TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG 1
TẠI XÃ TRÀNG XÁ - HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN
(Từ ngày 20/09/2020 - 8/10/2020)
NHÓM 4 - LỚP TC.2 - LỚP BSĐK K49A
ơ
Thái Nguyên , ngày 8 tháng 10 năm 2020
1
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN NHÓM 4 LỚP TC 2 – LỚP K49A
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Đinh Thành Văn
Nguyễn Thị Phương Thoa
Nguyễn Thị Vân Trang
Tống Khánh Linh
Hoàng Hoài Thương
Hoàng Thế Vinh
Nguyễn Tiến Thành
Trần Văn Tiến
Lê Toàn Thắng
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................10
PHẦN A: GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG HUYỆN VÕ NHAI.....................11
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ........................................................................................11
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.......................................................................12
1. Tài nguyên đất.................................................................................................12
2. Tài nguyên rừng..............................................................................................12
3. Tài nguyên khoáng sản....................................................................................13
4. Tài nguyên nước..............................................................................................13
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ....................................................................................13
IV. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI.....................................................13
1. Kinh tế.............................................................................................................13
2. Xã hội..............................................................................................................15
3. Tiềm năng du lịch............................................................................................15
V. KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................18
1. Thuận lợi.........................................................................................................18
2. Khó khăn:........................................................................................................18
PHẦN B: Y TẾ TUYẾN HUYỆN.........................................................................20
I. TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÕ NHAI............................................................20
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC.......................................................................................22
2. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ:......................................................24
3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN................................................................................................................25
4. CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG CỦA TRUNG TÂM Y TẾ...........................29
PHẦN C: Y TẾ TUYẾN XÃ.................................................................................31
I. TÌNH HÌNH CHUNG TẠI XÃ........................................................................31
1. Đặc điểm địa lý..............................................................................................31
2. Đặc điểm hành chính.....................................................................................32
3
5. Văn hoá – Xã hội............................................................................................35
6. Giao thông:....................................................................................................35
7. Giáo dục:........................................................................................................36
8. Y tế..................................................................................................................37
9. Nhận xét chung................................................................................................37
II. CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA TYT XÃ TRÀNG XÁ............................................39
1. Nhân lực.........................................................................................................39
2. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.......................................................................43
3. Kinh Phí..........................................................................................................55
III.NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VÀ Y HỌC CỔ
TRUYỀN, CÔNG TÁC QUẢN LÝ DƯỢC VÀ Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI TYT.
56
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ của TYT:.........................................................56
2. Hoạt động khám chữa bệnh và y học cổ truyền.............................................57
3. Công tác quản lý dược tại TYT........................................................................59
4. Y học dự phòng................................................................................................61
IV. BÁO CÁO VIỆC GHI CHÉP SỔ SÁCH, BÁO CÁO SỐ LIỆU CỦA TYT
XÃ TRÀNG XÁ.....................................................................................................62
