Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cao hoc - khoa hoc lanh dao nguyên tắc lựa chọn hiền tài của người lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.92 KB, 18 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lãnh đạo là một quá trình mà một người ảnh hưởng đến những người khác
để thực hiện một mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ.
Hoạt động lãnh đạo là việc một nhà lãnh đạo thực hiện một loạt hành động
nhằm đem tầm ảnh hưởng của mình đến một hoặc một nhóm người nhằm thực hiện
mục tiêu ban đầu, và hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ.
Và với tôi hoạt động lãnh đạo chính là nghệ thuật và cũng là khoa học. Khoa
học dùng người được đánh giá là một trong những yếu tố không thể thiếu trong
hoạt động lãnh đạo.
Khoa học dùng người có thể được hiểu là khoa học của người lãnh đạo biêt
dùng người có lợi cho việc khơi dậy tính tích cực, phát huy đầy đủ tính năng động,
tự giác của quần chúng, biết cách sử dụng nhân tài.
Nhân tài là người trong điều kiện xã hội nhất định có thể lao động một cách
sáng tạo, có cống hiến nhất định cho sự phát triển xã hội và tiến bộ của nhân loại.
Sự hưng thịnh, phát đạt của một quốc gia trước hết là biểu hiện ở sự phát đạt, hưng
vượng của nhân tài. Nhân tài xuất hiện nhiều báo hiệu sự hưng vượng, phát đạt của
xã hội. Xã hội phát triển đã tạo ra vô số nhân tài, tạo điều kiện cho nhân tài phát
triển, ngược lại nhân tài với tác dụng năng động to lớn của mình, lại thúc đẩy xã
hội phát triển tiến bộ. Đó là biện chứng lịch sử.
Chính bởi tầm quan trọng của khoa học dùng người trong hoạt động lãnh
đạo, nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nguyên tắc lựa chọn hiền tài của người
lãnh đạo” làm đề tài tiểu luận lần này của tôi.
Tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận còn có phần nội dung gồm 2
chương:
Chương I: Khái lược khoa học dùng người trong hoạt động lãnh đạo
Chương II: Nguyên tắc dùng người của nhà lãnh đạọ


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: KHÁI LƯỢC KHOA HỌC DÙNG NGƯỜI TRONG
HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO


1.1.

Người lãnh đạo phải biết dùng người

1.1.1. Quan niệm về nhân tài
Nhân tài là người tong điều kiện xã hội nhất định có thể lao động một cách
sáng tạo, có cống hiến nhất định cho sự phát triển xã hội và tiến bộ của nhân loại.
Nhân tài là bộ phần tinh hoa, tiên tiến trong quần chúng nhân dân, là đại biểu thúc
đẩy lịch sử tiến lên. Về tổng thể, nhân tài là một cơ cấu hữu cơ của những biến
động nhiều hàng nhiều lớp. Nhân tài vừa có các loại hình khác nhau, lại vùa có các
tầng lớp khác nhau. Trong các bộ phận khác nhau của xã hội, họ đều phát huy tác
dụng tích cực, trong những thời gian nhất điịnh và điều kiện nhất định, tuy không
thể thay đổi lẫn nhau nhưng có thể chuyển háo lẫn nhau, bổ sung và phối hợp với
nhau.
Nhân tài là tài sản quý giá nhất, là mấu chốt thành bại của sự nghiệp. Những
cải biến xã hội vĩ đại, an bang trị quốc, thành tự sự nghiệp đều gắn liền với các
nhân tài. Tất cả mọi chí sĩ, nhà lãnh đọa sáng suốt, bao gồm cả những bậc đế
vương khai sáng dân tộc, đều hiểu rõ điều này.
Sự hưng thịnh, phát đạt của một quốc gia trước hết là biểu hiện ở sự phát
đạt, hưng vượng của nhân tài. Nhân tài xuất hiện nhiều báo hiệu sự hưng vượng,
phát đạt của xã hội. Xã hội phát triển đã tạo ra vô số nhân tài, tạo điều kiện cho
nhân tài phát triển, ngược lại nhân tài với tác dụng năng động to lớn của mình, lại
thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ. Đó là biện chứng lịch sử.
1.1.2. Vị trí, tác dụng của việc dùng người trong công tác lãnh đạo


