Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.7 KB, 29 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP KINH
DOANH THƯƠNG MẠI
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH BÁN
HÀNG:
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá:
1.1 Ý nghĩa của công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá
Một doanh nghiệp thành đạt là một doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao, có uy tín và có một chỗ đứng vững chắc trên thị
trường và hàng hoá, sản phẩm của doanh nghiệp đó được thị trường chấp nhận.
Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động với mục tiêu là
lợi nhuận. Tuy nhiên một yếu tố rất quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh
nghiệp đó chính là việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Đây là khâu cuối cùng
trong dây truyền hoạt động nhưng lại là một mắt xích rất quan trọng. Việc tiêu thụ
hàng hoá trước là để đáp ứng nhu cầu của thị trường và giúp doanh nghiệp thu hồi
được vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng qui mô sản xuất. Và qua đó xác định được
kết quả kinh của đơn vị. Nếu công tác tiêu thụ hàng hoá được tổ chức tốt thì hàng
hoá, sản phẩm của đơn vị sẽ tiêu thụ nhanh và điều đó cũng có nghĩa là vòng quay
của vốn lưu động tăng dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, làm
tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên.
1.2 Nhiệm vụ của công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá
Xuất phát từ những ý nghĩa quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá đối với kết quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì công tác tiêu thụ phải được tổ chức một cách
khoa học, chính xác, nhanh chóng. Vì vậy đã đặt ra nhiệm vụ cho những người làm
công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là phải tổ chức làm như thế nào để
có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý, đem lại hiệu quả kinh doanh cao và xác định
được kết quả kinh doanh một cách chính xác. Ta có thể cụ thể hoá một số nhiệm vụ
chủ yếu của công tác này như sau.
- Phản ánh giám đốc tình hình kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, về số lượng, chủng
loại, giá cả và thời hạn thanh toán. Trên cơ sở đó, định hướng hoạt động sản xuất


kinh doanh cho đơn vị.
- Tính toán tổng hợp xác định trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá bán ra. Tính
toán phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng một cách hợp lý cho
những sản phẩm hàng hoá bán ra.
- Tính toán chính xác kịp thời các khoản thuế phải nộp về tiêu thụ hàng hoá.
Trên cơ sở đó cung cấp số liệu để xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá một
cách đúng đắn.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ
phận kế toán với các bộ phận khác như thủ kho, cung ứng, kế hoạch.
2. Các phương thức tiêu thụ hàng
Phương thức tiêu thụ hàng hoá là cách thức trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa
người mua và người bán. Nó quyết định đến cách thức hạch toán tiêu thụ trong nền
kinh tế thị trường. Các cách thức được tự do lựa chọn giữa người mua và người
bán sao cho đạt hiệu quả cao nhất, chi phí thấp nhất và phù hợp với điều kiện địa
lý, đặc điểm của hàng hoá. Ta có thể liệt kê một số phương thức tiêu thụ phổ biến
hiện nay:
2.1 - Bán hàng theo phương thức xuất kho hàng gửi bán.
Theo phương thức này thì doanh nghiệp xuất kho hàng hoá gửi đi bán cho
khách hàng theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Khi hàng xuất kho gửi đi thì vẫn
chưa được coi là tiêu thụ và chưa được hạch toán doanh thu. Doanh nghiệp vẫn
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về lô hàng này cho đến khi nó được giao vào tay
người mua. Hàng gửi đi bán chỉ được coi là tiêu thụ trong những trường hợp sau
đây:
- Doanh nghiệp đã nhận được tiền hàng do người mua thanh toán.
- Người mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
- Người mua ứng trước tiền hàng.
- Số hàng gửi đi bán áp dụng theo theo hình thức thanh toán kế hoạch.
Phương thức này phù hợp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất, không có
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trực tiếp ở các cửa hàng. Phương thức này giảm đội
ngũ nhân viên bán hàng. Tuy nhiên phương thức này có nhược điểm là: Do doanh

