Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thu hoạch của chuyến đi thực tế tại tĩnh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 19 trang )

Thu hoạch của chuyến đi thực tế tại
vùng biển thuộc xã Tĩnh Gia tỉnh Thanh
Hóa
I/ 6 ảnh về địa phương Tĩnh gia (Nơi đi thực tế)
Nhận xét về thực trạng địa phương
Thôn Đông Hải – xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh
1.

Hóa.
Nơi đây vừa được quy hoạch thành bãi biển mới, thế nên
chưa được chú trọng đầu tư phát triển để trở thành nơi du lịch
hấp dẫn và sầm uất như Sầm Sơn. Tuy vậy lượng khách tìm đến
nơi đây đang dần tăng lên bởi vẻ nguyên sơ của chúng. Quanh
đây, người dân cũng đã chuyển đổi nơi ở thành địa điểm kinh
doanh du lịch với giá thành khá mềm so với các khu du lịch
khác.
Xã Hải Hòa có diện tích 6,6km 2, dân số là 6676 (năm 1999),
mật độ dân số đạt 1012 người/km 2 . Biển Hải Hòa hiện vẫn giữ
được nét hoang sơ và thơ mộng. Chưa có một bãi biển nào mà
khách du lịch với người dân lại gần gũi nhau đến thế, gần gũi
đến mức tưởng chừng như người thân trong nhà. Người dân
thân thiện với khách du lịch chứ không tạo nên một không khí
kinh doanh náo nhiệt . Những ngôi nhà được người dân tu sửa
thành nơi nghỉ chân cho du khách với những bữa cơm bình dị
mà nguồn thức ăn lấy từ ngay chính bờ biển này. Du khách có
thể thoải mái mua hải sản do người dân đi đánh bắt chứ không
qua bất kì một khâu trung gian nào.
Thời gian đi thực tế là vào ngày 19/3 và 21/3/2016 là mùa
đông theo quan niệm đi biển của người dân. Chính vì vậy mà
buổi sáng khi đi chờ những người đi biển mang về thành quả



của họ thì mùa này (mùa đông) “chủ yếu là sứa, cá khoai và cá
con. Đến mùa hè thì nguồn hải sản sẽ phong phú hơn như: tôm,
mực, cua, ghẹ… Một chiếc thuyền khoảng 120 – 130 triệu, độ
bên khoảng 4 – 5 năm còn đóng tàu khoảng 25 triệu” chú Hồ
Hữu Đăng – làng Lồi chia sẻ.

Chú Đăng chia sẻ về nghề đi biển của bản thân.


Mùa đông rất hiếm hải sản, các thuyền đi đánh bắt chủ
yếu là sứa. Tàu nào được nhiều thì khoảng 4 đến 5 con to và vài
con sứa nhỏ, có khi đi cả buổi tối đến sáng trở về chắng được
con nào. Chị Huệ - thôn Đông Hải, xã Hải Hòa cho biết “Người
dân quanh đây chủ yếu là đi biển theo mùa: mùa hè thì đi
khoảng 10 giờ tối hôm trước và khoảng 4 giờ sáng thì về ,

nhưng vào mùa đông thì có lúc đi từ 3-4 giờ sáng và trở về lúc
9-10 giờ”

Người dân chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Hiệu quả của chuyến đi thực tế.
Đi thực tế là cách học mang lại hiệu quả cao và trực tiếp,
2.

giúp cho sinh viên làm quen với môi trường thực tiễn, tiếp xúc
với nhân vật, đối tượng, thực hành trực tiếp bằng máy ảnh để
nắm bắt được những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng sử dụng
các thông số trên máy ảnh, kỹ năng quan sát, tiếp cận đối

tượng và tăng khả năng quan sát vấn đề, hay xử lý tình
huống… Chính vì thế mà chuyến đi thực tế này là vô cùng cần
thiết và quý báu để bản thân vận dụng các kiến thức lý thuyết
trên lớp vào trong chuyến đi thực tế.
Là sinh viên đang theo học chuyên ngành báo ảnh thì
chuyến đi mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho quá trình học tập


