Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

QUAN NIỆM về hôn NHÂN của THANH NIÊN NÔNG THÔN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.46 KB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGIỆP VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH XÃ HỘI HỌC

QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN HIỆN
NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại Xã Nghĩa Trung, Huyện Nghĩa Hưng,
Tỉnh Nam Định)

Tên Sinh Viên: Nguyễn Thùy Dương
Mã sinh viên:
Nghành đào tạo:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

596313
XÃ HỘI HỌC
K59 XHHA
Th.s Trần Thanh Hương

Hà Nội, Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận, không sao
chép từ các tài liệu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung khóa


luận tốt nghiệp.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thùy Dương

i


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực
cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô TS.Trần Thanh Hương
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô
trong Khoa Lý luận Chính trị & Xã Hội, cũng như các thầy cô trong bộ môn Xã
Hội Học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến
khi thực hiện khóa luận.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ và người dân xã Nghĩa
Trung đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thùy Dương

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Vấn đề hôn nhân – gia đình không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của
nhiều nhà nghiên cứu mà còn là mối quan tâm của hầu hết thanh niên, trong đó
phải kể đến thanh niên nông thôn ngày nay. Chính vì vậy trong nghiên cứu này
tác giả sẽ khai thác và tìm hiểu quan niệm về sự chung thủy, hạnh phúc gia đình,
quan niệm về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, quyền quyết định hôn nhân của thanh
niên nông thôn tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Qua quá trình điều tra và tìm hiểu tại địa bàn, nghiên cứu cho thấy thanh
niên nông thôn đã có những quan niệm phù hợp về sự chung thủy, biểu hiện của sự
chung thủy, quan niệm về các yếu tố tạo nên hạnh phúc gia đình trong hôn nhân.
Việc đặt ra tiêu chí lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên nông thôn,
nghiên cứu cho thấy các tiêu chí như phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và thu nhập đước đánh giá cao. Cùng với đó là sự xuất hiện của các tiêu
chuẩn về ngoại hình, độ tuổi, khoảng cách địa lý cũng được thanh niên nông
thôn quan tâm
Ngày nay, quyền quyết định kết hôn của thanh niên nông thôn mang đậm
dấu ấn cá nhân. Tỷ lệ con cái tham gia vào việc ra quyết định trong hôn nhân đã
tăng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Cha mẹ và con cái vẫn là hai chủ thể
chính tham gia việc quyết định hôn nhân trong gia đình. Tuy nhiên, con cái –
bản thân người kết hôn là người đưa ra quyết định chính. Cha mẹ giữ vai trò là
người tham vấn ý kiến cho con cái. Do đó, việc tìm hiểu về quyền quyêt định
trong việc đi đến hôn nhân góp phần phản ánh nhu cầu tự tìm kiếm cho mình
một hạnh phúc ngày càng cao, đồng thời phản ánh nhu cầu hiện đại hóa cả về

cuộc sống hôn nhân – gia đình trong bối cảnh xã hội có xu hướng ngày càng
thay đổi như hiện nay.
Từ khóa: Quan niệm, thanh niên, sự chung thủy, hạnh phúc gia đình, tiêu
chuẩn lựa chọn bạn đời, quyền quyết định hôn nhân.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HỘP, SƠ ĐỒ
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

I
II
III
IV
VI
VII

1
1
2


1.2.1 MỤC TIÊU CHUNG................................................................................................................................. 2
1.2.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ.................................................................................................................................. 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

1.3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................................................................... 3
1.3.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CÁC LÝ THUYẾT CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4
4

2.1.1 LÝ THUYẾT LỰA CHỌN DUY LÝ................................................................................................................ 4
2.1.2 THUYẾT XÃ HỘI HÓA............................................................................................................................. 5
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

6

2.2.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH....................................................................................6
2.2.2. NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN BẠN ĐỜI...............................................................................8
2.2.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH TRONG HÔN NHÂN......................................................10
2.3 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

12

2.3.1 KHÁI NIỆM HÔN NHÂN........................................................................................................................ 12
2.3.2 KHÁI NIỆM THANH NIÊN...................................................................................................................... 12
2.3.3 KHÁI NIỆM NÔNG THÔN...................................................................................................................... 13

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 CHỌN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

14
14
15

3.2.1 THU THẬP THÔNG TIN THỨ CẤP.......................................................................................................... 15
3.2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP....................................................................................15
3.2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................................................16
3.3 KHUNG PHÂN TÍCH
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 QUAN NIỆM VỀ SỰ CHUNG THỦY VÀ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN

16
18
18

4.1.1 QUAN NIỆM VỀ SỰ CHUNG THỦY TRONG HÔN NHÂN..........................................................................18
4.1.2 QUAN NIỆM VỀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ CHUNG THỦY TRONG HÔN NHÂN.....................................20
4.1.3 QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH TRONG HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN..................23

iv


4.2.1 TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘ TUỔI CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN.......................................................34
4.2.2 TIÊU CHUẨN VỀ NGOẠI HÌNH CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI.............................................................................36
4.2.3 TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI..................................................................38
4.2.4 TIÊU CHUẨN VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI...........................................................................40

4.2.5 TIÊU CHUẨN VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI................................................................................42
4.2.5 TIÊU CHUẨN VỀ KHOẢNG CÁCH ĐỊA LÝ CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI...............................................................44
4.2.6 TIÊU CHUẨN VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI..............................................................46
4.3 QUAN NIỆM VỀ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN
PHẦN 5: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v