Tất cả mọi dự cạnh tranh hiện nay, suy đến cùng là cạnh tranh nhân tài. Xã
hội hiện đại, bất kể là trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa hay khoa
học kỹ thuật đều đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Thắng bại của cạnh tranh
quyết định ở cạnh tranh nhân tài. Trong cạnh tranh phải dựa vào nhân tài, và cũng

thông qua cạnh tranh sẽ xuất hiện nhân tài.
Dùng người đúng là yêu cầu của việc thực hiện đường lối chính trị của
Đảng. Những người có thái độ do dự, thậm chí hoài nghi, nghiêng ngả về lập
trường quan điểm thì không thể kiên quyết quán triệt và thực hiện đường lối. Do
đó, người lãnh đạo phải nắm chắc tư tưởng chính trị, lập trường quan điểm của
cán bộ, phải tìm hiểu thái độ và năng lực của họ, lựa chọn thận trọng, sử dụng
chính xác, bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng.
Biết dùng người sẽ có lợi cho việc khơi dậy tính tích cực, phát huy đầy đủ
tính năng động, tự giác của quần chúng. Người lãnh đạo muốn phát huy hữu hiệu
mọi loại chức năng đều không thể tách rời con người, mà con người lại có ý chí, tư
tưởng và nguyện vọng riêng. Nếu người lãnh đạo biết dựa vào yêu cầu bố trí người
và việc thích hợp, lựa chọn và sử dụng đúng đắn, cán bộ hiểu rõ ý nghĩa và mối
quan hệ giữa công việc của mình với toàn cục thì sẽ làm việc một cách tích cực,
chủ động và mạnh dạn, phát huy sở trường. Nếu người lãnh đạo biết làm công tác
tư tưởng lại càng có thể nâng cao tính tích cực, khơi dậy mọi tiềm lực, nâng cao
hiệu năng.
Biết dùng người sẽ có ý nghĩa hiện thực to lớn. Hiện nay, nươc ta đang đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội để phát
triển kinht ế nhanh chóng bắt kịp với nhịp đi của thế giới, tạo nên những bước
nhảy đột phá, tiến bộ lớn, chấn hưng đất nước, việc dựa vào nhân tài và sử dụng
hợp lý nhân tài có ý nghĩa rất to lớn.


Người lãnh đạo biết dùng người có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Xây dựng đất
nước trong giai đoạn hiện nay theo mục tiêu của Đảng đề ra là sự nghiệp vĩ đại và
gian khó chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta, phải qua phấn đấu bền bỉ liên tục
sáng tạo của nhiều thế hệ mới có thể thực hiện được. Sự nghiệp đó đòi hỏi phải
không ngừng đào tạo, bồi dưỡng những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng.
Cho nên chúng ta không những cần hoàn thành nhiệm vụ trước mắt mà phải xem
xét cả chiến lược lâu dài, phải có kế hoạch hợp lý, chuẩn xác đối với công tác cán

bộ, xây dựng, phát hiện, đào tạo, tổ chức thành nhiều người xung kích, hạt nhân
nòng cốt để có thể nối tiếp nhau; ngày càng mạnh hơn, chất lượng cao hơn.
Người lãnh đạo các cấp phải coi trọng và nắm chắc công tác bồi dưỡng đội
ngũ kế cận, theo tiêu chuẩn và đường lối cán bộ của chủ nghĩa Mác – Lênin, tu
tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng linh hoạt, đúng đắn vào hoàn cảnh thực tế mà lựa
chọn bồi dưỡng, sử dụng cán bộ.
1.2.

Người lãnh đạo phải giỏi phân loại cán bộ

1.2.1. Nhìn nhận, phân loại cán bộ một cách khoa học
Việc nhìn nhận, phân loại cán bộ chính xác không hề dễ dàng. Khó mà thu
nhận được nhân tài và khó mà phát hiện được nhân tài. Đồng thời, nhận thức đối
với con người thường là một quá trình liên tục trong một thời gian dài. Muốn khảo
sát, nhìn nhận, phân loại cán bộ chính xác, người lãnh đạo phải nắm chắc một số
quan điểm và phương pháp cơ bản.
Phải dựa vào quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sửa, phải phân tích con
người một cách toàn diện, trong điều kiện lịch sử nhất định. Cán bộ luôn phải sống
và xem xét mọi viejc trong điều kiện lịch sử nhất định, bản thân từng người hoặc ít
hoặc nhiều đều có dấu ấn của thời đại. Trong xã hội có giai cấp, con người còn
mang dấu ấn của giai cấp. Muốn hiểu cán bộ, người lãnh đạo phải tiến hành phân


tích hoàn cảnh lịch sử, tính giai cấp, môi trường xã hội, quan hệ xã hội, sự từng trải
trong xã hội và biểu hiện công tác của cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu
người lãnh đạo phải giỏi nhìn nhận và phân loại cán bộ, không những phải xem xét
từng thời gian, từng công việc của cán bộ mà còn phải xem xét toàn bộ lịch sử và
toàn bộ công tác của họ.
Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng, xem xét con người trong sự
phát triển, biến hóa. Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ phổ biến,