và tích lũy kiến thức cho bản thân. Không chỉ dừng lại ở việc
học các lý thuyết các giờ trên lớp mà còn được tiếp nhận kiến
thức từ chuyến đi thực tế. Khi đi thực tế tại vùng biển thuộc
thôn Đông Hải, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Được có cơ hội tiếp cận trực tiếp đối tượng mới, không gian mới
và nhân vật mới.
Khi đến đây, là một nơi khác hoàn toàn so với môi trường ở
trường học. Được tự mình đi khám phá và tìm kiếm vấn đề. Bên
cạch sự hướng dẫn của thầy giáo và những kiến thức được
trang bị thì bản thân nhận biết được môi trường thực tế, rút
kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài những kiến thức trong sách vở
thì các kiến thức thu thập được từ chuyến đi thực tế mang lại
hiệu quả cao và vô cùng cần thiết cho quá trình tác nghiệp sau
này.


Biết được cách sơ chế và quá trình chế biến sứa để thành
phẩm xuất ra thị trường trong cũng như ngoài nước. Gặp gỡ
những người dân làng chài quanh nơi đây, được cùng đợi những
người đi biển về. Thấy cảnh người thân hay người chờ mua hải

sản ra đợi tàu cá về, con mắt của họ luôn luôn hướng ra biển.

cảnh chờ đợi các chuyến đi biển của người thu mua hải sản

Thuyển đang được ngư dân kéo vào bờ, cố định neo dưới cát.


Thành quả đi biển của chiếc thuyền.

Sáng sớm ở trên bờ đã có nhiều người đợi để mua lại hải
sản do ngư dân đi đánh về từ đêm qua. Được biết “chợ cách
đây khoảng 3km về trung tâm, chủ yếu sứa bán cho các nhà
hàng, cơ sở sản xuất đóng gói sứa, số ít thì bán cho các hộ gia
đình trong vùng làm thực phẩm ăn hàng ngày. Con sứa nhỏ tầm
5 đến 6 kg có giá khoảng 20 nghìn đồng, con to trên 10kg có
giá khoảng 30 nghìn. Mỗi ngày chị mua được khoảng 4 đến 5
con nhưng cũng có hôm không được con nào”(Chị Huệ - thôn
Đông Hải, xã Hải Hòa). Hỏi về kinh nghiệm làm sứa thì mọi
người rất vui vẻ trả lời, vừa làm họ vừa giải thích. Trước tiên
phải dải con sứa trên mặt cát, lấy cát chà nhớt của con sứa đi
sau khi con sứa đã hết nhớt, dùng dao băm nhỏ thân, cắt các
tua của con sứa rồi mang rửa qua cát mới mang về nhà. Về đến
nhà họ còn phải ngâm sứa với lá chát: lá lấu với lá ổi (tương tự
như lá chè xanh) khoảng 1 đến 2 tiếng. Sau tất cả các công
đoạn đó mới mang ra chợ để bán.



Người dân chà nhớt con sứa biển

Công đoạn băm nhỏ sứa để dễ vận chuyển và tiêu thụ



Trong thôn Đông Hải còn có xưởng chế biến sứa lớn do chú
Lê Trọng Dũng 40 tuổi (chủ cơ sở). “Sứa được thu mua về đây
bắt đầu rửa lại bằng nước sạch rồi mới đổ vào một cái bể lớn và
dùng trục sắt có gắn động cơ để xoáy cho sứa sạch hết cát và

nhớt.
Sứa được cho vào máy cắt trước khi đưa xuống bể rửa.

Tiếp theo đấy sứa được vớt lên cho vào bể bên trong lán có
mái che, đổ muối vào ngâm, ngâm đến khi nào thấy sứa trắng
thì mới vớt lên đóng gói và bán ra thị trường. Khi ngâm cũng
phải phân ra hai loại: Thịt sứa và các tu sứa (chân sứa). Thành
phần ngâm sứa gồm có muối và phèn trắng giã nhỏ. Ngâm sứa
ở nồng độ khoảng 220 - 230 , sứa ngâm phải thường xuyên kiểm
tra độ mặn để tránh hỏng sứa” chú Dũng chia sẻ.


