Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.79 KB, 17 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
I. Thông tin chung.
* Tên công ty : Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
* Tên giao dịch quốc tế : Hai Chau confectionery joint stock company
* Tên viết tắt : hachaco.jsc
* Địa chỉ : 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
* Điện thoại : (04) 8624826/8621664
* Fax : 04 862 1520
* Email :
* Webside :
* Tài khoản : 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
* Mã số thuế : 01.001141184 – 1
* Thị trường chính : Việt Nam
* Sản phẩm : Bánh, kẹo, Gia vị
* Hiện nay, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu bao gồm cố đông với số vốn góp vào
khoảng 19.790.980.712 đ .
* Diện tích mặt bằng là : 55.000 m
2
Trong đó:
Khu A : 18.000 m
2
bao gồm
 Văn phòng của công ty (p.Hội đồng quản trị, p.tổ chức, p.tài chính, p. kinh doanh thị
trường, p.kế hoạch vật tư, p.giám đốc…)
 Các xí nghiệp: Xí nghiệp kẹo, xí nghiệp bánh, xí nghiệp gia vị thực phẩm
 Hệ thống kho
Khu B: 15.000 m
2
bao gồm
 Xí nghiệp bánh cao cấp
 Hệ thống kho


Khu vực mở rộng: 20.000 m
2
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng Công Ty
Mía Đường I - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tiền thân là Nhà máy Hải Châu
được thành lập 2/9/1965. Nhà máy Hải Châu trong quá trình hoạt động của mình qua
những lần đổi tên:
 2/9/1965: Nhà máy Hải Châu được tách ra từ Tổng Công Ty Mía Đường I - Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
 29/9/1994: Nhà máy Hải Châu được bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh và đổi tên
thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
22/10/2004: Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. 30/12/2004 Công
ty Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông sáng lập thống nhất đổi tên công ty
Bánh kẹo Hải Châu thành Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Sau 43 năm, từ những ngày đầu mới thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã trải qua rất nhiều thay đổi.Qua tìm hiểu thấy
rằng quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu có thể chia
làm 5 giai đoạn với những đặc trưng:
1: Giai đoạn 1965 – 1975
16/11/1964 theo quyết định số 305/QDBT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
đã thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất gia công bột mì nhằm xây dựng nhà máy.
2/9/1965 chính thức khánh thành nhà máy Hải Châu
 Sản phẩm chính: mỳ (mỳ sợi, mỳ thanh, mỳ hoa), bánh quy các loại (hương thảo, bơ,
dứa…), kẹo.
 Giai đoan đầu mới thành lập công suất còn ở mức hạn chế. Cụ thể như sau:
-Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: Một dây chuyền mỳ thanh năng suất 1-1.2 tấn
/ca.Thiết bị sản xuất mỳ ống đạt năng suất 500-800kg/ca .2 dây mỳ vàng năng suất 1.2-1.5
tấn /ca
-Phân xưởng bánh 1:Gồm dây chuyền máy cơ giới công suất 2.5 tân/ca,2 máy ép
lương khô công suất mỗi máy 1 tấn /ca.

-Phân xưởng kẹo :Gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền khoảng
1.5 tấn/ca
Trong quá trình sản xuất năng suất có tăng nhưng không đang kể (khoảng 0.3 tấn/
ca).
 Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 850 người/năm
2: Giai đoạn 1976 – 1985
Thời kỳ này, nhà máy Hải Châu đã đi vào hoạt động ổn định và có những mốc quan
trọng.
 Năm 1976 Bộ công nghiệp thực phẩm cho sáp nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
thành lập phân xưởng Sấy phun. Phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng: Sữa đậu nành và
bột canh
 Năm 1978 Thành lập phân xưởng mỳ ăn liền (gồm 4 dây chuyền)
 Năm 1982: Đầu tư 12 dây chuyền bánh kem xốp thay thế cho mỳ ăn liền
 Sản phẩm chính trong giai đoạn này chính là: Gia vị, bánh các loại trong đó có bánh kem
xốp – đây là thế mạnh của công ty, có mặt trên thị trường và được người tiêu dùng quan
tâm.
 Công suất ước tính trong các ca sản xuất là: Sữa đậu nành (2,4 – 2,5 tấn / ca), Bột canh (3.5
– 7 tấn /ca), mỳ ăn liền (2.5 tấn /ca), 240 kg /ca)
 Số cán bộ công nhân viên: 1250 người
3: Giai đoạn 1986 – 1993
Cùng với những sự thay đổi của đất nước, và quan trọng là bước vào thời kỳ cải cách,
nền kinh tế thị trường được hình thành và ngày càng rõ nét. Để có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trong thị trường nhà máy Hải Châu đã ở rộng sản xuất bằng việc tận
dụng mặt bằng của mình. Cụ thể:
 Năm 1989 – 1990: Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 200 lít/ngày.
 Năm 1990 – 1991: Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan với công suất
2.5 – 2.8 tấn/ca. Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng và có đóng góp lớn đối với công ty cho đến tận ngày hôm nay.
 Sản phẩm chính: Công ty vẫn đẩy mạnh đầu tư, phát triển theo chiều sau các mặt hàng
truyền thống