49
53
56
58


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 4.1 QUAN NIỆM VỀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ CHUNG THỦY TRONG HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN.. 20
BẢNG 4.2: QUAN NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.......................................................24
BẢNG 4.3 NGƯỜI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH............................26
BẢNG 4.4: QUAN NIỆM VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẶT RA TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN BẠN ĐỜI CỦA NAM
THANH NIÊN VÀ NỮ THANH NIÊN................................................................................................................ 30
BẢNG 4.5: TIÊU CHUẨN ĐƯỢC THANH NIÊN QUAN TÂM Ở NGƯỜI BẠN ĐỜI TƯƠNG LAI..............................32
BẢNG 4.6: TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘ TUỔI KẾT HÔN CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI.............................................................34
BẢNG 4.7: MONG MUỐN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN.......39
BẢNG 4.8: TIÊU CHUẨN VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN........................43
BẢNG 4.9: TIÊU CHUẨN VỀ KHOẢNG CÁCH ĐỊA LÍ CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI........................................................45
BẢNG 4.10: MONG MUỐN TIÊU CHUẨN PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN TẠI XÃ
NGHĨA TRUNG............................................................................................................................................. 47
BẢNG 4.11: NGƯỜI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN TRONG VIỆC LỰA CHỌN NGƯỜI KẾT HÔN CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN................................................................................................................................................ 49
BẢNG 4.12: QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHÍNH TRONG CHUYỆN HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN...............................50

vi


DANH MỤC HỘP, SƠ ĐỒ
HỘP 4.1: QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CHUNG THỦY TRONG HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN..................................19
HỘP 4.2: QUAN NIỆM VỀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ CHUNG THỦY TRONG HÔN NHÂN...............................22
HỘP 4.3: NGƯỜI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.............................28
HỘP 4.4: QUAN NIỆM VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẶT RA TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN BẠN ĐỜI CỦA NAM
THANH NIÊN VÀ NỮ THANH NIÊN................................................................................................................ 31
HỘP 4.5: TIÊU CHUẨN ĐƯỢC THANH NIÊN QUAN TÂM Ở NGƯỜI BẠN ĐỜI TƯƠNG LAI.................................33
HỘP 4.6 TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘ TUỔI KẾT HÔN CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI................................................................36
HỘP 4.7: MỨC ĐỘ QUAN TÂM TỚI NGOẠI HÌNH CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN.........38
HỘP 4.8: MONG MUỐN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI..........................................................40
HỘP 4.9: MONG MUỐN NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN.......................42
HỘP 4.10: TIÊU CHUẨN VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN........................43
HỘP 4.11: TIÊU CHUẨN VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI.......................................................48
HỘP 4.12: QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHÍNH TRONG CHUYỆN KẾT HÔN CỦA THANH NIÊN NÔNG..........................52

vii


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Nông thôn Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ do tác
động của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu du lịch được xây dựng giúp cho đời sống người dân
nông thôn ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển hơn, các dịch

vụ văn hóa, xã hội và giáo dục cũng đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những
chuyển biến tích cực thì hàng loạt các vấn đề xã hội cũng nảy sinh ở khu vực nông
thôn cần được giải quyết. Đó là vấn đề khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã
hội; tình trạng thiếu việc làm, di dân tự phát; xung đột xã hội gia tăng; dân trí và
quan trí thấp; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; đời sống văn hóa có nhiều
biểu hiện tiêu cực, xuống cấp; năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém;
môi trường bị ô nhiễm và suy thoái ở mức báo động (Mạnh Tráng, 2015).
Những vấn đề xã hội này kéo theo những thay đổi về khuôn mẫu hành vi
xã hội cũng như những thay đổi trong các quan hệ xã hội, đã tác động làm ảnh
hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới các thành viên xã hội, đặc biệt là các thành viên
trẻ, thể hiện rõ nét nhất trong các vấn đề hôn nhân của họ. Họ bị ảnh hưởng bởi
những trào lưu tư tưởng hiện đại, coi nhẹ quan niệm, giá trị của đời sống gia
đình và định chế hôn nhân. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao (2010),
nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó,
số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Đồng thời, theo
thống kê mới nhất của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: Trung bình mỗi
năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 6070% là học sinh, sinh viên. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là thanh niên
chưa có nhận thức, thái độ, quan niệm đúng đắn về hôn nhân và lựa chọn bạn
đời sao cho phù hợp.
Như vậy, cùng với sự phát triển đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hoá ở
nông, nhiều quan niệm khác nhau về hôn nhân, gia đình và nuôi dạy con cái

1


cũng đã xuất hiện. Tính bền vững của gia đình ngày càng giảm, ly hôn ngày
càng tăng, tạo nên nhiều cái giá phải trả về mặt xã hội, về cá nhân và cộng đồng.
R. Arons đã cho rằng “ly hôn là cuộc khủng hoảng của sự biến đổi gia đình gây
ra những thay đổi trong hệ thống gia đình”. Ly hôn không phải là tạo nên sự tự
do đơn giản của hai vợ chồng mà là tạo nên sự nghèo khổ vật chất và tinh thần,