1. Các loại sổ sách..............................................................................................62
V. CÁC CHƯƠNG TÌNH Y TẾ QUỐC GIA TẠI TYT XÃ NĂM 2019.................64
1. Chương trình phòng chống bệnh Ung thư.....................................................64
2. Chương trình phòng chống bệnh sốt rét........................................................65
3. Chương trình phòng chống bệnh Lao.............................................................66
4. Chương trình phòng chống bệnh bướu cổ.......................................................67
5. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng...................................68
6. Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm.........................................69
7. Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng...............................................................70
8. Chương trình y tế học đường ở xã...................................................................73
9.Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở xã..............................75
4
10.Chương trình DS – KHHGĐ ở xã..................................................................77
11. Chương trình khám bệnh bằng y học cổ truyền.............................................79
12.Chương trình quản lý tai nạn thương tích......................................................80
12.1. Người phụ trách: Y sĩ Dương Thị Thu......................................................80
13. Chương trình Phòng chống Suy dinh dưỡng.................................................80
14. Chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em............................................82
14.1. Nguồn lực:.................................................................................................82
15. Chương trình phòng chống HIV/AIDS ở xã..................................................84
V. SO SÁNH VỚI BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN
2011- 2020...........................................................................................................86
VI. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của TYT xã Tràng Xá....................114
1.Thuận lợi:.......................................................................................................114
2. Khó khăn:......................................................................................................115
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG..............................................116
PHẦN D: HƯỚNG DẪN THU THẬP THÔNG TIN ĐỂ CHẨN ĐOÁN
CỘNG ĐỒNG....................................................................................................124
I. THÔNG TIN CHUNG CỦA XÃ...................................................................124
II. CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ TẠI XÃ...........................................................125
PHẦN E: CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG............................................................135
1. Thu thập số liệu.............................................................................................135
2. Xác định vấn đề sức khỏe..............................................................................136
3. Lựa chọn ưu tiên............................................................................................138
PHẦN F: KẾ HOẠCH CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG.........................................139
PHẦN E: KẾT LUẬN ĐỢT THỰC TẬP...........................................................152
PHẦN F: KHUYẾN NGHỊ................................................................................153
1. Đối với địa phương:......................................................................................153
2. Đối với Trạm y tế xã:.....................................................................................153
3. Đối với nhà trường:.......................................................................................153
4. Đối với người dân xã Tràng Xá.....................................................................153
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Từ viết tắt
BSĐK
HĐND
UBND
TT-GDSK
HSCC
GMHS
CSSKSS
CĐHA
YHCT
PHCN
KSNK
YTCC
KSBT
BHYT
ATTP
KHHGĐ
TYT
Danh mục
Bác sỹ đa khoa
Hội đồng nhân nhân
Ủy ban nhân dân
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Hồi sức cấp cứu
Gây mê hồi sức
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chẩn đoán hình ảnh
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Y tế công cộng
Kiểm soát bệnh tật
Bảo hiểm y tế
An toàn thực phẩm
Kế hoạch hóa gia đình
Trạm Y Tế
6
DANH MỤC HÌNH
Hình ảnh 1: Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai..................................................11
Hình ảnh 2: Khu du lịch hang Phượng Hoàng- Suối Mỏ Gà..............................16
Hình ảnh 3: Khu di tích khảo cổ Thần Sa........................................................... 17
Hình ảnh 4: Nhóm sinh viên tại TTYT huyện Võ Nhai........................................20
Hình ảnh 5: Sơ đồ TTYT Huyện Võ Nhai............................................................20
Hình ảnh 6: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm y tế huyện Võ Nhai...........................22
Hình ảnh 7: Bản đồ địa lý xã Tràng Xá.............................................................. 31
Hình ảnh 7: Hình ảnh một đoạn sông Rong chảy qua địa phận Tràng Xá.........32