Kiểm tra bể ngâm sứa thường xuyên


II/ Nhận thức mới sau khi học môn Kỹ Thuật
Nhiếp Ảnh
1.

Nhận thức về các kỹ thuật, máy ảnh.
Sau khi học xong môn kỹ thuật nhiếp ảnh đã mang lại cho
bản thân rất nhiều kiến thức bổ ích. Thành thạo khả năng sử
dụng máy ảnh và các thông số trên máy. Hiểu biết các kiến
thức cơ bản về cấu tạo của máy ảnh gồm có 17 bộ phận chính,

nhưng cơ bản hiểu rõ được 5 bộ phân và cơ chế hoạt động của
nó.
-

Hai bộ phận đưa ánh sáng vào phim. Nhân vật truyền đạt
nội dung của điện ảnh, câu chuyện thì ánh sáng chính là
ngôn ngữ của hình ảnh.
+ Chế quang là bộ phận nằm trong ống kính máy ảnh,
xác định lượng sáng cần thiết để ghi lại hình ảnh lên bề
mặt quang học của phim, thông qua độ mở rộng hẹp của
nó. Chế quang được làm bằng những tấm kim loại mỏng,
dẹp, cái nọ xếp trượt lên cái kia. Các tấm kim loại này
được đính vào một vòng nằm ngoài vỏ ống kính giúp ta
điều chỉnh mở rộng hay thu nhỏ chế quang (vòng chỉnh
độ mở chế quang). Bộ phận này luôn nằm trong cùng
của ống kính, vòng này có ghi độ mở tuyệt đối của chế
quang và các độ mở khác. Độ mở của chế quang phụ
thuộc vào đừng kính chế quang. Độ mở tuyệt đối của nó
là thương số giữa tiêu cự ống kính và đường kính chế
quang.
+ Cửa chập (tốc độ của chập/ tốc độ máy ảnh) là hệ
thống cơ khí hoặc điện tử xác định thời gian cần thiết
đưa ánh sáng phản chiếu từ vật thể được chụp qua ống
kính vào phim, giữu cho phim khi chụp không bị lộ sáng.


Cửa chập đưa ánh sáng vào phim thông qua thời gian
bay nhanh hay chậm của tốc độ của chập. Khi ánh sáng
mạnh thì thời gian lộ sáng của của chập rất ngắn (1/125s
đến 1/4000s),còn khi ánh sáng yếu thì của chập cần

được điều chỉnh chạy chậm lại sao cho phim có thể nhận
đủ lượng ánh sáng cần thiết. Trên thân máy thông
thường hiện nay có hai kiểu cửa chập chính: Cửa chập ở
giữa và cửa chập ở tiêu diện.
Cửa chập giữa gồm một giây cót với những lò xo điều
khiển các lá thép xoay đi xoay lại, nằm trong ống kính,
gân chế quang, thông thường có 3-4 lá thép mỏng có cần
gạt đóng mở khi bấm chụp. Loại của chụp giữa còn có
loại điều khiển bằng điện tử. Lọai này các lá thép của của
chập gắn liền với một bộ khung từ tính. Nó mở khi một
thỏi nam châm điện nhận được một dòng điện kích thích,
có nguồn là một pin nhỏ nằm trong hộp máy ảnh. Dựa
vào nguyên tắc này người ta chế tạo ra lọa máy ảnh mà
thời gian lộ sáng được xác định tự động bởi một tế bào
quang điện trong máy ảnh, đó là loại cửa chập tự
động.Cửa chập ở giữa đóng mở theo chu trình: chớm mở,
mở rộng, chớm đóng. Ở bất kì tốc độ nào thì cửa chập ở
giữa luôn có một khoảng thời gian mở rộng hết cỡ nên có
thể chụp bằng đèn ở mọi tốc độ trên máy ảnh loại này.
Cửa chập ở tiêu diện là loại của chập thông thường
trên các máy ảnh phản quang một ống kính. Nó thường
được cấu tạo bởi tấm rèm bằng vải đen loại đặc biệt
bằng những lá thép mỏng liến kết với nhau màu đen, kín
sáng. Cửa chập loại này được đặt ngay sát mặt phim trên
mặt phẳng tiêu điểm của ống kính. Bề rộng khe mở của


rèm quét qua mặt phim trong thời gian lộ sáng. Hai tấm
rèm này chạy song song. Khi chạy, giữa hai rèm có một
khe hở rộng, hẹp khác nhau tùy theo vòng điều chỉnh tốc

