Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 20112015 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.69 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011-2015
VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011-2015
VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lợi



Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã đƣợc cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày...... tháng...... năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hƣơng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập
thể và cá nhân trong và ngoài trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi,
là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề
tài và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô
giáo Khoa Quản lý Tài nguyên trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cao Lộc, Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cao Lộc, Phòng Đào tạo - trƣờng

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, đồng nghiệp và bạn bè
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Hƣơng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................5
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài nghiên cứu ...........................................5
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.....................................................5
1.1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất ....................................................7
1.1.1.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất .....................................................10

1.1.1.4. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất ...............................12
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................14
1.2. Cơ sở lý luận về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất ........16
1.2.1. Một số tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phƣơng án quy
hoạch sử dụng đất ................................................................................................16
1.2.2. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất ................17
1.3. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất ở một số nƣớc trên thế giới và
Việt Nam ..............................................................................................................21
1.3.1. Một số nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất trên thế giới .....................21


iv
1.3.2. Những nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ......................27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................33
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................33
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...................................................................33
2.2.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................................33
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................33
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................33
2.3.1. Đánh giá sơ lƣợc về tình hình cơ bản của huyện Cao Lộc ......................33
2.3.2. Đánh giá thực trạng kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện
Cao Lộc giai đoạn 2011 - 2015 ...........................................................................33
2.3.3. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cho huyện Cao Lộc .......................33
2.3.4. Xây dựng dự kiến phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2016 -2020 cho huyện Cao Lộc ..........................................................................34
2.3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp đối với
công tác lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho địa phƣơng ..................34
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................34
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ........................................34

2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ..........................................34
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập và tổng hợp viết
báo cáo .................................................................................................................35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................36
3.1. Kết quả đánh giá sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn ..............................................................................................36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................36
3.1.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................36
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ...................................................................................36
3.1.1.3. Khí hậu....................................................................................................36


v
3.1.1.4. Thủy văn .................................................................................................37
3.1.2. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ...................................37
3.1.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai .............................39
3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015
của huyện Cao Lộc ..............................................................................................42
3.2.1. Tổng quan kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 của huyện Cao Lộc .....................................................................................42
3.2.1.1. Đất nông nghiệp .....................................................................................47
3.2.1.2. Đất phi nông nghiệp ...............................................................................48
3.2.1.3. Đất chƣa sử dụng: năm 2015 có 2.744,98 ha (kế hoạch đƣợc duyệt
4.850,52 ha), kết quả thực hiện đạt tỷ lệ 56,59 %. .............................................53
3.2.2. Đánh giá khó khăn, thuận lợi trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất
kỳ trƣớc ................................................................................................................53
3.2.2.1. Tồn tại .....................................................................................................53
3.2.2.2. Nguyên nhân ...........................................................................................55
3.3. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cho huyện Cao Lộc ..........................56
3.3.1. Kết quả phân bổ, cơ cấu diện tích các loại đất trong năm kế hoạch 2016 ...56
3.3.2. Kết quả phân bổ sử dụng đất cho các đơn vị trong huyện trong năm kế

hoạch sử dụng đất 2016 .......................................................................................57
3.3.3. Chỉ tiêu đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng cho các mục đích ................58
3.4. Dự kiến xây dựng phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 cho huyện Cao Lộc .....................................................................................64
3.4.1. Phân bổ, cơ cấu diện tích các loại đất trong kỳ điều chỉnh quy hoạch ....64
3.4.1.1. Đất nông nghiệp .....................................................................................64
3.4.1.2. Đất phi nông nghiệp ...............................................................................68
3.4.2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất....................................................70
3.4.3. Chỉ tiêu đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng cho các mục đích ................71
3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp .......................................73


vi
3.5.1. Những thuận lợi .........................................................................................73
3.5.2. Những khó khăn ........................................................................................73
3.5.3. Đánh giá tồn tại và nguyên nhân...............................................................74
3.5.4. Đề xuất một số giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Cao
Lộc........................................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................81
1. Kết luận ............................................................................................................81
2. Đề nghị .............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................83
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trƣờng


GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

UBND

: Ủy ban nhân dân



: Quyết định

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trƣờng

CP


: Chính phủ

KH

: Kế hoạch


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ........................................... 37
Bảng 3.2: Quy hoạch sử dụng đất huyện Cao Lộc giai đoạn 2011 - 2020 ..... 43
Bảng 3.4: Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Cao Lộc
giai đoạn 2011 - 2015 ...................................................................... 44
Bảng 3.5: Kết quả phân bổ, cơ cấu diện tích các loại đất trong năm
kế hoạch 2016 .................................................................................. 56
Bảng 3.6: Kết quả sử dụng đất của các đơn vị trong huyện trong năm
kế hoạch 2016 .................................................................................. 57
Bảng 3.7: Kết quả chuyển đất chƣa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích
của huyện trong năm kế hoạch 2016 ............................................... 58
Bảng 3.8: Kết quả phân bổ, cơ cấu diện tích các loại đất trong kỳ điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Cao Lộc .................... 68
Bảng 3.9: Kết quả phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các đơn vị trong huyện
trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ..................................... 70
Bảng 3.10: Kết quả chuyển đất chƣa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích
của huyện Cao Lộc đến năm 2020................................................... 72


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển kinh tế của một địa phƣơng luôn gắn liền với
chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định, trong đó
quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Việc
sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành, từng
lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của ngƣời dân
cũng nhƣ vận mệnh của cả quốc gia. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất là
một yêu cầu đặc biệt quan trọng để sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và
đối tƣợng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tránh sự chồng chéo gây lãng phí
trong việc sử dụng đất, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trƣờng sinh
thái, không chỉ cho trƣớc mắt mà cả lâu dài. Chính vì vậy Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn coi đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu, một nội
dung quan trọng để quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Hiến pháp quy định đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nƣớc có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các
nguồn thu từ việc sử dụng đất.
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc
phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng và thích ứng
biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính trong
một khoảng thời gian xác định”. Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4
quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung
quản lý Nhà nƣớc về đất đai". Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch


2
sử dụng đất trên phạm vi cả nƣớc luôn đƣợc quan tâm triển khai rộng khắp và
đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định trong những năm gần đây, đặc biệt là

sau khi Luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, tại mỗi địa phƣơng, quá trình triển khai lập và tổ chức thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Việc lập Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
đƣợc thực hiện theo các quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản
hƣớng dẫn thi hành. Luật đất đai năm 2013 quy định không thực hiện việc lập
quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Ngoài ra, việc lập quy hoạch sử dụng đất đối
với các dự án, công trình xây dựng ở các cấp thiếu đồng bộ, chƣa thống nhất
giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch chung và
quy hoạch chi tiết.
Huyện Cao Lộc là vành đai bao quanh thành phố Lạng Sơn, có hệ thống
đƣờng giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A, 1B, 4B, đƣờng sắt Hà Nội Lạng Sơn nằm trên địa phận huyện là 31km. Là huyện biên giới, có hai cửa
khẩu quốc tế: Đƣờng bộ Hữu Nghị tiếp và Đƣờng sắt ga Đồng Đăng giáp với
vùng rộng lớn của miền nam nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Vì vậy, có
vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên
giới quốc gia. Trong những năm qua, kinh tế -xã hội của huyện đã có những
bƣớc phát triển đáng kể, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số
1668/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
huyện Cao Lộc, đã đƣợc triển khai thực hiện và đóng góp nhiều vào việc ổn
định và phát triển của xã hội. Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày
02/3/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 cấp tỉnh, cấp huyện; lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện.


3
Đến nay, huyện Cao Lộc đang thực hiện điều tra đánh giá tình hình quản lý sử
dụng đất, đăng ký danh mục công trình dự án có sử dụng đất.
Trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp, với hy vọng giúp địa

phƣơng phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai phục vụ điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Cao Lộc đến năm 2020 nhằm nâng cao
hiệu quả việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với chiến lƣợc phát
triển kinh tế của huyện và của tỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011-2015 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc thực trạng thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011 - 2015, làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016,
đồng thời đề xuất phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2016 -2020 cho huyện Cao Lộc theo quy định của pháp luật đất đai hiện
hành. Nhằm tăng cƣơng công tác quản lý và sử dụng đất đai của địa
phƣơng đạt hiệu quả và tuân thủ đúng quy định kỷ cƣơng pháp luật của
Nhà nƣớc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện
Cao Lộc giai đoạn 2011 - 2015;
- Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cho huyện Cao Lộc theo quy
định tại Thông tƣ 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng;
- Đề xuất phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2016 -2020 cho huyện Cao Lộc;


4
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp đối
với công tác công tác lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho địa
phƣơng.
3. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn, là cơ sở cho công
tác thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc tốt hơn. Đồng
thời kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất
một cách có hiệu quả và tiết kiệm.


