Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.69 MB, 16 trang )

“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình phát triển, xã hội luôn đề ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp đào tạo con người. Chính vì vậy mà dạy toán không ngừng được bổ sung
và đổi mới để đáp ứng với sự ra đời của nó và sự đòi hỏi của xã hội. Vì vậy mỗi
người giáo viên nói chung phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp
dạy học để đáp ứng với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước đặt ra. Đặc
biệt khả năng tìm hiểu du lịch, tham quan các địa danh, thắng cảnh càng ngày
càng lớn, do đó trong các bài toán cũng cần đề cập đến để bắt kịp xu thế thời
đại. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu địa danh, danh thắng
thông qua các bài toán thực tế lớp 8” với mong muốn học sinh ngày càng
hứng thú hơn khi học môn toán trong nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu không chỉ mong đợi vào kết quả học tập môn toán của
các em tốt hơn mà còn khơi gợi hứng thú học tập, đưa học sinh khám phá các
danh thắng đồng thời ứng dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống và giá trị trong
lịch sử xây dựng các công trình của các bậc Tiền nhân.
Nghiên cứu về “Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán
thực tế lớp 8” giúp giáo viên nâng cao năng lực tự nghiên cứu, tìm hiểu các địa
danh, di tích của đất nước đồng thời vận dụng chúng vào giảng dạy để từ đó đưa
ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.
Nghiên cứu vấn đề này để nắm được những thuận lợi, khó khăn khi dạy
học phần hình học trong bồi dưỡng học sinh yếu, khá giỏi, từ đó định hướng
nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.
Nghiên cứu vấn đề này còn giúp giáo viên có tư liệu tham khảo và dạy thành
công về vấn đề toán học gắn với thực tế đời sống.
3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các địa danh, danh thắng; nghiên cứu tổng thể công trình và
đưa ra các bài toán phù hợp cho từng công trình đó.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:


Là một số địa danh, danh thắng có thể sử dụng để đưa vào trong bài toán
ở học kỳ 1 lớp 8 giúp cho học sinh đam mê, hứng thú trong việc vận dụng kiến
thức toán học vào các công trình đó và trong thực tế cuộc sống.
5. Thành phần tham gia nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Lấy tư liệu trong các chuyến đi học tập, nghiên cứu
thực tế; tìm hiểu qua các trang blog và trên trang vi.wikipedia.org; lấy các kiến
thức toán học trong chương trình lớp 8 học kỳ 1 để đưa thành bài toán.

1/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 8B năm học 2019 – 2020
nơi tôi đang giảng dạy.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp thử nghiệm, thực hành.
Phương pháp sao chép, chụp ảnh.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia….
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
7. Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian: từ kỳ nghỉ hè tháng 6/2019 đến hết học kỳ 1 tháng 1/2020.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẶC CẢI TIẾN
1. Cơ sở lý luận:

Trong chương trình môn Toán ở các lớp THCS, vận dụng kiến thức vào
thực tế đời sống là yêu cầu mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và bộ
môn Toán nói riêng. Chính vì vậy việc tìm hiểu các bài toán có nội dung thực tế,
tìm hiểu các địa danh lịch sử đã thu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu (Cơ sở thực tiễn):
Ngày nay, đào tạo học sinh trở thành con người mới vừa có đức vừa có tài
trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Quá trình hội nhập toàn cầu đòi hỏi những con
người năng động phải biết tư duy sáng tạo. Muốn vậy thì ngay khi còn ngồi trên
ghế nhà trường, học sinh phải yêu thích môn học, hứng thú say mê nghiên cứu
tìm hiểu bài học để có nền tảng kiến thức vững vàng.
Bên cạnh đó, dù các di tích danh thắng lịch sử có bị hao mòn theo thời gian
nhưng bài học về giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó luôn trường tồn và bất diệt.
Chính vì thế, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu một số di tích, địa danh để đưa vào
bài học, giúp các em hào hứng trong quá trình học tập bộ môn Toán lớp 8.
Vì vậy việc nghiên cứu để “Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua
các bài toán thực tế lớp 8” là rất thiết thực, giúp giáo viên truyền đạt nội dung
bài học một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, cần đưa nhiều hơn nữa Toán học vào
thực tế đời sống.
3. Mô tả, phân tích các giải pháp hoặc cải tiến mới :
2/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
a) Tình trạng thực tế trước khi thực hiện:
Hầu hết các em thực hiện giải một bài toán đến đáp số là xong mà chưa
thấy được ý nghĩa của nó trong thực tế, đặc biệt là đối với các di tích, danh
thắng.
b) Biện pháp thực hiện:
Để thực hiện được mọi ý tưởng trên trong khi giảng dạy cần phải cho học