Hình ảnh 8: Hình ảnh một vùng đất nông nghiệp tại xã.....................................32
Hình ảnh 9: Biểu đồ cơ cấu dân số theo tuổi và giới..........................................33
Hình ảnh 10: Hình ảnh tại một trang trại gà và vườn bưởi tại địa bàn xã.........34
Hình ảnh 11: Chợ Tràng Xá................................................................................ 34
Hình ảnh 12: Ngày hội văn hoá dân tộc Mông năm 2020 tại xóm Chòi
Hồng.................................................................................................................... 35
Hình ảnh 13: Hình ảnh tuyến đường tỉnh lộ 242 và một tuyến đường nông
thôn mới...............................................................................................................36
Hình ảnh 14: Hình ảnh một số trường trong địa bàn xã.....................................36
Hình ảnh 15: Hình ảnh phòng tiêm tại trạm.......................................................44
Hình ảnh 16: Hình ảnh phòng đẻ tại trạm.......................................................... 44
Hình ảnh 16: Hình ảnh máy siêu âm...................................................................45
Hình ảnh 17: Hình ảnh tủ sấy............................................................................. 46
Hình ảnh 18: Hình ảnh máy hút dịch chạy điện..................................................46
Hình ảnh 19: Hình ảnh sinh viên hỗ trợ CBYT trạm xử lý vế thương phần
mềm cho bệnh nhân.............................................................................................57
Hình ảnh 20: Hình ảnh một tủ thuốc tại trạm y tế Tràng Xá.............................. 57
Hình ảnh 21: Biểu đồ tỷ lệ bệnh tật năm 2019 tại xã Tràng Xá........................120
Hình ảnh 22: Biểu đồ tỷ lệ tử vong................................................................... 121
7
Hình ảnh 23: Nhóm thực tập tại Tràng Xá trong buổi học tập tại trung tâm
y tế huyện Võ Nhai.............................................................................................147
Hình ảnh 24: Hình ảnh nhóm sinh viên tìm hiểu kinh tế, văn hoá tại tại
cộng đồng.......................................................................................................... 147
Hình ảnh 25: Hình ảnh nhóm sinh viên học tập tại cộng đồng.........................148
Hình ảnh 26: Hình ảnh nhóm sinh viên hỗ trợ CBYT khám chữa bệnh tại
trạm y tế.............................................................................................................149
Hình ảnh 27: Sinh viên tham gia dọn dẹp vườn cây thuốc nam tại trạm y tế
150
Hình ảnh 28: Nhóm sinh viên tham gia tổ chức Trung thu cho các cháu
thiếu nhi tại xóm Đồng Bài và Chòi Hồng xã Tràng Xá................................... 151
Tại xóm Đồng Bài , Tràng Xá-Võ Nhai.............................................................152
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TẠI TRẠM Y TẾ XÃ TRÀNG
XÁ39
Bảng 1: Thông tin chung của người dân tại xã Tràng Xá năm 2019................109
Bảng 2: Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết của người dân tại xã
Tràng Xá năm 2019........................................................................................... 110
Bảng 3: Thái độ về phòng chống sốt xuất huyết của người dân tại xã Tràng
Xá huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên................................................................ 111
Bảng 4: Thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân tại xã
Tràng Xá huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên......................................................112
Bảng 5. Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung với thực hành phòng
chống sốt xuất huyết của người dân tại xã Tràng Xá huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên.......................................................................................................114
Bảng 6. Mỗi liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành phòng chống
sốt xuất của người dân tại xã Tràng Xá huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
115
Bảng 4.1: Kết quả thu thập các chỉ số để chẩn đoán cộng đồng tại xã
Tràng Xá huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên..................................................... 127
Bảng 4.2. Xác định vấn đề sức khỏe..................................................................128
Bảng 4.3. Bảng tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên.......................... 129
9
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện kế hoạch của Phòng đào tạo và khoa Y tế công cộng - Trường
ĐH Y Dược Thái Nguyên, nhóm sinh viên lớp 02 -BSĐK K49 Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên, được phân công về thực hành cộng đồng tại Trạm y tế xã
Tràng Xá và Trung tâm y tế huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên từ ngày 22/92020
đến ngày 8/10/2020.
Trong thời gian thực hành tại cộng đồng tập thể sinh viên nhóm 4 lớp 02
BSĐK K49 chúng em đã học tập và rèn luyện được nhiều kỹ năng tiếp cận cộng
đồng như: Truyền thông giáo dục sức khỏe, thảo luận nhóm, hoàn thiện hơn kỹ
năng giao tiếp với người dân, đồng thời bước đầu phân tích, tìm hiểu những
hoạt động chuyên môn tại y tế cơ sở, hiểu hơn về tình hình kinh tế, văn hóa, xã
hội tại xã Tràng Xá cũng như cuộc sống của người dân nơi đây. Qua đó giúp
chúng em có được những hành trang vững vàng hơn để phục vụ cho công việc
sau này.
Để có được thành quả này, nhóm chúng em xin gửi lời biết ơn tới:
- Các thầy cô khoa bộ môn Y học cộng đồng.