con cái lang thang không nơi nương tựa, làm tan vỡ nhiều mối quan hệ xã hội.
(Nguyễn Văn Lượt và Đỗ Thị Hồng Nhung, 2010).
Hôn nhân là cơ sở tạo lập gia đình và hình thành nên các tế bào của xã
hội. Nghiên cứu các vấn đề hôn nhân – gia đình của thanh niên ở khu vực nông
thôn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về sự biến động/thay
đổi trong những khuôn mẫu hành vi, tập quán và quan niệm của người trẻ về vấn
đề hôn nhân – gia đình hiện nay. Đồng thời, cần quan tâm đến đối tượng thanh
niên nông thôn vì đây là nhóm dân cư trẻ, chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số
vùng, chịu ảnh hưởng sâu sắc về nhận thức, tâm lý và hành vi mà nguyên nhân
xuất phát từ hệ thống các tác động khác nhau của quá trình đô thị hóa tới gia
đình ở nông thôn.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài“Quan niệm về hôn
nhân của thanh niên nông thôn hiện nay”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu quan niệm về hôn nhân của thanh niên nông thôn tại xã Nghĩa
Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
1.2.3 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu quan niệm về giá trị chung thủy và hạnh phúc gia đình của
thanh niên nông thôn tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Tìm hiểu quan niệm về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của Thanh niên nông
thôn tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Tìm hiểu quan niệm về quyền quyết định trong hôn nhân của thanh niên
nông thôn tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

2


1.3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quan niệm về hôn nhân của thanh
niên nông thôn hiện nay
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu thanh niên chưa lập gia đình để thấy được những quan niệm,
định nghĩa, suy nghĩ khác nhau về tình yêu, hôn nhân gia đình, đồng thời thấy
được họ đã có sự chuẩn bị như thế nào trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Vì vậy, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các thanh niên nông thôn từ 18-30 tuổi
thuộc xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ tháng 1 – 2018 đến tháng 6 – 2018
+ Trong khuôn khổ đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu quan niệm về hôn
nhân của thanh niên nông thôn thời điểm hiện tại
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa
Hưng, Tỉnh Nam Định
- Phạm vi nội dung: Hôn nhân là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều
vấn đề, khía cạnh khác nhau như tuổi kết hôn, phạm vi kết hôn, tiêu chuẩn lựa
chọn hôn nhân, lý do kết hôn, mô hình quyết định hôn nhân, nghi thức hôn nhân,
mô hình nơi ở của các cặp vợ chồng sau khi kết hôn, các hình thức hôn nhân, độ
bền vững của hôn nhân, ly hôn, quan hệ tiền hôn nhân, vấn đề sinh con ngoài
hôn nhân,.... Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung
nghiên cứu quan niệm về hôn nhân của thanh niên nông thôn hiện nay vào các
nội dung sau: quan niệm về giá trị chung thủy và hạnh phúc gia đình, tiêu chuẩn
lựa chọn bạn đời, quan niệm về quyền quyết định trong hôn nhân.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

2.1.1 Lý thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết Lựa chọn hợp lý (thuyết lựa chọn duy lý) có nguồn gốc từ triết
học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Đại diện của thuyết lựa chọn
duy lý là: Alfred Marschal, Gorger Homans, Jonh Elster. Một số nhà triết học đã
cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và
lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò
động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định
lựa chọn hành động. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người
luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguổn
lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những
điểu kiện hay cách thức thể hiện có thể đạt được mục tiêu trong điều kiện khan
hiếm các nguồn lực. Mục đích ở đây không chỉ có yếu tố vật chất mà còn có cả
yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu
định lý toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có,
các nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác suất thành công của hành
động đó với giá trị mà phần thưởng của hành dộng đó là lớn nhất. Tức là ông
nhấn mạnh đến đặc trưng thứ 2 của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa
(Vũ Quang Hà, 2001)
Vận dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu, tiếp cận này đặc biệt hữu dụng
trong việc hiểu biết về lựa chọn bạn đời trong hôn nhân gia đình. Trong thời gian
tìm hiểu, một người thường đánh giá lợi thế và bất lợi có thể có khi chọn một
đối tượng làm chồng hoặc vợ. Vì vậy, khi cá nhân đứng trước các sự kiện xã hội,
môi trường sống khác nhau, thậm chí là tình huống trái ngược nhau cần phải có
một quá trình tìm hiểu lâu dài, một sự lựa chọn lỹ lưỡng để thấy được hành động

4



nào là phù hợp, hành dộng nào không phù hợp, từ đó, lựa chọn một hành động
hợp lý sao cho đạt được kết quả cao nhất có thể. Quá trình lựa chọn dựa trên hệ
giá trị của cá nhân cũng như lợi ích thiết thực mà hành động mang lại, vì thế
trong vấn đề lựa chọn bạn đời, thanh niên lựa chọn trên giá trị phù hợp với bản
thân để có được hạnh phúc lâu bền, một gia đình chọn vẹn.
Trong đề tài, thuyết này được vận dụng để phân tích các tiêu chuẩn lựa
chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay. Tại sao họ lại lựa chọn các tiêu
chuẩn này mà không phải các tiêu chuẩn khác? Thứ tự ưu tiên các tiêu chuẩn lựa
chọn bạn đời?
2.1.2 Thuyết xã hội hóa
Thuyết Xã hội hóa ra đời gắn liền với tư tưởng của các nhà xã hội học
người Mỹ như: Neil Smelser, Fichter. Lý thuyết xã hội hóa đặc biệt nhấn mạnh
đến vai trò của cá nhân khi tham gia vào quá trình xã hội hóa. Xã hội hóa là một
quá trình mà ở đó, tất cả các cá nhân đều học cách để đáp ứng được những trông
đợi của xã hội thông qua cách ứng xử, giao tiếp với những người khác. Xã hội
hóa có thể hiểu là một mô hình, khuôn mẫu của xã hội được hình thành để tạo sự
thích nghi, sự liên kết giữa các cá nhân trong nhóm. Xã hội hóa phụ thuộc vào
lối sống và văn hóa của từng nước, từng dân tộc. Xã hội hóa là quá trình quan
trọng để hình thành nhân cách của cá nhân. Là quá trình thích ứng và cọ xát với
các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó, một
thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội.
Cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thu nhận những kinh
nghiệm xã hội mà còn chuyển hóa nó thành các giá trị, tâm thế, xu thế của cá
nhân để tham gia tái tạo, tái sản xuất chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá
trình xã hội hóa là thu nhận những kinh nghiệm xã hội, thể hiện sự tác động của
môi trường đến con người. Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động
của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình.
Xã hội hóa là một quá trình kéo dài suốt cuộc đời của mỗi con người nó