nghiệp không trực tiếp bán hàng nên không nắm bắt được những nhu cầu, thị hiếu
của thị trường, đồng thời không chủ động nắm bắt số lượng sản phẩm tiêu thụ.
2.2 - Bán hàng trực tiếp bên mua đến nhận hàng.
Căn cứ vào hợp đồng đã ký, bên mua cử người đến nhận hàng. Khi nhận
xong, người nhận hàng ký xác nhận là đã nhận hàng vào hoá đơn bán hàng và hàng
được xác nhận là tiêu thụ. Theo phương thức này thì có hai hình thức bán hàng đó
là:
− Bán hàng trực tiếp không qua kho: Hàng hoá, sản phẩm đơn vị mua về hoặc
sản xuất không nhập kho mà giao trực tiếp cho khách hàng. Hình thức này áp dụng
cho các doanh nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất ít
sản phẩm mà các sản phẩm này đòi hỏi phải tiêu thụ ngay.
− Bán hàng qua kho: Theo hình thức này, hàng hoá, sản phẩm đơn vị mua về
hoặc sản xuất được nhập vào kho, sau đó mới tiêu thụ. Hình thức này àp dụng ở
các doanh nghiệp có qui mô sản xuất, kinh doanh lớn và khối lượng hàng hoá
nhiều.
2.3 - Phương thức bán trả góp.
Với những hàng hoá có giá trị lớn, để khuyến khích người tiêu dùng có thu
nhập thấp sử dụng mặt hàng này thì doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức này.
Theo phương thức này thì khi nhận hàng người mua phải trả một phần giá trị của
mặt hàng đó. Phần còn lại trả dần theo thời gian quy định và số tiền trả chậm phải
chịu một mức lãi xuất do doanh nghiệp qui định và lãi xuất này được tính vào thu
nhập hoạt động tài chính của đơn vị bán.
Phương thức này đòi hỏi phải có sự ràng buộc giữa người mua và đơn vị bán.
2.4 - Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
Phương thức này được áp dụng giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ về mặt
lưu thông sản phẩm hàng hoá. Sản phẩm của đơn vị này có thể là tư liệu sản xuất
của đơn vị kia. Hai đơn vị có thể trao đổi hàng hoá, sản phẩm cho nhau. Bên giao
hàng coi như bán, bên nhận hàng coi như mua. Phương thức này thuận lợi cho cho
cả hai bên, giảm bớt khâu lưu thông trung gian. Tuy nhiên nó chỉ hạn chế ở một số
mặt hàng với nhu cầu của hai bên chứ không phải là phương thức tiêu thụ cho tất

cả các đơn vị.
3. Một số yếu tố cần thiết liên quan đến quá trình bán hàng.
• Phạm vi và thời điểm xác định hàng bán:
Để xác định là hàng hoá được bán phải căn cứ vào các điều kiện sau đây:
− Việc bán hàng phải thu được tiền hoặc phải có quan hệ thanh toán làm cơ sở
cho việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá và tiền tệ.
− Phải có sự chuyển đổi về quyền sở hữu. Người bán mất quyền sở hữu về
hàng hoá nhưng được quyền sở hữu về tiền tệ.
− Hàng hoá doanh nghiệp mua vào với mục đích để bán ra hoặc gia công sản
xuất lại để bán. Đây là điều kiện quan trọng nhằm xác định chính xác doanh thu
tiêu thụ của hàng hoá.
• Thời điểm ghi chép hàng bán.
Thời điểm ghi chép hàng bán là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu giữa
người mua và người bán về hàng hoá và tiền.
- Đối với phương thức bán lẻ: Việc chuyển quyền sở hữu được thực hiện trực
tiếp ngay tại thời điểm giao hàng do đó thời điểm ghi chép là khi nhận được báo
cáo bán hàng.
- Đối với hàng hoá bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình
thức giao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điêm đại diện bên
mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
- Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng:
Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặc bên
mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
- Đối với đại lý, ký gửi: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ sở đại
lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo đã bán
được.
• Các phương thức thanh toán tiền hàng:
Việc thanh toán tiền hàng do hai bên mua và bán thoả thuận một phương thức
thanh toán phù hợp rồi ghi vào hợp đồng. Hiện nay ở các doanh nghiệp thường áp
dụng phổ biến hai hình thức thanh toán là thanh toán trực tiếp và thanh toán gián