độ đặt trên thân máy. Do khi chạy khe hở quét lên toàn
bộ bề mặt các kiểu phim nên phim nhận được ánh sáng
phản xạ từ vật thể. Ở một số máy, tốc độ của cửa chập
đạt 1/30 giây, khe hở rộng bằng chiều dài cỡ phim
36mm. Toàn bộ bề mặt phim được nhận sáng cùng một
lúc vì vậy nó phù hợp với tốc độ để chụp đèn điện tử.
Hiện nay người ta còn chế tạo cửa chập ở tiêu diện bằng
những lá thép di chuyển theo chều thẳng đứng: chiều
24mm. Đường chạy các lá thép ngắn hơn và các lá thép
chạy rất nhanh nên nó có thể tạo ra chiều ngang khe hở
trong khoảng 1/125 giây hoặc 1/250 giây nên tốc độ đó
-

cũng là tốc độ được chụp bằng đèn flash.
Hệ thống khung ngắm giúp người chụp xác định khuôn
hình. Hình ảnh trong khung ngắm đúng với hình ảnh ghi
vào phim, gồm hai lại khung ngắm chính: khung ngắm
quang học và khung ngắm phản quang.
+ Khung ngắm quang học gồm một kính lúp, khi ngắm
cho hình ảnh cùng chiều, có ranh giới rõ ràng để xác định
việc khuôn hình. Loại khung ngắm này được gọi là khung
ngắm thị chuẩn. Khi dặt đối tượng được chụp nằm trong
phạm vi khung vạch đó thì hình ảnh nhìn thấy qua khung
ngắm chính là hình ảnh ghi vào phim
+ Khung ngắm phản quang: đối với máy ảnh phản
quang, hình ảnh nhìn thấy trên khung ngắm hơi lớn hơn
hình ảnh sẽ ghi trên phim. Ngắm nét trên máy phản
quang gồm hai loại:



Máy ảnh phản quang hai ống kính là loại máy ảnh có
hai ngăn tối chồng lên nhau. Mỗi ngăn có một ống kính
riêng, hai ngăn tối cùng nằm trong hộp máy. Kính mờ để
khuôn hình dược che cho hình ảnh không bị loạn sáng
nhờ một lá chắn sáng có thể giương lên hoặc gập ngược
lại. Ở giương tối ngắm nét có đặt một gương phản chiếu
chéo góc 450 để hắt hình ảnh lên mặt kính mờ phía trên.
Do ống kính ngắm nét đặt cao hơn so với ống kính ghi
hình, nên hình ảnh ghi vào phim có khác một chút so với
hình ảnh hiện ra trên kính mờ. Người ta gọi hiện tượng
này là hiện tượng thị sai, đối tượng chụp càng gần thì
hiện tượng thị sai càng lớn.
Còn về máy ảnh phản quang một ống kính: Hình ảnh
để khuôn hình chính là hình ảnh do ống kính tạo nên. Khi
ngắm nét , hình ảnh đi qua ống kính được một gương
phản chiếu 450 trong thân máy hắt ngược hình ảnh lên
phần trên máy ảnh. Đồng thời khi bấm máy, gương phản
chiếu được lật ngược áp lên trên cho ánh sáng phản xạ
từ vật chụp ghi thẳng vào phim. Hình ảnh hắt ngược lên
được một lăng kính hình mái đổi chiều hình ảnh. Vì vậy
-

hình ảnh nhìn qua khung ngắm cùng chiều với đối tượng.
Cách ngắm nét
Để có độ nét cao phải thay đổi khoảng cách giữa các
thấu kính và phim.Khi lấy nét thực chất là đẩy các thấu
kính ra xa hoặc chuyển dịch lại gần bề mặt của phim.
Ống kính được lắp trên một “Ray” có răng cưa ở đầu hộp
xếp loại máy này thuận lợi cho việc chụp phim cỡ lớn
hoặc những vật chụp ở khoảng cách rất gần, vật chụp