nằm trong quá trình biến hóa, phát triển. Tư tưởng, tình cảm, tác phong và năng lực
của con người cũng phát triển theo những điều kiện khách quan khác nhau. Khi
khảo sát, nhìn nhận, phân loại cán bộ, người lãnh đạo không được xem xét theo
quan điểm tách rời, bất biến, mà phải xem xét cán bộ một cách biện chứng, xem
xét họ trong trạng thái phát triển biến đổi. Đương nhiên, sự phát triển, biến đổi của
sự vật có quá trình, sự biến đổi thành tốt, xấu của cán bộ cũng có quá trình. Khi
xem xét cán bộ, người lãnh đạo không những phải thực sự cầu thị, phân tích cụ thể
mà còn phải đánh giá cơ bản từ lượng đến chất.
Đứng cững trên quan điểm thực tiễn, thông qua thực tiễn để biết người.
Thực tiễn là nguồn nhận thức của con người, cũng là tiêu chuẩn khách quan kiểm
nghiệm nhận thức chân lý của con người. Người cán bộ sống, công tác trong thực
tiễn khách quan, do đó, người lãnh đạo phải bồi dưỡng, tuyển chọn và đề bạt cán
bộ trong thực tế đấu tranh của quần chúng nhân dân; xem xét, nhìn nhận, phân loại
nhân tài trong thực tiễn đấu tranh của quần chúng nhân dân, và phải trải qua thời
kỳ lâu dài từ điểm đến diện, từ nông đến sâu, từ hiện tượng đến bản chất, từ cảm
tính đến lý trí. Không đánh giá một chiều, nhìn nhận một mặt, lấy hiện tượng để
che giấu bản chất.
1.2.2. Nhìn nhận, phân loại cán bộ phải theo đường lối quần chúng.


Đường lối quần chúng là một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta.
Quần chúng nhân dân là nguồn gốc tạo ra nhân tài, nhân tài sản sinh và trưởng
thành trong quần chúng, quần chúng hiểu rất rõ và cũng đầy đủ tư cách để đánh giá
cán bộ. Người xưa có câu: “Quan hữu cân lượng dân hữu xung” (Quan có cái cân
của quan, dân có cái cân của dân), ai là “hiền”, ai là “tài”, mắt của quần chúng
chính là bàn cân. Người lãnh đạo không thể tiếp xúc với toàn bộ nhân viên dưới
quyền, hơn nữa những người thường tiếp xúc bên cạnh lại là thiểu số. Đồng thời, vì
nhiều nguyên nhân khác, hiểu biết đối với nhân tài còn có hạn chế nhất định, khó
tránh khỏi chủ quan, phiến diện. Do đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải đứng vững
trên quan điểm quần chúng, đi theo đường lối quần chúng, bám sát thực tiễn cơ sở,

bồi bổ cả kiến thức lý luận và thực tế, thực hiện tốt các chính sách để quần chúng
phát huy đầy đủ dân chủ, lắng nghe ý kiến rộng rãi của quần chúng, dựa vào đó mà
lựa chọn hiền tài.
1.2.3. Nhìn nhận, phân loại cán bộ phải loại bỏ mọi thiên kiến và những
quan niệm bảo thủ
Nhìn nhận và phân loại cán bộ không chỉ liên quan đến việc nhận thức tiêu
chuẩn nhân tài mà còn liên quan đến việc tuyển chọn tố chất tư duy của nhân tài.
Nhìn nhận, phân loại cán bộ một cách khoa học phải loại bỏ các loại thiên kiến,
khắc phục tư duy sai lầm.
Thứ nhất, muốn nhìn nhận, phân loại cán bộ đúng đắn, lãnh đạo phải có
quan điểm toàn diện, nhìn nhận, phân loại cán bộ một cách chính xác, phải xem xét
mối liên quan giữa quá trình học tập, tư cách, kinh nghiệm và năng lực của cán bộ.
Nói chung trong một mức độ nhất định, thì quá trình học tập, tư cách và kinh
nghiệm từng trải có thể phản ánh đầy đủ năng lực thực tế của con người


Thứ hai, muốn nhìn nhận phân loại chính xác cán bộ, người lãnh đạo phải
chống khuynh hướng sai lầm là chỉ dùng người thân, dùng kẻ biết thuần phục.
Dùng người chỉ biết thuần phục là lấy “thật thà nghe lời” làm tiêu chuẩn duy
nhất để chọn lựa cán bộ.
Thứ ba, muốn nhìn nhận, phân loại cán bộ chính xác, người lãnh đạo phải
khắc phục và đề phòng tư duy sai lầm khi dùng người. Nhận biết cán bộ cần đặc
biệt chú ý khắc phục tư duy sai lầm trong dùng người, đó là tình trạng một số cán
bộ lãnh đạo không muốn dùng những người có năng lực hơn mình.


Chương II: NGUYÊN TẮC DÙNG NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
3.1.