5



dựa trên sự tương tác xã hội và là quá trình biến đổi từ con người sinh vật sang
con người xã hội. Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người.
Xã hội hóa là một chức năng cần thiết của xã hội: ngay khi một cá nhân ra đời
xã hội đã áp đặt các nhu cầu cần thiết của xã hội lên cá nhân đó, nghĩa là giáo
dục con người biến họ thành một trong những thành viên theo khuôn mẫu văn
hóa của mình (Lê Thị Quý, 2010).
Vận dụng lý thuyết xã hội hóa vào phân tích quan điểm về tiêu chuẩn lựa
chọn bạn đời, quyền quyết định kết hôn của thanh niên nông thôn hiện nay cho
thấy, các cá nhân nói chung và thanh niên nói riêng đều trải qua các môi trường
xã hội hóa khác nhau, từ đó, việc hình thành nên các giá trị, chuẩn mực hay
những mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân là khác nhau. Điều đó cũng cho thấy
rằng, việc mỗi cá nhân trải qua môi trường xã hội hóa khác nhau, có những mối
quan hệ khác nhau cũng dẫn đến việc hình thành nên những quan điểm về tiêu
chuẩn lựa chọn bạn đời của mỗi người là không giống nhau.
2.2 Các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Những nghiên cứu về hôn nhân, gia đình.
Hôn nhân, gia đình từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, có sức hút
đáng kể không chỉ trong giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung mà còn với
các nhà xã hội học nói riêng. Vấn đề hôn nhân – gia đình với thanh niên luôn thể
hiện sự phong phú, đa dạng nhưng lại rất phức tạp
Các công trình nghiên cứu tìm hiểu quan niệm nhận thức về hôn nhân, gia
đình của thế hệ trẻ Việt Nam đã tập trung xem xét về hoàn cảnh tìm hiểu, cách
thức lựa chọn bạn đời và quyết định kết hôn. Theo “Báo cáo kết quả điều tra
gia đình Việt Nam” (2006), đã đề cập đến đặc điểm của hôn nhân gia đình, tiêu
chuẩn lựa chọn bạn đời, và quyền quyết định kết hôn của thanh niên Việt Nam
hiện nay. Nội dung của cuộc điều tra tập trung vào các nội dung. Về hôn nhân:
Tuổi kết hôn lần đầu của cả nam và nữ giới có xu hướng tăng lên. Những người
có trình độ học vấn cao thường có tuổi kết hôn trung bình cao hơn những người


6


làm các công việc lao động chân tay. Về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh
niên, có ba tiêu chí được lựa chọn nhiều nhất đó là: Biết cách cư xử/tư cách đạo
đức tốt, khỏe mạnh và biết cách làm ăn. Xem nhẹ các tiêu chuẩn có lý lịch trong
sạch, đồng hương/cùng quê. Điều đó cho thấy các giá trị truyền thống trong tiêu
chuẩn lựa chọn trong hôn nhân đã bị thay đổi, một số giá trị truyền thống tiếp
tục được kế thừa trong cuộc sống hiện đại, một số giá trị truyền thống khác đang
có sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển và hội nhập của giới trẻ hiện đại
ngày nay. Báo cáo đã chỉ ra khá rõ nét vến đề hôn nhân, đặc biệt là các tiêu chí
lựa chọn bạn đời, về độ tuổi kết hôn của thanh niên hiện nay.
Cùng với hướng nghiên cứu trên, tác giả Lâm Bình (2010) cho rằng:
“Thanh niên có xu hướng đề cao các giá trị vật chất khi đánh giá cũng như đưa
ra quan niệm về hôn nhân, gia đình. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ cũng có chiều
hướng đề cao gia đình hạt nhân, thích sống độc lập hơn là dựa vào gia đình của
cha mẹ (gia đình xuất thân). Thực tế cho thấy, sự biến động về kinh tế - xã hội,
đặc biệt là sự biến động của các giá trị văn hóa truyền thống đã tác động không
nhỏ tới suy nghĩ và đánh giá của thanh niên về gia đình. Bài viết đã chỉ ra rằng
thanh niên muốn độc lập về kinh tế và tự lực cánh sinh khi xây dựng tổ ấm của
mình, sự chủ động và muốn được làm chủ trong lựa chọn bạn đời và quyền
quyết định kết hôn. Cùng với đó, quan niệm về tình yêu và hôn nhân của thanh
niên ngày nay phản ánh cuộc sống thực tế, phản ánh sâu sắc mối quan hệ xã hội,
thể hiện sự ảnh hưởng của một nền giáo dục về học vấn, đạo đức và văn hóa nên
quan niệm, suy nghĩ và hành động của thanh niên. Những phẩm chất quan trọng
của người bạn đời là có nghề nghiệp vững chắc, cư xử có văn hóa và có trách
nhiệm trong cuộc sống, trong gia đình và ngoài xã hội được nhấn mạnh và đề
cao. Đồng thời cốt lõi để có gia đình hạnh phúc là tình yêu, tình yêu được nảy nở
và duy trì thông qua lao động, cống hiến và qua hoạt động nghề nghiệp phù hợp

với lợi ích chung của xã hội (Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Ngọc Lẹ , 2014)