nhỏ. Trên các máy có cấu tạo khác nhau cũng có cách
ngắm nét khác nhau. Thông thường có ba cách lấy nét:
+ Cách lấy nét trên máy phản quang. Đối loại máy một
hay hai ống kính này thì t đều quan sát hình ảnh trực
tiếp do ống kính máy ảnh thu nhận hình ảnh. Gồm có ba
cách ngắm nét:
Thứ nhất: Độ nét của đối tượng được xác định qua bộ
lăng kính ngắm nét trực tiếp lắp ở phần trên máy ảnh.
Hoặc, dùng kính lúp để ngắm nét các vật cần độ nét chi
tiết cao. Kính lúp này được đặt ở trên phần kính mờ nhận
hình ảnh
Thứ hai: sử dụng những lăng kính ở tâm một hình
tròn. Ta thấy hình ảnh rõ nét khi khoảng cách chụp chính
xác.
Thứ ba:ở những máy ảnh có vòng ngắm nét hình
vành khăn , điểm mờ rung xung quanh. Khi xoay vòng
ngắm nét, điều chỉnh sao cho nhìn thấy đối tượng chụp
rõ nét, hết rung là điểm nét đã chính xác.
+ Máy ảnh đo khoảng cách liên kết: Đây là cách ngắm
tương đối cũ từ những máy từ thập niên 60 , thế kỉ XX.
Nhìn phía trước máy ảnh , phía trên ống kính có một
khung ngắm nhỏ hình chữ nhật ( chụp phim 24 x 36mm
hoặc 18 x 24mm ) bên cạnh cũng còn thêm một khung
chữ nhật hoặc tròn . Đó là một hệ thống lấy nét. Khung
ngắn hình chữ nhật dùng để xác định khuôn hình . Ở
giữa khung ngắm nét , tê-lê-mét cắt ngang những chi
tiết của hình ảnh . Khi chỉnh nét chính xác ,hình ảnh bị
cắt ngang trên khung ngắm liền lạc . Đây là điểm nét

của hình ảnh ghi vào phim . Máy ngắm khung tê-lê-mét


có nhược điểm (nhất là chụp gần) là hình ảnh sẽ bị
chệch tâm do trục ngắm nét không đồng tâm với trục
ống kính( ánh sáng vào khung ngắm và ống kính qua hai
cửa khác nhau ).
+ Ngắm mét bằng cách ước lượng khoảng cách : Trên
những máy “Đại chúng” như máy du lịch , thông thường
không có bộ ngắm nét phản quang và cũng không có
máy đo khoảng cách tê-lê-met, thì việc ngắm nét chỉ
bằng ước lượng , ước lượng khoảng cách tới đối tượng rồi
đặt “ mét” trên vòng điều chỉnh khoảng cách . Ước
lượng bằng cách theo chỉ dẫn : nửa người , cả người, một
người hoặc toàn cảnh ( chỉ dẫn ước lượng trên vòng
ngắm nét )
-

Dụng cụ đo sáng: để cho người chụp xác định lượng ánh
sáng cần thiết đưa vào bề mặt cảm quang chính xác,
nhất là đối với những người mới chụp, người ta sử dụng
một thiết bị đo sáng. Máy đo sáng xác định điều kiện mở
chế quang, tốc độ cửa chập đúng trong điều kiện sáng cụ
thể. Máy đo sáng có loại đặt trong máy ảnh và có loại
máy đo sáng riêng. Thông thường nó gồm có tế bào
quang trở(Cds) nhạy cảm với ánh sáng.
+ Dụng cụ đo sáng trong máy ảnh. Vị trí quang trở cds
trong máy ảnh phản quang một ống kính thường đặt ở
trước cửa chập tiêu diện, sau gương phản quang cố định,
hoặc đặt cạnh lăng kính ngắm nét. Đối với máy ảnh

không có hệ thống phản quang, tế bào quang trở thường
được đặt trước hộp máy ảnh, cạnh ống kính. Số đo của
máy đo sáng thường được ghi thẳng vào khung ngắm