5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất,
mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự
nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhƣỡng, điều kiện địa hình, địa chất,
thuỷ văn, chế độ nƣớc, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá
tính...), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích
khác nhau. Nhƣ vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình
nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần
lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định (Đoàn Công Quỳ và cs,
2006) [8].
Về mặt bản chất: đất đai là đối tƣợng của các mối quan hệ sản xuất
trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử
dụng đất nhƣ “tƣ liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã
hội. Nhƣ vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội thể
hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật nhƣ điều
tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng

đất theo quy hoạch, nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đƣa ra định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các
biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nƣớc về tổ chức, sử dụng và
quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua


6
việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ
chức sử dụng đất nhƣ tƣ liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể),
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và
môi trƣờng (Đoàn Công Quỳ và cs, 2006) [8].
Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều đƣợc đƣa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định.
Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với
yêu cầu và mục đích sử dụng.
Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp
tiên tiến.
Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
Nhƣ vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành
các quyết định nhằm tạo điều kiện đƣa đất đai vào sử dụng bền vững để mang
lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối
quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất nhƣ tƣ liệu sản xuất đặc biệt với mục
đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trƣờng.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng
đất đƣợc tiến hành nhằm định hƣớng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; Xác lập sự ổn định về
mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai; Làm cơ sở để tiến
hành giao đất và đầu tƣ để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lƣơng thực,
phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội.

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà
nƣớc nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng
chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm
sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và
đất lâm nghiệp có rừng); Ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực, tranh chấp, lấn


7
chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trƣờng dẫn đến
những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu
quả khó lƣờng về những tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở
từng địa phƣơng.
1.1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính
khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau [17]:
* Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử
phát triển của quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có
một phƣơng thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: Lực lƣợng sản
xuất (mối quan hệ giữa ngƣời với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản
xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong quá trình sản
xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nẩy sinh quan hệ giữa ngƣời với đất
đai - là sức tự nhiên (nhƣ điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...), cũng nhƣ
quan hệ giữa ngƣời với ngƣời (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử
dụng đất giữa những ngƣời chủ đất - GCNQSDĐ). Quy hoạch sử dụng đất
đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất, vừa là yếu tố thúc
đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phƣơng thức
sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất

mang tính tự phát, hƣớng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp
lý (là phƣơng tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tƣ hữu đất đai: phân chia,
tập trung đất đai để mua, bán, phát canh thu tô...). Ở nƣớc ta, quy hoạch sử
dụng đất phục vụ nhu cầu của ngƣời sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội;
Góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; Nhằm sử dụng, bảo
vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị


8
trƣờng, quy hoạch sử dụng đất góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của
từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng nẩy sinh trong quá trình sử dụng
đất, cũng nhƣ mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
* Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện
chủ yếu ở hai mặt: Đối tƣợng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo,
bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân; Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và
xã hội nhƣ: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất
nông, công nghiệp, môi trƣờng sinh thái...
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu
cầu sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực;
xác định và điều phối phƣơng hƣớng, phƣơng thức phân bổ sử dụng đất phù
hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát
triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
* Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của
những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ
thuật, đô thị hoá công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...), từ đó xác định
quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phƣơng hƣớng, chính
sách và biện pháp có tính chiến lƣợc, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng
kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh

tế - xã hội. Cơ cấu và phƣơng thức sử dụng đất đƣợc điều chỉnh từng bƣớc
trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho
đến khi đạt đƣợc mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phƣơng hƣớng, chính
sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của
quy hoạch sử dụng đất thƣờng từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.
* Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, quy
hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trƣớc đƣợc các xu thế thay đổi phƣơng


