Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng quản trị
(5 người)
Chủ tịch hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
điều hành
Ban kiểm soát
(3 người)
Phòng
Tổ
chức
Phó TGĐ sản xuất và
tiêu thụ
Phó TGĐ
kỹ thuật
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
TC - KT
Phòng
Kế hoạch vật tư
Phòng
HCQT & BVTV
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Chi nhánh tại TPHCM
Chi nhánh tại TPĐN
Phân xưởng Bánh 1
Phân xưởng Bánh 2
Phân xưởng Bánh 3
Phân xưởng
bột canh
Phân xưởng kẹo
Phân xưởng in phun và cơ điện
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ của sự mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, lại một lần nữa
các doanh nghiệp chúng ta có thêm vận hội và thời cơ mới trong việc mở rộng
sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ hiện đại cũng
như phương pháp tổ chức quản lý tiền tiến. Nhờ đó năng suất, chất lượng sản
phẩm không ngừng được nâng cao. Hàng hoá có chất lượng cao đang tràn ngập
trên thị trường với giá rẻ, mẫu mã lịch sự, sang trọng chất lượng xem như hoàn
hảo đã và sẽ lấn lướt các sản phẩm trong nước. Để doanh nghiệp ta không bị
thua ngay trên sân nhà thì sản phẩm của ta phải đạt chất lượng tức phải có sự
quản lý chất lượng một cách hết sức nghiêm túc.
Sự tiến bộ không ngừng của khoa học - kỹ thuật, hàng ngày có cả trăm phát
minh, sáng chế mới ra đời và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra
những sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Với các nhân tố đó tất sẽ
dẫn tới cuộc chạy đua chất lượng và vì thế chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ
hoàn thiện lên. Những doanh nghiệp yếu kém về năng lực sản xuất, vốn ít, tổ
chức quản lý kém làm sao có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao để
lưu thông trên thị trường.
Mức sống của con người ngày một cao nhu cầu ngày một đa dạng và phong
phú. Họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có giá trị sử dụng, giá trị
thẩm mỹ cao chứ không phải sản phẩm có giá rẻ, chất lượng thấp. Lại một lần
nữa khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh
nghiệp.
Nhận thức sâu sắc về vấn đề trên, các doanh nghiệp đã tìm cho mình những
bước đi thận trọng với hàng loạt các chiến lược, chính sách và giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của mình. Hoà chung dòng chảy đó, Công ty CP bánh
kẹo Hải Châu cũng không phải là một ngoại lệ. Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra
các chính sách chất lượng hợp lý luôn coi chất lượng sản phẩm là trên hết, chất
lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn chọn đề
tài: "Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu ".
Nội dung của đề tài được trình bày qua 3 chương:
Chương I- Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Chương II- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng của Công ty CP bánh
kẹo Hải Châu .
Chương III- Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng Công ty CP bánh kẹo
Hải Châu.
2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Chất lượng là gì ?
Nhìn chung theo quan điểm triết học chất lượng là một phần tồn tại bên
trong của các sự vật hiện tượng.
Còn trong từ điển Tiếng Việt thì chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá
trị của một con người, một sự vật, một sự việc.
Điều này cho thấy chất lượng mang một ý nghĩa rất rộng và bao trùm lên
mọi hình thái tồn tại của thế giới vật chất, kể cả hữu hình và vô hình.
2. Quan niệm về chất lượng sản phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội không ai phủ nhận tầm
quan trọng của chất lượng sản phẩm. Nó là một yếu tố góp phần đảm bảo sự
thành công của một doanh nghiệp nói riêng và cả một nền kinh tế nói chung.
Vậy chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng biểu thị toàn bộ
giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Có thể đưa ra khái niệm tương đối khái
quát như sau: “Chất lượng sản phẩm hàng hoá là tổng hợp các đặc tính của sản
phẩm tạo nên giá tri sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu
dùng với hiệu quả cao, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế xã hội nhất
định”.
3. Sự hình thành của chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất kinh doanh, mục đích lớn nhất đó là phải sản xuất ra những
hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mà điều cốt lõi là khách
hàng luôn muốn tìm cho mình một sản phẩm có chất lượng cao giá cả hợp lý
đây là một điều không dễ dàng gì đối với các nhà cung ứng. Để tạo ra một sản
phẩm có chất lượng không chỉ đơn thuần quan tâm đến một vài công đoạn của
việc sản xuất ra sản phẩm mà bất cứ một sản phẩm nào cũng được hoàn thành
theo một trình tự nhất định với nhiều nghiệp vụ khác nhau mà nếu một sự yếu
kém bất kỳ nào trong trình tự ấy sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm. Điều này đã được các học giả phân tích một cách chi tiết các công đoạn
phải được quản lý, thực hiện theo một chu trình khép kín, vì sản xuất bắt nguồn
từ nhu cầu thị trường và cũng quay trở về thị trường để kiểm chứng và tất nhiên
chất lượng sản phẩm cũng được hình thành trong chu trình đó.
4. Những đặc điểm cơ bản của chất lượng sản phẩm
Nhìn chung, mỗi sản phẩm khác nhau đều có đặc điểm riêng quy định cho
chất lượng sản phẩm. Song qua khái niệm về chất lượng sản phẩm chúng ta có
thể đưa ra một số đặc điểm sau:
- Chất lượng được đo bằng mức độ thoả mãn của người tiêu dùng.