sinh tìm hiểu các danh thắng, các địa danh lịch sử, tính toán được các yếu tố tạo
nên di tích, điạ danh đó. Trong mỗi bài toán cần vận dụng kiến thức ở phần nào,
chương nào?
Nâng cao chất lượng dạy và học trong và sau khi nghiên cứu áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm, giúp cho giáo viên dạy có hiệu quả cao hơn, học sinh ham
thích học toán hơn.
c) Các bài toán thực tế:
Bài 1.

Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác thuộc Vùng đồng bằng sông
Cửu Long trên địa phận của ba tỉnh thành: Kiên Giang, An Giang và Cần
Thơ.Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam – Campuchia, vịnh Thái
Lan, kênh Cái Sắn và sông Bassac (sông Hậu). Bốn đỉnh của tứ giác là thành
phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.
A. (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang)
B. (thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang)
C. (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)
D. (thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang)
0
a. Hình vẽ tứ giác Long Xuyên có bốn góc trong đỉnh ở Hà Tiên là 65 , góc
0
0
trong đỉnh ở Châu Đốc là 100 , góc ngoài đỉnh ở Long Xuyên là 86 . Hãy tính
số đo góc trong đỉnh Rạch Giá.

b. Công ty A dự định xây bốn nhà máy tại bốn địa điểm A, B, C , D là bốn đỉnh
của một tứ giác. Hãy tìm một điểm M nằm trong tứ giác ABCD để xây dựng
trung tâm điều hành sao cho tổng chiều dài MA, MB, MC, MD là nhỏ nhất.
3/15



“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
Hướng dẫn giải
o
o
o
a. Số đo góc trong đỉnh ở Long Xuyên là: 180  86  94 .

Số đo góc trong đỉnh ở Rạch Giá là:

360o   65o  100o  94o   101o

b. Ta có: MA  MC �AC (không đổi, vì A, C cố định) � MA  MC nhỏ nhất khi
MA  MC  AC � M �AC.

Tương tự M �BD.
Vậy M là giao điểm hai đường chéo thì tổng chiều dài MA, MB, MC, MD là nhỏ
nhất.
Bài 2.
Tảng Đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên
đỉnh núi. (htpps://vi.wikipedia.org/wiki/
Núi_Đá_Bia)

Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn
núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân
Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Núi nổi tiếng vì tảng
đá bia khổng lồ cao 80 m trên đỉnh núi mà cách xa vẫn có thể nhìn thấy. Tương
truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chămpa, Vua Lê Thánh
Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại
Việt (Việt Nam ngày nay) tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia. Trong

hình là một góc nhìn tảng đá bia có dạng hình thang vuông với các kích thước đã
cho.
a. Hãy tính số đo góc còn lại.
b. Tính diện tích mặt quan sát như trong hình của tảng đá Bia.
Hướng dẫn giải

4/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
a. Áp dụng định lý tổng các góc trong hình thang ABCD
vuông tại A và B


�C
�D
�  3600
A B
�  3600  900  900  800  1000
�C
.
b. Ta có

S ABCD 

S ABCD 

 BC  AD  . AB
2


 30  36  .75  2475 m 2
 
2

.

2
Vậy diện tích mặt quan sát của tảng Đá Bia là 2475m .

Bài 3. Đoan môn
Đoan môn là một trong năm công trình trên mặt đất của Hoàng thành còn được lưu giữ cho
đến hôm nay. Đây là cổng thành phía Nam của Cấm thành, mở ra Hoàng thành, là nơi qua lại của nhà
vua, người thân của vua, các quan lại mỗi khi vào chầu vua ... . Đoan môn gồm năm cửa – trong đó có
một cửa chính, hai cửa phụ, hai cửa ngách và ba tầng lầu. Biết số đo của 1 góc kề đáy dưới của mặt
tiền cổng (hình thang cân) là 80�
, hãy tính số đo các góc còn lại.

Hướng dẫn giải

Gọi phần được viền màu xanh bao quanh Đoan môn là hình thang cân ABCD.