Phải coi sự nghiệp là gốc, nhân tài là trọng


Quần chúng nhân dân là người tạo ra lịch sử, trong quá trình sang tạo ra lịch
sử đó những nhân tài kiệt xuất có tác dụng to lớn. Sự nghiệp cần nhân tài, tuyển
chọn và sử dụng nhân tài có quan hệ đến sự hung suy, thàn bại của sự nghiệp. Chỉ
có những người lãnh đạo chân chính của đông đảo nhân dân lao động và những
người lãnh đạo luôn luôn coi sự phát triển tiến bộ của quốc gia, dân tộc, của nhân
loại là gốc, coi nhân tài là quan trọng mới tích cực lựa chọn và sử dụng nhân tài.
Xem xét các nhà lãnh đạo, những nhà thống trị từ cổ chí kim, từ Đông sang
Tây cho thấy, do điểm xuất phát từ vị trí đứng khác nhau cho nên tình trạng lựa
chọn và sử dụng hiền tài cũng khác nhau. Chỉ những người lãnh đạo hết lòng vì sự
tiến bộ, vì thành công của sự nghiệp quyết tâm cải cách, gian khổ sang nghiệp mới
thực sự coi trọng nhân tài. Nhưng cũng có không ít nhà lãnh đạo cho rằng, một khi
sự nghiệp đã thành công, không cần cải cahs và gian khổ sang nghiệp, không đặt
sự nghiệp lên trên, từ đó cũng không coi trọng việc sử dụng nhân tài. Với ý nghĩa
đó, người lãnh đạo không những phải có tấm lòng vì dân, vì nước mà còn phải coi
sự nghiệp là trọng, phải luôn cố gắng tuyển lựa và sử dụng hiền tài.
3.2.

Chí công vô tư, chỉ dùng người hiền tài

Muốn lựa chọn và sử dụng hiền tài, những nhà lãnh đạo cách mạnh phải
thực hiện đường lối chí công vô tự, chỉ dùng người hiền tài. Chỉ dùng người hiền
tài, đó là vấn để luôn đặt ra trước mắt các nhà lãnh đạo.
Lịch sử luôn luôn chứng minh, chỉ khi dùng người hiền tài thì đất nước hung
vượng và phát triển. Trong thời kỳ hung thịnh của các chế độ xã hội nô lệ, phong
kiến và tư bản, những nhà lãnh đạo sang suốt đại biểu cho giai cấp, tầng lớp tiến bộ


đương thời phấn đấu vì sự tiến bộ của sự nghiệp thường chú ý thực hiện đường lối
chỉ sử dụng nhân tài, do đó tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Nhưng

trong thời kỳ cuối của các chế độ đó, đa số những kẻ thống trị đều hủ bại và thực
hiện đường lối chỉ sử dụng người thân. Họ kìm hãm, gây trở ngại cho sự phát triển,
tiến bộ của lịch sử nhân loại.
Đường lối cán bộ đúng đắn là đường lối chí công vô tư, chỉ dùng người hiền
tài. Trong quá trình cách mạng và kiến thiết lâu dài, lãnh đạo các cấp của Đảng và
Nhà nước ta nói chung đã kiên trì đường lối dùng người hiền tài. Nhưng hiện
tượng chỉ dùng người thân cũng không phải là cá biệt, có địa phương, có đơn vị
thậm chí còn rất nghiêm trọng. Đó còn là do sự tác động của tư tưởng trục lợi cá
nhân trong tình hình hiện nay bị ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường. Do
một bộ phạn cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, thích hưởng thụ, tham nhũng,
đục khoét… Tóm lại, chỉ có kiên trì nguyên tắc tính Đảng, loại trừ nọc độc và ảnh
hưởng của sự ích kỷ, tự tư tự lợi, bè phái, dùng người thân; kiên quyết thực hiện
chí công vô tư, dùng người hiền tài mới có thể tạo ra một thời kỳ mới, nhân tài nảy
nở, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện đất nước.
3.3.

Coi trọng cả tài và đức, lấy đức làm gốc

Thực hiện dùng người hiền tài phải giữ vững tiêu chuẩn dùng người và
đường lối cán bộ của Đảng, phải coi trọng cả tài và đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nhắc: “Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào?
Đức phải có trước tài”. Tài đức song toàn là thể hoàn chỉnh thống nhất giữa đức và
tài, đức và tài không thể tách rời nhau, không thể thiếu một trong hai. Tách rời đức,
tài sẽ mát đi phương hướng; không có tài, đức trở thành một thứ trống rỗng. Cán
bộ, đảng viên phải nỗ lực nâng cao trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ, làm cho
bản thân mình trở thành “vừa hồng vừa chuyên”.