9
hƣớng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự
kiến đƣợc các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy,
quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lƣợc, các chỉ tiêu của
quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phƣơng hƣớng và khái lƣợc về sử
dụng đất của các ngành nhƣ:
- Phƣơng hƣớng, mục tiêu và trọng điểm chiến lƣợc của việc sử dụng
đất trong vùng;
- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ đất đai trong vùng;
- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai
trong vùng;
- Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt đƣợc mục tiêu của
phƣơng hƣớng sử dụng đất;
Do khoảng thời gian dự báo tƣơng đối dài, chịu ảnh hƣởng của nhiều
nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lƣợc
hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định.
* Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính
chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phƣơng án phải quán triệt các
chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nƣớc, đảm
bảo thể hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế

quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; Tuân thủ các quy định,
các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trƣờng sinh thái.
* Tính khả biến: Dƣới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán
trƣớc, theo nhiều phƣơng diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một
trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới
thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã
hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình
kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp.


10
Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực
hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch
sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc
“quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...”
với chất lƣợng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
1.1.1.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung nhƣ
sau: Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lƣợng và thành phần đối tƣợng nằm
trong quy hoạch; phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng
nhƣ nội dung và phƣơng pháp quy hoạch. Thông thƣờng hệ thống quy hoạch
sử dụng đất đƣợc phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (nhƣ loại hình, dạng,
hình thức quy hoạch...) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai
(nhƣ điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất nhƣ tƣ liệu sản xuất)
từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.
Đối với Việt Nam, Luật Đất đai năm 2013 (Điều 42) quy định: quy
hoạch sử dụng đất đƣợc tiến hành theo lãnh thổ hành chính đến cấp huyện,
ngoài ra quy hoạch đất quốc phòng do Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện, quy
hoạch đất an ninh do Bộ Công an tổ chức thực hiện [7].

- Quy hoạch sử dụng đất cả nƣớc (gồm cả quy hoạch sử dụng đất các
vùng kinh tế tự nhiên);
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Đối tƣợng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích
tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử
dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và đƣợc thực
hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dƣới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ
cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bƣớc sau chỉnh lý bƣớc trƣớc.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính


11
bao gồm: Đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu
quả) cho hiện tại và tƣơng lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân: Cụ thể
hoá một bƣớc quy hoạch sử dụng đất của các ngành và đơn vị hành chính cấp
cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các đơn vị hành chính cấp dƣới triển khai quy
hoạch sử dụng đất của địa phƣơng mình và để lập kế hoạch sử dụng đất 5
năm; làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phục vụ cho công tác
quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
Khác với Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai
năm 2013 không quy định cụ thể quy hoạch sử dụng đất theo các ngành (nông
nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cƣ nông thôn, đô thị, chuyên dùng). Quy hoạch
sử dụng đất của các ngành này đều nằm trong quy hoạch sử dụng đất theo
lãnh thổ hành chính, tuy nhiên Luật Đất đai năm 2013 quy định không lập quy
hoạch sử dụng đất cấp xã. Đối với quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh đƣợc quy định riêng tại Điều 42 [7].
Tuy nhiên, có thể hiểu mối quan hệ tƣơng đối chặt chẽ giữa quy hoạch
sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Trƣớc tiên,
Nhà nƣớc căn cứ vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và hệ

thống thông tin tƣ liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng
thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể
sử dụng đất đai để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng ngành phù
hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Nhƣ vậy, quy hoạch tổng
thể đất đai phải đi trƣớc và có tính định hƣớng cho quy hoạch sử dụng đất theo
ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy
hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ.
Trong nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm quy
hoạch sử dụng đất các vùng sản xuất chuyên môn hoá và quy hoạch sử dụng
đất các xí nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất cho các vùng chuyên môn hoá - sản
xuất hàng hoá có thể nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở
một đơn vị hành chính. Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngoài sản