- Các cán bộ Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai.
- Các cán bộ Trạm Y tế xã Tràng Xá
- Đảng uỷ - UBND, Đoàn Thanh Niên xã Tràng Xá cùng các hộ gia đình
tại địa phương.
Đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em đạt được kết quả học tập tốt nhất.
Trong thời gian vừa qua cả nhóm chúng em đã phát huy được tinh thần làm việc
tập thể, nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân để góp phần đạt được kết quả
học tập tốt nhất. Song bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết. Do vậy tập thể nhóm chúng em kính mong sự cảm thông và đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai và Trạm y tế xã
Tràng Xá để chúng em dần hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn!
10
PHẦN A: GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG HUYỆN VÕ NHAI
I.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ
- Võ Nhai là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách Thành phố Thái Nguyên 35km.
- Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới và Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).
- Phía Nam giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).
- Phía Đông giáp huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên).
Hình ảnh 1: Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai
- Huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính cấp xã/ phường gồm 1 thị trấn
Đình Cả và 14 xã: Bình Long, Cúc Đường, La Hiên, Dân Tiến, Lâu Thượng,
Liên Minh, Nghinh Tường, Phú Thượng, Phương Giao, Sảng Mộc, Thần Sa,
Thượng Nung, Tràng Xá, Vũ Chấn với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là
83923,14 Ha.
11
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tài nguyên đất
- Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do
Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện có các nhóm đất sau:
+ Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích
+ Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11% diện tích
+ Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân
bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện.
- Đất đỏ: 3.770,80ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên
- Các loại đất khác: có 13.570,44 ha chiếm 16,16% diện tích.
Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng,
nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi;
những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất
ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.
2. Tài nguyên rừng
- Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới
nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ
lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu
là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu...Trong
50.595 ha rừng có:
+ Rừng gỗ: 20.115 ha
+ Rừng tre, nứa, vầu: 603 ha
+ Rừng hỗn giao: 3.440,87 ha
+ Rừng núi đá: 26.437 ha
- Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát,
chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa
bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
3. Tài nguyên khoáng sản
Qua kết qủa điều tra tìm kiếm thăm dò, Võ Nhai có các loại khoáng sản
sau:
12
- Kim loại màu: Gồm chì, Kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng nhỏ không
tập trung, Vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khoáng,
hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn.
- Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng khá (khoảng 60.000 tấn)
- Khoảng sản vật liệu xây dựng như: Đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi - măng ở
La Hiên, Cúc Đường có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
4. Tài nguyên nước
- Trong địa bàn huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông
Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong
và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân
bố không đều.
- Qua các điều tra và thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối
phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ.
- Dân số huyện Võ Nhai theo thống kê năm 2019 là 68.196 người, xếp thứ
9 trong toàn tỉnh, mật độ dân số bình quân 85.79 người/km2. Đây cũng là đơn vị
có dân số, mật độ dân số thấp nhất và có diện tích lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.
- Là huyện có 8 dân tộc anh em trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 34,17% dân
số; dân tộc Tày 29,88%; dân tộc Nùng 14,52%; dân tộc Dao 12,63%; Các dân
tộc H’Mông, Cao Lan, Sán Chí, Hoa chiếm 8,7%.
IV. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI
1. Kinh tế
- Võ Nhai có các loại đất phù sa (1.816 ha, chiếm 2,15% diện tích); đất đen
(935 ha chiếm 1,11% diện tích); đất xám bạc màu (63.917,7 ha chiếm 75,63%
diện tích); các loại đất khác (11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích).