- Chất lượng sản phẩm là một khái niệm mang tính tương đối.
- Chất lượng sản phẩm có thể được lượng hoá.
- Chất lượng là vấn đề luôn được đặt ra ứng với mọi trình độ sản xuất.
Từ các đặc điểm trên ta thấy sự cần thiết phải đánh giá đúng mức chất
lượng sản phẩm, so sánh với nhu cầu của người tiêu dùng để sản phẩm luôn
mang lại tối đa lợi ích cho người tiêu dùng và lợi nhuận thu được là lớn nhất.
Đồng thời phải xem xét đến sự thay đổi của môi trường ngành kinh tế - kỹ thuật
để có mức chất lượng hợp lý.
5. Sự phân loại chất lượng sản phẩm - ý nghĩa và mục đích.
5.1. Chất lượng thiết kế
Chất lượng thiết kế được thể hiện ở chỗ sản phẩm hoặc dịch vụ đó được thiết
kế tốt như thế nào để đạt được mục tiêu. Các sản phẩm có tính năng tác dụng, hình
mẫu khác nhau như thế nào đều phụ thuộc vào quá trình thiết kế ra chúng.
5.2. Chất lượng thực tế.
Chất lượng thực tế của sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản
phẩm thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc,
phương pháp quản lý... Do vậy nó phản ánh khá chính xác khả năng sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp.
5.3. Chất lượng chuẩn
Chất lượng chuẩn là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng được cấp có thẩm quyền
phê chuẩn. Chất lượng thiết kế phải dựa trên cơ sở của chất lượng chuẩn đã
4
được doanh nghiệp, Nhà nước quy định để có các chỉ tiêu về chất lượng của sản
phẩm hàng hoá hợp lý.
5.4. Chất lượng cho phép.
Để xác định chính xác chất lượng cho phép nhà sản xuất phải căn cứ vào
năng lực sản xuất thực tế, phương pháp tổ chức quản lý của doanh nghiệp và các
yếu tố vĩ mô khác.
5.5. Chất lượng tối ưu.
Chất lượng tối ưu là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức
độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, hay nói cách khác sản phẩm
hàng hoá đạt mức chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thoả mãn
nhu cầu người tiêu dùng, có khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm bao gồm cả các
yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô. Sẽ không thể có quản lý chất lượng sản phẩm
tốt, có các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm nếu như chúng ta không
biết chất lượng sản phẩm tốt hay xấu là do đâu.
6.1. Một số yếu tố ở tầm vĩ mô.
Các yếu tố này có tác động rất lớn tới chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp, khi nó mang tính tích cực sẽ làm cho doanh nghiệp có vị thế hơn trên
thương trường, sản phẩm của họ có sức cạnh tranh cao và ngược lại.
6.2. Các nhân tố tác động tới chất lượng sản phẩm ở tầm vi mô.
Sản phẩm là kết quả của một quá trình biến đổi, do vậy chất lượng sản
phẩm cũng là kết quả của quá trình. Mà một quá trình sản xuất lại gồm nhiều các
công đoạn khác nhau. Trong mỗi công đoạn đó nó đều chịu sự chi phối của các
nhân tố cơ bản như: Con người; phương pháp tổ chức quản lý; thiết bị công
nghệ; nguyên, nhiên vật liệu- đó là điều ta không thể phủ nhận.
7. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.
Trong thực tiễn ta gặp rất ít sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, mà
thường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể tập hợp một số chỉ tiêu sau để
đánh gía chất lượng sản phẩm:
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mà
người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm hàng hoá.
- Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật- công nghệ.
Bằng cách nào ta có thể kiểm tra, đánh giá về giá trị sử dụng của sản
phẩm. Ta sẽ không có kết luận gì về chất lượng sản phẩm hàng hoá nếu như
không nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng sau:
+ Chỉ tiêu về cơ lý hoá như khối lượng, thông số kỹ thuật, các thông số về
độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, an toàn khi sử dụng và sản xuất... mà hầu như
mọi sản phẩm đều có. Các chỉ tiêu này thường được quy định trong văn bản tiêu
chuẩn của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, hợp đồng kinh tế...
+ Chỉ tiêu về sinh hoá như mức độ ô nhiễm đến môi trường, khả năng toả
nhiệt, giá trị dinh dưỡng, độ ẩm, độ mài mòn,...Tuỳ vào từng mặt hàng cụ thể và
thành phần mỗi chỉ tiêu chiếm mà ta tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu này ở một
mức độ nhất định, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm.
- Nhóm chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mỹ.
Các chỉ tiêu này bao gồm: chỉ tiêu về hình dạng sản phẩm, sự phối hợp
các yếu tố tạo hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc thời trang...
Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào ý kiến
chủ quan của nhiều người, khó được lượng hoá và vì vậy đòi hỏi cán bộ kiểm
nghiệm hay người tiêu dùng phải có kinh nghiệm, am hiểu thẩm mỹ. Phần lớn
các sản phẩm mang đặc trưng này là các sản phẩm về nghệ thuật, tranh ảnh,
quần áo thời trang, đồ trang sức...
