Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kế toán tài sản có - tài sản nợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.07 KB, 11 trang )

1
1
Chính sách quản lý
tài sản có-tài sản nợ (ALM)
Tsuzuri Sakamaki
Cố vấn trưởng JICA cho Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam
Tháng 3/ 2011

2
 Một trong những chức năng chính của hệ thống tài
chính là biến đổi kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản
Có: trong hầu hết các trường hợp, nguồn vốn để các
NH cho vay hoặc mua trái phiếu chính là từ việc phát
hành các tài sản Nợ mà kỳ hạn trung bình của chúng
thường ngắn hơn kỳ hạn trung bình của các khoản
đầu tư trái phiếu hoặc cho vay.
 Sự bất cân xứng được tạo ra giữa kỳ hạn của tài sản
Có và tài sản Nợ ngụ ý ngân hàng chấp nhận rủi ro lãi
suất.

Chia se tu [ Click ]
Chia se tu [ Click ]
2
3
 Để tìm hiểu, ta xem xét khoản cho vay có thế chấp
100.000 euro với lãi suất cố định là 6% trong vòng 10
năm.
 Để có số vốn cho khoản vay này, ngân hàng phát
hành chứng chỉ tiền gửi một năm với số tiền tương tự
và lãi suất cố định là 2%.


 Thu nhập ròng từ lãi (NII) của hoạt động này là 4%
trên tổng số tiền: 4.000 euro.

4
 Giả định rằng trong năm đó lãi suất thị trường (cho cả
tài sản Có và tài sản Nợ) tăng thêm 1 điểm phần trăm.
 Khi chứng chỉ tiền gửi đến kỳ đáo hạn, ngân hàng
buộc phải tái cấp vốn khoản cho vay có thế chấp bằng
cách phát hành chứng chỉ tiền gửi mới với lãi suất cao
hơn (3%), mặc dù ngân hàng vẫn nhận được tiền lãi
6% cho khoản đầu tư của mình.
 Vì vậy, NII sẽ giảm từ 4.000 euro xuống 3.000 euro
(nghĩa là từ 4% xuống 3%)

Chia se tu [ Click ]
Chia se tu [ Click ]
3
5
 Khi kỳ hạn của tài sản Có dài hơn kỳ hạn của tài sản
Nợ, ngân hàng phải chịu rủi ro tái cấp vốn (tức là, chi
phí liên quan đến việc huy động vốn cho trạng thái
sinh lãi tăng, dẫn đến biên lãi suất thấp hơn).
 Nếu kỳ hạn của tài sản có ngắn hơn kỳ hạn của tài sản
nợ, thì mọi việc ngược lại.

6
 Chẳng hạn, ta xem xét một khoản vay cấp cho một công
ty với thời hạn 1 năm và lãi suất cố định 5%, huy động
vốn bằng cách phát hành trái phiếu 10 năm với lãi suất cố
định là 4%.

 Nếu lãi suất trên thị trường giảm, khi khoản cho vay đến
kỳ đáo hạn, ngân hàng sẽ phải tái đầu tư nguồn vốn từ trái
phiếu vào tài sản Có với lợi nhuận thấp hơn.
 Kết quả là, biên lãi suất của NH bị giảm.
 Khi kỳ hạn của tài sản Có ngắn hơn tài sản Nợ, ngân hàng
chịu rủi ro tái đầu tư.

Chia se tu [ Click ]
Chia se tu [ Click ]
4
7
 Do vậy, rủi ro lãi suất theo nghĩa rộng có thể được định nghĩa
là rủi ro mà những thay đổi trong lãi suất thị trường tác động
đến khả năng sinh lời và giá trị kinh tế của ngân hàng.
 Lưu ý rằng rủi ro này không chỉ phát sinh từ các trường hợp
được mô tả ở trên (có nghĩa là những thay đổi có thể trong các
dòng thu nhập từ lãi và dòng chi phí từ lãi, và thay đổi trong
giá trị thị trường của tài sản Có và tài sản Nợ do sự mất cân
xứng về kỳ hạn gây ra).
 Cũng có thể xuất hiện ảnh hưởng gián tiếp, gắn với tác động
của thay đổi lãi suất đối với doanh số của ngân hàng.

8
 Ví dụ, lãi suất tăng không chỉ làm tăng lãi thu được và lãi
phải trả của ngân hàng, mà còn kéo theo sự sụt giảm giá
trị của các tài sản Có và tài sản Nợ với lãi suất cố định
trên thị trường.
 Thông thường, thay đổi như vậy cũng gây ra sự giảm sút
trong các tài sản Nợ không kỳ hạn và các khoản vay theo
hạn mức.

 Trong thực tế, khi lãi suất trên thị trường tăng, các chủ tài
khoản ngân hàng có xu hướng chuyển tiền sang các loại
hình đầu tư sinh lãi nhiều hơn.
 Trong khi đó, các con nợ của ngân hàng (có thể là công ty
hoặc cá nhân) có xu hướng giảm sử dụng các khoản vay
theo hạn mức tín dụng do chi phí của các dịch vụ này cao
hơn.

Chia se tu [ Click ]
Chia se tu [ Click ]
5
9
 Hiện tượng này không phụ thuộc vào sự mất cân xứng
giữa kỳ hạn trung bình của tài sản Có và tài sản Nợ, mà
phụ thuộc vào độ co giãn của cầu đối với tiền gửi và các
khoản cho vay khi thay đổi lãi suất.
 Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới các khoản mục
không kỳ hạn mà còn tới các khoản cho vay có kỳ hạn với
các quyền chọn trả nợ trước thời hạn, hoặc chuyển đổi từ
lãi suất cố định sang thả nổi (cho phép khách hàng lựa
chọn theo ý của họ, làm cho việc ước lượng rủi ro lãi suất
càng trở nên phức tạp hơn).

10
 Để ước tính rủi ro này theo cách toàn diện nhất, chúng ta
cần xem xét tất cả các yếu tố được mô tả ở trên.
 Trong tọa đàm này, chúng ta sẽ thảo luận về các phương
pháp đo lường rủi ro được các ngân hàng xây dựng.
 Mặc dù các phương pháp này đã được tinh chỉnh đáng kể
trong vòng 20 năm qua, nhưng chúng thường chỉ tập

trung vào một số trong những yếu tố nêu trên, chủ yếu là
các yếu tố xuất phát từ cấu trúc kỳ hạn của tài sản Có và
tài sản Nợ.

Chia se tu [ Click ]
Chia se tu [ Click ]

×