Lựa chọn, đề bạt cán bộ vừa phải có đức, có tài, lấy đức làm gốc. Người có
đức, có tài sẽ làm được nhiều việc tốt, kẻ xấu có tài như hổ thêm vuốt, càng trở nên

nguy hiểm. Cho nên những người có kinh nghiệm làm công tác tổ chức lâu năm
khi nói đến vấn đề này đã chỉ ra một cách chính xác rằng, có đức mà không cáo tài
làm không được việc, có tài mà không có đức chỉ làm việc xấu. Quán triệt nguyên
tắc tài đức song toàn với đức là gốc, ở các thời kỳ khác nhau phải chú ý các
khuynh hướng khác nhau. Trong thời kỳ bao cấp ở nước ta, có lúc, có nơi có
khuynh hướng chỉ nhấn mạnh đức quá mức hoặc theo kiểu đánh giá người đức tốt
là người sống trình trĩnh trong xử sự, né tránh công việc khó, ít va chạm… mà
không coi trọng tài. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay phải hết sứ đề phòng khuynh
hướng coi trọng tài quá mức và không coi trọng đức. Để quán triệt đúng nguyên
tắc này, phải lấy đức làm tiền đề, chọn tài trong số đó.
3.4.

Phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, tận dụng tài năng

Yêu cầu cán bộ tài đức song toàn là đúng đắn, song trên thực tế “ngọc còn
có vết, nhân vô thập toàn”. Trong cách nhìn nhận, sử dụng cán bộ cũng phải theo
nguyên tắc: “Dụng nhân như dụng mộc. Cây cong dùng việc cong, cây thẳng dùng
việc thẳng”. Nó cũng tương tự như việc người giỏi nề phải giao việc nề, người giỏi
mộc giao việc mộc, nếu giao nhầm thì vừa hỏng việc vừa hỏng người.
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, mọi sự vật, hiện tượng đều
được hình thành trên cơ sở tồn tại của các mặt đối lập, nhân tài cũng như vậy.
Người tài năng xuất chúng thì khuyết điểm của họ cũng tương đối rõ rang, còn kẻ
không có những điểm yếu rõ rệt, thường cẩn thận từng ly thì cũng không có tài cán
gì nổi bật. Một người lãnh đạo có tư cách, có năng lực, một lòng một dạ vì thành
công của sự nghiệp, mong muống thu được thành tựu to lớn trên cương vị công tác
của mình, lại thường có khiếm khuyết trên mặt nào đó, họ có thể dùng những


người có sở trường đặc biệt, thậm chí có thể sử dụng người giỏi hơn mình. Lưu
Bang sau khi đánh bại Hạng Vũ, tổng kết kinh nghiệm trước đám quân thần đã nói:

“Kẻ tính toán trong màn trướng mà đánh thắng ở nơi xa nghìn dặm, ta không bẳng
Tử Phòng; trấn giữ đất nước, vỗ về dân chúng, cấp phát lương thưởng, không tuyệt
đường lương, ta không bằng Tiêu Hà; chỉ huy đến trăm vạn quân, đánh là thắng,
công là thành, ta không bằng Hàn Tín. Ba người đó đều là người kiệt xuất, ta có thể
dùng họ, đó là nguyên do ta là người giành được thiên hạ. Lưu Bang tuy không có
sở trường của chính nhân, hơn nữa tài năng trên nhiều mặt không bằng “tam kiệt”,
những sở trường và bản lĩnh của ông chính là sử dụng sở trưởng của người khác,
có khí phách và tấm lòng khiến người khác phát huy hết tài năng. Lịch sử luôn
chứng minh rằng, chỉ có những người lãnh đạo anh hùng, có tài thao lược mới có
hy vọng đạt được thành tựu trong sự nghiệp lớn. Nếu như một người lãnh đạo chỉ
nhìn thấy sở đoản của người khác mà không thấy rõ sở trưởng của họ, nếu như
dùng người chỉ chú ý hạn chế sở đoản mà không tận dụng hết sở trường của họ,
nếu như chỉ sử udnjg người có tài năng kém hơn mình mà không dùng người có tài
năng hơn mình thì bản thân người lãnh đạo cũng chỉ là một kẻ bất tài.
Khi thực hiện nguyên tắc phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, tận dụng hết
tài năng của nhân tài, người lãnh đạo phải phân tích cụ thể sở đoản của họ để sử
dụng thỏa đáng. Dùng người không thể không xem xét sở đoản của họ. Nếu như sở
đoản của họ dù gây trở ngại lớn đến sở trường, thì tốt nhất không nên dùng; nếu
như sở đoản của họ không gây trở ngại cho sở trường thì nhất định phải dùng; nếu
sở đoản có thể gây trở ngại đối với sở trường của họ, khi dùng sở trường của họ
phải chú ý đề phòng hạn chế sở đoản; nếu có thể, bằng sự giáo dục, giúp đỡ của
lãnh đạo và sự rèn luyện trong công tác, từng bước bồi dưỡng sở trường, khắc phục
sở đoản của họ. Tóm lại, phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, tận dụng hết tài


năng của mỗi người là điểm mấu chốt trong dùng người của lãnh đạo, là nghệ thuật
của khoa học dùng người, là nguyên tắc quan trọng trong tuyển chọn và sử dụng
nhân tài của người lãnh đạo.
3.5.