- Đất đai ở Võ Nhai thích hợp cho việc trồng rừng, trồng ngô, trồng lúa,
trồng na, trồng ổi và chăn nuôi gia cầm, chính vì vậy nông nghiệp vẫn là ngành
chủ đạo trong nền kinh tế huyện. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế,
huyện Võ Nhai luôn định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản
13
xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Qua
đó, một số cây trồng đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện
như: Na ở xã La Hiên, bưởi Tràng Xá, chè ở Tràng Xá, Liên Minh…
- Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CNTTCN) trên địa bàn huyện Võ Nhai đạt gần 262 tỷ đồng, tăng 59% so với năm
trước. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị này ước đạt 119 tỷ đồng, dù chỉ bằng
39,7% kế hoạch năm nhưng tăng 19% so với cùng kỳ. Kết quả này cho thấy,
CN-TTCN của Võ Nhai có sự tăng trưởng rõ nét.
- Có được kết quả trên trước hết là do nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác
xã (HTX) may mới được đầu tư và đi vào hoạt động có hiệu quả trên địa bàn.
Hiện nay, toàn huyện có trên 5 DN, HTX chuyên may gia công quần áo, túi
đựng thực phẩm xuất khẩu sang các nước Mỹ, châu Âu… Bên cạnh các DN,
HTX may, hiện trên địa bàn Võ Nhai còn có trên 450 DN, HTX hộ gia đình hoạt
động sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác - chế biến khoáng sản, băm, bóc gỗ…
giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động địa phương.
- Tại địa bàn huyện có các cụm công nghiệp (Trúc Mai...), nhà máy sản
xuất xi măng (La Hiên, Cúc Đường) tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại địa
phương. Ví dụ như: Từ năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và
Phát triển nông thôn miền núi (trụ sở ở T.P Thái Nguyên) đã xin chủ trương đầu
tư, xây dựng một nhà máy khai thác đá tại mỏ đá Trúc Mai với quy mô trên 3ha.
Trung bình mỗi năm, sản lượng đá khai thác tại đây đạt 40.000m3 đá (bằng 95%
công suất thiết kế), phục vụ chủ yếu cho các công trình làm đường giao thông,
xây dựng nhà và sản xuất gạch trên địa bàn huyện.
2. Xã hội
- Là 1 huyện miền núi, có địa bàn khá rộng, toàn huyện có 08 dân tộc anh
em cùng đoàn kết chung sống, giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Tình hình trật tự xã hội tại huyện tương đối ổn định.
- Thời gian qua, huyện Võ Nhai đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát
triển sản xuất và thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đối với các xã
thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đến nay, 100% các xã vùng 135 có đường bê tông
14
đến tận thôn, bản. Hệ thống trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn
hóa được đầu tư xây dựng khang trang.
- Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm,
những năm qua, huyện Võ Nhai đã quyết liệt thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, đã đạt khá nhiều kết quả quan trọng,
góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của địa phương. Cụ thể, nhờ Chương trình
xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Võ Nhai đã bê tông hóa được
250km/572,417km đường trực xóm, liên xóm, ngõ xóm; Xây dựng được 14/14
xã có nhà văn hóa, bảo đảm tiêu chuẩn quy định; 130/167 xóm có nhà văn hóa;
100% trạm y tế đạt chuẩn; 42/65 đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 64,6%.
Đời sống nhân dân được nâng lên về cả vật chất lẫn tinh thần, môi trường nông
thôn được cải thiện.
3. Tiềm năng du lịch
- Vùng đất này cũng nhận được sự ưu đãi lớn của thiên nhiên với nhiều
dãy núi đá vôi tạo nên những thắng cảnh nổi tiếng.Với địa hình có dãy núi đá
vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi
rừng. Quần thể hang động Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà và hang động khác như:
Nà Kháo, Hang Huyền,... có nhiều nhũ đá tạo nên cảnh quan đẹp.
- Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15/82 điểm di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh, như: Hang Phượng
Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Sa Khao (xã Phú Thượng); Khu khảo cổ họcThần sa
(xã Thần Sa); rừng Khuôn Mánh, hang Huyện (xã Tràng Xá); khu di tích nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc vào tháng 10-1947 tại xóm Vang (xã
Liên Minh)... Đến với Võ Nhai, du khách có thể tìm về với cội nguồn của loài
người với Khu di tích khảo cổ học Thần Sa, nằm trên địa bàn xã Thần Sa, huyện
Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40 km. Nơi đây những di chỉ khảo
cổ đồ đá về con người sống cách chúng ta chừng 2 - 3 vạn năm được phát hiện ở
hang Phiêng Tung (hang Miệng Hổ), Ngườm thuộc vùng Thần Sa chứng minh
rằng tại đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá Thần Sa. Đây là nền
15
văn hoá cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông
Nam Á. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các di chỉ, hố khai quật
trong hang, leo núi, trải nghiệm về cuộc sống hoang dã, cảm nhận về môi
trường, khí hậu trong lành giữa không gian thiên nhiên của núi đá cao vút tầm
mắt, vừa thâm cung, vừa kỳ bí của xứ sở người Thượng cổ Thần Sa. Khu di tích
đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1982 và được Bộ Văn hoá Thông tin
đưa vào mục di tích đặc biệt của quốc gia. Khu quần thể hang Phượng Hoàng là
một trong những điểm di tích của vùng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, là chứng
tích ghi dấu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân xã Phú Thượng
diễn ra tại hang Phượng Hoàng, dưới sự chỉ đạo của Đội Cứu quốc quân II và
nhiều hang động, di tích khác đã đưa vào lịch sử của dân tộc.
Do hệ thống giao thông đang từng bước hoàn chỉnh nên tiềm năng du lịch
của huyện đang được phát huy cùng với hệ thống du lịch trong toàn tỉnh .
Hình ảnh 2: Khu du lịch hang Phượng Hoàng- Suối Mỏ Gà
16
Hình ảnh 3: Khu di tích khảo cổ Thần Sa
17
V. KẾT LUẬN CHUNG
1. Thuận lợi
- Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của huyện là: Sự đoàn kết
nhất trí của các dân tộc anh em trong huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh
đạo vững vàng của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm
phấn dấu xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển về mọi mặt.
- Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều xã thuộc
diện đặc biệt khó khăn nhưng Võ Nhai lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát
triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả, cây dược liệu và phát triển kinh tế
rừng. Là huyện có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất
là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, huyện Võ Nhai có diện tích đất
lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều
gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu…
- Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản quý: chì, kẽm (Thần Sa), mỏ
phốt pha (La Hiên), vàng (Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh), và các loại khoáng sản
vật liệu xây dựng: cát, sỏi, đá xây dựng, đất sét, xi măng… (La Hiên, Cúc Đường).
- Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trùng điệp tạo nên những
thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Quần thể hang động Phượng Hoàng, suối
Mỏ Gà và hang động khác như: Nà Kháo, hang Huyền… có những nhũ đá tạo
nên cảnh quan đẹp thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
- Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của vật nuôi
và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của huyện.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, đặc biệt kết cấu hạ tầng còn thiếu,
chưa thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- Trình độ dân trí không đồng đều, giải quyết vấn đề việc làm cho thanh
niên vẫn còn là thách thức với lãnh đạo địa phương.
- Lạm phát tăng cao ảnh hưởng nhiều đến đời sống của nhân dân trong
huyện.
- Địa hình phức tạp, khó khăn cho việc sản xuất và phát triển kinh kinh tế.
18
- Điều kiện kinh tế phát triển chậm, chủ yếu là nông - lâm nghiệp.
- Là huyện vùng cao nên xuất phát điểm về điều kiện về cơ sở vật chất,
nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó,
khó thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn. Còn các doanh nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên chưa có điều kiện đầu
tư về công nghệ sản xuất hiện đại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Tiềm năng du lịch ở Võ Nhai là rất lớn, song nó lại chưa được khai thác
một cách hiệu quả, khách du lịch đến với huyện thường là khách lẻ, khách đoàn
chưa nhiều, khách lưu trú không lâu và hầu như rất ít. Điều này phản ánh các
sản phẩm du lịch cũng như các dịch đáp ứng nhu cầu của du khách là chưa cao.