Theo đề bài, số đo góc kề đáy dưới của mặt tiền cổng là ABC  80�

Ta có: AD P BC (giả thiết)
và �A và B� nằm ở vị trí trong cùng phía
�B
�  180�� A
�  80� 180�� A
�  180� 80�� A
�  100�

�A
�  100�

AD
��

� �
Vì ABCD là hình thang cân nên �B  C  80�

5/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
Vậy số đo hai góc kề đáy dưới bằng nhau và bằng 80�; số đo hai góc kề đáy trên
.
bằng nhau và bằng 100�
Bài 4. Thành Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) được xây vào năm
1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau lập
ra nhà Hồ, nên dân gian còn gọi là thành nhà Hồ. Thành có dạng gần như hình
vuông. Bao quanh các bức tường thành đồ sộ là hệ thống hào thành, như thường
thấy ở các tòa thành Đông Nam Á. Ngày nay, nhiều phần của hào thành đã bị lấp
cạn. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy rõ dấu tích của hào thành ở bốn phía.
Thành có dạng hình vuông, mỗi cạnh dài

9x  6  m ,

hào bao quanh thành có

1
1

x  ( m).
chiều rộng 2 2

a. Tính diện tích của thành theo x.
b. Tính diện tích thành kể cả phần hào theo x.

Hướng dẫn giải
S 

 9x  6

2

 81x 2  108 x  36  m 2 

a. Diện tích của thành:
b. Kích thước mỗi cạnh của thành kể cả chiều rộng hào là:
9x  6 

1
1 19
13
x  x
2
2 2
2
2

19
13 � 361 2 494

169 2

S  � x  �
x 
x
(m )
2
2
4
4
4


Tổng diện tích thành và hào là:

Bài 5. Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng, hình nào có trục đối
xứng?

Cổng Đoan môn (hoàng thành Thăng Long)

Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

6/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”

Cổng thành nhà Mạc (Tuyên Quang)

Ngọ Môn (Huế)


Bảo tàng Quang Trung (Bình Định)

Mặt trống đồng Đông Sơn

Giếng nước trên nền nhà vua Quang
Trung

Hổ quyền (nơi thi đấu giữa voi và hổ thời nhà Nguyễn, Huế)
Hướng dẫn giải

7/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
Các hình có trục đối xứng là: Cổng Đoan môn (hoàng thành Thăng Long),
Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Cổng thành nhà Mạc (Tuyên Quang), Ngọ Môn
(Huế), Bảo tàng Quang Trung (Bình Định).
Các hình có tâm đối xứng và vô số trục đối xứng là: trống đồng Đông Sơn,
giếng nước trên nền nhà vua Quang Trung.
Hổ quyền có tâm đối xứng và vô số trục đối xứng.
Bài 6. Sân lát gạch hoàng thành Thăng Long
Trong khi khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã phát
hiện sân lát gạch vồ. Diện tích sân được phát hiện có kích thước 6 x 3,9 m ; gạch
lát sân có kích thước 42 x 19 cm .

Dấu tích sân gạch thời Lý, thế kỷ XI  XII
a. Tính diện tích sân lát gạch vồ được khảo sát.
b. Tính diện tích bề mặt một viên gạch vồ.
c. Tìm số lượng viên gạch vồ được lát trên diện tích được khảo sát.

Hướng dẫn giải

 
42.19  798 cm   0,0798 m 
b. Diện tích một viên gạch vồ là:
a. Diện tích sân được phát hiện là:

6.3,9  23,4 m2
2

2

c. Số viên gạch vồ cần tìm là: 23,4: 0,0798 �294 (viên)
Hòn trống mái hay còn gọi là hòn Gà Chọi là biểu tượng cho du lịch Hạ
Bài 7.
Long, bất cứ ai đến Hạ Long đều không thể bỏ qua điểm du lịch thú vị này. Hòn
Trống Mái nằm ở phía Tây Nam của Vịnh Hạ Long, cách biển Bãi Cháy khoảng
5 km . Từ bến tàu Bãi Cháy đi về phía Tây Nam sau khi đi qua Hòn Chó Đá,