- Nhóm các chỉ tiêu kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế, nhóm này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí cho quá
trình sử dụng, chi phí cho quá trình bảo trì bảo dưỡng, giá cả.... Đây là chỉ tiêu
quan trọng luôn được nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng để đánh giá chất
lượng sản phẩm hàng hoá.
6
8. Vấn đề cơ bản của đảm bảo và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi chúng ta coi chất lượng là trên hết sẽ làm cho chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp đẩy lên ở mức cao, nó cũng đem lại năng suất lao động lớn,
đến lượt nó lại tạo thuận lợi cho việc giảm chi phí, tăng thu nhập. Đảm bảo chất
lượng của sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng mà họ đã tin
tưởng, mua và sử dụng sản phẩm hàng hoá của công ty. Đây chính là trách
nhiệm của các nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Để có được sự tín nhiệm
của khách hàng về sản phẩm của mình phải mất rất nhiều thời gian hoạt động
đảm bảo chất lượng sản phẩm có khi đến hàng chục năm.
9. Lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Trong điều kiện khi mà đời sống của con người đã tăng cao, khi người
tiêu dùng muốn loại trừ những phiền hà, cản trở do sản phẩm kém chất lượng
gây ra thì vấn đề phải được giải quyết trước hết là chất lượng sản phẩm. Để thu
hút được người tiêu dùng, các hãng sản xuất phải tập trung mọi nỗ lực để giải
quyết vấn đề chất lượng. Có thể nói chất lượng là yếu tố hàng đầu trong cuộc
cạnh tranh, giá cả chỉ là yếu tố sau nó. Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản
phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng.
II. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP
Chất lượng sản phẩm mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, hiểu
rõ, hiểu sâu về chất lượng sản phẩm không chưa đủ nói lên điều gì vì không phải
cứ sản xuất sản phẩm ra là đã có chất lượng mà điều tối quan trọng là chúng ta
phải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng mục tiêu đã định. Vậy quản lý chất
lượng là gì ? Và quản lý như thế nào cho có hiệu quả lại la vấn đề rất phức tạp
và cũng có không ít các quan điểm, các trường phái khác nhau nhìn nhận về
cùng một vấn đề này. Mà chính lý do đó mà quản lý chất lượng ngày một hoàn
thiện hơn tương xứng với tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Ta hãy
nghiên cứu vấn đề này qua các nội dung sau.
1. Trước hết ta phải hiểu quản lý chất lượng là gì ? Và vì sao phải tiến hành
quản lý chất lượng sản phẩm?.
1.1. Quản lý chất lượng sản phẩm.
Cũng như chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm cũng có
nhiều cách nhìn khác nhau do nó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng quản lý,
và vị trí của chủ thể quản lý đối với đối tượng vật chất.
Mục tiêu then chốt của quản lý chất lượng sản phẩm là tạo ra những sản
phẩm thoả mãn nhu cầu xã hội. Thoả mãn thị trường với chi phí xã hội thấp nhất
nhờ các hoạt động bảo đảm chất lượng của đồ án thiết kế sản phẩm, tuân thủ đồ
án ấy trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng sản phẩm. Một mục tiêu có thể
có nhiều phương pháp khác nhau để cùng đạt được mục tiêu đó.
“ Quản lý chất lượng là một hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm đề
ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và thự hiện chúng bằng các biện pháp
như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến
chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm.
Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ cho chúng ta một cách sử dụng hợp lý
nhất, tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý tốt các yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm hàng kém phẩm chất làm ra hàng có
chất lượng tốt hơn, làm giảm giá thành sản phẩm.
Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất
lượng sản phẩm là không mâu thuẫn và hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ
công tác quản lý chất lượng.
Quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà phát
triển, hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới song nó cũng gây sức ép lớn
cho các doanh nghiệp. Trong kinh doanh nếu như đặt mục tiêu lợi nhuận lên
hàng đầu thì tất về lâu dài doanh nghiệp sẽ nằm ra ngoài quỹ đạo của thị trường.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ta có thể sử dụng nhiều chỉ
tiêu khác nhau song chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất. Vậy nên,
quản lý chất lượng chính là phương thức mà doanh nghiệp cần tiếp cận và hoàn
8
thiện hệ thống của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng thắng lợi
trên thương trường.
2. Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Thực tế cho thấy, sự thành công của các doanh nghiệp trên thương trường
đặc biệt là các doanh nghiệp ở Nhật đều bắt nguồn từ một nguyên nhân quan
trọng đó là họ khởi nguồn mọi hành động là chất lượng, phương châm là chất
lượng. Điều đó giải thích tại sao sản phẩm của Nhật luôn được người tiêu dùng
tín nhiệm,nó mang lại sức cạnh tranh to lớn bên cạnh những sản phẩm được sản
xuất ở một số ước Tây Âu, Bắc Mỹ…
Quản trị chất lượng là công việc, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên
trong doanh nghiệp. Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở cấp lãnh đạo cao
nhất của công ty với ý nghĩa chiến lược, đồng thời phải quán triệt quản lý tác
nghiệp ở từng phân xưởng, tổ đội sản xuất vì thế có các nguồn thông tin hai
chiều. Quản trị nói chung và quản lý chất lượng nói riêng không có thông tin thì
không thể thực hiện quản ý và thông tin trong mối quan hệ tương tác đòi hỏi
phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, có như thế cán bộ lãnh đạo quản lý chất lượng
mới có các quyết định đúng đắn.