7


Theo tác giả Đào Thị Lan Hương (2010), tình yêu và hôn nhân gia đình
hạnh phúc đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, song quan trọng nhất đó
là nền tảng yêu thương, sự thủy chung, sự bảm đảm về kinh tế trong gia đình.
Trong đó yếu tố tình yêu, sự chung thủy là yếu tố được ưu tiên số một. Phần lớn
thanh niên luôn hướng quan niệm về hôn nhân theo mô hình gia đình truyền
thống. Tác giả đã chỉ ra những phẩm chất, tiêu chuẩn người vợ, người chồng
trong việc lựa chọn bạn đời, những suy nghĩ, quan niệm, định hướng của sinh
viên về việc quyết định lập gia đình, duy trì đời sống gia đình, quyết định sinh
đẻ, chăm sóc con cái, phụng dưỡng cha mẹ. Bên cạnh đó hôn nhân gia đình
không chỉ có ý nghĩa sinh học nhằm duy trì nòi giống, mà nó còn thể hiện những
đặc điểm văn hóa của một xã hội nhất định tại một thời điểm. Vì là một biểu
hiện văn hóa của những con người trong xã hội, nên qua việc nghiên cứu và tìm
hiểu về hôn nhân gia đình, chúng ta có thể thấy được những chuẩn mực đạo đức
của con người ở các tầng lớp xã hội khác nhau, các thế hệ khác nhau. Đặc biệt
trong hoàn cảnh của Việt Nam, với những đổi mới về kinh tế và xã hội, những
khác biệt và đồng thuận trong nhận thức về hôn nhân và gia đình là một vấn đề
rất thú vị để nghiên cứu (Lê Thi, 2009)
Các công trình nghiên cứu trên đã phần nào mô tả rõ vấn đề quan niệm
về giá trị hôn nhân của thanh niên và chủ yếu tập trung nghiên cứu về các quan
niệm, các giá trị, chuẩn mực, các yếu tố kinh tế và ham muốn cá nhân. Tuy
nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nhóm thanh niên nói chung,
còn nhóm thanh niên nông thôn còn ít được đề cập đến và cũng chưa được quan
tâm đúng mực.
2.2.2. Nghiên cứu về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời là một mô hình hôn nhân tự nguyện của thế

hệ trẻ, đó là những kỳ vọng hay là những mong đợi về các đặc điểm, các phẩm
chất của người vợ và người chồng trong tương lai. Những kỳ vọng này có thể
tùy thuộc vào giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, học vấn, mức sống, tôn giáo

8


dân tộc, môi trường sinh sống và truyền thống văn hóa. Điều tra gia đình Việt
Nam (2006), đưa ra 9 tiêu chuẩn cụ thể của người bạn đời kết hợp cả những tiêu
chuẩn truyền thống và những tiêu chuẩn hiện đại thuộc hai nhóm tuổi 18-60 và
61 tuổi trở lên bao gồm: hình thức khá, khỏe mạnh, có trình độ học vấn, có thu
nhập ổn định, biết cách cư xử/tư cách đạo đức tốt, đồng hương/cùng quê, biết
cách làm ăn, gia đình nề nếp, có lý lịch trong sạch. Việc đề cao các tiêu chuẩn
biết cách cư xử/tư cách đạo đức tốt, sức khỏe, biết cách làm ăn và xem nhẹ các
tiêu chuẩn có lý lịch trong sạch, đồng hương cho thấy giá trị truyền thống trong
tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân bị phân đôi, một số giá trị truyền thống tiếp tục
được phát huy trong cuộc sống hiện tại, một số khác đang có sự thay đổi.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu kinh tế và văn hóa quốc
tế làm cho phạm vi kết hôn được mở rộng hơn. Các cá nhân có nhiều cơ hội tiếp
xúc và có thể lựa chọn cho mình một người vợ hoặc người chồng mà không nhất
thiết phải bó hẹp trong phạm vi làng xã. Trong hôn nhân truyền thống những gia
đình giàu có khó chấp nhận người nghèo về làm dâu hoặc làm rể. Hay gia đình
thành phố gốc khó chấp nhận một thành viên xuất thân từ nông thôn. Nhiều cuộc
hôn nhân của nam nữ thanh niên bị phản đối vì sự khác biệt nghề nghiệp giữa
hai bên. Nghiên cứu “Khác biệt về giá trị gia đình giữa các lớp thế hệ và giữa
nam và nữ” (Trịnh Thị Quang, 2009), lại cho thấy việc thanh niên tự tìm hiểu
nhau không phải là yếu tố quan trọng. Tiêu chí mong muốn ở người yêu hoặc
vợ/chồng tương lai ở các thế hệ khác nhau nhìn chung đều đề cao yếu tố tình
cảm, sức khỏe, việc làm ổn định. Theo cảm nhận của thế hệ người cao tuổi, thế
hệ trẻ ngày nay tỏ ra chuộng hình thức hơn, ít quan tâm đến vấn đề khác. Nam

giới trẻ có xu hướng đề cao vẻ đẹp hình thức hơn và nữ giới trẻ tỏ ra lãng mạn
hơn, đề cao tình yêu, lòng chung thủy hơn và không thụ động. Mặc dù đã có sự
thay đổi trong quan niệm của thanh niên, cha mẹ hiện nay vẫn mong muốn con
cái mình lấy vợ/lấy chồng theo các tiêu chí của họ, đề cao nề nếp gia đình, đạo
đức và có nghề nghiệp ổn định.