Chức vụ

Chức vụ công tác có thức bậc là lĩnh vực nghề nghiệp, nhân tài cũng có thứ
bậc và loại hình. Các chức vụ công tác khác nhau có yêu cầu khác nhau đói với
nhân tài, nhân tài khác nhau cũng có sự thích ứng khác nhau đói với các chức vụ
công tác. Kết hợp thỏa đáng hai điều đó để vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ
công tác, vừa phát huy đầy đủ năng lực của nhân tài. Đó là nguyên tắc chung trong
công tác điều phối cán bộ của lãnh đạo, là nguyên tắc chức vụ và năng lực tương
xứng.
Nguyên tắc này bao gồm hai phương diện quan trọng đồng đẳng. Một là việc
lãnh đạo đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công tác là đại cục, là trước tiên. Phải giáo
dục cho cán bộ phục tùng yêu cầu và sự phân công, không thể thoát ly khỏi yêu
cầu của sự nghiệp, nhấn mạnh quá mức những ý thích và ham mê của cá nhân. Hai
là, trên cơ sở bảm đảm hoàn thành công tác, đồng thời lãnh đạo phải xem xét cẩn
thận, chiếu cố đến ý thích và sở trường của cán bộ. Đó không chỉ là sự hợp lý mà
cong có thể thực hiện được. Đây vừa là nguyên tắc điều phối cán bộ, vừa là chức
trách của người lãnh đạo. Do vậy, lãnh đạo và cán bộ tổ chức nhân sự phải hiểu
được chính xác và nghiên cứu tỉ mỉ công tác của nhân viên do mình phụ trách, lãnh
đạo. Điều đó đòi hỏi phải vừa sắp xếp ban lãnh đạo đắc lực, vừa phải xây dựng cơ
quan tổ chức nhân sự với các chuyên gia có năng lực quản lý hiện địa trên các lĩnh
vực.
3.6.

Hiểu người, tin cậy người dùng


Dùng người phải tin cậy người là sự thống nhất các mặt đối lập. Dùng người
thì phải tin cậy họ. Do đó, nguyên tắc hiểu người, tin cậy người có thể gọi là
nguyên tắc tin cậy. Nhưng nếu chỉ nói dùng người thì tin cậy người thì sẽ phiến
diện, đồng thời phải bổ sung nếu không tin cậy thì không dùng. Đối với những

người vi phạm pháp luật , kỷ luật trầm trọng, ngoan cố chống đối, phẩm chất đạo
đức yếu kém, chuyên ỷ quyền mưu lợi các nhân, thì đương nhiên không thể tin cậy
và trọng dụng, nếu không tai hại vô cùng.
Nguyên tắc tin cậy, dùng người là điều kiện cơ bản trong dùng người của
lãnh đạo. Một cán bộ cấp dưới nếu không có được sự tin cậy của lãnh đạo, chí ít tin
cậy cơ bản ở mức thấp nhất, thì tuyệt nhiên không thể phát huy toàn bộ tài năng
của mình, tài trí thông minh sẽ bị hạn chế và ức chế. Điều đó không chỉ gây bất lợi
cho sự trưởng thành của cán bộ, của nhân tài mà còn gây tổn thất cho sự nghiệp.
Đương nhiên, sự tin cậy của lãnh đạo đối với cán bộ không mù quáng mà có điều
kiện, tài đức song toàn, đáng được lãnh đạo tin cậy, lại xây dụng được quan hệ tin
cậy lẫn nhau, sẽ trở thành một quần thể hỗ trợ nhau, hiệp đồng chặt chẽ với nhau.
Điều đó phải qua một quá trình thực tiễn dùng người trên cơ sở biết người rồi từ
dùng người mà biết người hơn.
Muốn xây dựng quan hệ tin cậy lẫn nhau lãnh đạo và cán bộ thuộc quyền,
lãnh đạo phải có điều kiện tất yếu và đầy đủ. Trước hết, bản thân lãnh đảo phải giữ
tài đức song toàn, phaamr chất đạo đức cao thượng, tác phong đứng đắn, luôn giữu
chứ tín làm tấm gương cho cấp dưới. Thứ hai, đối với cấp dưới, người lãnh đạo
phải tôn trọng, chân thành, thẳng thán, là một người bạn chân thành của họ. Thứ
ba, người lãnh đạo không được đố kỵ tài năng, phải đánh giá chính xác đúng sai
xấu, cơ hội. Tóm lại, giữa lãnh đạo và cấp dưới chỉ có đoàn kết nhất trì, đồng tâm


đồng sức, kết thành một chỉnh thể hữu cơ không thể chia cắt mới có thể đồng tâm
hiệp lực hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác
3.7.