12
phẩm chuyên môn hóa phải kết hợp phát triển tổng hợp để sử dụng đầy đủ và
hợp lý đất đai. Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về
tổ chức, kinh tế và kỹ thuật nhằm bố trí, sắp xếp, sử dụng các loại đất nhƣ tƣ
liệu sản xuất một cách hợp lý để tạo ra nhiều nông sản hàng hoá, đem lại
nguồn thu nhập lớn. Nội dung quy hoạch đất đai của xí nghiệp rất đa dạng và
phong phú, bao gồm: Quy hoạch ranh giới địa lý; quy hoạch khu trung tâm;
quy hoạch đất trồng trọt; quy hoạch thuỷ lợi; quy hoạch giao thông; quy
hoạch rừng phòng hộ... Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp có thể tiến hành
trong các vùng sản xuất chuyên môn hóa hoặc có thể độc lập ở ngoài vùng.
1.1.1.4. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Đối với mỗi quốc gia, cũng nhƣ từng vùng trong một nƣớc (khác nhau
về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn
lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau (Viện Điều tra Quy hoạch
đất đai, 1998) [17].
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội; đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất và kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất của kỳ trƣớc; đánh giá tiềm năng đất đai;
- Đề xuất phƣơng hƣớng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản
về sử dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng
đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số
lƣợng và chất lƣợng đất đai);
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh: xác định diện tích các loại đất đƣợc cấp trên
phân bổ (trừ cấp quốc gia) và diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phƣơng (điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, phân phối hợp
lý nguồn tài nguyên đất đai, xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các
ngành, đƣa ra các chỉ tiêu khống chế - chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với
từng loại sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013) [7];


13
- Xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong
kỳ quy hoạch;
- Xác định diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng trong kỳ
quy hoạch;
- Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế xã hội, môi trƣờng;
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất;
- Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nhƣ vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: Phân phối
hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hình thành hệ thống cơ
cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử
dụng đất đúng mục đích; hình thành, phân bổ hợp lý các tổ hợp không gian sử
dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi

trƣờng cao nhất; xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trong những năm trƣớc mắt.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích
chung của cả nƣớc, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng tự quyết định những lợi ích
cục bộ của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển
khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành
của Nhà nƣớc.
Hệ thống quản lý hành chính của nƣớc ta đƣợc phân chia thành 4 cấp:
toàn quốc (bao gồm cả cấp vùng), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuỳ thuộc
vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, nội dung quy hoạch sử dụng đất của
từng cấp đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý và khả năng tổ chức thực hiện
của cấp đó; phân định rõ phạm vi, mức độ phân bổ đất đai cho các mục đích
sử dụng mà quy hoạch của từng cấp phải thể hiện nhằm tránh sự trùng lặp
trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất.


14
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Căn cứ Luật đất đai 2013;
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng ngày 19/6/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 20/5/2015 của Thủ tƣớng Chính
phủ về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế
hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia;
Căn cứ Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Vản bản số 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 22/9/2014 của Tổng
cục Quản lý đất đai V/v hƣớng dẫn điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất các cấp và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
Căn cứ Văn bản số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ

Tài nguyên & Môi trƣờng về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất.
Căn cứ Văn bản số 164/UBND-NNTNMT, ngày 29/5/2015 của UBND
tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của
Thủ tƣớng Chính phủ;
Căn cứ Kế hoạch số 185/KH-UBND, ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh
Lạng Sơn về tổ chức thực hiện điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và lập kế hoách sử dụng đất năm 2016 cho các huyện, thành phố trên địa bàn.
Quyết định số 1722/QĐ - UBND ngày 21/11/2012 về phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Cao Lộc thời kỳ 2010 - 2020;
các quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh đã đƣợc phê duyệt;
Quyết định số 1030 /QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2014 của
UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cây
nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


15
Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tƣớng Chính Phủ về
việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến
năm 2020;
Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô
hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng hiệu quả và năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;
Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 07/8/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Trung du và Miền
núi phía Bắc đến năm 2020;
Quyết định 709/QĐ-BCT ngày 20/01/2014 của Bộ Công thƣơng về việc
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lạng Sơn;
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc đến năm 2020

đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 1722/QĐ - UBND ngày 21/11/2012;
Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lạng
Sơn đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Quyết định 77/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 17/01/2014 Về việc
phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020;
Quyết định 1030 /QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 02/07/2014 về việc
Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và
xuất khẩu đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Báo cáo quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) huyện Cao Lộc đƣợc xét duyệt tại Quyết định số 1668/QĐUBND ngày 31/10/2013;
Căn cứ Quyết số 2424QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của
huyện Cao Lộc;
Quyết định số 412/QĐ - UBND ngày 07/04/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh


×