một kim di động từ Âm (-); không (0); dương (+). Khi
chụp ta có thể chọn tốc độ của chập cố định rồi xoay
vòng chỉ số mở chế quang, sao cho kim đo sáng chỉ
mang số 0(không) là đủ sáng.Hoặc chọn độ mở chế
quang cố định rồi xoay tốc độ cửa chập để kim đo sáng
chỉ ngang số 0.
+ Đồng hồ đo sáng riêng biệt: Loại đồng hồ này thường
dùng cho những người chụp ảnh chuyên nghiệp. Đo sáng
điểm là đo góc gần đối tượng, ánh sáng cần đo thường là
từ gương mặt hoặc là vật thể cần một lượng ánh sáng
làm rõ vật thể. Đo sáng diện là góc đo sáng rộng, đối
tượng được đo sáng nằm cùng bối cảnh. Khi đo sáng
diện, nếu chụp ngược sáng, thường đối tượng là con
người hoặc vật thể gần bị sẫm màu hoặc đen sẫm nổi
bật trên cảnh vật, còn phong cảnh vẫn đúng sáng. Đo
sáng diện là do nguồn sáng của cảnh vật, phong cảnh,
không gian chứ không đo nguồn sáng trên đối tượng cụ
-

thể.
Hệ thống chuyển dịch phim: dùng để chuyển dịch một
đoạn phim chưa chụp hoặc thay thế một khuôn phim đã
chụp. Hệ thống chuyển dịch phim gồm các bộ phận:
+ Cần lên phim.
+ Trục lắp phim chưa chụp.

+ Cửa chập tiêu diện rèm, là nơi khuôn phim nhận ánh

2.

sáng qua ống kính
+Trục cuộn phim đã chụp.
Kiến nghị về môn học
Học viện báo chí và tuyên truyền là nơi đào tạo nên các nhà
báo chuyên nghiệp trên cả nước. Chính vì thế mà chương
trình học là hoàn toàn tiên tiến, bắt kịp được thời kì phát
triển như hiện nay công thêm đội ngũ giáo viên tâm huyết


với nghề và có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong
ngành. Tuy nhiên còn một vài ý kiến nhỏ mong muốn đối
với môn học cũng như các môn chuyên ngành khác.
- Đối với Ban Giám Đốc của Học viện nên có chính sách
đầu tư trang thiết bị cho sinh viên báo chí nói chung và
chuyên ngành báo ảnh nói riêng. Cần đầu tư phòng học
chuyên ảnh trong đó đầy đủ máy móc và trang thiết bị
hiện đại để phục vụ quá trình học tập. Bên cạnh đó trong
quá trình học tập, nhiều sinh viên không có đủ kinh phí
để đầu tư máy ảnh phục vụ chi việc thực hành. Nhà
trường nên tạo điều kiện cho sinh viên đăng kí mượn
máy ảnh dễ dàng hơn phục vụ co việc thực hành và tự
-

thực hành của sinh viên.
Đối với khoa báo chí thì cần có ý kiến với Ban Giám Đốc
để bổ sung thêm nhiều các loại sách chuyên sâu về môn

học này. Từ đó sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm được
nguồn tư liệu hơn về môn học. Với chương trình đào tạo
thì khoa nên đan xen thêm nhiều các buổi ngoại khóa
hay đi thực tế cho sinh viên, rút ngắn thời gian học lý
thuyết trên lớp và tăng cường các buổi thực hành để cho
sinh viên có thể dễ dàng tiếp nhận kỹ năng thực tế. Đặc
biệt hơn nữa nên tổ chúc thêm nhiều cuộc thianhr hay
triển lãm ảnh để choh sinh viên phát huy tối đa khả năng
sáng tạo của mình. Từ đó sẽ tạo nên sức hút đối với sinh

-

viên và nâng cao tình yêu đối với ảnh báo chí.
Đối với Trung tâm lưu trữ thông tin thư viện thì nên tăng
cường bổ sung các đầu sách về ảnh hay kỹ năng về ảnh
cho sinh viên phong phú hơn. Tài liệu đa dạng hấp dẫn sẽ


tăng khả năng tự học của sinh viên. Ngoài ra cần cắt
giảm bớt các thủ tục mượn sách phức tạp.



×