Rộng rãi, độ lượng, khoan dung, đoàn kết

Những người lãnh đạo lấy sự nghiệp làm gốc, coi nhân tài là trọng, khi lựa
chọn và sử dụng nhân tài phải có tấm lòng rộng rãi, độ lượng, phải có tư tưởng

luôn giữ lấy nhân tài, mong có hiền tài như khát nước. Chỉ cần là những chí sĩ mà
sự nghiệp cần, có thể có cống hiến cho sự nghiệp, dù họ ở đâu, trước đay là kẻ thù
hoặc là người có ý kiến trái với mình, đều có thể đoàn kết sử dụng họ. Ở Trung
Quốc thời kỳ Xuân Thu, Tề Hoàn công tha thứ Quản Trọng đã bắn mình mà sử
dụng ông ta làm tướng, dần thu hợp các chư hàu, trở thành bá chủ và nước mạnh
nhất thời kỳ Xuân Thu. Lãnh đạo có rộng lượng, khoan dung, đoàn kết mới có thể
tuyển lựa rộng rãi nhân tài, hoàn thành sự nghiệp.
Trong thực tế, nhiều lãnh đạo các cấp của Đảng và Nhà nước ta đã giành
thời gian nghiêm túc tiếp thu mọi ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới và quần
chúng nhân dân, đó là truyền thống quý báu của chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn
những kẻ không thích người khác phê bình mình, nhất là ý kiến phê bình đó lại của
cấp dưới hay của quần chúng. Có người lãnh đạo chỉ thích những cán bộ chỉ biết
vâng lời, khúm núm, thậm chí còn thích những kẻ chỉ biết cung kính mình, a dua,
nịnh hót.; ngược lại, ghen ghét những người cương trục, chí công vô tư, thường
đóng góp ý kiến tốt…
Bên cạnh người lãnh đạo có nhiều cán bộ tốt mới là hạnh phúc của người
lãnh đạo. Nếu trong thời kỳ cổ đại có những đầng quân vương hiền minh, biết nghe
ý kiến phê bình có lợi cho sự nghiệp, thì trong thời kỳ hiện đại, với tư cách là
những nhà lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cần thường xuyên chú ý lắng nghe ý


kiến, kiến nghị của các thành viên trong tổ chức, của nhân dân mới có thể bảo đảm
cho sự nghiệp thành công, quyết sách của lãnh đạo mới chính xác
3.8.

Bồi dưỡng giáo dục cán bộ kế cận

Người lãnh đạo không những phải sử dụng cán bộ chính xác, mà còn phải
thường xuyên chăm lo bồi dưỡng chán bộ. Người lãnh đạo chỉ biết sử dụng mà
không biết chăm lo bồi dưỡng cán bộ thì không phải là người lãnh đạo tốt. Từ cổ

chí kim, từ Đông sang Tây, sự nghiệp của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, phát triển
giàu mạnh là tổng hợp của nhiều nhân tốt, nhưng phát hiện và bồi dưỡng được bao
nhiêu nhân tài thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp lại là nhân tốt có ý nghĩa quyết
định. Trong thời kỳ hiện nay ở nước ta, việc nỗ lực, tăng cường giáo dục sự nghiệp
và khai thác trí lực, tìm mọi giải pháp bồi dưỡng nhân tài, nắm chắc khoa học kỹ
thuật và khoa học quản lý hiện đại, trong đó bao gồm cả việc bồi dưỡng và tiếp tục
giáo dục cho toàn thể nhân viên và cán bộ, kịp thời bổ sung và đổi mới tri thức,
nâng cao tốt chất… là gốc của dựng nước, quan hệ đến sự hung suy, thành bại của
sự nghiệp chúng ta.
Trong công tác, người lãnh đạo phải căn cứ vào tiến trình công tác, tạo điều
kiện để bố trí nhiệm vụ công tác cho cấp dưới, trao đổi phương pháp, bước đi của
công việc và các vấn đề cần chú ý, khiến cán bộ được rèn luyện trong thực tế công
tác. Đồng thời, lãnh đạo phải định kỳ kiểm tra, kịp thời tổng kết công tác của cán
bộ cấp dưới, nâng bài học kinh nghiệm trong công tác thành lý luận, thúc đẩy công
trác và nâng cao trình độ cán bộ.
Đối với những cán bộ sai lầm có thể sửa chữa, lãnh đạo càng cần phải tăng
cường giáo dục, không được loại bỏ họ. Vừa phải làm rõ đúng sai, vừa phải đoàn
kết trên tình đồng chí để phê bình một cách khoa học, phải thành tâm giúp đỡ họ


sửa chữa sai lầm, khiến họ cảm thấy tình cảm đồng chí ấm áp, không đánh mất
niềm tin và dũng khí vươn lên.
Cán bộ công tác có thành tích, lãnh đạo phải biểu dương. Khi biểu dương
phải đặt ra yêu cầu cao hơn, chỉ ra phương hướng vươn lên, không để họ kiêu
căng, tự mãn mà dừng lại.
Lãnh đạo các cấp phải áp dụng các biện pháp bồi dưỡng giáo dục trong thực
tiễn, ra sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ
ngày càng phát triển, có người kế tục sự nghiệp xứng đáng.
3.9.