 Năm 1993: Đầu tư 1 dây chuyền công nghệ của Cộng Hoà Liên Bang Đức với công suất 1
tấn/ ca
 Số lao động bình quân: 950 người/ năm.
4: Giai đoạn 1991 – 2003
Bước vào thời kỳ này nhà máy Hải Châu vẫn tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị
trong sản xuất nhằm tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
 Năm 1994: Lần đầu tiên nhà máy Hải Châu khoác lên mình với một tên mới Công ty bánh
kẹo Hải Châu. Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất kem xốp phủ socola của Đức với công
suất 500kg/ca.
 Năm 1996: Công ty liên doanh với Bỉ để sản xuất socola chất lượng cao Tuy nhiên chỉ có
30% sản lượng tiêu thụ trong thị trường trong nước, còn lại là xuất khẩu ra nước ngoài.
 Năm 1998: Dừng sản xuất socola với Bỉ đồng thời mở rộng đây chuyền sản xuất bánh có
công suất vào khoảng 4 tấn/ca.
 Cũng trong những năm đó, nhà máy đã mua thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của Đức (Dây
chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2.4 tấn/ca,và kẹo mềm công sất 1.2 tấn/ca)
 Năm 2001: Mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp với công suất thiết kế 1.6 tấn/ca
và dây chuyền sản xuất socola với năng suất rót khuôn là 200kg/giờ
 Năm 2003: Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm của Hà Lan công suất 2.2tấn/ca
trị giá 80 tỷ đồng
 Số cán bộ công nhân là : 950 người/năm
5: Giai đoạn 2004 đến nay
Giai đoạn này nhà máy hải Châu có những nấc thang trầm mang ý nghĩa lịch sử của
công ty. Từ một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức hoạt động riêng rẽ “công ty
cổ phần bánh kẹo Hải Châu” vào tháng12/2004. Kể từ đó đến nay, công ty cũng gặp rất
nhiều khó khăn (tài chính, tổ chức nhân sự…), đặc biệt đó là những yếu kém trước kia vẫn
chưa thể xoá bỏ làm công ty thua lỗ hàng tỷ đồng (2003 – 2005 thua lỗ lên đến 15.6 tỷ
đồng).
Một thực tế cho thấy khi mới bước sang hoạt động dưới hình thức mới: chuyển sang
cổ phần hoá, thua lỗ là chuyện khó tránh khỏi. Hiện tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
dã khắc phục được nhiều yếu kém và đang từng bước đầu tư sản xuất bằng những công

nghệ, máy móc hiện đại làm tăng chất lượng, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Bánh quy
XN bánh III XN kẹo XN gia vịXN bánh I
Kem xốpLương khô Bánh mềm kẹo nhânkẹo thường xốp pét
BC iotBC thường
phủ socola thường custard tulip
III: Cơ cấu tổ chức sản xuất và cơ cấu bộ máy tổ chức
1: Cơ cấu tổ chức sản xuất
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Cơ cấu tổ chức sản xuất công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu gồm 4 xí nghiệp sản
xuất chín. Cụ thể:
 Xí nghiệp bánh I: Sản xuất bánh quy (Bánh Hương thảo, Quy cam và Quy nếp) và
lương khô (Lương khô đậu xanh, lương khô tổng hợp, lương khô giàu dinh dưỡng..). Sản
xuất theo dây chuyền Trưng Quốc.
 Xí nghiệp bánh III: Sản xuất bánh mềm và kem xốp: bánh kem có phủ socola và
bánh kem thường với nhiều hương vị khác nhau (vị Vani, vị Dâu, Vị Khoai môn...). Sản
xuất trên dây chuyền của Đức và Hà Lan.
 Xí nghiệp kẹo: Sản xuất kẹo các loại như: kẹo nhân (Chew nhân khoai môn, Chew
nhân bạc hà, Chew nhân socola, trái cây nhân khoai môn, trái cây nhân socola...), kẹo
thường (Chew đậu đỏ, Chew khoai môn, Chew socola, trái cây cứng). Và xốp pét vị dâu, vị
đậu đỏ. Sản xuất trên dây chuyền của Đúc và Hà Lan.
 Xí nghiệp Gia vị: Chuyên sản xuất bột canh với dây chuyền sản xuất của Việt Nam.
Hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
P. Tổ chức
Ban điều hành
P. Kỹ thuật P. Kế hoạch vật tưP. Hành chính bảo vệ P. Tài chínhP. Đầu tư XDCB P. Kinh doanh thị trường

XN quy kem xốpXN Bánh cao cấpXN Gia VịXN Kẹo Chi nhánh Nghệ AnChi nhánh Đà NẵngChi nhánh TP Hồ Chí MinhChi nhánh Hà Nội
Tại các xí nghiệp sản xuất bao gồm: ban lãnh đạo xí nghiệp (Giám đốc xí nghiệp, phó
giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc kỹ thuật, Kế toán), bộ phận phục vụ sản xuất (sửa chữa,
giám sát hoạt động, quản lý kho, nhân viên chất lượng..) và công nhân sản xuất trực tiếp.
2: Sơ đồ bộ máy tổ chức
Tháng 12/2004, công ty tiến hành cổ phần hoá nên có rất nhiều thay đổi trong bộ máy
quản lý do sự cơ cấu lại, tổ chức sắp xếp lại lao động, tổ chức bộ máy quản lý khoa học,
hợp lý hơn.Cho đến nay bộ máy tổ chức đang hoạt động bao gồm các cấp, ban ngành,..
như sau
Sơ đồ 121: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
3: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ cấu tổ chức
 Hội đồng quản trị: Điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, hoạch
định chiến lược …
 Ban điều hành: Quản lý chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của
công ty.
 Ban kiểm soát: Kiểm tra sổ sách, chứng từ của công ty và báo cáo tình hình, sự kiện bất
thường trong hệ thống quản lý
 P. tổ chức: Phụ trách công tác nhân sự, tiền lương và đưa ra những giải pháp liên quan đến

×