Quản lý chất lượng phải được các cấp trong doanh nghiệp thấm nhuần các
mục đích,vai trò, ý nghĩa của nó đối với hãng và chính bản thân các nhân viên.
Các doanh nghiệp phải tổ chức các chương trình đào tạo, có thể đào tạo trong
hoặc ngoài công việc cho ban giám đốc hãng, các thành viên của ban quản lý,
trưởng phòng, đốc công, công nhân, thiết lập lên nhu cầu các nhóm hoạt động vì
chất lượng.
3. Những yêu cầu chủ yếu trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh
nghiệp
Quản lý chất lượng sản phẩm phải chú ý tới con người, ta đã tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và khẳng định con người là nhân tố
cơ bản nhất quyết định đến việc tạo ra chất lượng sản phẩm cao hay thấp. Từ
giám đốc cho tới người công nhân đều phải thấy được trách nhiệm của mình về
vấn đề chất lượng.
Quản lý chất lượng sản phẩm tập trung vào các quá trình, quản lý hệ
thống. Nâng cao tính linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ
hệ thống và các quá trình từ thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng sản
phẩm. Đồng thời xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc về chất lượng sản
phẩm và có biện pháp tác động nhằm ngăn chặn những nhân tố đó. Trong đó cần
sử dụng vòng tròn chất lượng và các công cụ thống kê để đảm bảo và nâng cao
chất lượng sản phẩm hàng hoá. Phát triển và tập trung ưu tiên cho những vấn đề
quan trọng nhất trong công tác quản lý.
4. Các chức năng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Quản lý chất lượng sản phẩm được hiểu một cách rộng rãi và toàn diện,
báo quát mọi chức năng cơ bản của quá trình quản lý. Nó được tiến hành theo
trình tự: Nghiên cứu nhu cầu – thiết kế – thi công- chế tạo… đến lưu thông sử
dụng sản phẩm.
- Chức quy định (hoạch định) chất lượng sản phẩm: Chức năng hoạch
định mang tính quyết định đến hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm. Hoạt
động này cho phép doanh nghiệp có một mục tiêu chất lượng, và phương châm
hành động vì chất lượng cũng như sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực mà doanh
nghiệp có thể khai thác. Từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất và
thị trường.
- Chức năng quản lý chất lượng sản phẩm gồm mọi hoạt động các khâu từ
sản xuất đến tiêu dùng, hay chi tiết hơn đó là từ khi chuẩn bị nguyên, nhiên vật
liệu chế tạo thử sản xuất đại trà và chuyển sang mạng lưới lưu thông phân phối
rồi sử dụng sản phẩm.
- Chức năng đánh giá chất lượng sản phẩm: Để chất lượng sản phẩm hoàn
hảo đòi hỏi việc đánh giá chất lượng sản phẩm phải thực hiện chi tiết và tổng
hợp có nghĩa là đánh giá từ các yếu tố đầu vào, sản xuất cho tới chất lượng sản
phẩm được chế tạo ra.
- Chức năng cải tiến và điều chỉnh.
5. Hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
10
Hiểu rõ được quản lý chất lượng, vai trò , ý nghĩa, mục đích, các phương
pháp quản lý chất lượng sản phẩm và việc sử dụng linh hoạt các công cụ trong
quản lý các doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được những lợi thế.
Nhờ công tác quản lý chất lượng mà công việc của bộ phận trong công ty tiến
hành trôi chảy, nâng cao lòng tin của bên ngoài như các cơ quan ngân hàng, cơ
quan thuế, các cơ quan hành chính… đối với công ty.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Sự ra đời của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng
Công ty mía đường I- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ,do được sự giúp
đỡ của hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) nên mới có tên gọi là
Hải Châu. Công ty được thành lập ngày 02/09/1965, quá trình hình thành và
phát triển có thể được tóm tắt như sau.
2. Những giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
2.1. Thời kỳ thành lập từ năm 1965-1975
Thời kỳ này do có chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên công ty không
còn lưu giữ được các số liệu ban đầu về vốn đầu tư của công ty. Năng lực sản
xuất của công ty bao gồm 3 phân xưởng chính là: Phân xưởng bánh; Phân
xưởng kẹo; Phân xưởng sản xuất mỳ sợi.
Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên một
phần nhà xưởng máy móc, thiết bị hư hỏng, Công ty được Bộ tách phân xưởng
kẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Châu (nay là Công ty
bánh kẹo Hải Châu - Bộ Công nghiệp).
2.2. Thời kỳ từ năm 1976-1985 :
Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và
đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976 Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập
nhà máy sữa Mậu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng giấy phun. Phân xưởng
này sản xuất hai mặt hàng là sữa đậu nành và Bột canh. Năm 1982, do khó khăn
về bột mỳ và nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi thay lương thực, Công ty được Bộ
công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mỳ lương thực. Trong
thời kỳ này, Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động, đồng thời đầu tư 12 lò
sản xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca. Bánh kem xốp là sản phẩm đầu tiên
ở nước ta. Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là
250 người/năm.
12
2.3. Thời kỳ từ năm 1986-1991 :
Trong thời gian từ năm 1986-1990, tận dụng nhà xưởng của phân xưởng
sấy phun, Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000
lít/ngày.