Khích lệ, yêu mến, bảo vệ, thưởng phạt phân minh

Khích lệ, yêu mến đòi hỏi phải đánh giá một cách chính xác đúng sai trong
quá trình công tác của cán bộ. Ngày nay, đường lối cán bộ của chúng ta thể hiện rõ
truyền thống tốt đẹp và hướng đến sự cầu thị, đãi ngộ công bằng, thưởng phạt công
minh. Để đánh gía chính xác đúng sai, lãnh đạo phải làm gương cho cấp dưới, thúc
đẩy lập công, ngăn ngừa sai lầm; quyết không được ngăn cản việc lập công, thúc
đẩy hoặc che đậy sai lầm. Người lãnh đạo mà công thì vơ về mình, sai lầm thì đổ
cho cấp dưới thì không thể làm gương, không phải là người dồn hết sức lực, độc
lập, dám chịu trách nhiệm trong công tác.
Đối với cán bộ cấp dưới, người lãnh đạo phải yêu mến, quan tâm, bồi
dưỡng, phải khẳng định tất cả thành tích, ưu điểm của họ. Trong tình hình hiện nay,
đối với cán bộ trẻ có tinh thần khai phá, dám lao vào thực tiễn, tuy có thành tích
công lao nhưng vẫn vấp phải sự phê phán, chỉ trích, thì cán bộ lãnh đạo càng phải
khẳng định, biểu dương. Khi cán bộ cấp dưới vấp phải sự đả kích không công
bằng, không đúng với sự thật, thì người lãnh đạo càng phải bảo vệ, ủng hộ về mặt
tinh thần. Lúc này sự bảo vệ còn quan trọng hơn cả về biểu dương.


Đối với việc đúng sai của cán bộ cấp dưới, lãnh đạo phải thưởng phạt công
minh. Với những người có thành tích phải trọng thưởng, đối với những kẻ lơi là
chức trách phải bị xử phạt; đối với người vi phạm kỷ luật phải xử lý kỷ luật; đối
với kẻ phạm pháp phải đưa ra tòa án. Từ đó, xóa bỏ những tác phong xấu, khuyến
khích việc tốt, thúc đẩy sự nghiệp phát triển.
Quan tâm đến những khó khăn, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ
là bộ mặt không thể thiếu khi sử dụng và bảo về cán bộ. Chỉ biết sử dụng cán bộ,
không biết đến những khó khăn của họ thì chưa phải là người lãnh đạo tốt. Chỉ khi
quan tâm đến khó khăn, nỗi khổ của cán bộ và đồng cam cộng khổ với họ thì mới
có thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và có tác dụng khích lệ họ cùng vươn
lên.



PHẦN III. KẾT LUẬN
Nghệ thuật lãnh đạo là đỉnh cao của lãnh đạo hiệu quả, là ước vọng muốn
đạt tới của mọi lãnh đạo. Nghệ thuật lãnh đạo được hiểu là tài vận dụng tổng hòa
các yếu tố phẩm chất, kỹ năng, năng lực, cá tính, chức quyền, quy luật, kinh
nghiệm, phương pháp, khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo để đạt được hiệu
quả cao nhất và giàu cá tính.
Từ xưa đến nay, mọi sự thành công hay thất bại quá nửa phụ thuộc vào hai
chữ dùng người đã đủ để nói lên tầm quan trọng của khoa học (nghệ thuật) sử dụng
cán bộ. Nghệ thuật sử dụng cán bộ được thể hiện trong các khâu đánh giá, đề bạt,
sử dụng, luân chuyển, đào tạo, quản lý.
Sự giới hạn của một bài tiểu luận không cho phép thể hiện đầy đủ nội dung
cùng những điểm hay, nét mới trong khoa học dùng người của hoạt động lãnh đạo.
Vì vậy, tôi chỉ xin trình bày những điều cảm nhận và học được qua một thời gian
tìm hiểu ngắn gọn. Nhưng tin chắc rằng, với những nội dung, kiến thức mà tôi đã
tìm hiểu và trình bày ở đây sẽ giúp ích cho người đọc, dù chưa hoặc không phải
một người lãnh đạo, cũng sẽ hoàn thiện hơn các kỹ năng xử lý tình huống, có thêm
nhiều kinh nghiệm trong quan sát, đánh giá con người và đối nhân xử thế.



×