Đỉnh Lư Hương du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn hình ảnh hòn Trống Mái với
hình dáng như hai con gà khổng lồ (một trống – một mái) với chiều cao khoảng
8/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
10 m giương cánh đá nhau trên mặt biển. Hãy tính diện tích hình được viền màu

x mét  .
vàng bao quanh hòn Mái theo 


Hướng dẫn giải
Phần hình được viền màu vàng bao quanh hòn Mái được biểu diễn bằng ngũ
giác ABCDE .
Từ D kẻ DF  AB với F �AB.
� AF  AB  BF  2 x  2  m 
�AE  AF
� AE P DF

DF

AF

AEDF
Xét tứ giác
có:
.
Suy ra : tứ giác AEDF là hình thang vuông tại A và F .
�  FBC
�  BCD
�  900
BCDF
DFB

Xét tứ giác
có:
Suy ra tứ giác BCDF là hình chữ nhật.
Ta được: S ABCDE  S AEDF  S BCDF
S ABCDE 

 AE  DF  . AF  DC.BC


2
 x  4 x  1 .  2 x  2   x. 4 x  1



2

  5 x  1 .  x  1  4 x 2  x  5 x 2  5 x  x  1  4 x 2  x  9 x 2  7 x  1  m 2 

9 x 2  7 x  1  m2 

Vậy diện tích hình được viền màu vàng bao quanh hòn Mái là
.
Bài 8. Núi Đá Chồng nằm ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Núi Đá Chồng có hình dáng độc nhất vô nhị ở Việt Nam với hàng chục phiến đá
thiên tạo xếp chồng lên nhau, cheo leo ở độ cao hàng trăm mét, nhô hẳn ra ngoài
2
bìa rừng, có những điểm tiếp xúc giữa hai phiến đá chỉ rộng chừng 1m tạo nên
sự độc đáo, riêng có.

Trong hình là các tảng đá ở vị trí cao nhất, có dạng 2 hình chữ nhật chồng lên
nhau. Một bạn đã viền vàng các tảng đá để ước tính diện tích và cho biết: Tảng
đá hình chữ nhật nhỏ phía trên có chiều cao 1,5 m , dài 4 m ; tảng đá hình chữ nhật
9/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
to phía dưới có chiều cao 3m , dài 10 m . Hãy ước tính tổng diện tích của bề mặt
được quan sát của các tảng đá trên.


Hướng dẫn giải
Diện tích tảng đá nhỏ phía trên:
S EFGH  HG.HE  4.1,5  6  m 2 

.
Diện tích tảng đá lớn phía dưới:
S ABCD  AB. AD  3.10  30  m 2 

.
Vậy tổng diện tích của bề mặt được
quan sát của các tảng đá là
S ABCD  S EFGH  30  6  36 m 2

.
Bài 9. Đá Ba Chồng (Định Quán, tỉnh Đồng Nai) được tạo thành bởi ba hòn đá
khổng lồ chồng lên nhau cao 36 m , nằm chênh vênh ngay bên cạnh quốc lộ 20 ,
trên đường đi Đà Lạt, cảnh tượng hùng vĩ của danh thắng này cuốn hút biết bao
du khách đi ngang qua.
Trong hình là Đá Ba Chồng, hãy tính tổng diện tích của hai tảng đá ở vị trí cao
nhất với các số liệu được cho trong hình.

Hướng dẫn giải
Phần diện tích của hai tảng đá ở vị trí cao nhất được biểu thị thông qua tứ giác
ABFE và BCDE .
10/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
�AF  AB

� AF P BE

BE

AB

Có:
.
� ABEF là hình thang vuông tại A và B .
 AF  BE  . AB   8  16  .9  108 m 2
� S ABEF 
 
2
2
.
�BE  BC
� CD P BE

CD

BC
� BCDE là hình thang vuông tại B và C .

Có:
� S BCDE 

 CD  BE  .BC
2




 14  16  .9  135
2

m 
2

.

Vậy diện tích của hai tảng đá ở vị trí cao nhất là
S ABEF  SBCDE  108  135  243  m 2 

.