Từ 1990-1991, Công ty lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh quy Đài
Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ, công xuất 2.5-2.8 tấn/ca . Số cán
bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là 950 người/năm.
2.4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay :
Từ năm 1993 đến năm 2004, Công ty đầu tư mua thêm một số dây chuyền
máy móc thiết bị hiện đại. Công ty đã thực hiện đấu thầu thiết bị và xây dựng
với giá trị thiết bị trên 47 tỷ đồng xây lắp nên 6.5 tỷ đồng công trình xây dựng
lắp đặt thiết bị xí nghiệp bánh mềm cao cấp đã cơ bản hoàn thành, đang triển
khai kế hoạch đưa vào sản xuất chính thức trong dịp cuối năm. Công ty dự kiến
đưa sản phẩm bánh mềm cao cấp mới đầu tư cùng với sản phẩm hiện có để phục
vụ nhân dân trong dịp tết Nguyên đán năm nay.
Năm 2004, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá trên cơ sở sắp xếp lại quá
trình lao động hợp lý, đẩy mạnh hoạt động sản xuất của Công ty nhằm tăng
doanh thu và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.
3. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Châu
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu
Công ty CP bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, song
trong cơ chế thị trường công ty độc lập tự chủ hơn trong các vấn đề tổ chức,
quản lý sản xuất hoạch toán kinh doanh từ đó làm tăng tính nhanh nhạy năng
động hơn cho tổ chức. Theo quy định của Nhà nước cũng nhu các quy định của
công ty về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ thì ta thấy công ty đóng một vai trò
rất quan trọng với trách nhiệm khá nặng nề đối với khu vực kinh tế Nhà nước
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới
công ty phải thực hiện một số chức năng nhiệm vụ chính sau:
- Thứ nhất, Công ty tự chủ sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để
cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế.
- Thứ hai, Công ty cùng với các liên doanh sản xuất và xuất khẩu các sản
phẩm sang thị trường khu vực và thế giới đồng thời nhập khẩu thiết bị ,công
nghệ, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty mà
Công ty không có khả năng tận dụng những vật tư đó ở trong nước.
- Thứ ba, Ngoài sản xuất bánh kẹo là chính, Công ty còn kinh doanh các
mặt hàng khác để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng
được vật tư, lao động đảm bảo đời sống cho người lao động. Từng bước đưa
Công ty lớn mạnh trên thương trường.
Ngoài các nhiệm vụ trọng yếu trên Công ty CP bánh kẹo Hải Châu còn
có nhiệm vụ:
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho cán bộ công nhân viên chức.
Tất cả những chức năng nhiệm vụ đó đã được quán triệt tới tất cả các
phòng ban, từng tổ, nhóm, người lao động để cùng phấn đấu cho mục tiêu của
doanh nghiệp. Để hoàn thành được nhiệm vụ to lớn của mình, đòi hỏi công ty
phải có một cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và cơ chế hoạt động phải gọn nhẹ,
có hiệu lực và có hiệu quả.
3.2. Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Bộ máy quản lý của Công ty gồm hai cấp: Công ty và cấp phân xưởng và
được bố trí theo cơ cấu trực tiếp chức năng, hệ thống này gắn các chuyên gia
làm việc chức năng với các chỉ huy trực tuyến khi ra các quyết định quản trị liên
quan đến chức năng mà họ phụ trách nên khắc phục được hạn chế tách rời việc
chuẩn bị và ra quyết định, nhờ vậy cũng khắc phục được tình trạng tách rời
người ra quyết định với người thực hiện quyết định. Bên cạnh đó còn có ưu
điểm là các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp được chuyển lần lượt từ
lãnh đạo doanh nghiệp đến cấp dưới cho đến tận cấp dưới cùng một cách trực
tiếp do đó đảm bảo tính thống nhất trong quản lý.
* Về cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát của Công ty như sau:
Đại Hội Cổ Đông (ĐHCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty,
ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền tham dự và biểu quyết theo quy định tại
Điều lệ.
14
Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn
quyết quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT
Tổng giám đốc (TGĐ): Là người điều hành các công việc hàng ngày của
Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội
đồng quản trị, do hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệm: TGĐ là người đại diện
pháp nhân của công ty.
Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một
số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của giám đốc, chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Đồng
thời không tham gia các chức danh quản lý điều hành sản xuất ở đơn vị sản xuất
kinh doanh khác.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt
công tác:
- Công tác kỹ thuật
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ
- Bảo hiểm xã hội
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:
- Kinh doanh tiêu thụ sản phẩm
- Hành chính và bảo vệ
- Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng.
Kế toán trưởng Công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kế
toán Tài chính, thống kê của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật và quy chế tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty.
* Các phòng ban:
• Phòng Tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác
- Công tác tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương
- Soạn thảo các quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị
- Tuyển dụng, điều động lao động
- Công tác bảo hộ lao động
- Thảo các quyết định, các chế độ, chính sách
- Công tác hồ sơ nhân sự
• Phòng kỹ thuật và KCS: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:
- Tiến bộ kỹ thuật
- Quản lý quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kỹ thuật
- Nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã và bao bì mới
- Quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị
- Soạn thảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật
- Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất
- Tổ chức đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật
• Phòng kế hoạch vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:
- Xây dựng kế hoạch tổng hợp (1 năm, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp)
- Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu
- Công tác tiêu thụ sản phẩm
• Phòng kế toán - thống kê - Tài chính.
- Giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Tài chính
kế toán, thông tin, kinh tế, tổ chức hạch toán trong toàn bộ Công ty và pháp luật
Nhà nước và điều lệ tổ chức kế toán theo chế độ chính sách.
- Tổ chức bộ máy kế toán từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Tổ chức
bộ máy chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng tài khoản hệ thống kế toán phù hợp
với điều hành và quản lý kinh tế ở các đơn vị và Công ty.
- Phân tích hoạt động kinh tế nhằm phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm
yếu của Công ty.
• Phòng hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:
- Hành chính quản trị
- Đời sống
- Y tế, sức khỏe
- Nhà trẻ mẫu giáo
• Phòng bảo vệ: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:
- Bảo vệ xây dựng nhà xưởng, kho tàng
- Thực hiện sửa chữa nhỏ trong Công ty.
16
Ban kiểm soát (BKS): Do ĐHĐCĐ bầu ra trong số cổ đông của Công ty.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ:
- Giám sát và kiểm tra sự tuân theo điều lệ và pháp luật có liên quan của
HĐQT, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các cá nhân trong Công ty.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo Tài chính của Công ty
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn
đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy
cần thiết.
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến, cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
Sau khi tìm hiểu toàn bộ các phòng ban và nhiệm vụ của phòng ban cũng
như cơ cấu số lượng công nhân viên trong Công ty ta có thể khái quát lại qua sơ
đồ dưới đây:
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty bánh kẹo Hải Châu
4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới CLSP của Công ty CP
bánh kẹo Hải Châu
Chất lượng sản phẩm như là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ và
năng lực của một doanh nghiệp. Chúng ta không thể đánh giá cao tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty nếu như sản phẩm mà họ làm ra luôn ở
mức chất lượng thấp. Điều đó minh chứng cho những điều bất ổn trong công tác
tổ chức quản lý cũng như các yếu tố tiềm lực tài chính, đội ngũ cán bộ công
nhân viên và khoa học công nghệ của hãng. Đối với Công ty CP bánh kẹo Hải
Châu các mặt trên cũng có điểm mạnh và điểm yếu làm ảnh hưởng tích cực hay
tiêu cực tới chất lượng sản phẩm của hãng. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm này
chúng ta cùng nghiên cứu chi tiết từng yếu tố.
4.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu .
Nhìn chung sự hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không phần lớn phụ
thuộc vào sản phẩm mà hãng sản xuất ra có tốt hay không, có sức cạnh tranh hay
không. Song đến lượt nó, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao sẽ là điều
kiện và tiền đề cho công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Sự tăng trưởng nhanh hay chậm của kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện
qua các chỉ tiêu như: Quy mô sản xuất, khối lượng và giá trị hàng hoátiêu thụ, tình
hình thị trường của công ty cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.
a) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là thời gian 3 năm 2003 đến 2005,
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến vượt bậc cả về
lượng và chất thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế cơ bản:
18
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2003-2005
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Mức độ tăng (giảm)
2004/2003 2005/2004
TĐối % TĐối %
1. Sản lượng (Tấn)
2. GTTSL (tỷđ)
3.Doanh thu (tỷđ)
4.Tổng chi phí (tỷđ)
5. Lợi nhuận(tỷđ)
6. Nộp NS (tỷđ)
10.100,0
187,1
167,3
166,0
3,3
18,2
11.366,0
214,3
203,5
201,9
3,6
22,1
11.560,0
230,8
212,1
210,2
3,9
25,4
1236,0
27,2
36,2
35,9
0,3
3,9
12,2
14,5
21,6
21,6
23,1
21,4
224,0
16,5
8,6
8,3
0,3
3,3
2,0
7,7
4,2
4,1
18,6
14,9
Theo số liệu này, ta thấy tốc độ tăng trưởng của công ty trên những mặt cơ
bản luôn tăng ở mức cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu, mở rộng thị
trường của công ty đã tăng lên.
Nhìn chung, những năm gần đây tình đây tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty đạt ở mức khá, tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu ở mức cao.
Điều này thể hiện sự nỗ lực của toàn thể CBCNV của công ty, đồng thời môi
trường kinh doanh có nhiều thận lợi.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã làm lành mạnh hoá các chỉ
tiêu tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đầu tư nghiên cứu KH-CN mới,
ứng dụng trực tiếp vào sản xuất vì thế chất lượng sản phẩm không ngừng tăng.
b) Đặc điểm về thị trường và nhu cầu thị trường trên từng khu vực.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn được sự quan tâm đặc biệt của Ban
giám đốc công ty nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh công tác tiêu
thụ sản phẩm trên từng khu vực trong nước cũng như nước ngoài. Để đáp ứng
tốt nhất những nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm ta phải nắm
được một số đặc điểm chính:
- Về thị trường trong nước, Công ty CP bánh kẹo Hải Châu tiêu thụ sản
phẩm của mình trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy việc quản lý nắm bắt,
điều hành là hết sức khó khăn nếu như không có phương pháp cụ thể cho từng
miền. Nhu cầu mỗi miền một khác nó quyết định đặt giá như thế nào là hợp lý,
chất lượng ra sao thì thoả mãn, số lượng nên cung cấp bằng bao nhiêu...