19
PHẦN B: Y TẾ TUYẾN HUYỆN
I. TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÕ NHAI
Hình ảnh 4: Nhóm sinh viên tại TTYT huyện Võ Nhai
Hình ảnh 5: Sơ đồ TTYT Huyện Võ Nhai
20
- Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai được thành lập từ ngày 01/07/2018 trên
cơ sở sát nhập Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai và Bệnh viện Đa khoa huyện Võ
Nhai, là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, có
tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước huyện Võ Nhai theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Y tế huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân
lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Trung ương; chịu sự quản
lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm
khám tại địa phương. Trung tâm tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất
lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y
tế xã, tiếp tục triển khai nghiên cứu, phát triển danh mục kỹ thuật theo phân
tuyến và vượt tuyến tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế tốt
nhất tại địa phương.
- Bên cạnh hoạt động thăm khám, Trung tâm còn hỗ trợ các công tác đào
tạo, nghiên cứu y học. TTYT huyện Võ Nhai là địa chỉ vàng trong thăm khám và
điều trị tại tỉnh Thái Nguyên. Giúp giảm đáng kể áp lực công việc cho các bệnh
viện tuyến trên.
21
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC
KHOA KHÁM BỆNH
BAN GIÁM ĐỐC
KHOA NỘI- NHITRUYỀN NHIỄMHSCC
PHÒNG KẾ HOẠCH
NGHIỆP VỤ
KHOA NGOẠI–
GMHS- LIÊN
CHUYÊN KHOA
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
KHOA YHCT - PHCN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH QUẢN
TRỊ
KHOA DƯỢCTRANG THIẾT BỊ Y
TẾ- KSNK
KHOA XÉT NGHIỆM
VÀ CĐHA
PHÒNG ĐIỀU
DƯỠNG
KHOA CSSK SINH
SẢN
PHÒNG DÂN
SỐ
KHOA KSBT VÀ HIV
AIDS
KHOA YTCC VÀ
DINH DƯỠNG
KHOA AN TOÀN
THỰC PHẨM
Hình ảnh 6: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm y tế huyện Võ Nhai
Trung tâm y tế huyện Võ Nhai là trung tâm y tế hạng 3, quy mô 150 giường,
giường thực kê là 200 giường.
Ban giám đốc gồm 03 người: 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc.
+ Giám đốc: BSCKI – Hà Văn Rã.
+ Phó giám đốc: - BSCKI – Dương Văn Bẩy
- BSCKI – Lê Văn Thái
22
Bệnh viện có 04 phòng chức năng và 10 khoa lâm sàng, khoa cận LS và dự
phòng
05 phòng chức năng gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
Phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ
Phòng Tài chính - kế toán
Phòng Tổ chức – Hành chính quản trị
Phòng Điều dưỡng
Phòng Dân số.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
10 khoa:
Khoa khám bệnh: (PK tiểu đường, CĐHA, RHM, nội soi, SA, ĐTĐ...).
Khoa Nội – Nhi – Truyền nhiễm – Hồi sức cấp cứu
Khoa Ngoại – Gây mê hồi sức – Liên chuyên khoa
Khoa YHCT – PHCN
Khoa Dược – Trang thiết bị y tế - KSNK
Khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Khoa CSSK sinh sản
Khoa YTCC – Dinh dưỡng
9. Khoa KSBT và HIV/AIDS
10. Khoa An toàn thực phẩm
a. Nhân lực
Tổng số cán bộ tính đến ngày 30/09/2018 là 124 cán bộ. Trong đó:
- Bác sĩ: 23 (14 BSCK I, 09 BSĐK)
- Dược sĩ 13 (01 CK I, 05 Đại học, 07 trung học)
- Điều dưỡng 41 (05 cử nhân đại học, 10 cao đẳng, 26 trung học)
- Kỹ thuật viên 11 (03 cử nhân đại học, 02 cao đẳng, 06 trung học)
- Hộ sinh: 14 (04 cử nhân đại học, 03 cao đẳng, 07 trung học)
- Hộ lý/y công: 04
- Cán bộ khác: 18 (07 cử nhân ĐH, 05 cao đẳng, 02 trung học, 04 cán bộ khác)
b. Nguồn lực
Thu chi ngân sách thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của phòng Kế
hoạch Tài chính Sở Y tế, Sở tài chính và Bộ tài chính.