tiếp
- Thanh toán trực tiếp: Là hình thức thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp giữa
người mua và người bán.
- Thanh toán gián tiếp: Là hình thức thanh toán chuyển tiền ở tài khoản, hoặc bù
trừ công nợ giữa bên thông qua cơ quan trung gian là ngân hàng. Một số hình thức
thanh toán gián tiếp như: Thư tín dụng, séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu...
• Chính sách giá cả hàng hoá và phương pháp định giá bán:
Bất kỳ một nhà kinh doanh nào tham gia trên thị trường đều quan tâm đến giá
cả. Giá cả của hàng hoá là tín hiệu của thị trường, nó giúp các nhà kinh doanh biết
được hàng hoá của họ có được thị trường chấp nhận hay không. Giá cả hàng hoá
quyết định đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Vì vậy định giá là rất quan
trọng, đòi hỏi phải nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Hoạt động kinh doanh phải đáp ứng nhu cầu của chế độ hạch toán kinh
doanh đó là: Lấy doanh thu bù đắp các chi phí và có lãi.
- Nghiên cứu mối quan hệ cung và cầu: Nhu cầu, thu nhập của người mua
tăng hay giảm và giá hàng thay thế, bổ sung tăng hay giảm.
• Một số chính sách giá trong kinh doanh:
Để thu hút khách hàng Doanh nghiệp nên có các chính sách giá cả linh động.
Như chính sách đánh giá thấp, giá biến đổi, giá bán cao và chính sách ấn định
nhiều mức giá. Doanh nghiệp nên tiến hành giảm giá đối với khách hàng mua
thường xuyên, với số lượng lớn, đồng thời Doanh nghiệp nên có chính sách
khuyến mại, tặng quà cho khách hàng.
II. NỘI DUNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
1. Nhiệm vụ và nội dung tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của quá trình bán hàng, kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản dưới đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, trung thực doanh thu.
- Ghi chép phản ánh chính xác giá vốn hàng bán trong kỳ kinh doanh.
- Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình

bán hàng, quá trình quản lý doanh nghiệp. Phân bổ chính xác, hợp lý chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng hàng hoá đã bán.
- Tính toán chính xác, xác định, hợp lý, kịp thời kết quả của quá trình tiêu thụ
hàng hoá.
- Tính toán xác định số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp vào
ngân sách nhà nước.
1. Nội dung của việc tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá:
Về phương pháp doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp
sau:
Phương pháp kê khai thường xuyên:
Theo phương pháp này thì mỗi lần nhập, xuất kho thì doanh nghiệp phải kiểm
kê và kế toán phải phản ánh tình hình nhập, xuất vào các tài khoản tồn kho. Cuối
kỳ trên sổ kế toán có thể phản ánh được tồn kho thực tế của từng mặt hàng.
Hàng hoá tồn
kho cuối kỳ

=
Hàng hoá tồn
kho đầu kỳ
+
Hàng hoá nhập
kho trong kỳ
-
Hàng hoá xuất
kho trong kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Theo phương pháp này thì doanh nghiệp không kiểm kê từng lần nhập xuất
kho hàng hoá và kế toán cũng không ghi vào tài khoản hàng tồn kho theo hình thức
nhập, xuất. Cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành kiểm kê và xác nhận tình hình tồn kho
của từng loại vật tư, hàng hoá trên cơ sở đó tính ra trị giá hàng hoá xuất ra trong