9


Bên cạnh đó một nghiên cứu của Lê Ngọc Văn (2007) lại cho thấy, thế hệ
trẻ vẫn rất quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế bên gia đình chồng vì sau này khi kết
hôn người con gái sẽ sống chung ở đó lâu dài. Việc lựa chọn bạn đời chưa hoàn
toàn chuyển sang khuôn mẫu chỉ dựa trên cơ sở đặc trưng cá nhân. Đồng thời
hoàn cảnh kinh tế xã hội của hai bên gia đình vẫn còn ý nghĩa trong sự cân nhắc
hôn nhân nên khó có thể cho rằng, sự lựa chọn của cá nhân đã hoàn toàn đứt
đoạn với quá khứ. Hay nói cách khác đi kèm với đặc điểm cá nhân (trình độ học
vấn, nghề nghiệp, tuổi, hoàn cảnh,…) thì điều kiện gia đình hai bên vẫn nằm
trong mối quan tâm của mọi người khi lựa chọn bạn đời. Ngoài ra những tiêu
chuẩn về gia đình, nền nếp, đồng hương được xếp sau 3 tiêu chuẩn trên
Tóm lại, những tiêu chuẩn được đa số thanh niên lựa chọn sẽ dẫn tới
những ảnh hưởng nhất định đối với việc lựa chọn đối tượng kết hôn của nam nữ
thanh niên. Để chọn được người bạn đời, ngày nay, những đặc điểm tâm lý,
những sở thích cá nhân, giữ một vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn.
2.2.3 Những nghiên cứu về quyền quyết định trong hôn nhân
Trong những năm gần đây hôn nhân gia đình đã có sự thay đổi, quyền
quyết định của cha mẹ trong hôn nhân của con cái giảm dần và vai trò quyết
định của cá nhân tăng lên, nghiên cứu “Nghi lễ hôn nhân trong đời sống gia
đình của người Tày Cao Bằng” (Nông Anh Nga, 2012) cho thấy, hôn nhân phản
ánh rất rõ bản chất của gia đình. Trong gia đình người cha có quyền quyết định
hết mọi công việc. Họ chính là những người quyết định khi nào một thành viên

trẻ trong gia đình sẽ kết hôn, với ai, họ không quan tâm đến mong muốn của
nam nữ thanh niên. Cá nhân phải phục tùng sự sắp xếp của gia đình, không được
tự do lựa chọn, bởi vậy, quan hệ cha mẹ - con cái bao giờ cũng được coi trọng
hơn quan hệ vợ chồng. Bị chi phối bởi chế độ gia đình phụ quyền gia trưởng,
việc nhân duyên của con cái hoàn toàn thuộc quyền cha mẹ, trong nhiều trường
hợp lấy vợ, lấy chồng là do bố mẹ kén chọn cho. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn
chồng phải xứng đáng với địa vị gia đình. Ngày nay việc kết hôn có sự biến đổi

10


đặt trên cơ sở tình yêu và sự hiểu biết lẫn nhau của đôi trai gái, thanh niên là
người quyết định trong việc hôn nhân. Cuộc điều tra gia đình Việt Nam (2006),
đã tiếp tục khẳng định quyền quyết định hoàn toàn của cha mẹ đối với hôn nhân
của con cái có xu hướng giảm dần nhưng không có nghĩa rằng, quyết định hôn
nhân được hoàn toàn chuyển giao cho con cái. Họ cũng hiểu rằng để con cái lựa
chọn bạn đời sẽ tốt hơn cho cuộc sống hôn nhân sau này. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi quyền quyết định hôn nhân từ bố mẹ sang con cái làm xuất hiện xu
hướng cha mẹ cùng con cái quyết định với hai hình thức: bố mẹ quyết định có
hỏi ý kiến con cái và con cái quyết định có hỏi ý kiến cha mẹ, trong đó hình thức
con cái quyết định có hỏi ý kiến cha mẹ ưu thế và có xu hướng ngày càng tăng
lên. Cùng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Đức Chiện (2012) cho thấy rằng, có
sự chuyển đổi mô hình tìm hiểu trước kết hôn đang diễn ra theo thiên hướng
nghiêng về cá nhân, con cái tự chủ gặp gỡ tìm hiểu bạn đời. Điều này thể hiện là
hình thức tìm hiểu thông qua giới thiệu của cha mẹ và người mai mối suy yếu và
gia tăng hình thức tìm hiểu cùng học một trường, ở nơi vui chơi giải trí và tự tìm
hiểu. Mô hình quyết định kết hôn cũng đang tiến triển theo hướng quyền lực của
cha mẹ quyết định hoàn toàn hôn nhân của con cái giảm dần, cùng với nó là tính
tự chủ của con cái ngày càng gia tăng. Mô hình quyết định kết hôn điển hình
hiện nay dựa trên “sự thoả thuận, thỏa hiệp để đi đến nhất trí giữa cha mẹ và con

cái”; trong đó, quyền quyết định có xu hướng nghiêng về con cái.
Hôn nhân gia đình ở Việt Nam nói chung và đối với thanh niên nói riêng
đã và đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ở từng góc
độ khác nhau, vấn đề hôn nhân gia đình đối với thanh niên luôn thể hiện sự
phong phú, đa dạng lại rất phức tạp. Các hướng nghiên cứu trên đây phần nhiều
tập trung mô tả thực trạng quan niệm về vấn đề hôn nhân, gia đình và cho thấy
sự biến đổi quyền tự do tìm hiểu, lựa chọn, quyết định kết hôn đối với thế hệ trẻ.
Ngoài ra các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra một cách khái quát các tiêu
chuẩn thanh niên đặt ra đối với người bạn đời tương lai. Do đó, những nghiên