Bài 10. Cổng Bắc Môn
Bắc Môn (Cửa Bắc) được nhà Nguyễn xây
dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời nhà Lê
theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần
thành ở dưới. Hiện nay, lầu trên cổng thành
mới được phục dựng một phần và được làm nơi
thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội –
Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – đã tuẫn
tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của đội quân Pháp. Nhiều người
dân vẫn thường xuyên lên vọng lâu Bắc Môn để thắp nhang tưởng nhớ hai vị
anh hùng lẫm liệt – những người được hậu thế kính cẩn đặt tên cho hai con
đường hiện đại chạy hai bên tả hữu vòng thành cổ năm xưa.
Thành có dạng hình thang cân, chiều cao 8, 71m , đáy bé 17, 08 m , đáy lớn 19, 05 m
. Phần cổng có dạng hình chữ nhật, chiều cao 6, 2 m , chiều rộng 4,5 m . Gạch xây
thành có kích thước 35,5cm �10 cm , độ dày 12 cm .
a. Tính diện tích mặt ngoài thành sau khi đã trừ phần cổng hình chữ nhật.

b. Tính số gạch cần để xây nên mặt ngoài cổng thành với bề dày 12 cm .
Hướng dẫn giải
a. Diện tích cửa hình chữ nhật là:

S�


S�
 4, 5.6, 2  27,9  m 2 

 17, 08  19, 05 .8, 71 �157,35

2
Diện tích mặt thành là:
Diện tích mặt thành sau khi trừ của hình chữ nhật là:

11/15

.

m 
2

.


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”

S  S�
 S�

 157,35  27,9  129, 45  m 2 

b. Diện tích một viên gạch xây mặt thành là:


S�
 35,5.10  355  cm 2   0, 0355  m 2 

.
Số viên gạch cần để xây mặt ngoài cổng thành là:
129, 45 : 0, 0355 �3646, 48 (viên) �3647 (viên).

Bài 11. Lăng Vua Gia Long
Lăng Gia Long hay Thiên Thọ Lăng là lăng mộ của Gia Long hoàng đế (17621820), vị vua sáng lập triều Nguyễn, Lăng Gia Long thực ra là một quần thể
nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã
Hương Trà, Huế, thượng nguồn sông Hương. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một
quả đồi bằng phẳng rộng lớn, trước có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có ngọn
núi làm hậu chẩm, Bên trái bên phải, mỗi bên có 7 ngọn núi là “Tả thanh long”
và “Hữu bạch hổ”

Mộ phần vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu gồm 2 vòng thành như
2
2
hình trên, vòng trong có diện tích S  6( x  1) (m ) và vòng ngoài có diện tích

S�
 (12 x 2  3 x) 2 (m 2 ).

Giữa hai vòng thành là lối đi hình chữ nhật bao quanh vòng thành trong với
chiều rộng không đổi.

a. Tính diện tích lối đi giữa hai vòng thành (theo biến x ).
b. Nếu chiều rộng giữa 2 lối đi vòng thành là 3( x  2) (m) thì tổng chiều dài (theo
biến x ) của lối đi là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
12 x
a. Diện tích lối đi giữa hai vòng thành là: 

2

 3x   – 6  x  1    6 x 2  – 9 x  – 6 ( m 2 )
2

6 x2  9 x  6
 2 x  1 m 
3  x  2

b. Tổng chiều dài lối đi quanh vòng thành trong là:
Bài 12. Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ phát triển từ đầu Công nguyên
(cách nay khoảng 2000 năm) đến thế kỷ thứ VII và truyền thống đó còn kéo dài
đến thế kỷ thứ X. Khu di tích Gò Tháp là một di tích quốc gia đặc biệt của nền
văn hóa Óc Eo, thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Khu di tích này gồm
các cụm di tích: Gò Tháp Mười; Miếu Hoàng Cô (thờ em gái vua Gia Long)...
12/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
5x  2
8 x  8
Nền tháp cũ có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 
mét, chiều dài 

mét. Ban quản lý khu di tích cho xây dựng một lối đi tham quan có chiều rộng x
mét bao bọc 4 cạnh của nền tháp.

a. Tính diện tích của nền tháp theo x.
b. Tính theo x diện tích lối đi bao bọc 4 cạnh của nền tháp.

Nền tháp cũ xây dựng thời văn hóa Phù
Nam ở Gò Tháp
Hướng dẫn giải
a. Diện tích của nền tháp:
S   5 x  2   8 x  8   40 x 2  40 x  16 x  16  40 x 2  56 x  16 (m 2 )

b. Diện tích của lối đi dọc theo chiều dài của nền tháp là:
S1  x  8 x  8  2 x   x  10 x  8 

.

Diện tích của lối đi dọc theo chiều rộng của nền tháp là:

S2  x  5 x  2 

.