Thị trường miền Bắc, điều kiện tự nhiên ở đây đủ bốn mùa, độ ẩm cao.
Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bánh kẹo trong quá trình chế biến,
cung ứng, sử dụng, các quyết định về bao gói... Bên cạnh đó còn chịu sự chi
phối của điều kiện kinh tế, nhìn chung thu nhập còn thấp. Những sản phẩm có
chất lượng cao thường được tiêu dùng ở những thành phố, thị xã lớn, còn ở vùng
nông thôn thì người tiêu dùng ít quan tâm đến chất lượng mẫu mã với họ giá cả
mới là vấn đề cần xem xét.
Với thị trường Miền Trung, người tiêu dùng ở khu vực thị trường này
thường hay không quan tâm đến khối lượng, bao bì mẫu mã của hàng hoá, song
lại rất quan tâm tới hương vị (độ ngọt, cay), hình dạng của kẹo bánh. Một đặc
điểm không thể phủ nhận là một thị trường dễ tính, nhu cầu lớn. Với năng lực
của mình, Hải Châu hoàn toàn có thể gia nhập và phát triển thị trường. Trước
đây, Hải Châu tập trung nhiều nhất cho thị trường Miền Bắc song một vài năm
gần đây Hải Châu đã coi khu vực này là một thị trường đầy hứa hẹn và không
ngừng hoàn thiện kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm.
Đặc điểm của thị trường Miền Nam: Người tiêu dùng ở đây có điều kiện
thu nhập khá cao, đặc biệt ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương...nên khá khó tính.
Đồng thời khí hậu ở đây cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sở thích của người tiêu
dùng. Họ không quan tâm đến khối lượng mà phần lớn là chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, người Miền Nam ưa ngọt cũng như các loại hương vị hoa quả khác
nhau. Đây vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu của công ty. Đó là, Hải Châu có ưu
thế về độ ngọt song hương vị hoa quả chưa đa dạng. Hệ thống kênh phân phối
xa khó điều hành quản lý trực tiếp, dân cư không đều nên hiệu quả kinh doanh
trên thị trường là chưa cao.
Các năm gần đây, sản phẩm của doanh nghiệp có mặt tại hầu hết trên khắp
các tỉnh thành trong cả nước. Sau đây là tình hình tiêu thụ trên các khu vực thị
trường trọng điểm.
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường mục tiêu của Doanh nghiệp
Đơn vị: tấn
20
STT Thị trường tiêu thụ 2001 2002 2003 2004 2005
1 Hà Nội 3011 2902 2890 2875 2880
2 Hải Dương 149 145 150 190 195
3 Hoà Bình 178 181 185 128 140
4 Sơn La 27 25 27 120 100
5 Tuyên Quang 106 110 112 350 371
6 Thái Bình 301 341 354 346 351
7 Hải Phòng 338 338 340 290 300
8 Hà Tây 298 291 299 310 297
9 Quảng Ninh 277 298 305 295 300
10 Bắc Ninh 277 277 287 80 125
11 Lai Châu 213 281 287 220 215
12 Ninh Bình 121 217 221 160 135
13 Lạng Sơn 993 133 145 800 670
14 Nghệ An 993 133 145 800 905
15 Thanh Hoá 985 910 838 840 900
16 Hà Tĩnh 260 801 750 250 310
17 Huế 93 191 214 55 121
18 Quy Nhơn 187 55 50 100 137
19 Khánh Hoà 69 131 125 30 65
20 Đà Nẵng 185 37 32 100 162
21 Quảng Ngãi 184 125 192 95 109
22 TP Hồ Chí Minh 425 104 96 120 500
23 Phú Yên 20 5 7 9 10
Chính do uy tín của công ty về CLSP, dịch vụ, giá cả mà nạn làm hàng giả
đang gây hậu quả xấu đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng như làm
mai một hình bóng của công ty trên thị trường truyền thống.
4.2. Đặc điểm tình hình tài chính của công ty
Nguồn vốn của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách cấp cũng
chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp.
Tình hình kinh doanh có kết quả tốt đã làm nguồn vốn không ngừng tăng,
chúng ta phải khẳng định rằng, sẽ chẳng có công nghệ mới, hiện đại, NVL tốt
nếu như trong tay chúng ta không có vốn. Đây là điều kiện tiên quyết để chúng
ta thực hiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tình hình tài chính của công ty trong mấy năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
22
Bảng 3: Chỉ tiêu tài chính của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu .
Chỉ tiêu tài chính cơ bản
của công ty
Đơn
vị
Năm 2004 Năm 2005
So sánh
05/04
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Tổng tài sản Tỷ.đ 110,750 100,00 122,168 100,00 110,31
- TSLĐ Tỷ.đ 40,350 36,43 46,343 37,93 114,88
- TSCĐ Tỷ.đ 70,400 63,57 75,825 62,07 107,71
2. Tổng nguồn vốn Tỷ.đ 110,750 100,00 122,168 100,00 110,31
- Vốn ngân sách Tỷ.đ 73,550 66,41 75,512 61,80 102,66
- Vốn vay ngắn hạn Tỷ.đ 30,900 27,90 36,635 29,98 118,56
-Nguồn vốn khác Tỷ.đ 6,300 5,69 10,021 8,22 159,06
Qua số liệu đưa ra ta có một số nhận xét như sau về tiềm lực tài chính của
công ty
Nguồn lực tài chính là một nhân tố then chốt trong quá trình SXKD của
doanh nghiệp, là công cụ khẳng định sức mạnh của hãng để thực hiện sản xuất
và tái sản xuất mở rộng, trong đó đầu tư cho các biện pháp nâng cao CLSP là
đầu tư cho phát triển.