11


cứu xung quanh chủ đề này là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện
đề tài nghiên cứu: “Quan niệm về hôn nhân của thanh niên nông thôn hiện
nay” (Nghiên cứu trường hợp tại Xã Nghĩa Trung, Huyện Nghĩa Hưng,
Tỉnh Nam Định)
2.3 Các khái niệm liên quan
2.3.1 Khái niệm hôn nhân
Là sự giao kết giữa nam và nữ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và theo
quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời để xây dựng gia đình
hạnh phúc, dân chủ, văn minh, hòa thuận và hạnh phúc (khoản 6, điều 8, Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014).
Hôn nhân có thể được hiểu một cách chung nhất: là một quan hệ xã hội
mang tính văn hóa biểu thị sự tán đồng của xã hội, cho phép quan hệ tình dục và
sinh sản giữa hai người khác giới được xã hội thừa nhận về tính hợp pháp của
nó. Hôn nhân có hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp: hôn nhân chỉ các sự kiện và quá
trình dẫn đến sự hình thành một gia đình mới hay là việc kết hôn. Theo nghĩa
rộng: nó chỉ quá trình chung sống trong hôn thú của một cặp vợ chồng, với
nghĩa này thì hôn nhân là một thiết chế xã hội.

Trong phạm vi của đề tài, tôi chọn cách hiểu hôn nhân là sự kiện, quá
trình dẫn đến sự hình thành một gia đình mới như quá trình tìm hiểu, tiêu chuẩn
lựa chọn bạn đời, nhận thức tầm quan trọng của hôn nhân từ đó đi đến quyết
định hôn nhân của thanh niên nông thôn hiện nay.
2.3.2 Khái niệm thanh niên
Theo góc độ Luật pháp, điều 1, Luật thanh niên năm 2005: thanh niên là
công dân Việt Nam từ 16 tuổi đến 30 tuổi; gồm những người có sức khỏe thể
chất đạt đến đỉnh cao, năng động, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, thích giao
lưu, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt, mong muốn được đóng góp cho
xã hội để khẳng định bản thân. Họ là một lực lượng quan trọng của xã hội hiện
tại cũng như tương lai.

12


Thanh niên trong đề tài được lựa chọn trong khoảng tuổi từ 18-30, bởi
đây là lứa tuổi có thể đưa ra được những ý kiến dựa trên những quan điểm bản
thân về hôn nhân, sự lựa chọn bạn đời, quyền quyết định kết hôn.
2.3.3 Khái niệm nông thôn
Theo quan điểm của GS. Đào Thế Tuấn, nông thôn là một phân hệ xã hội
đặc thù với tám đặc trưng cơ bản sau:
+ Chủ thể đại diện là người nông dân chiếm đa số trong tiểu hệ thống xã
hội này, gắn chặt với hoạt động truyền thống là sản xuất nông nghiệp;
+ Nông thôn bao gồm những tụ điểm quần cư có quy mô nhỏ về số lượng;
+ Nông thôn là nơi thường có mật độ dân cư thấp;
+ Ở nông thôn có một môi trường tự nhiên ưu trội;
+ Ở nông thôn có một lối sống đặc thù là lối sống nông thôn;
+ Con người ở nông thôn thường có tính cố kết cộng đồng cao;
+ Con người ở nông thôn có cung cách ứng xử xã hội nặng về tục lệ nhiều
hơn là tính pháp lý;

+ Văn hóa nông thôn – một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân
gian, nét truyền thống dân tộc.
Với các đặc trưng như vậy, khái niệm nông thôn trong đề tài này bao hàm
các thôn/xã và các tiểu khu vực xung quanh đó như thị trấn thuộc huyện, cụ thể
là bao hàm các thôn/xóm của xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định.

13


PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Xã Nghĩa Trung nằm ở phía bắc của huyện Nghĩa Hưng, thuộc tả ngạn sông
Đáy. Phía bắc giáp các xã Nghĩa Châu và Nghĩa Thái. Phía đông giáp xã Trực
Thuận, huyện Trực Ninh và thị trấn Liễu Đề. Phía nam giáp xã Nghĩa Sơn, huyện
Nghĩa Hưng. Phía tây giáp xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
(ranh giới tự nhiên là sông Đáy). Toàn xã hiện có 2591 hộ, với 8209 khẩu. Tỷ lệ
tăng dân số là 1,6%. Dân số quy hoạch đến năm 2025 khoảng 13.957 người.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
năm 2016 xã Nghĩa Trung đạt thêm 3 tiêu chí là: y tế, môi trường, văn hóa. Tiêu
chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở nông thôn đạt trên 60%. Huy động
nhân dân đóng góp để làm bê tông nông thôn, tổng có 15/19 xóm làm đường
giao thông. Bên cạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng được địa
phương quan tâm thực hiện tốt. Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ lớn của dân tộc. Tuyên
truyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 –
2021. Đồng thời, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Làm tốt công
tác phòng chống dịch bệnh, chú trọng đến chất lượng khám chữa bệnh từ Trạm y
tế xã, thực hiện có hiệu quả các Chương trình y tế Quốc gia có mục tiêu, triển khai
các chiến dịch phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà con

nhân dân. Do đó, trong năm trên địa bàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Xã Nghĩa Trung là địa danh giàu truyền thống văn hoá, giàu truyền thống
yêu nước, cách mạng. Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển mảnh
đất và con người nơi đây luôn tạo ra những bước phát triển đột phá của các
phong trào cánh mạng. Đối với người dân ở xã Nghĩa Trung, gia đình là nơi bảo
lưu một phần đáng kể các yếu tố văn hóa truyền thống, là nơi biểu hiện các giá
trị chuẩn mựa đạo đức, thẩm mỹ, mối quan hệ giữa con người với con người với
xã hội. Hiện nay, trong thời kỳ đổi mới, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa

14


nông thôn nhiều giá trị, chuẩn mực trong quan niệm về hôn nhân, gia đình đang
có sự thay đổi, trong đó có vấn đề hôn nhân, lựa chọn bạn đời và quyền quyết
định kết hôn, đặc biệt đối với đối tượng thanh niên. Vì vậy, việc tiến hành điều
tra quan niệm hôn nhân nhằm làm rõ hơn những quan niệm về giá trị chung thủy
và hạnh phúc gia đình, quan niệm về các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, quan niêm
về quyền quyết định kết hôn của thanh niên đang sinh sống và làm việc tại xã
Nghĩa Trung.
3.2 Phương pháp thu thập Thông tin
3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Xây dựng tổng quan tài liệu liên quan đến quan niệm về hôn nhân, tiêu
chuẩn lựa chọn bạn đời, quan niệm về quyền quyết trong hôn nhân của thanh
niên nông thôn từ sách, báo, tạp chí khoa học, báo cáo khoa học, các trang Web
có nội dung lien quan đến đề tài. Đồng thời, tiến hành thu thập các báo cáo, tài
liệu, video, số liệu thứ cấp từ UBND xã Nghĩa Trung về số lượng thanh niên tại
xã để có mẫu phù hợp với đề tài.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
3.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dựa trên danh sách được lập về tên, tuổi, tình trạng hôn nhân của thanh

niên đang sinh sống và làm việc tại xã, chọn 60 mẫu là thanh niên từ 18-30 tuổi
trong đó 30 mẫu thanh niên là nam và 30 mẫu thanh niên là nữ , là người chưa
kết hôn tham gia vào quá trình nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng, nhằm thu thập 15hong tin về quan niệm về giá trị chung thủy
và hạnh phúc gia đình, quan niệm về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, và quyền
quyết định kết hôn của thanh niên nông thôn hiện nay.
3.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài tiến hành 10 phỏng vấn sâu trong đó khách thể nghiên cứu là:
- Phỏng vấn sâu 08 thanh niên đang sinh sống và làm việc tại xã, trong đó có
04 nữ thanh niên chưa kết hôn và 04 nam thanh niên chưa kết hôn nhằm tìm hiểu

15


một cách cụ thể hơn quan niệm về giá trị chung thủy và hạnh phúc gia đình, các
tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, cũng như quan niệm về quyền quyết định kết hôn
- Phỏng vấn sâu 01 đại diện gia đình là bố mẹ của thanh niên, điều tra
nhằm làm rõ những ảnh hưởng từ quan điểm hôn nhân của cha mẹ có tác động
như thế nào đến sự lựa chọn bạn đời, quyền quyết định kết hôn của con cái.
- Phỏng vấn 01 bí thư chi Đoàn đại diện cán bộ xã tại Địa phương nhằm
thu thập những số liệu, thông tin về số lượng thanh niên chưa kết hôn tại xã
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập bằng phiếu điều tra/bảng hỏi sẽ dược kiểm tra,
loại bỏ phiếu kém chất lượng. Các thông tin thu thập qua bảng hỏi sẽ được tiến
hành xử lý bằng phần mềm SPSS.
3.3 Khung phân tích
Điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tạo ra môi trường hiện đại, năng động
và rộng lớn thanh niên có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa chọn đối tượng phù hợp cho
bản than. Đồng thời những quan niệm, suy nghĩ, định nghĩa về hôn nhân gia
đình đã có nhiều thay đổi. Trong nghiên cứu này tập trung vào các nội dung:

quan niệm về sự chung thủy và hạnh phúc gia đình, quan niệm về tiêu chuẩn lựa
chọn bạn đời và quan niệm về quyền quyết định trong hôn nhân dưới tác động
của điều kiện kinh tế xã hội.
Đặc biệt, khung phân tích được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết lựa
chọn duy lý được phát triển bởi Gorger Homans. Lý thuyết này làm nền móng
cũng như giải thích cho những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên và
quyền quyết định kết hôn, dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động
một cách duy lý nhằm đạt kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Vận dụng lý thuyết
này để phân tích các nhân tố lien quan đến đặc điểm cá nhân (thanh niên) gồm:
độ tuổi, ngoại hình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khoảng cách địa lý và phẩm
chất đạo đức khi chi phối quá trình hình thành các tiêu chuẩn và đi đến quyền
quyết định lựa chọn bạn đời của thanh niên.

16


Điều kiện kinh tế xã hội

Quan niệm hôn nhân của thanh niên
nông thôn hiện nay

Quan niệm về giá trị
chung thủy và hạnh
phúc gia đình của
thanh niên nông thôn
hiện nay

Quan niệm về tiêu
chuẩn lựa chọn bạn
đời của thanh niên

nông thôn hiện nay

17

Quan niệm về quyền
quyết định hôn nhân
của thanh niên nông
thôn hiện nay


×