tiết hàng tồn kho trong trường hợp này là không
chính xác.
Ý kiến 3: Đẩy mạnh biện pháp hạch toán.
Về phương thức thanh toán. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, vốn là
một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều
quan tâm đến việc bảo toàn vốn, quay vòng vốn nhanh để sử dụng tối đa hiệu quả
của đồng vốn. Đối với Công ty Dược liệu TW - I số vốn vay chiếm tới 60% vốn
kinh doanh, hàng năm Công ty phải trả lãi tương đối lớn, do đó dẫn tới chi phí tăng
lên đáng kể.
Với phương thức thanh toán của khách hàng với Công ty như hiện nay hầu
hết là trả chậm thường là 15 ngày nhưng có khi đến 20 ÷ 30 ngày khách hàng mới
thanh toán. Như vậy Công ty bị lỗ khoản lãi tiền vay trả cho ngân hàng do bị khách
hàng chiếm dụng vốn. Do vậy, Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nhanh số
tiền nợ. Đối với khách hàng gần đến hạn phải trả tiền, Công ty nên gửi giấy báo
yêu cầu trả tiền trước khi đến hạn 2-3 ngày để nhắc nhở khách hàng thanh toán
đúng hạn, hoặc có thể gửi thông báo yêu cầu thanh toán có tính lãi suất tiền vay
trên số tiền trả chậm quá hạn trả theo lãi suất quá hạn do ngân hàng quy định (Điều
này có thể ghi rõ trong hợp đồng kinh tế).
Ý kiến 4: Thống nhất thời gian nộp báo cáo của các cửa hàng bán lẻ.

×