Qua bảng trên ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất kinh doanh như đào tạo phát triển nguồn nhân lực,
mua sắm - đầu tư nghiên cứu KH-KT-CN mới vào sản xuất và quản lí từ đó
nâng cao được năng lực sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm, và nó tạo
khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. Để huy động nguồn vốn
lớn trong chính doanh nghiệp, nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm, quyền làm
chủ tập thể của người lao động cũng như tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp
trên thương trường trong năm nay công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá doanh
nghiệp. Đây là một cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể nâng cao được năng suất,
chất lượng sản phẩm của mình.
4.3. Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty có ảnh hưởng lớn tới CLSP bánh kẹo.
Nếu như có một nhân tố nào đó ảnh hưởng quyết định tới CLSP của
doanh nghiệp thì đó phải là đội ngũ lao động. Biết khai thác hợp lý nhân tố con
người sẽ tạo thế mạnh không ngờ cho doanh nghiệp. Đây được coi là nguồn lực
bên trong có giá trị nhất.
Đặc điểm người lao động ở đây phần nhiều là nữ giới vì các công việc
(trừ kĩ thuật và quản lý) là tương đối đơn giản cần nhiều tới sự cần cù, khéo léo
của công nhân như công việc đóng gói, gói kẹo ... Song lao động nữ thường hay
ốm đau, thai sản, công việc gia đình ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản
xuất, chất lượng sản phẩm đặc biệt khi thị trường có mức tiêu thụ cao. Lao động
nam chủ yếu làm ở các bộ phận bốc xếp kẹo, nguyên vật liệu xuất nhập kho, ở
các tổ cơ khí, nấu kẹo. Họ là những người có sức khoẻ tốt làm việc tích cực,
nhiệt tình.
Bảng 4: Số lượng lao động của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu năm 2005
Cơ cấu lao động Số lao động (người)
1. Theo giới tính
- Nam
- Nữ
- Tổng số
393
1570
1963
2. Theo hình thức lao động
- Lao động gián tiếp sản xuất
+ Cán bộ lãnh đạo
+ Trưởng phòng
+ Nhân viên kinh tế
+ Nhân viên kỹ thuật
+ Nhân viên hành chính
+ Nhân viên khác
- Lao động trực tiếp sản xuất
+ Công nhân kỹ thuật
+ Lao động thủ công
- Tổng số
169
4
4
36
57
4
64
1794
1091
703
1963
3. Theo trình độ học vấn
- Đại học
+ cán bộ lãnh đạo
+ Nhân viên phòng ban
+ Nhân viên kỹ thuật
- Trung cấp
+ Nhân viên phòng ban
+ Công nhân kỹ thuật
+ Lao động thủ công
- Chưa qua đào tạo
439
4
134
301
745
82
508
155
779
24
+ Lao động thủ công
- Tổng số
779
1963
Số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu
mở rộng sản xuất. Mới đầu công ty chỉ có chưa đầy 1000 công nhân viên nay đã
có 1963 công nhân viên. Trong số này có tới 80% lao động là nữ do đặc thù của
tình hình sản xuất kinh doanh và được tập trung ở các khâu bao gói, đóng hộp.
Qua biểu này ta thấy tổng số lao động gián tiếp là 169 người chiếm 8.6%
trong tổng số lao động của công ty. Nhân viên kỹ thuật là 57 người, bằng 33%
lực lượng lao động gián tiếp và bằng 2.9%. Nhân viên kinh tế là 36 người 1.3%
tổng số lao động gián tiếp và chiếm 1.83% lao động cả công ty. Ngoài ra các
nhân viên và cán bộ khác chiếm 44.97% lao động gián tiếp. Và như vậy công ty
đã thực hiện tốt chủ trương tinh giảm biên chế của Nhà nước, hoàn thiện công
tác tổ chức quản lý của bộ máy làm cho nó gọn nhẹ, dễ điều hành quản lý và đáp
ứng tốt yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Đội ngũ những người công nhân viên của Hải Châu có trình độ học vấn
khá cao điều đó thể hiện qua con số 439 là số lượng người có trình độ đại học,
tương đương 22.36%. Đây là con số rất cao mà không nhiều công ty có, lợi thế
này được phát huy sẽ mang lại cho Hải Châu những kết quả tốt.
4.4. Đặc điểm máy móc trang thiết bị và quy trình công nghệ của công ty.
a. Đặc điểm về trang thiết bị, máy móc.
Công ty CP bánh kẹo Hải Châu rất chú trọng tới việc đầu tư đổi mới
trang thiết bị công nghệ hiện đại hoá sản xuất dần dần đưa cơ giới và tự động
hoá vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay
ngoài việc duy trì sử dụng các máy móc thiết bị đã có, công ty còn đầu tư thêm
hai dây truyền sản xuất kẹo cứng của Đức, hai nồi nấu kẹo liên tục và một số
máy gói kẹo tự động EW5, EW8 của Đức....