Tổng diện tích của lối đi là:
S3  2S1  2 S2  2 x  10 x  8   2 x  5 x  2   20 x 2  16 x  10 x 2  4 x  30 x 2  20 x (m 2 )

.

Bài 13. Một nhóm gồm 8 học sinh di tham quan khu du lịch Suối Tiên (TP. Hồ
Chí Minh). Tổng số tiền vé vào cổng là x (đồng). Các bạn còn phải trả chung

một số tiền gửi xe là 24 000 đồng. Như vậy tổng số tiền cả nhóm phải trả là
( x  24000) đồng. Hỏi mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền tính theo x ?

13/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”

Hướng dẫn giải
* Nhận xét: Vì gồm có 8 học sinh nên tổng số tiền vé và tiền gửi xe sẽ chia đều
cho 8.
x  24000 x
  3000
8
8
Số tiền mỗi bạn phải trả theo x là:
(đồng).

Bài 14. Điện Kính Thiên

Theo các sử liệu cũ, điện Kính Thiên là kiến trúc quan trọng nhất của Hoàng
thành Thăng Long và tồn tại qua các đời nhà Lý (có tên điện Càn Nguyên), Trần
(có tên điện Thiên An), Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng,... Hầu hết các nghi thức
chính trị liên quan tới vận mệnh mỗi vương triều đều diễn ra tại đây như lễ đại
triều, lễ đăng quang, lễ khánh thọ, lễ tiếp sứ thần các nước...
Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ có diện tích:
S  63 x 2  21x  m2  .

Mặt trước, hướng chính Nam của điện Kính Thiên là thềm


21 2
x  m2  .
điện có 4 rồng đá tạo thành Thềm Rồng, hai bên trồng cỏ có diện tích 4

m .
Biết chiều rộng và bệ thềm, dãy cỏ có chung chiều rộng là 7x   Tính chiều
dài của cả nền điện và bệ thềm, dãy cỏ.
Hướng dẫn giải
Chiều dài của cả nền điện và bệ thềm, dãy cỏ là:

14/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”
21 2
x
63 x 2  21x 4
3
39

 9x  3  x 
x  3  m .
7x
7x
4
4

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Muốn dạy học gây hứng thú cho học sinh mà chỉ dựa vào các bài toán

trên sách giáo khoa, sách tham khảo mà có ít nội dung liên quan đến thực tế thì
chưa đủ. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tích cực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi
sáng tạo thường xuyên bổ sung kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm về vấn đề này.
Để dạy học cho học sinh hiểu và vận dụng tốt phương pháp giải, chứng
minh bài toán liên quan thì bản thân mỗi giáo viên phải phân dạng được các bài
toán thực tế liên quan đến từng chương, từng bài cụ thể và biết khơi gợi sự hứng
thú của học sinh qua từng dạng toán.
Qua việc nghiên cứu, bên cạnh việc giúp cho bản thân nâng cao kiến
thức, nâng cao nghiệp vụ, truyền sự say mê học toán cho học sinh có hiệu quả,
ngoài ra còn giúp bản thân nâng cao phương pháp tự học, tự nghiên cứu để có
thể tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khác tốt hơn trong suốt quá trình dạy học của
mình.
2. Khuyến nghị:
Hiện nay chương trình sách giáo khoa mới đang ở giai đoạn cuối của quá
trình, vì vậy rất mong các bài toán trong chương trình sách giáo khoa mới gắn
với thực tế nhiều hơn, đưa thêm nhiều địa danh, danh thắng vào tài liệu để giúp
cho học sinh thêm yêu đất nước, yêu thích và say mê môn học hơn!
Trong quá trình giảng dạy, học sinh học tập, quá trình tự bồi dưỡng, đọc
tài liệu tham khảo. . . tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nêu trên. Hy vọng đề tài
“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8” là một
kinh nghiệm của mình để giúp học sinh say mê, hứng thú học tập, phần nào
nâng cao năng lực tư duy, sự sáng tạo và rèn kỹ năng giải các bài toán liên quan
cho học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi sai sót, hạn chế rất mong
được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết.
Không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

15/15


“Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”

* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK, SBT toán 8, NXBGD;
2. Một số vấn đề phát triển Đại số 8;
3. Các chuyên đề trên báo tuổi thơ;
4. Báo toán học tuổi thơ của Bộ Giáo Dục;
5. Trang BLOG; vi.wikipedia.org;
6. Nhóm toán thực tế - Toán THCS.

16/15



×