kỳ.
Hàng hoá xuất
kho trong kỳ
=
Hàng hoá tồn
kho đầu kỳ
+
Hàng hoá nhập
kho trong kỳ
-
Hàng hoá tồn
kho cuối kỳ
2.1 - Hạch toán giá vốn hàng xuất bán
* Khái niệm giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ. Đối với doanh nghiệp
thương mại, trị giá vốn là số tiền thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có được số
hàng hoá đó, tức là giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí thu
mua của hàng xuất bán.
* Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất bán:
Do hàng hoá mua về nhập kho hoặc xuất bán ngay, gửi bán...được mua từ
những nguồn khác nhau và vào những thời điểm khác nhau nên giá trị thực tế của
chúng không hoàn toàn giống nhau, do vậy khi xuất kho,... cần phải tính giá trị
thực tế của hàng xuất kho tuỳ theo từng hoạt động, yêu cầu quản lý và trình độ
nghiệp vụ của cán bộ kế toán mà có thể áp dụng một trong các phương pháp sau
đây:
- Phương pháp bình quân gia quyền:
+ Bình quân cả kỳ dự trữ:
Công thức tính:
Giá đơn vị
bình quân

=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá thực xuất = Số lượng xuất kho x Giá đơn vị bình quân
+ Bình quân từng lần nhập:
Công thức tính:
Giá đơn vị
bình quân
=

Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị nhập kế tiếp
(Giá bình quân lần nhập trước đó)
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập kế tiếp
(Số lượng tồn kế tiếp)
+ Bình quân tồn đầu kỳ
Công thức tính:
Giá đơn vị
bình quân
=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
- Phương pháp nhập trước xuất trước: Là phương pháp vật liệu nào mua trước thì
nhập trước.
- Phương pháp nhập sau xuất trước: Là phương pháp vật liệu nào mua sau thì xuất
trước.
- Phương pháp đích danh: Là phương pháp xuất vật tư mua giá nào thì xuất đúng giá
đó.
- Phương pháp hệ số: Là phương pháp xuất kho theo một giá hạch toán, giá này chỉ
có tác dụng trong nội bộ doanh nghiệp không có giá trị với các doanh nghiệp khác.
Công thức tính:

Hệ số giá
(H)
=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ
Giá hạch toán tồn đầu kỳ + Giá hạch toán nhập trong kỳ
Giá thực xuất = H x Giá hạch toán xuất trong kỳ
* Phương pháp hạch toán kế toán giá vốn hàng bán.
* Tài khoản sử dụng: TK 632 " Giá vốn hàng bán".
Tài khoản này phản ánh giá vốn hàng bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán
để xác định kết quả tiêu thụ. Giá vốn hàng bán được hạch toán tuỳ thuộc vào
phương pháp kế toán hàng tồn kho trong Doanh nghiệp. Trong trường hợp Doanh
nghiệp áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho thì giá vốn hàng
bán được hạch toán như sau:
* Kết cấu TK 632 theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)
Bên nợ: + Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong
kỳ.
+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu (CPNVL), chi phí nhân công
(CPNC) vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung(CPSXC) cố định
không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn
hàng bán của kỳ kế toán.
+ Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-)
phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Bên có: + Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối
năm tài chính (31/12) (Khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ
hơn khoản đã lập năm trước).
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ sang TK 911 - "Xác định kết quả kinh doanh".
TK 632 "Giá vốn hàng bán" cuối kỳ không có số dư

* Phương pháp hạch toán giá vốn:
Hạch toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên (Sơ đồ 1)
Sơ đồ 1: KẾ TOÁN GIÁ VỐN THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Giá mua h ng hóaà
TK 911TK 632TK 1561
TK 157
Gửi bán hoặc giao đại lý
Giá vốn h ng gà ửi bán
hoặc giao đại lý đã thanh toán
Cuối kỳ k/c giá vốn h ng bán à để
xác định KQKD
TK 1562
Chi phí mua h ng phân bà ổ cho h ng hoá bán raà
TK 111,112,331
Trị giá mua h ng bán thà ẳng không qua kho
Thuế GTGT được kháu trừ
TK 133
(*)
TK 331,111,1112
Trị giá h ng mua bán thà ẳng không qua kho
(**)
Ghi chú: (*) Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
(**) Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
2.2 - Hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.
• Một số khái niệm :
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được, hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,
hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí
thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán

hàng là giá bán chưa thuế, kể cả các khoản phụ thu (nếu có).
Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán
hàng là giá bán đã có thuế cộng với các khoản phụ thu (nếu có).

×