Thực hiện Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 V/v tạm giao
quyền tự chủ tài chính năm 2017 cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Đối với Võ Nhai là huyện vùng cao lượng bệnh nhân
chủ yếu là người dân tộc mức hưởng BHYT 100%, không có thu thêm nên việc
23
tự chủ tài chính còn gặp khó khăn, đơn vị cố gắng cân đối mới chi trả được
lương, phụ cấp cho cán bộ viên chức; chưa có thu nhập tăng thêm ngoài lương
do vậy không khuyến khích được cán bộ nhất là tuyển dụng bác sĩ về công tác.
2. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ:
a) Cơ sở hạ tầng
* Tổng diện tích mặt bằng: 24 018,1 m2
* Tổng diện tích xây dựng: 5 921,893 m2 trung bình: 39,47 m2 / giường
bệnh bao gồm:
- Nhà điều hành 02 tầng diện tích: 661,900 m2
- Khối nhà khám bệnh: 2 tầng diện tích: 1452,444 m2
- Nhà mổ: 01 tầng diện tích: 549,220 m2
- Khối nhà điều trị 02 tầng diện tích: 1.851,110 m2
- Nhà điều trị các bệnh truyền nhiễm 01 tầng diện tích: 225,600 m2
- Nhà Đại thể diện tích: 90,504 m2
- Nhà dinh dưỡng 1 tầng diện tích: 238,660 m2
- Nhà Bảo vệ sức khỏe 02 tầng gồm 8 phòng điều trị diện tích 264 m2
- Nhà hấp sấy, giặt là, nhà xử lý chất thải rắn, nhà xử lý chất thải lỏng, nhà
đa năng, nhà bảo vệ, nhà để máy phát điện, nhà để xe ô tô…
b) Về trang thiết bị:
Bệnh viện có đầy đủ máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
Hiện nay đăng triển khai một số kỹ thuật mới như chụp CT scan,…
+ Máy xét nghiệm sinh hóa tự động.
+ Máy phân tích huyết học tự động
+ Máy nước tiểu 10 thông số.
+ Máy chụp X - quang.
+ Máy rửa phim tự động.
+ Máy gây mê kèm thở.
+ Máy thở.
+ Máy chụp CT scan
+ Monitor theo dõi bệnh nhân.
+ Máy truyền dịch.
+ Bơm tiêm điện.
+ Máy nội soi.
+ Máy siêu âm.
+ Máy điện tim.
+ Máy điện não đồ
+ Lồng ấp trẻ sơ sinh.
+ Máy chạy thận nhân tạo
3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN
24
a. Chức năng
Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai có mô hình lồng ghép hai chức năng:
- Hệ dự phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và hoàn thiện, củng cố mạng
lưới y tế cơ sở.
- Hệ điều trị thuộc bệnh viện đa khoa hạng III, được giao chỉ tiêu 150
giường bệnh. Là cơ sở khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện Võ
Nhai và các khu vực lân cận. Đội ngũ cán bộ chuyên môn, cơ sở hạ tầng và
trang thiết bị được đầu tư, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khám chữa bệnh cho nhân
dân trên địa bàn.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm,
HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng
phòng bệnh; y tế trường học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức
khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân.
- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh
và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; giám
sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.
- Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn;
tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa
bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống
ngộ độc thực phẩm; hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và
thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
và theo phân công, phân cấp.
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh cho các trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh
nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi
điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển
25